You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KNM2

1. Hãy trình bày về các giai đoạn hình thành và phát triển một nhóm làm việc. Theo bạn giai
đoạn nào đóng vai trò quyết định, hãy phân tích tại sao?
- Giai đoạn 1: Hình thành nhóm (forming)
Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc. Tập hợp của các cá nhân
khác biệt này giống thời kỳ khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội. Tâm lý thường là háo
hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu,…
- Giai đoạn 2: Trải qua song gió/bão táp (Storming)
Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộ lộ
tính cách, thói quen sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Mâu thuẩn nảy sinh
và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Mức độ không hài lòng tăng
dần, cảm giác bất mãn tăng lên. (Môn tâm lý học quản lý coi đây là giai đoạn giống như
thời dậy thì của mỗi con người, các cá nhân có hành vi không thể chấp nhận được phải
bị đào thải chính trong giai đoạn này).
- Giai đoạn 3: Chuẩn hóa (Norming)
Các mâu thuẩn và vấn đề đang tồn tại được dàn xếp và giải quyết. Các quan hệ đi vào
ổn định. Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện. Các cá nhân chấp nhận thực tại
của nhau. Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình thành trong giai đoạn này. Sự chân
thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.
- Giai đoạn 4: Hoạt động thành công (Performing)
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của Teamwork. Cảm giác tin tưởng, hòa nhập, gắn
kể mạnh mẽ. Sự háo hức thể hiện rõ, Mức độ cam kết về công việc cao. Cảm giác trưởng
thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm.
- Giai đoạn 5: Kết thúc (Adjourning)
Các thành viên đã hoàn thành mục tiêu chung và các thành viên không còn phụ thuộc
vào nhau nữa. Nhiệm vụ hoàn thành thì nhóm sẽ kết thúc vai trò để xây dựng hoặc tập
hợp các nhóm khác với mục tiêu mới. Hoạt động nhóm thường được giám sát và đánh
giá để rút kinh nghiệm và bài học cho các nhóm khác, dự án khác.
- Theo em giai đoạn Norming đóng vai trò quyết định vì:
• Ở giai đoạn này các thành viên hiểu nhau và dần hình thành chuẩn mực.
• Việc phân chia nhiệm vụ sẽ dễ dàng hơn khi các thành viên đã nhận thức được
điểm mạnh điểm yếu của nhau để hoàn thành nhiệm vụ một các tốt nhất.
• Các chuẩn mực là cơ sở để thực hiện thành công nhiệm vụ nhóm.

2. Hãy trình bày các giai đoạn của quá trình phỏng vấn tuyển dụng. Theo bạn cần lưu ý gì
trong từng giai đoạn để việc phỏng vấn diễn ra hiệu quả?
- Các giai đoạn trong phỏng vấn tuyển dụng:
1. Chào hỏi tạo ấn tượng ban đầu: ứng viên giới thiệu bản thân và chào hỏi.
- Lưu ý: ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, bạn cần tự tin trong cách giao tiếp và cởi mở,
chủ động mở đầu câu chuyện khi hỏi về các vấn đề sinh hoạt, xã hội và giới thiệu bản
thân tập trung vào các yếu tố mà vị trí công việc đó cần đáp ứng.
2. Hướng dẫn: nhà tuyển dụng thống báo cho ứng viên về quy trình phỏng vấn và mô
tả công việc.
- Lưu ý: lắng nghe cẩn thận và có thể hỏi lại khi chưa rõ.
3. Phỏng vấn: Hỏi và trả lời.
- Lưu ý: trả lời phỏng vấn tự tin, chân thực kèm theo số liệu và dẫn chứng cụ thể. Thể
hiện rõ được mục tiêu và kế hoạch phát triển bản thân. Tránh đi lan man, dài dòng, xa
rời câu hỏi.
4. Tổng kết: Ứng viên có cơ hội để đặt câu hỏi. Người phỏng vấn thông báo về giai
đoạn tiếp theo của tuyển dụng.
- Lưu ý: Nên đặt câu hỏi thể hiện sự hiểu biết và quan tâm đến công ty mà bạn đang ứng
tuyển hoặc thể hiện định hướng phát triển bản thân.
5. Sau phỏng vấn: Ứng viên gửi thư cảm ơn.
- Lưu ý: thư cảm ơn để tạo thêm điểm cộng bù vào những thiếu sót khi phỏng vấn, thư
chuyên nghiệp thể hiện lòng cảm ơn chân thành và mong muốn có được vị trí đó.
3. Theo Belbin, có những vai trò cá nhân nào trong quá trình làm việc theo nhóm, hãy cho
biết đặc điểm của mỗi vai trò cá nhân này.
Có 9 vai trò cá nhân trong quá trình làm việc nhóm:
1. Shaper (SH)-Người lập kế hoạch:
- Năng động: thường tạo ra các kích thích để thúc đẩy người khác, thường đặt câu hỏi và
tìm kiếm phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.
- Người lập kế hoạch đặt mọi thứ lên và xem xét tất cả các khả năng có thể xảy ra, nhờ
vậy họ thường lường trước trở ngại thách thức.
- Họ có thể giúp động viên và đẩy cao tinh thần của người khác.
- Điểm yếu: hay lý luận và đôi khi có thể gây cảm xúc tiêu cự cho người khác.
2. Implementer (IMP)-Người thực hiện:
- Là người biến ý tưởng thành hành động thực tế.
- Họ có kỷ luật làm việc, có hệ thống, hiệu quả và có khả năng tổ chức rất tốt.
- Đây là những con người có thể tin tưởng để giao việc.
- Điểm yếu: Bảo thủ, không linh động, không thích sự thay đổi.
3. Completer Finisher (CF)-Người theo dõi tiến độ:
- Là người đảm bảo dự án được hoàn thành triệt để.
- Họ chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất và đảm bảo không có sự sai sót, thiếu sót nào.
- Họ quan tâ, đến thời hạn và sẽ thúc giục để đảm bảo công việc được đúng thời hạn.
- Điểm yếu: quá lo lắng, làm việc theo thứ tự và có thể cho rằng mọi thứ quá khó khăn.
4. Coordinator (CO)-Điều phối viên:
- Đảm nhận vai trò đội trưởng.
- Có kỹ năng lắng nghe tốt và có thể nhận ra giá trị của mỗi thành viên trong nhóm.
- Bình tĩnh, tốt bụng và giao việc rất hiệu quả.
- Điểm yếu: họ có thể cho phép nhân viên quyền hạn cao hơn cần thiết, có thể có nhiều
mánh.
5. Teamworker (TW)-Người làm việc theo nhóm:
- Thường hỗ trợ và đảm bảo rằng mọi người trong nhóm làm việc với nhau hiệu quả.
- Giữ vai trò của các nhà đàm phán trong nhóm.
- Rất linh hoạt và giỏi ngoại giao, giúp gắn kết và giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
- Điểm yếu: thiếu quyết đoán, do dự và không thích quyết định.
6. Resource Investigator-Người sáng tạo:
- Họ thích tò mò và cải tiến.
- Họ là các thành viên nhiệt tình, hiểu và làm việc với các bên liên quan bên ngoài giúp
hoàn thành mục tiêu chung.
- Hướng ngoại và dễ hiểu giúp người khác tiếp thu được ý kiến của họ.
- Điểm yếu: nóng tính, quá lạc quan.
7. Plant (PL)-Người có nhiều ý tưởng:
- Có nhiều ý tưởng ở nhiều góc nhìn mới lạ.
- Sống nội tâm và gặp khó khăn khi phải bị chỉ trích, phê bình.
- Điểm yếu: có thể xa rời thực tế, không giỏi giao tiếp.
8. Monitor Evaluator (ME)-Người giỏi phân tích:
- Người đưa ra nhận định và đánh giá các ý tưởng.
- Họ thông minh, khách quan, cẩn thận trong cân nhắc ưu nhược điểm trước khi quyết
định.
- Phương án tiếp cận có tính trọng tâm và chiến lược.
- Điểm yếu: thường bị coi là vô cảm và không hứng thú với các sự kiện.
9. Specialist (SP)-Chuyên gia:
- Giỏi kiến thức chuyên môn và tự hào với khả năng của mình.
- Nổ lực duy trì trạng thái chuyên nghiệp.
- Điểm yếu: hạn chế sự đóng góp, có những cản trở về chuyên môn do chi phí chuyên
sâu thường không nhỏ.
4. Hãy liệt kê các mẫu giấy tờ cần phải có trong một bộ hồ sơ xin việc. Hãy trình bày một
mẫu CV mà bạn chuẩn bị để nộp cho nhà tuyển dụng.
- Đơn xin việc có dán ảnh
- Sơ yếu lí lịch có dán ảnh và xác nhận của địa phương quản lí.
- Các băn bằng, chứng chỉ chuyên macôn có công chứng của cơ quan quản lí.
- Các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn có công chứng của cơ quan pháp lí.
- Thư giới thiệu đảm bảo của người có uy tín hoặc xác nhận của đơn vị bạn từng làm
trước đó.
- Bản sao sổ hộ khẩu và CMND.
- Giấy khám sức khỏe.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
5. Hãy trình bày khái niệm nhóm làm việc, yêu cầu cơ bản để nhóm làm việc hiệu quả.
- Khái niệm: Là tập hợp nhiều người cùng chung mục tiêu, thương xuyên tương tác với
nhau, mỗi thành viên có vai trò, nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung chi phối lẫn
nhau.
- Yêu cầu cơ bản để làm việc nhóm hiệu quả:
• Phải có mục tiêu nhóm: mục tiêu SMART và các thành viên phải hiểu rõ mục tiêu
và cùng cam kết thực hiện.
• Phải có sự tương tác. Liên hệ, giao tiếp giữa các thành viên với nhau một cách
thường xuyên.
• Chuẩn mực nhóm: nhó phải xây dựng được quy tắc và chuẩn mực để nhóm hoạt
động hiệu quả.
• Vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm: thành viên biết rõ nhiệm vụ,
phù hợp với năng lực của mình, không chồng chéo, giẫm đạp lên nhau.
6. Hãy trình bày về các hình thức phỏng vấn tuyển dụng và cho biết cần phải lưu ý gì cho
mỗi hình thức phỏng vấn này.
Các hình thức phỏng vấn tuyển dụng:
1. Phỏng vấn qua điện thoại:
- Vì hạn chế về thời gian, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ
biến. Đó là cách để đánh giá sơ bộ về trình độ của ứng viên. Những cuộc phỏng vấn qua
điện thoại có thể được sắp xếp trước hoặc không báo trước. Nếu thời gian không thuận
tiện, bạn có thể báo cho người gọi biết và xin sắp xếp một cuộc hẹn khác.
- Lưu ý: Tìm một nơi yên tirng để trả lời phỏng vấn và chuẩn bị tất cả các tài liệu, hồ sợ
xin việc để tham khảo, xác nhận tên và chức vụ của người phỏng vấn, trả lời ngắn ngọn
và tập trung.
2. Phỏng vấn trong bữa ăn:
- Có thể đây là hình thức phỏng vấn ít phổ biến tại Việt Nam, nhà phỏng vấn muốn phỏng
vấn theo cách này nhằm đánh giá khả năng giao tiếp của bạn.
- Lưu ý: Nên tìm hiểu về nhà hàng mà mình được mời đế và cách sử dụng dao nĩa trên
bàn tiệc. Trong bữa ăn đừng nên gọi món đắc tiền, chú ý các món ăn có thể gây phiền
toái cho bạn vì vậy phải chọn những món ăn đơn giản để thuận tiện vừa ăn vừa trao
đổi. Không nên nói chuyện khi còn thức ăn trong miệng và nên thoải mái trao đổi cởi
mở với nhà tuyển dụng.
3. Phỏng vấn nhiều người một lúc:
- Tại Việt Nam, chỉ có một vài công ty sử dụng hình thức này. Hình thức này hiệu quả vì
có nhiều người phỏng vấn bạn cùng một lúc thay vì phỏng vấn riêng từng người.
- Lưu ý: Nói với tất cả mọi người trong nhóm thay vì chỉ người đặt câu hỏi những hãy tập
trung sự chú ý vào người hỏi bạn, không được ngắt lời các bạn phỏng vấn chung, khi
phỏng vấn kết thúc nhớ cảm ơn cả nhóm và đưa ra những câu hỏi cho người phỏng
vấn.
4. Phỏng vấn trực tiếp: tùy theo quy chế của công ty mà quá trình phỏng vấn trực tiếp có
thể tiến hành một hay nhiều lần.
- Phỏng vấn trực tiếp lần đầu: Nhân viên nhân sự sẽ phỏng vấn nhằm đánh giá năng lực
và chuyên môn của bạn có phù hợp với công việc hay không? Lưu ý: đọc kỹ mô tả công
việc mà họ đã đưa ra và chú ý cách trả lời phỏng vấn không được khác với CV đã gửi.
- Phỏng vấn trực tiếp lần 2: Trưởng phòng nhân sự hoặc có thể có trưởng phòng của vị
trí bạn ứng tuyển sẽ trực tiếp phỏng vấn để kiểm tra năng lực và trình độ chuyên môn
của bạn. Những người tham gia phỏng vấn đề có quyền ra quyết định chọn bạn hay
không? Lưu ý: chú ý vào người đặt câu hỏi và đặc biệt là người điều khiển cuộc phỏng
vấn vì người này chính là giám đốc trực tiếp của bạn.
- Phỏng vấn lần cuối: Thông thường ở vòng cuối cùng này bạn dường như đã được chấp
nhận làm việc và họ chỉ gặp bạn để thương lượng mức lương và chế độ làm việc. Phải
khéo léo linh hoạt trong thương lượng, nên hiểu rõ về công việc mình sẽ làm và chế độ
đãi ngội của công ty.
7. Hãy trình bày về các bước cần chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp,
cần lưu ý gì để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- Thu thập thông tin: Tìm hiểu về vị trí bạn ứng tuyển, công ty mà bạn ứng tuyển, mô tả
công việc và tìm hiểu kỹ về nó, đối tượng khách hàng của công ty, các dịch vụ sản phẩm
của công ty, lịch sử hình thành, kế hoạch 5 năm 10 năm của công ty, các thành tựu gần
đây thông quan website công ty, qua người quen, qua các nguồn onl khác.
- Chuẩn bị các câu hỏi dực kiến cho buổi phỏng vấn: Việc chuẩn bị các câu hỏi dự kiến
giúp bạn tự tin hơn và không bị bỡ ngỡ khi được đặt câu hỏi. Ngoài ra bạn cũng cần
chuẩn bị các câu hỏi để hỏi lại hà tuyển dụng.
- Chuẩn bị trang phục khi phỏng vấn: Tác phong, ăn mặc lịch sự sẽ giúp bạn tạo được
thiện cảm với nhà tuyển dụng. Lưu ý: một số giấy tờ cần chuẩn bị sẵn trong kẹp tài liệu
như: 1 tờ giấy trắng, bút viết, bản sao hồ sơ, bảng điểm,…
8. Hãy trình bày khái niệm nhóm làm việc, và cho một số ví dụ về nhóm làm việc (nhóm
chính thức) mà bạn đã tham gia. (trùng câu 5)
9. Hãy trình bày các điểm đặc trưng về nền văn hóa của đất nước Mỹ, qua đó bạn cảm thấy
yêu thích nhất điểm nào và phân tích tại sao.
- Nét đặc trưng trong văn hóa Hoa Kỳ:
1. Yêu thích sự tự do, độc lập và phóng khoáng.
2. Thích chan hòa, cởi mở, chia sẻ và vui vẻ.
3. Thích bình đẳng, không lệ thuộc và chỉ dạy người khác.
4. Luôn năng động, tự lập và cầu tiến cho bản thân.
5. Không ưu dè dặt, nề nếp, kín đáo bề ngoài.
6. Thích làm việc thật sự sáng tạo, có năng suất và hiệu quả cao.
7. Tiết kiệm thời gian và thích giải quyết dứt khoát và nhanh chóng.
8. Làm việc khoa học và trật tự với những khuôn khổ được tiêu chuẩn hóa.
9. Phụ nữ được quý trọng và bình đẳng trong công việc và cuộc sống.
10. Thích được phục vụ chu đáo, cởi mở.
10. Sơ yếu lí lịch là gì? Sơ yếu lí lịch đóng vai trò như thế nào trong hồ sơ xin việc? Hãy
trình bày một sơ yếu lí lịch dùng để xin việc làm.
- Sơ yếu lí lịch là sự tự giới thiệu về bản thân. Lý lịch phải phản ánh được nhân cách, làm
nổi bật kinh nghiệm, khả nằn của bạn đối với việc hoàn thành công việc của đơn vị tuyển
dụng. Vì thế việc trình bày và chọn lọc thông tin trên lí lịch rất quan trọng. Một bản lý
lịch cần sạch sẽ, không lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, khai đầy đủ thông nội dung và xúc
tích.
- Sơ yếu lí lịch đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ xiin việc. Nó giúp đơn vị tuyển dụng
hiểu rõ được ứng viên của mình thông qua các thông tin thể hiện trên hồ sơ xin việc
như trình độ học vấn, gia đình, kinh nghiệm và các thông tin liên hệ như địa chỉ để cam
kết tính xác thực của ứng viên khi có xác nhận của địa phương.
11. Hãy trình bày về công việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn tuyển dụng gián tiếp.
Khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại bạn cần lưu ý gì để có thể đạt được hiệu quả cao
nhất? (trùng câu 6)
12. Trình bày khái niệm văn hóa, đa văn hóa? Khi giao tiếp trong một môi trường đa
văn hóa bạn cần lưu ý những gì để đạt được hiệu quả cao nhất trong giao tiếp? Trình bày
các điểm đặc trưng về nền văn hóa của đất nước Nhật Bản.
- Văn hóa: là những thứ do con người sáng tạo ra. Văn hóa bao gồm cả 2 khía cạnh là phi
vật chất (ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, tri thức,..) và các khía cạnh vật chất (nhà cửa, quần
áo, phương tiện,…)
- Đa văn hóa: là một hiện tượng xã hội có từ thuở xa xưa, Khi các nền văn hóa tiếp xúc
và tiếp biến với nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng đa văn hóa.
- Lưu ý:
o Hãy luôn nghĩ rằng hiểu nhầm trong văn hóa là chuyện thường xuyên xảy ra.
o Nhận ra rằng sự tập trung tốt nhất của chúng ta có thể bị hủy hoại bởi giải định
đã lỗi thời.
o Cố gắng theo kịp các giả định đó để giao tiếp rõ ràng và công bằng hơn.
o Hãy cố gắng học những phong tục tập quán riêng của từng dân tộc, hiểu và cảm
thông cho sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong 1 nhóm người.
o Đừng khái quát hóa về một cá nhân chỉ bởi vì nền văn hóa riêng của họ, Có rất
nhiều sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong một tập thể.
o Tránh các vấn đề nhạy cảm hoặc những điều ngớ ngẫn như sự chế giễu tôn giáo,
các thành ngữ về giới tính, phân biệt chủng tộc, những cử chỉ không phù hợp, sự
phân công nhiệm vụ một cách rập khuôn.
o Hãy luôn nói câu” Chúng ta ở đây cùng nhau” để thể hiện sự tin tưởng và cổ vũ
tinh thần đoàn kết và hợp tác.
o Phản ứng với hoàn cảnh và nội dung của nhiệm vụ và ngôn từ của một người
hơn là sự thúc đẩy giả định.
o Không phân theo giọng nói, trọng âm, ngữ pháp hay bề ngoài của một người,
hãy đánh giá phẩm chất qua những phát ngôn và hành động.
o Có ý thức tìm kiếm những mối quan hệ và thách thức đa văn hoá mới.
- Văn hóa Nhật:
1. Coi trọng lễ phép xã giao và các nghi lễ trong cuộc sống
2. Ý thức cao về tập thể và cộng đồng
3. Chú trọng cách ăn mặc và hình thức bề ngoài
4. Rất chi tiết và nhẫn nại trong công việc
5. Cảm nhận cao về văn hóa và nghệ thuật
6. Thường ăn uống ở nhà hàng, thích nếm thử các món ăn khác lạ
7. Kính trọng người lớn tuổi, thường dành cho họ quyền quyết định
8. Phụ nữ chỉ có vai trò phụ trong các công việc hành chính
9. Thích sự mềm mỏng. Tránh tranh luận và từ chối trực tiếp, thường dùng từ ngữ trung
gian để thể hiện ý định của mình
13. Văn hóa là gì? Đa văn hóa là gì? Để đạt được hiệu quả cao khi giao tiếp trong môi
trường đa văn hóa bạn cần lưu ý những gì? Hãy trình bày các điểm đặc trưng về nền văn
hóa của đất nước Hàn Quốc, qua đó bạn cảm thấy yêu thích nhất điểm nào và phân tích
tại sao.
- Gặp gỡ và chào hỏi: chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ cười và động tác
gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi. Ngày nay có thể cúi đầu nhẹ thay vì
gập lưng, tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt quan trọng thì gập lưng vẫn được coi
trọng. Đáng giá cao nổ lực của người nước ngoài khi chào bằng tiếng Hàn.
- Văn hóa làm việc và kinh doanh: Giới thiệu đúng theo nghi thức, muốn cộng tác với
người quen, vì vậy nên có người trung gian giới thiệu và vị trí của người trung gian càng
cao thì cơ hội kết giao làm ăn càng lớn. xây dựng mối quan hệ thông qua cuộc hội họp
và bữa tiệc khi có đối tác kinh doanh. Giao tiếp ứng xử không nên tự giới thiệu mình
trước mà tốt nhất là giới thiệu bạn đi cùng, chú ý đặt mũi giày chúc xuống, nên hỏi thăm
và ca ngợi vè sức khỏe. Hẹn giờ trong kinh doanh và đàm phán trong kinh doanh.
- Văn hóa quà tặng:
- Văn hóa ẩm thực.
- Trang phục.
- Phong tục các dịp Tết.
-

You might also like