You are on page 1of 4

Hồ Ngọc Diệp - 31221021825

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


Bài tập 2
ÁP DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHẦN 1: LẬP KẾ HOẠCH
1. Viết ra 2 hoặc 3 khía cạnh của 1 kỹ năng quan trọng nhất đối với bạn. Đây có thể
là lĩnh vực yếu kém hoặc lĩnh vực bạn muốn cải thiện hoặc làm nổi bật đối với vấn
đề mà bạn đang đối diện. Nhận định các khía cạnh đặc biệt nào của kỹ năng này
mà bạn muốn áp dụng.
*Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Khía cạnh 1 – Khả năng phân tích: giúp bản thân hiểu được bối cảnh, nguồn gốc và
lý do tại sao vấn đề lại xảy ra, việc phân tích giúp bản thân chọn lựa, ưu tiên lợi ích,
khía cạnh gì, cần giảm bớt kỳ vọng ở yếu tố nào để đưa ra giải pháp tối ưu nhất so
với nguồn lực hiện có.
- Khía cạnh 2 – Khả năng giao tiếp, lắng nghe: giao tiếp sẽ giúp truyền đạt thông tin
một cách rõ ràng, đầy đủ cho người khác, đồng thời lắng nghe sẽ hiểu được nhiều
góc nhìn khác nhau từ mọi người xung quanh để ứng dụng vào giải quyết vấn đề.
- Khía cạnh 3 – Khả năng dự đoán rủi ro: giúp ngăn chặn rủi ro và lên kế hoạch dự
phòng để giải quyết tình trạng khủng hoảng nếu nó xảy ra, giảm thiểu tổn thất về chi
phí, công sức, tiết kiệm thời gian.
2. Nhận định bối cảnh của tình huống mà bạn muốn ứng dụng kỹ năng này. Lập một
kế hoạch để thực hiện bằng cách viết ra những vấn đề liên quan đến tình huống đó
như: Ai liên quan? Khi nào bắt đầu tiến hành? Sẽ thực hiện tại đâu?
*Bối cảnh tình huống: có sự bất đồng ý kiến về mô hình nghiên cứu trong dự án nhóm.
- Ai liên quan: các thành viên trong nhóm, thầy cô hướng dẫn
- Khi nào bắt đầu tiến hành: trong học kì cuối 2023
- Sẽ thực hiện tại đâu: thông qua các cuộc họp nhóm, những buổi gặp mặt thầy cô hướng
dẫn online hoặc offline tại trường

*Kế hoạch của tôi để áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề trong dự án này:
Hồ Ngọc Diệp - 31221021825

- Theo dõi các cuộc thảo luận và ghi chép lại những thông tin quan trọng để dễ tìm ra
nguyên nhân nếu phát sinh vấn đề.
- Dành nhiều thời gian nghiên cứu toàn bài để đạt được góc nhìn khách quan nhất về dự
án.
- Đặt ra mục tiêu cần đạt được sau khi giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe cẩn thận ý kiến của giảng viên hướng dẫn, thành viên nhóm để xác định nên
cân nhắc ưu tiên/loại bỏ khía cạnh nào của vấn đề nhằm đưa ra giải pháp phù hợp.
- Đánh giá, thống nhất và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất có thể dựa trên nguồn lực hiện
có.
- Triển khai giải pháp đã chọn, theo dõi và đánh giá kết quả thông qua phản hồi của
giảng viên hướng dẫn.
- Dự đoán và lên kế hoạch giải quyết rủi ro nếu xảy ra xích mích giữa các thành viên
nhóm khi ý kiến của một số bạn không được sử dụng để làm giải pháp và điều đó khiến
các bạn cảm thấy ý kiến của bản thân không có giá trị; giảng viên hướng dẫn không hài
lòng với mô hình; mô hình không phù hợp với đề tài;…

3. Nhận định các cách xử lý riêng biệt mà bạn sẽ áp dụng kỹ năng triển khai các cách
xử lý này thành các hành động chi tiết.
*Các cách xử lý có thể bao gồm:
- Tham khảo cách giải quyết của những người có kinh nghiệm trong tình huống tương
tự: tìm kiếm các anh chị đã từng thực hiện nghiên cứu về đề tài hiện tại để hỏi ý kiến về
cách giải quyết hợp lý nhất
- Tự nghiên cứu sau đó thu thập nhiều quan điểm từ các thành viên nhóm và đưa ra giải
pháp: tìm kiếm những cơ sở lý thuyết thích hợp với đề tài nghiên cứu, lắng nghe ý kiến
từ các thành viên còn lại rồi tổng hợp và thống nhất để đi đến giải pháp cuối cùng.
- Tìm kiếm sự trợ giúp: lắng nghe góp ý từ giảng viên hướng dẫn để giải quyết vấn đề
theo đề nghị của họ.
4. Bạn sẽ sử dụng tiêu chuẩn nào để đánh giá kết quả đạt được?
- Đánh giá kết quả nghiên cứu từ thầy cô, giảng viên hướng dẫn
Hồ Ngọc Diệp - 31221021825

- Sự tự hài lòng của bản thân

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ

5. Sau khi hoàn tất việc thực hiện và đạt được các kết quả. Bạn hãy trình bày chuyện
gì đã xảy ra? Mức độ thành công đến đâu? Có tác động gì đến người khác?
- Sau khi hoàn tất việc thực hiện và đạt được kết quả, bản thân tôi đã cải thiện được
khả năng giải quyết vấn đề và có thể áp dụng nó linh hoạt hơn trong nhiều tình
huống khác nhau.
- Mức độ thành công của việc cải thiện kỹ năng này được đánh giá là tốt, thông qua
nhận xét của thầy cô về bài nghiên cứu là “ổn” và bản thân tôi cảm thấy hài lòng với
kết quả đạt được.
- Việc cải thiện kỹ năng của bản thân tôi cũng có tác động đến người khác: tôi trở
thành một thành viên có đóng góp tích cực cho nhóm, tăng độ tin cậy. Những thành
viên khác cũng mong muốn làm việc với tôi lâu dài để học hỏi lẫn nhau.

6. Bạn đã cải thiện được kỹ năng này như thế nào? Có sửa đổi hay bổ sung gì cho lần
sau không?
- Bản thân tôi đã cải thiện được kỹ năng này bằng cách xác định những khía cạnh quan
trọng mà mình còn thiếu sót và vạch ra kế hoạch chi tiết để thực hiện: nghiên cứu
nguyên nhân, phân tích vấn đề, lắng nghe ý kiến từ người khác và tìm kiếm sự trợ
giúp để đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho mọi tình huống.
- Tôi đã đánh giá lại quá trình và kết quả đạt được và nhận thấy rằng mình có lắng
nghe nhưng chưa khai thác hiệu quả ý kiến của các thành viên trong nhóm để đưa ra
một giải pháp toàn diện hơn. Đây là điều mà tôi cần sửa đổi trong quá trình cải thiện
kỹ năng giải quyết vấn đề.
7. Xem xét các kinh nghiệm mà bạn học được là gì? Có điều gì gây ngac nhiên không?
Bằng cách nào đó, những kinh nghiệm đó có thể giúp bạn về lâu về dài không?
- Kinh nghiệm tôi học được là trước tiên phải tập trung vào những khía cạnh quan
trọng, phải học cách phân tích sâu và luôn giữ góc nhìn khách quan nhất, đồng thời
cũng phải nghe – hiểu ý kiến từ nhiều người và có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ người
Hồ Ngọc Diệp - 31221021825

đi trước. Tôi cũng thấy được quá trình cải thiện một kỹ năng là một quá trình lâu dài,
đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực liên tục.
- Điều ngạc nhiên mà tôi học được là việc tìm kiếm sự trợ giúp từ giảng viên, người đi
trước là một cách rất hiệu quả để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Trước đây tôi
luôn nghĩ rằng việc có thể nhờ đến sự trợ giúp từ người khác sẽ làm bản thân mất
động lực suy nghĩ và dần trở nên yếu kém hơn. Tuy nhiên việc lắng nghe những chia
sẻ từ người có kinh nghiệm giúp tôi học hỏi được nhiều điều mới lạ, có giá trị thực
tiễn cao mà bản thân tôi có thể áp dụng vào quá trình cải thiện kỹ năng của mình.
- Những kinh nghiệm này hoàn toàn có thể giúp tôi về lâu về dài, vì nó giúp tôi hiểu
được cách để cải thiện một kỹ năng hiệu quả, nhờ đó tôi có thể áp dụng để cải thiện
nhiều kỹ năng quan trọng khác trong tương lai.

You might also like