You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA TÂM LÝ HỌC
HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC SÁNG TẠO
------

ĐỀ TÀI:

LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ


NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG
GIẢNG DẠY

Giảng viên hướng dẫn: Võ Minh Thành


Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thanh Thanh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021


LỜI CẢM ƠN

Tư duy là một quá trình vận động của não, là đỉnh cao của suy nghĩ, nhận thức,
phản ánh các thuộc tính, bản chất, tìm ra các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của
sự vật hiện tượng. Tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp ta tác
động làm thay đổi, cải tạo thế giới, chinh phục thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho
con người.

Có nhiều phương pháp tư duy. Vậy đâu là phương pháp tư duy hiệu quả? Trong
phạm vi đề tài này, em xin trình bày về phương pháp tư duy lật ngược vấn đề và ứng
dung

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, thầy đã
giảng dạy, cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích từ môn Phương pháp luận sáng tạo
khoa học, đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em
trong thời gian em thực hiện đề tài này.
A. Nội dung thủ thuật “Lật ngược vấn đề”:
LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ (PROBLEM REVERSAL)
1. Khái niệm:
- Problem reversal (lật ngược tình huống/vấn đề): là cách suy
nghĩ/cách thức suy luận ngược lại/ trái chiều về những điều
và quan điểm phổ biến và có vẻ như đã trở thành kết luận.
Đôi khi, có những việc mà chúng ta có nghĩ thể nào cũng
không thông, nhưng khi đổi góc độ, phương thức đi tư duy,
lại thường ra được vấn đề, thu hoạch được những bất ngờ
ngoài ý muốn. Việc lật ngược vấn đề cung cấp cho bạn một
góc nhìn khác bằng cách buộc bạn suy nghĩ thấu đáo những
rào cản tiềm ẩn có thể kìm hãm sự tiến bộ của bạn.

- Nguyên tắc: dựa trên việc xem xét mặt trái của vấn đề (mặt
trái của hiện thực khách quan) nhằm mục đích tăng tính bao
quát, toàn diện, đầy đủ và tránh rủi ro.

2. Phương pháp:
 Phá vỡ những nguyên tắc
- Làm điều mọi người không làm: Cố tìm ra cái gọi là “không
thể” và thấy được cái mọi người “không làm”.
- Suy nghĩ về những gì ta sẽ làm nếu một phần hay toàn bộ
của vấn đề, sản phẩm, quy trình ... được thực hiện một cách
ngược lại hoặc theo thứ tự khác.
- Đảo ngược các định luật của tự nhiên như là trọng lực, thời
gian, các chức năng con người.
- Đảo ngược các thủ tục thông thường, các lề lối, quy ước xã
hội hay các trình tự các lễ nghi.
- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên
ngoài) thành đứng yên hoặc ngược lại phần đứng yên thành
chuyển động.
- Đổi ngược chức năng nguyên thuỷ của chủ thể (Ví dụ:
Chiếc xe đạp thể dục).
- Đảo ngược sự hài hoà về thị giác và cảm thụ (Ví dụ: ảo
giác).
- Đảo ngược màu sắc, đặc tính.
- Đổi chiều hướng hay đổi vị trí của cái nhìn (Ví dụ: Chiếc xe
đậu ở vị trí nào trong video).
- Đảo ngược mong muốn (Nếu bạn muốn tăng chất lượng dạy
học, hãy nghĩ về việc giảm chất lượng thì bạn sẽ phải làm gì).
- Xem xét giải bài toán theo cách ngược lại.
 Đặt ra một số câu hỏi (đặc biệt là câu hỏi Nếu …
thì…)
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ
thống?
- Có cấu trúc bố cục, trình tự nào khác có thể sử dụng được
không?
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện?
- Tác động bên trên thay vì bên dưới?
 Dám dấn thân - làm điều mọi người không làm:
- Việc đi ngược lại với thông thường, lần đầu tiên thử nghiệm
khiến bạn lo sợ và cảm thấy mức độ rủi ro cao. Nhưng bạn
nên nhớ rằng, có những cái ngược sẽ tạo nên những cái mới
mẻ và độc đáo.
Đừng tự ti rằng: Tại sao tôi không nghĩ giống họ?
Hãy tự hỏi rằng: Tại sao tôi phải nghĩ giống họ?
 Thay đổi phướng hướng hay góc nhìn của vấn đề:
Không bó buộc bản thân vào việc xem xét suy nghĩ một góc
nhìn, nhìn vấn đề một cách đa chiều.

3. Các bước thực hiện:


- Cách tiếp cận sáng tạo này là đặt câu hỏi, “Người khác sẽ
làm gì trong tình huống của chúng ta?” Sau đó hãy tưởng
tượng làm ngược lại. Nó có hiệu quả không? Tại sao có hoặc
tại sao không? Cách tiếp cận “thông thường” có thực sự hiệu
quả, hay còn có những lựa chọn tốt hơn? Nếu điều ngược lại
đúng thì sao? Nếu tôi tập trung vào một khía cạnh khác của
vấn đề này thì sao? Thay vì hỏi thực hiện điều đó như thế
nào, hãy thắc mắc làm thế nào để không thực điều đó.
 Các bước chính để sử dụng kỹ thuật đảo ngược là:
 Xác định rõ thách thức hoặc vấn đề. Viết ngược lại, thay
đổi một câu nói tích cực thành một câu tiêu cực hoặc bằng
cách đưa ra một vấn đề tiêu cực thành một kết quả tích
cực.
 Động não xem vấn đề hoặc thách thức không phải là gì.
Đặt câu hỏi điều gì có thể gây ra thách thức hoặc vấn đề và
điều gì có thể đạt được từ những điều ngược lại.
 Xem lại thông tin mới và xác định xem có bổ sung quan
điểm hay không. Có những ý tưởng mới để giải quyết vấn
đề hoặc thách thức bị đảo ngược không?
 Lật kết quả! Đánh giá các giải pháp và xác định xem liệu
góc nhìn được thêm vào có mang lại câu trả lời cho vấn đề
hoặc thách thức ban đầu hay không.

4. Lợi ích:
• Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán
thuận) người giải nên xem xét thêm khả năng giải bài toán
ngược và khả năng đem lại lợi tích của lời giải bài toán ngược
trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dung nó
• Hiện thực khách quan gồm các mặt đối lập. Trong một số
hoàn cảnh nhất định, xét theo mối quan hệ đối với mình, con
người chỉ sử dụng một mặt đối lập vì nó đem lại ích lợi, lâu
dần, hình thành tính ì tâm lý, không cho phép người ta thấy
và sử dụng mặt đối lập kia cũng có ích lợi của nó.
• Bạn có thể học được nhiều điều từ việc xác định những thứ
không có tác dụng khi bạn có thể nhận biết được những gì
mang lại hiệu quả
• Lường trước được những tình huống (tốt/xấu) có thể xảy
ra, loại bỏ những rào cản và chướng ngại này có thể giúp nảy
ra các ý tưởng sáng tạo nhanh hơn.
• Chỉ ra những sai lầm và chướng ngại khó có thể nhận thấy
lúc ban đầu
• Việc xem xét khả năng lật ngược vấn đề, trên thực tế, là
xem xét “nửa kia” của hiện thực khách quan nhằm mục đích
tăng tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và khắc phục tính ỳ tâm
lý.
• Làm ngược lại có thể cho đối tượng có thêm những chức
năng, tính chất, khả năng mới.

5. Ví dụ:
- Chữa cơm sống bằng cách lật ngược nồi trên bếp lửa hoặc
gắp than đổ để trên nắp vung nồi.
- Loại băng chuyền chạy về một phía, người trên đó chạy về
phía ngược lại dùng để tập chạy trong nhà.
- Nhiều công việc, để chuyển từ thủ công sang cơ khí hoá,
người ta làm ngược lại. Ví dụ: nếu cưa gỗ bằng tay thì gỗ
đứng yên nhưng khi cưa bằng máy thì gỗ chuyển động, tương
tự như vậy đối với các máy cắt, máy mài.
- Trong việc đun nấu, thông thường người ta cung cấp nhiệt
từ bên ngoài vào, nhưng như ấm đun nước người ta cung cấp
nhiệt từ trong ra thông qua các sục, may so, ruột gà, que đun
nước, ….

6. Vận dụng:
 Tư duy nghịch đảo có thể đặc biệt hữu dụng trong công
việc. Các nhà lãnh đạo có thể tự hỏi bản thân: "Mọi người
sẽ làm gì mỗi ngày nếu mình là một người quản lý khủng
khiếp?" Các nhà lãnh đạo giỏi có thể dễ dàng tránh được
những điều đó.

 Đây là công cụ tốt giúp cho bạn nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn muốn nâng cao chất lượng
giải đáp cho đội ngũ nhân viên trung tâm dịch vụ chăm sóc
khách hàng, bạn có thể áp dụng phương pháp Reversal với
câu hỏi đại loại như: “Làm thế nào để giảm sự hài lòng từ
phía khách hàng?”. Sau khi xem xét câu hỏi này, bạn có
thể đưa ra 1 số phương án như sau:

- Không trả lời điện thoại khi khách hàng gọi đến
- Không gọi điện phúc đáp.
- Để nhân viên không có chút kiến thức nào về các sản phẩm
trực điện thoại.
- Xây dựng 1 đội ngũ nhân viên không lịch sự.
- Đưa lời khuyên sai
- Không ghi nhận thắc mắc hay phê bình của khách hàng.

Sau khi đi ngược lại vấn đề với 1 mớ các phương án tồi tệ,
bạn hãy áp dụng vào tình hình thực tế của trung tâm, lật lại
vấn đề và cải thiện chúng. Hãy chắc chắn hầu hết các nhân
viên của bạn đều có thể tiếp quản công việc trực điện thoại
một cách hiệu quả và hoà nhã. Bạn có thể lập ra các chương
trình huấn luyện hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên, giúp họ đưa ra
những lời khuyên chính xác và hiệu quả.
Và khi bộ phận tiếp thị muốn thu hút thêm khách hàng, họ
có thể thử hỏi "Điều gì sẽ làm khách hành chính của chúng
tôi rời bỏ công ty?" Một quan điểm, góc nhìn khác có thể
đem đến những nhận thức khác mang tính đột phá.

 Vận dụng trong dạy học: Lớp học đảo ngược:

LỚP HỌC TRUYỀN LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC


THỐNG

Giáo viên giữ vai trò trọng Học sinh làm trung tâm
tâm

Giáo viên chuẩn bị giáo án Giáo viên làm video bài giảng,
lên lớp chia sẻ bài giảng, tài liệu,
sách, video, trang web... cho
người học nghiên cứu tại nhà

Học sinh nghe giảng và ghi Học sinh nghe giảng tại nhà
chép bài trên lớp qua video, chuẩn bị bài thuyết
trình hoặc dự án

Học sinh được giao bài tập Học sinh lên lớp để thực hành
về nhà để luyện tập và thảo luận với giáo viên và
bạn cùng lớp

=> Việc áp dụng thủ thuật lật ngược vấn đề trong mô hình
lớp học đảo ngược đã giúp người học chủ động học tập, phát
triển tư duy, nâng cao năng lực phát hiện - giải quyết vấn đề
và rèn luyện các kỹ năng cho người học (kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin, thuyết trình, đọc, nghiên cứu tài liệu...)
Với giáo viên: Tăng thời gian giao tiếp, làm việc với người
học (không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học). - Hệ thống
bài giảng, học liệu dùng cho giảng dạy được sử dụng, khai
thác khoa học, hiệu quả hơn, có thể sử dụng học liệu dùng
chung, học liệu mở cho các môn học

 Vận dụng trong dạy học môn Toán:


+ Đặt vấn đề: “trong tam giác vuông bình phương cạnh huyền
bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông”
+ Lật ngược vấn đề: “Nếu một tam giác có bình phương một
cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam
giác đó có là tam giác vuông không?”

You might also like