You are on page 1of 11

DÙNG CÔNG CỤ ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ (NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ)

1. Các giới hạn trong phân tích vấn đề


– Nhận biết vấn đề
– Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà bạn cho
là “tiêu biểu”.
– Xem xét mối quan hệ Nhân – Quả.
– Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác
nhau hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định.
– Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau.
– Phải cởi mở khi chấp nhận rằng thậm chí bạn có thể là một phần của nguyên
nhân gây ra vấn đề.
– Quan tâm theo dõi kết quả công việc nếu như nó không diễn ra như kế hoạch.
– Chú ý các vấn đề xảy ra có tính chất lặp đi lặp lại. Điều này thường cho thấy là
chúng ta chưa hiểu vấn đề một cách đầy đủ.
Một khi bạn nhận biết được vấn đề hoặc tình huống “thực”, và hiểu những
nguyên nhân của nó thì bạn phải đưa ra một trong những quyết định đầu tiên
của bạn. Quyết định xem có phải:
– Không làm gì cả hay không (việc quyết định “Không đưa ra quyết
– định gì cả” cũng là một quyết định).
– Chỉ quan sát vấn đề và trở lại vấn đề vào một ngày khác.
– Thử kiểm tra vấn đề.
– Cứ tiến tới tìm kiếm một giải pháp và đưa ra nhiều quyết định hơn.
1.1. Những khó khăn trong giai đoạn xác định vấn đề
Tất nhiên, giải quyết vấn đề không phải là một quá trình dễ dàng không có trở
ngại. Có một số trở ngại khác nhau mà có thể làm chúng ta khó khăn trong việc
giải quyết các vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã mô tả
một số trở ngoại về tâm trí như sau:
– Tính cố định chức năng (Functional fixedness): thuật ngữ này đề cập đến việc
xem xét vấn đề chỉ theo cách thức thông thường quen thuộc của chúng. Tính cố
định chức năng ngăn cản mọi người có cái nhìn đầy đủ tất cả các lựa chọn khác
nhau mà có thể sẵn có hòng đưa đến giải pháp.
– Thông tin không liên quan hoặc gây nhầm lẫn (Irrelevant or misleading
information): khi bạn đang cố gắng để giải quyết một vấn đề, điều quan trọng
là phải phân biệt xem những thông tin nào có liên quan đến vấn đề và những dữ
liệu không liên quan có thể dẫn đến các giải pháp sai lầm. Khi một vấn đề rất
phức tạp, càng dễ dàng tập trung vào các thông tin gây nhầm lẫn hoặc không
liên quan.
– Những giả định (Assumptions): khi đối diện với một vấn đề, người ta thường
đưa ra những giả định hoặc khó khăn và trở ngại làm ngăn cản các giải pháp
nhất định.
– Thiết chế tâm trí (Mental set): một trở ngại trong giải quyết vấn đề thường gặp
khác được biết đến như là thiết chế tâm trí, đó là một xu hướng mọi người
thường chỉ sử dụng duy nhất một giải pháp đã từng dùng trong quá khứ mà
không tìm kiếm các ý tưởng khác. Một thiết chế tâm trí có thể làm việc như
một tự-phát-hiện, tạo nên một công cụ hữu dụng để giải quyết vấn đề. Tuy
nhiên, nó cũng có thể dẫn đến sự cứng nhắc, làm khó khăn cho quá trình tìm ra
giải pháp hiệu quả.
1.2. Các phương pháp để vượt qua các giới hạn trong phân tích vấn đề
– Ý thức được những hạn chế về mặt nhận thức.
– Xem xét các mối quan hệ nhân quả.
– Thảo luận tình huống với các đồng sự, chuyên gia.
– Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
– Có đầu óc cởi mở.
– Theo dõi kết quả công việc, kịp thời phát hiện những bất thường khi việc
không diễn ra theo như kế hoạch.
– Sử dụng công nghệ thông tin.
1.3. Vấn đề có thể được nhận biết sớm nhờ
– Lắng nghe và quan sát nhân viên để biết được những lo ngại của họ đối với
công việc, công ty và những cảm nghĩ của họ đối với các đồng nghiệp và ban
quản lý. Để ý đến hành vi không bình thường hoặc không nhất quán; điều này
phản ánh một số vấn đề còn che đậy bên dưới.
– Nếu được, tiếp tục nắm bắt các thông tin về những việc mà đối thủ hoặc người
khác đang làm.
2. Các công cụ hỗ trợ phân tích vấn đề
2.1. Các công cụ định tính
Dùng để lấy và cấu trúc các ý tưởng trong suốt chu trình
2.1.1. Lưu đồ dòng chảy (Flow chart), Lưu đồ luận lý (Logic Chart)
Một số ký hiệu được sử dụng trong lưu đồ:
Dòng chảy
Hướng di chuyển giữa những ký hiệu (điều
khiển) khác nhau.
Đầu cuối (bắt đầu/kết thúc)
Điểm bắt đầu hay kết thúc của lưu đồ

Quá trình/hành động


Minh họa sự hoạt động của bất kỳ 1 quá
trình.

Quyết định hay hỏi


Phân biệt giữa 2 trạng thái chọn lựa hệ quả
SAI (Không) là: dòng điều khiển sẽ đi theo đường này hay
đường kia. Chỉ có 2 trạng thai chọn lựa trong
ĐÚNG (Có)
1 hộp quyết định, Đúng (Có) và Sai
(Không).

Mục đích: Thể hiện tiến trình công việc bằng hình ảnh để kết nối các bước và
hướng đến việc đơn giản hóa quá trình. Ngoài ra nó còn giúp tiến trình rõ
ràng, dễ theo dõi và khuyến khích nhân viên làm việc nhóm, đạt được đồng
nhất ý kiến trong tập thể.
Ý nghĩa và lợi ích: Thường được áp dụng khi tập thể làm việc trong một quá
trình cải tiến, nó là điều kiện cần thiết nhất cho tất cả các thành viên của tổ
chức có sự hiểu biết như nhau trong quá trình. Sơ đồ tiến độ là một quá trình
cần thiết trong việc áp dụng ISO 9000.
Ưu điểm:
– Biểu diễn các chuỗi hoạt động bằng hình ảnh.
– Dễ hiểu và dễ theo dõi.
– Thích hợp khi phải thêm vào các hoạt động và đánh giá các điều kiện (so
sánh phần này với các bảng điều kiện).
– Có thể dùng để mô tả những chương trình cho những người lập trình.
Nhược điểm:
– Sử dụng nhiều lệnh RẼ NHÁNH → Quá trình sẽ có một logic rối.
– Rất khó và tốn nhiều thời gian để thay đổi một khi đã vẽ xong.
2.1.2. 5 WHYS
– Được phổ biến bởi Toyota vào những năm 1970.
– Giúp xác định nhanh nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
– Dễ học và áp dụng.
– Bắt đầu ở kết quả cuối cùng và đi ngược lên (tới Nguyên nhân gốc rễ), liên tục
hỏi “Tại Sao?”.
– Tại sao cần Phân tích Nguyên nhân gốc rễ?
– Giải quyết vấn đề trên cơ sở có cấu trúc.
– Đảm bảo vấn đề không trở lại sau khi đã giải quyết vấn đề.
– Đảm bảo thực hiện cải tiến bền vững.
2.1.3. Động não (Brainstorming)
a. Lịch sử
Chữ động não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney
Osborn năm 1939. Ông đã miêu tả động não như là “Một kỹ thuật hội ý bao
gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách
góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian
theo một nguyên tắc nhất định”. Kỹ thuật này tiếp tục được Charles
Hutchison Clark phát triển. Và Hilbert Meyer áp dụng kỹ thuật này trong lý
luận về phương pháp giảng dạy.
b. Đặc điểm và yêu cầu
Phương pháp có thể tiến hành bởi một hay nhiều người. Số lượng người tham
gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn
diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau.
Dụng cụ: Tốt nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc
rõ tình trạng của hoạt động động não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì
có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách
nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc động
não.
Định nghĩa vấn đề. Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng
phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong
bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn.
Tập trung vào vấn đề. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể
làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các
ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn
đề cần giải quyết. Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau
không phân biệt chi tiết lớn nhỏ.
Không đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm
trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến
hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi
động não.
Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng dóng góp và
phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không
giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên.
Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến
không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo.
c. Các dạng động não
Động não, hay động não công khai, là hình thức thông thường của động não,
các thành viên công khai phát biểu (bằng miệng) suy nghĩ giải quyết của
mình về vấn đề đã được đưa ra, cùng với sự tham khảo và phát triển những ý
tưởng của thành viên phát biểu trước đó.
Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết
thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên
tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết chung vào giấy, bảng,..., bằng các từ
khóa thành một bản đồ tư duy, hay một bài viết hoàn chỉnh về một chủ đề.
Động não không công khai là một hình thức của động não viết. Mỗi một
thành viên viết riêng ra giấy, nhưng chưa công khai, những ý đồ giải quyết
vấn đề theo cách riêng của mình, mà không có sự tham khảo ý kiến hay bị tác
động của người khác. Sau đó nhóm mới tập hợp các ý tưởng riêng đó và thảo
luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển các ý tưởng tốt.
2.1.4. Sơ đồ nhân quả (Cause & Effect diagram (Ishikawa, Xương cá (Fishbone)))
a. Khái niệm
Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân
có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại
Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu
đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác
nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả
còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.
b. Mục đích
Nguyên nhân gốc rễ là nguyên nhân có tác động/ảnh hưởng lớn đến vấn đề,
có thể can thiệp được (giảm bớt hoặc giải quyết) với nguồn lực sẵn có hoặc
huy động được.
→ Khi giải quyết được nguyên nhân gốc rễ, vấn đề sẽ được cải thiện/thay
đổi.
Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề, từ đó
thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được
dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá
trình sản xuất.
Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây
nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó,
như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh
mối quan hệ một cách có hệ thống.
c. Các dạng sơ đồ xương cá
4Ms: Man (Con người), Machine (Máy móc), Material (Nguyên vật liệu), và
Method (Phương pháp)
6Ms: Man (Con người), Machine (Máy móc), Material (Nguyên vật liệu),
Method (Phương pháp), Measurement (Đo lường) và Mother nature (Môi
trường tự nhiên)
5M1E: Man (Con người), Machine (Máy móc), Material (Nguyên vật liệu),
Method (Phương pháp), Measurement (Đo lường) và Environment (Môi
trường)
8Ps: Price (Giá), Promotion (Chiêu thị), People (Con người), Process (Quy
trình), Place (Phân phối), Policies (Chính sách), Physical environment (Môi
trường), và Product (Sản phẩm hoặc dịch vụ).
4Ss: Surroundings (Môi trường xung quanh), Suppliers (Nhà cung cấp),
Systems (Hệ thống) và Skills (Kỹ năng).
d.Các bước vẽ sơ đồ xương cá
– Vẽ mô hình khung xương cá.
– Viết tên vấn đề vào đầu cá.
– Động não tất cả các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề.
– Nhóm các nguyên nhân có một đặc điểm nào đó giống nhau trên cùng nhánh
xương lớn (Có thể thêm các nguyên nhân nhỏ trên các xương con).
– Xác định khả năng can thiệp của nhóm đối với mỗi nguyên nhân & Phân tích
& Tìm nguyên nhân gốc rễ bằng cách hỏi tại sao (5 WHY).
– Xác minh các nguyên nhân gốc rễ bằng số liệu.
– Biểu quyết chọn nguyên nhân ưu tiên để cải thiện.
2.2. Các công cụ định lượng
Dùng để thu thập và phân tích các dữ liệu bằng số trong suốt chu trình
2.2.1. Phiếu kiểm soát (Checksheets)
a. Khái niệm
Bảng kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của các
hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi xu hướng hoặc
hình mẫu một cách khách quan. Đây là một dạng lưu trữ đơn giản một số
phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của sự
kiện.
b. Mục đích
Được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu được là đầu vào cho các
công cụ phân tích dữ liệu khác. Bảng kiểm tra thường được sử dụng để:
– Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất.
– Kiểm tra các dạng khuyết tật.
– Kiểm tra vị trí các khuyết tật.
– Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm.
– Kiểm tra xác nhận công việc.
c. Các bước thực hiện
– Xác định sự kiện hoặc vấn đề sẽ được quan sát.
– Xác định người thu thập dữ liệu.
– Xác định khi nào dữ liệu sẽ được thu thập và thu thập trong bao lâu.
– Thiết kế mẫu. Thiết lập dữ liệu để dữ liệu có thể được ghi lại đơn giản bằng
cách sử dụng dấu kiểm.
– Kiểm tra lại check sheet sau thời gian chạy thử để đảm bảo nó thu thập dữ
liệu phù hợp và dễ sử dụng.
– Theo dõi khi sự kiện mục tiêu xảy ra, ghi lại dữ liệu vào check sheet.
– Đánh giá lại check sheet.
2.2.2. Biểu đồ Pareto
a. Khái niệm
Biểu đồ Pareto là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các nguyên
nhân/nhân tố ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản
phẩm. Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên
nhân cần phải tập trung xử lý.
Biểu đồ Pareto xoay quanh định luật 80/20, có thể được phát biểu rằng, có
nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thực hiện và phải phân biệt được
“một vài nguyên nhân quan trọng” gây ra kết quả sản phẩm không thể chấp
nhận được với “nhiều nguyên nhân không quan trọng” khác.
b. Mục đích
Tách những nguyên nhân quan trọng nhất, nhận biết và xác định ưu tiên cho
các vấn đề quan trọng nhất.
Thường được sử dụng trước và sau cải tiến để so sánh kết quả đạt được, qua
đó đánh giá hiệu quả của giải pháp.
2.2.3. Lưu đồ kiểm soát (Control charts)
a. Khái niệm
Là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp
thống kê được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến động của các thông
số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi những thay đổi của quy
trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu đi lên
hoặc đi xuống của biểu đồ.
Lưu đồ kiểm soát bao gồm: một đường trung tâm, một đường giới hạn trên và
một đường giới hạn dưới.
– Nguyên nhân ngẫu nhiên: là nguyên nhân không thể xác định được.
– Nguyên nhân có thể xác định được:
 Trong đường giới hạn → kiểm soát được.
 Ngoài đường giới hạn → ngoài kiểm soát.
b. Mục đích
Sử dụng biểu đồ kiểm soát nhằm phát hiện những biến động của quá trình để
đảm bảo chắc chắn rằng:
– Quá trình bình thường hay không bình thường;
– Quá trình có kiểm soát được hay không kiểm soát được;
– Quá trình có được chấp nhận hay không được chấp nhận.
– Qua đó, chúng ta có thể xác định những nguyên nhân gây ra sự bất thường
để có những biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp
nhận được hoặc cải tiến đưa quá trình lên trạng thái mới tốt hơn.
Biểu đồ kiểm soát nhằm vào những mục đích cụ thể sau:
– Đảm bảo sự ổn định của quá trình. Một quá trình ổn định khi chỉ có những
nguyên nhân thông thường phổ biến gây ra.
– Cải tiến khả năng của quá trình thông qua thay đổi giá trị trung bình của
nó hoặc giảm bớt những biến động thông thường.
– Biểu đồ kiểm soát cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời
gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác định được
những nguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý
nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hoặc cải tiến đưa
quá trình vào trạng thái mới tốt hơn.
– Khi quá trình đang ổn định có thể dự báo nó sẽ còn tiếp tục ổn định trong
khoảng thời gian kế tiếp và có thể dùng biểu đồ này để kiểm soát sự biến
động của chất lượng. Trong trường hợp quá trình ổn định và dữ liệu rơi
vào vùng giới hạn kiểm soát thì không cần bất kỳ sự thay đổi nào. Nếu
muốn giảm biên độ biến động thì bắt buộc phải thay đổi quá trình.
2.2.4. Đồ thị tần số (Histograms)
a. Khái niệm
Biểu đồ phân bố mật độ là một dạng biểu đồ cột đơn giản. Nó tổng hợp các
điểm dữ liệu để thể hiện tần suất của sự việc.
b. Mục đích
Sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm/quá trình. Từ
đó đánh giá được năng lực của quá trình đó (Quá trình có đáp ứng được yêu
cầu sản xuất sản phẩm hay không?). Là biểu đồ cột thể hiện tần số xuất hiện
của vấn đề (thu thập qua phiếu kiểm tra).
2.2.5. Sơ đồ phân tán (Scatter diagrams)
a. Khái niệm
Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị
trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so
với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng
đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.
b. Mục đích
Mục đích của biểu đồ phân tán là để giải quyết các vấn đề và xác định điều
kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các
biến số của 2 nhân tố.
c. Các bước xây dựng biểu đồ phân tán
Bước 1: Thu thập dữ liệu theo từng cặp x và y, với 2 đặc tính giả định là có
quan hệ với nhau.
Bước 2: Xác định Xmax và Ymax để xác định tỷ lệ đơn vị trên 2 trục.
Bước 3: Vẽ biểu đồ.
Bước 4: Đọc biểu đồ.
3. Sử dụng sơ đồ nhân – quả nhằm tìm kiếm nguyên nhân ảnh hưởng đến
vấn đề “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa”.
Dựa trên số liệu thu thập được bảng khảo sát định hướng nghề nghiệp từ 101
người, nhóm tiến hành brainstorming, chuyển các dữ liệu thu thập được thành
các yếu tố hay nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh, sinh viên. Dưới đây là biểu đồ xương cá:
Hình. Biểu đồ xương cá xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên
Thông qua biểu đồ nhân quả, có thể thấy việc ra quyết định lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh, sinh viên dựa trên 4 nguyên nhân chủ yếu là phương pháp
tiếp cận thông tin, yếu tố cá nhân, yếu tố môi trường và cách đo lường sự phù
hợp.
Trong bốn nguyên nhân trên, yếu tố cá nhân đóng vai trò quan trọng nhất, bao
gồm:
– Năng lực, kiến thức chuyên môn của bản thân là có ảnh hưởng rõ nhất đến
định hướng nghề nghiệp của người học. Thực tế đã chứng minh rằng, năng
lực của bản thân ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai rất lớn. Do
vậy, khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp nào đó, người học cần biết mình
có năng khiếu gì và có phù hợp với ngành nghề hay không.
– Hiểu biết về đặc điểm, tính chất của các ngành nghề, công việc mà mình
muốn làm. Việc hiểu rõ về bản chất của các ngành nghề có thể tác động đến
tâm lý của các học sinh, sinh viên. Nắm bắt được yêu cầu của công việc và
năng lực của bản thân có thể giúp người học đưa ra được lựa chọn về ngành
nghề nào là phù hợp, và từ đó có thể quyết tâm theo đuổi học thay đổi lựa
chọn nghề khác.
– Sở thích, mong muốn của bản thân. Yếu tố này thường sẽ tác động đến
người học trong các giai đoạn lựa chọn ngành nghề và trường đại học mà
mình muốn theo đuổi, tuy nhiên, đây lại là yếu tố thường dễ bị thay đổi theo
thời gian.
– Kỳ vọng của bản thân về công việc sau này. Tương tự với yếu tố sở thích
của cá nhân, kỳ vọng của người học về các công việc sau này tuy có tác
động đến quyết định lựa chọn ngành nghề và trường học, nhưng cũng dễ
thay đổi theo từng thời đoạn.
– Khả năng về tài chính. Khả năng tài chính có thể tác động đến con đường
học thức và từ đó gây ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn công việc của
từng cá nhân. Nhiều trường hợp sẽ quyết định lựa chọn các công việc để
kiếm tiền, ổn định cuộc sống hay nhằm thỏa mãn ước mơ lí tưởng hoặc thể
hiện tài năng.
– Áp lực về cách xã hội nhìn nhận và đánh giá công việc mà mình mong
muốn. Trong quá trình khảo sát, nhóm nhận thấy một thành phần nhỏ các
sinh viên bị ảnh hưởng bởi cách nhìn nhận và đánh giá của xã hội về công
việc mà mình mong muốn. Nhiều trường hợp tuy rất thích công việc mà
mình đã chọn, nhưng luôn chịu áp lực rằng các công việc đó sẽ không được
xã hội đánh giá cao, từ đó có xu hướng cân nhắc các công việc mà họ cho
rằng sẽ được xã hội chấp thuận và công nhận.
Yếu tố môi trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định về công việc
và nghề nghiệp của từng cá nhân, một số tác động chính như:
– Áp lực từ phía bạn bè, xã hội xung quanh nơi người học cư trú có thể gây
ảnh hưởng đến quyết định về nghề nghiệp tương la, do các bạn thường chơi
thành nhóm dựa trên sự đồng điệu về lứa tuổi, sở thích, quan điểm. Do đó,
nhiều người học có xu hướng chọn ngành nghề giống với bạn thân của mình
hoặc nghe theo lời khuyên của bạn bè và xã hội.
– Nhà trường đóng một vai trò không nhỏ đối với sự lựa chọn hướng đi tương
lai của mỗi người, đặc biệt đối với giai đoạn học sinh THPT. Trong đó, giáo
viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, hướng nghiệp
phù hợp với năng lực và sở thích của người học, mức độ thường xuyên của
các hoạt động hướng nghiệp cũng như sự đa dạng của các hình thức hướng
nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng định hướng nghề nghiệp cho
các bạn học sinh phổ thông.
– Trong việc lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho bản thân, học sinh phổ
thông thường bị tác động mạnh từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Sự ảnh
hưởng này thường thể hiện ở những khía cạnh sau: Cha mẹ càng quan tâm
đến con cái càng có xu hướng can thiệp vào sự lựa chọn nghề nghiệp của
con cái. Trình độ của cha mẹ càng cao thì mức độ quan tâm và tác động đến
định hướng nghề của con càng mạnh, nghề nghiệp của bố mẹ cũng tác động
đến sự lựa chọn nghề của con cái…
– Xu hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước có ảnh hưởng không
nhỏ đến định hướng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong
những yếu tố tất yếu góp phần tạo ra sự phân luồng trong định hướng nghề
nghiệp cho người học. Giới trẻ càng ngày càng quan tâm hơn đến sự phát
triển KT-XH của địa phương, đất nước và thường có xu hướng lựa chọn
những ngành nghề đang có sức nóng với nhiều cơ hội công việc và sự hứa
hẹn cao về lương, thưởng. Đây là một thực tế tất yếu dẫn đến việc, có
những ngành thu hút được rất nhiều nguồn nhân lực, trong khi có những
ngành không được giới trẻ quan tâm tìm hiểu.
Ngoài ra, việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp của người học còn chịu nhiều
ảnh hưởng của phương pháp tiếp cận thông tin mà cá nhân có được như:
– Tra cứu thông tin trên các báo, tạp chí có chuyên đề về tư vấn nghề nghiệp,
tuyển sinh.
– Sử dụng các trình duyệt tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Internet Explorer,
Safari, ... để tìm công cụ, thông tin hỗ trợ định hướng nghề nghiệp.
– Đọc thông tin và hỏi bạn bè trên mạng xã hội.
– Vô tình nhìn thấy thông tin ngoài đường rồi tiến hành tra cứu thêm.
– Cập nhật thông tin định hướng nghề nghiệp tại các buổi hội thảo, chuyên đề
do các doanh nghiệp, báo đài phối hợp tổ chức.
– Nhận thông tin hướng nghiệp tại trường học địa phương nơi đang theo học.
Tuy không ảnh hướng lớn, nhưng các bài kiểm tra trắc nghiệm tâm lý hay các
chương trình tư vấn, hướng nghiệp vẫn được ghi nhận là có tác động đến quyết
định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tran, V.T.N. (2017).Chương 4: Phân tích vấn đề. Giáo trình Giải quyết vấn đề
quản lý. Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
(November, 2007). Kỹ năng ra quyết định trong quản trị. Tiểu luận môn quản
trị học. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhung, N.T.K. & Vinh, L.T.T. (June, 2018). Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học Phổ thông tại Nghệ An.
Tạp chí Giáo dục số 431. Retrieved from:
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/download/?
download=1&catid=333&id=5911

You might also like