You are on page 1of 12

Các kỹ thuật đã nêu trong tiết học trước tập trung trên các khía cạnh

đặc biệt của tư duy


sáng tạo. Đến với DOIT, phương pháp này sẽ "gói ghém" tất cả lại với nhau, và dẫn ra
các phương pháp về sự xác nghĩa và đánh giá của vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật
sáng tạo nào là tốt nhất.

Nguồn gốc: DOIT đã được mô tả trong quyển “The Art of Creative Thinking” (tạm dịch
Nghệ Thuật Tư Duy Sáng Tạo) của Robert W.Olson năm 1980

I. Khái niệm:

- Phương pháp sáng tạo theo quy trình DOIT được viết tắt của các từ:

+ D - DEFINE PROBLEM : Xác định vấn đề


+ O – OPEN MIND AND APPLY CREATIVE TECHNIQUES: Cởi mở ý
tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo

+ I – IDENTIFY THE BEST SOLUTION: Xác định giải pháp tối ưu


+ T – TRANSFORM: Chuyển đổi

 Phương pháp “DOIT” là phương pháp sáng tạo bằng cách hoạt động nhận thức tối
đa vấn đề theo hướng cởi mở và các ý tưởng hiện tại trong não để hướng đến giải pháp
hữu hiệu nhất được dựa trên việc so sánh và đánh giá các giải pháp.

II. Đặc điểm của phương pháp DOIT

Từ định nghĩa, ta có thể suy ra các đặc điểm của kĩ thuật này:
- Trong phương pháp này, thao tác xác định vấn đề đóng vai trò cực kì quan
trọng. Vấn đề được đưa ra phải chắc chắn là đúng đắn và chính xác
- Các ý tưởng được đưa ra sẽ được xem là nguồn dữ liệu cần thiết và quan trọng
nên nhất thiết là phải được lưu giữ và trân trọng
- Các thao tác trong sáng tạo quy trình đòi hỏi người sáng tạo phải theo đến cùng,
phải có quyết tâm thực hiện và luôn ở thế chủ động để kiểm soát

III. Phương pháp DOIT

1) Xác định vấn đề (Define problem)

Đây là phần quan trọng nhất bởi lẽ nó ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả của quá trình
nghiên cứu. Ở bước này, tính cụ thể, khả thi của vấn đề cần được xác định chính
xác, đúng đắn, rõ ràng, không được mông lung, hời hợt. Có thể xác định vấn đề qua
các câu hỏi sau:

 Cội nguồn của vấn đề nằm ở đâu?


 Vì sao vấn đề này phát sinh?
 Tại sao vấn đề này tồn tại và cần giải quyết?
 Xác định đối tượng, mục đích, các tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề
 Giới hạn của các vấn đề nhỏ cần giải quyết. Mục tiêu của các vấn đề nhỏ và các
điều kiện để thay đổi vấn đề nhỏ. Các điều kiện này có ảnh hưởng đến vấn đề
lớn hay không?
 Tổng kết vấn đề một cách súc tích và ngắn gọn để làm rõ mục tiêu đề mục.

Ví dụ: Trong quá trình nghiên cứu một vấn đề xã hội, tiêu biểu như vấn đề biến đổi
khí hậu hiện nay, mỗi chúng ta cần xác định rõ cội nguồn, nguyên nhân của vấn đề
nằm ở đâu? (khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời,
dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu). Vì sao vấn đề phát sinh?
(do sự tiếp diễn của khí nhà kính bao phủ Trái Đất). Tại sao vấn đề này tồn tại và cần
được giải quyết? (Đây là thách thức lớn, là vấn đề toàn cầu, cần sự nỗ lực chung của
nhân loại để góp phần hạn chế những tác hại xấu nhất). Giới hạn của các vấn đề nhỏ
cần được giải quyết (biến đổi khí hậu gây ra những vấn đề thành phần cần được giải
quyết như: mực nước biển dâng cao, hệ sinh thái bị hủy diệt, mất đa dạng sinh học,
dịch bệnh có nguy cơ tăng cao);…

 Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định vấn đề của mình, hãy sử dụng các
phương pháp tìm vấn đề như 5 Whys , CATWOE, Phân tích nguyên nhân từ gốc rễ,…
để hiểu vấn đề rõ ràng hơn.

Nội dung của các phương pháp này khá dài nên bọn mình xin phép sẽ không trình bày
bây giờ nhưng nhóm chúng mình sẽ để lại đường link ở cuối bài cho các bạn có nhu
cầu tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp này nhé.

2) Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo (Open mind and apply
creative techniques)

+ Khi đã nắm rõ vấn đề cần giải quyết, thì hãy bắt đầu đưa ra các đề xuất khả dụng. Hãy
chấp nhận tất cả những ý tưởng mới lạ, sáng tạo nảy sinh.

 [Ở giai đoạn này, không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý
tưởng). Thay vào đó, hãy cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến khả dụng (và cả
những ý có vẻ tồi, nhưng thật ra chúng có thể châm ngòi cho các ý tưởng tốt về
sau).

 Có thể vận dụng tất cả các phương pháp tư duy như thu thập ngẫu nhiên, liệt kê tối
đa, tìm ý tưởng dựa trên sự tương đồng – sự tương tự, liên tưởng gần, liên tưởng
xa,… để tìm tất cả các ý tưởng có thể là lời giải đúng cho vấn đề.]

Ví dụ về tìm ý tưởng dựa trên sự tương đồng – sự tương tự:

- Viết tên của một đồ vật, bức tranh, thực vật hoặc động vật.

- Liệt kê các đặc điểm của nó một cách chi tiết


- Sử dụng các đặc điểm được liệt kê để kích thích hiểu biết sâu sắc và ý tưởng cho
việc giải quyết vấn đề của bạn.

 [Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những lợi ích. Có thể tham vấn
nhiều người có kiến thức chuyên môn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác
nhau cho ý kiến về các lời giải. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những cách tiếp cận
khác nhau và cái nhìn khác nhau cho cùng một vấn đề => các ý kiến dị biệt đó sẽ
góp phần vào quá trình chung]

Ví dụ: DOIT trong lĩnh vực marketing

• Ghi chú lại những ý tưởng marketing của bạn, thậm chí chúng có vẻ “điên rồ” nhất cũng
nên ghi chú lại. Bởi sự thành công thường đến từ những ý tưởng bất chợt và tưởng chừng
rất “điên” này.

• Lập danh sách chi tiết các ý tưởng đó, bao gồm xác định mục tiêu, phương pháp thực
hiện và tính khả thi, các vấn đề cần để thực hiện ý tưởng này trong thực tế.

• Dùng danh sách này để kích thích thêm các nhân tố sáng tạo khác bên trong bạn hoặc
team, bởi lẽ, mỗi thành viên sẽ có những ý tưởng độc đáo riêng.

• Khảo sát sự thành công các ý tưởng này với các đối tượng liên quan. Có thể dùng bảng
khảo sát thị trường để thực hiện việc này.

 Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc bàn bạc ý tưởng với một nhóm, hãy cân nhắc
sử dụng các kỹ thuật như Phương pháp viết phiếu của Crawford hoặc Round-Robin
Brainstorming để đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội đóng góp ý kiến.

3) Xác định giải pháp tối ưu (Identify the best solution)

Có thể nói đây là bước vô cùng quan trọng, điều này sẽ quyết định thành công dự án của
bạn. Bạn cần lựa chọn ý tưởng hay nhất trong số các ý tưởng được đưa ra và thực hiện
chúng. Thường thì sẽ rất dễ dàng nhận ra ý tưởng tốt nhất, nhưng đừng vội kết luận vì
trong vô vàn ý tưởng tìm được, chúng ta cũng có thể chưa thể xác định được ý tưởng nào
là khả thi nhất. Tốt hơn nên kiểm tra và phát triển một số ý tưởng chi tiết trước khi đưa ra
lựa chọn cuối. Các bạn lưu ý những điều quan trọng sau:

• Lựa chọn các phương án bám sát vấn đề cần giải quyết

• Tổng hợp ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp và tìm cách khắc phục nhược
điểm tốt nhất.

• Để đảm bảo hiệu quả, hãy thật nghiêm khắc nhìn vào những hạn chế/điểm yếu của
ý kiến đó, nhấn mạng các hậu quả tiềm tàng (trường hợp xấu nhất và tốt nhất) để điều
chỉnh lại giải pháp nếu cần để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu tiềm tàng và tăng cường tối
đa những ảnh hưởng tích cực tiềm năng.

Ví dụ 1: Các phương pháp dạy học tích cực được vận dụng hiện nay, ta thấy có thể liệt kê
các nhiều phương án như sau:

+ Phương pháp dạy học tích cực theo nhóm

+ Phương pháp trò chơi

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

+ Phương pháp dạy học tích cực theo dự án

+ Phương pháp đóng vai

Nhưng khi phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ta thấy được
những hậu quả, những điều bất khả thi  Nên đưa ra lựa chọn phương án nào có ít
khuyết điểm và nhiều ưu điểm nhất.
Ví dụ 2: Các phương pháp học tập, tập trung và ghi nhớ thường được vận dụng: SQ3R,
Feynman, Pomodoro, mind map,…

 Mỗi người sẽ phù hợp với các phương pháp khác nhau  lựa chọn phương pháp
phù hợp với bản thân nhất.

Một số phương pháp để lựa chọn giải pháp tốt nhất: “Phân tích cách giải theo ma trận” và
“Force Field Analysis” (có thể tham khảo)

4) Chuyển bước (Transform)

Chuyển bước là thao tác cuối cùng, sau khi xác định và đưa ra giải pháp cho vấn đề thì
đến bước thực hiện giải pháp. Trong việc biến lời giải thành hành động, cần chú ý đến
một vài thao tác:

+ Kiểm tra tính thích ứng (ứng dụng) của lời giải so với thực tế ngay thời điểm
giải quyết vấn đề.

+ Kiểm tra lại xem ý tưởng/giải pháp này đã được thực hiện chưa bằng tất cả
những thông tin có thể có.

+ Kiểm nghiệm lần nữa và áp dụng ý tưởng bằng một thái độ rất quyết tâm
nghiêm túc và hết lòng hết sức đến cùng.

Đây là bước khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, bởi từ lý thuyết đến thực tế rất là khác
xa. Điển hình như việc nhiều nhà sáng tạo thành công sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch
vụ mới nhưng lại thất bại trong việc phát triển và áp dụng chúng.

Ví dụ: Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay, mỗi cá
nhân chúng ta hãy tích cực góp sức vào việc giảm thiểu chất thải ra môi trường bằng
những hành động nhỏ nhưng thiết thực thông qua các ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường
độc đáo như là: Trồng cây bằng giấy báo
IV. Kết luận sư phạm

Ta bắt gặp phương pháp DOIT được ứng dụng trong giáo dục thuyết kiến tạo
(Constructivism) - phương pháp dạy học khác với truyền thống “cô giảng, trò nghe”

(Người tt có thể tự chế biến thêm để dẫn dắt vô bài)

Vậy thì thuyết kiến tạo là như thế nào ?

Theo thuyết kiến tạo:

- Kiến thức ĐƯỢC TẠO RA

 Kiến thức được xây dựng dựa trên nền tảng những kiến thức trước đó, cùng
trải nghiệm, niềm tin và sự hiểu biết trong cuộc (Insight) của từng người.
 Mỗi người sẽ “kiến tạo” tri thức một cách độc đáo của riêng họ, bằng cách
sắp xếp và lý giải những thông tin/kiến thức trước đó theo cách riêng biệt.

- Việc học là một quá trình CHỦ ĐỘNG

 Trong thuyết kiến tạo, người học phải LÀM để học được.
 Người học cần tham gia một cách tích cực trong các hoạt động thảo luận,
tìm kiếm và đọc tài liệu…

- ĐỘNG LỰC là điều cốt lõi trong học tập:

 Người học cần có động lực để học tập hiệu quả.


 Người học cần động lực thật mạnh mẽ để thực hiện quyết liệt hành động
của mình
 Nếu người học không có động lực, họ gần như không thể thực sự học được.
 Do đó, cần giúp người học tham gia và giúp họ cảm thấy hào hứng để
học tập một cách tích cực

- Việc học mang tính CÁ NHÂN:


 Mỗi người học có những kiến thức và trải nghiệm, niềm tin riêng, do đó sẽ
kiến tạo kiến thức theo cách riêng.
 Khuyến khích người học không ngần ngại thực hiện những suy nghĩ điên rồ
của bản thân, vì đó rất có thể sẽ là một phát minh vĩ đại.

- Việc học mang tính XÃ HỘI:

Học qua tương tác, trao đổi kinh nghiệm với người khác: giáo viên, bạn học, gia
đình, người quen,...  Việc tiếp thu kiến thức từ những người khác nhau cũng
đem lại kiến thức cho bản thân người học

Để thuyết kiến tạo được thực thi hiệu quả:

- Chủ đề, vấn đề nên thú vị, liên quan và tạo động lực
- Trải nghiệm học tập nên diễn ra ở bối cảnh đời sống thực tế để kiến thức và kỹ
năng cần học sẽ thật sự được dùng trong bối cảnh

Đối với người học:

- Nên tìm tòi một chủ đề, vấn đề hoặc một lĩnh vực nào đó bằng những cách tích
cực:

 Thu thập các thông tin liên quan


 Lý giải các nguyên nhân và hệ quả của các thông tin đó
 Tìm ra những sai sót của các thông tin ấy. Biến cái tiêu cực thành tích cực,
sau đó điều chỉnh nhỏ phương án để giảm thiểu cái sai và hướng đến kiến
thức đúng.
 Đi đến kết luận hoặc giải pháp.

- Không bó buộc bản thân trong những suy nghĩ, ý kiến an toàn.
- Cách tư duy để chọn lọc thông tin là điều cần thiết trong việc học tập
- Để triển khai phương pháp này hiệu quả, nên:

 Cấu trúc quá trình cẩn thận


 Người học nên có một số kỹ năng và kiến thức bắt buộc nhất định
 Giáo viên cung cấp sự hỗ trợ cần thiết trong suốt quá trình tìm tòi
TRÍCH NGUỒN

[1] The Art of Creative Thinking, Robert W.Olson, 1980.


https://books.google.com.vn/books/about/The_Art_of_Creative_Thinking.html?
id=LqjflwEACAAJ&redir_esc=y

[2] https://mba-mci.edu.vn/5-whys-cong-cu-dao-sau-de-tim-ra-cot-loi-van-de/?lang=vi

[3] https://www.saga.vn/phan-tich-catwoe-la-gi~43139

[4] http://qpsolutions.vn/newsdetail.asp?newsID=125&cat1id=7&cat2id=16&title=ph
%C3%A2n%20t%C3%ADch%20nguy%C3%AAn%20nh%C3%A2n%20g%E1%BB
%91c%20(root%20cause%20analysis%20-%20rca)

[5] https://phamthongnhat.com/phuong-phap-dong-gop-y-kien-cua-crawford/

[6] https://chamdocsach.com/dong-nao-round-robin/#google_vignette

You might also like