You are on page 1of 5

Những nghiên cứu về Tâm lí học sáng tạo cũng cho rằng việc tìm ra ý tưởng giải

quyết và con đường thực thi ý tưởng giải quyết thường gặp khó khăn. Điều giản đơn ở
đây là vấn đề mà con người cần giải quyết một cách sáng tạo bị "chặn" lại bởi phương
cách giải quyết. Các phương cách giải quyết đôi lúc không thể tìm được trong kho tàng
kinh nghiệm có được của trí nhớ. Lúc bấy giờ quá trình sáng tạo có thể ngừng lại và hoạt
động sáng tạo có thể bị đình trệ nếu không có biện pháp độc đáo. Cơ chế sáng tạo theo
hướng logic sẽ không đạt được kết quả nhưng trong sự khó khăn ấy,những ý tưởng khả
thi đột nhiên lại loé sáng một cách bất ngờ. Điều kiện đầu tiên để sáng tạo là đừng chấp
nhận những cách giải quyết lối mòn cho một vấn đề, đừng chấp nhận những ý tưởng mà
ai cũng nghĩ ra được. Hãy luôn đặt ra cho mình một sự đòi hỏi là hãy tìm tòi điều gì đó
mới hơn, lạ hơn, “độc” hơn.
Một số ví dụ
Một cô công chúa yêu một anh chàng cóc, một em bé thiếu nhi trở thành kỵ sĩ và
cứu cả đất nước hay vị “thầy hắc ám” trong Harry Porter đến cuối truyện lại có lòng tốt
đến không ngờ… tất cả những điều tương phản hay trái ngược so với suy nghĩ thông
thường đều tạo nên những bất ngời thú vị.

Tư duy đảo ngược là gì?


suy nghĩ gọi là tư duy đảo ngược (inversion) mà trong đó, bạn xem xét điều
ngược lại những thứ bạn mong muốn. Tư duy nghịch đảo là một cách thức suy luận
mang lại hiệu quả mạnh mẽ bởi vì nó chỉ ra những sai lầm và chướng ngại mà bạn khó
có thể nhận thấy ngay từ lúc ban đầu. Nếu điều ngược lại đúng thì sao? Nếu tôi tập
trung vào một khía cạnh khác của vấn đề này thì sao? Thay vì đặt câu hỏi là ta phải thực
hiện điều đó như thế nào thì ta hãy thắc mắc làm thế nào để không thực hiện được điều
đó. Đôi khi một vấn đề sẽ không được giải quyết một cách dễ dàng và thoải mái nếu như
ta cứ đi theo một trình tự rập khuôn hay một hệ thống lối mòn định sẵn. Lúc ấy hoạt
động sáng tạo đang bị đẩy vào thế "phá sản" nên hãy làm phá cách, hãy làm ngược lại
để có thể đẩy vấn đề đi đến chỗ lộ diện.
Thủ thuật này giúp con người sáng tạo rất nhiều, đặc biệt là trong trường hợp
con người muốn xử lí hay truy tìm bằng chứng, phán quyết kết luận hay giải quyết tình
huống.
Suy nghĩ về những gì ta có thể làm nếu một phần hay toàn bộ của vấn đề, sản
phẩm, quy trình,… được thực hiện một cách ngược lại hoặc theo thứ tự khác. Đổi ngược
các quy luật của tự nhiên như trọng lực, thời gian. Đảo ngược các thủ tục thông thường,
các lề lối, quy ước xã hội hay trình tự các lễ nghi. Làm phần chuyển động của đối tượng
(hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên hay ngược lại đứng yên thành chuyển động.
Sự đảo ngược buộc chúng ta cân nhắc nhiều khía cạnh của một vấn đề thường bị
ẩn đi từ lúc đầu. Sẽ thế nào nếu điều ngược lại đúng? Sẽ thế nào nếu tôi tập trung chú ý
vào khía cạnh khác của vấn đề này? Thay vì hỏi cách làm thứ gì đó thì hãy hỏi cách để
không làm nó.
Giống như tác giả Josh Kaufman từng viết: “Bằng cách nghiên cứu về điều trái
ngược với điều bạn muốn, bạn có thể nhận ra những yếu tố quan trọng mà không rõ
ràng một cách trực tiếp”.
Bạn có thể học hỏi được nhiều điều từ việc nhận dạng điều gì không hiệu quả khi
bạn có thể phát hiện ra điều gì hiệu quả. Những sai lầm, sai sót và rắc rối bạn muốn
tránh là gì? Đảo ngược không phải là việc tìm kiếm những lời khuyên tốt mà đúng hơn là
về việc tìm kiếm những quan điểm chống đối. Chúng sẽ dạy cho bạn điều gì cần tránh và
chỉ cho bạn điều gì mà bạn bỏ lỡ.
Tuy nhiên, với một cái nhìn thoáng hơn thì phương pháp đảo lộn vấn đề có rất
nhiều cách áp dụng chớ không chỉ gói gọn trong vài thứ đã học.
 Đảo lộn hay phủ định toàn bộ vấn đề.
 Đảo lộn hay phủ định một phần vấn đề.
 Đảo lộn hay phủ định chức năng.
 Đảo lộn hay phủ định hình dáng hay không gian (từ trên xuống, từ trong ra,
…).
 Đảo lộn hay phủ định màu sắc hay đặc tính.
 Đảo lộn hay phủ định thứ tư hay thời gian.
 Đảo lộn hay phủ định về số hay chất lượng.
 Phản ví dụ.
Sự đảo ngược là kỹ năng cần thiết để dẫn tới một cuộc sống lý trí và logic. Nó cho
phép bạn bước ra ngoài những khuôn mẫu thông thường của suy nghĩ và xem xét hoàn
cảnh ở một góc độ khác. Bất kể vấn đề bạn đang đối mặt là gì, cũng hãy luôn xem xét nó
cả ở khía cạnh ngược lại
Áp dụng vào các việc trong cuộc sống
Áp dụng tư duy đảo ngược vào trong việc giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên khi đã phân tích xong về một định lý, một
phát biểu, một bài học, thay vì chỉ dừng lại ở việc chứng minh định lý, theo lối tư duy
thuận thì để kích thích tư duy sáng tạo, phản biện của học sinh thì kỹ năng lật ngược vấn
đề là một kỹ năng cần thiết và có nhiều ứng dụng thực tiễn. Thay vì hành động như yêu
cầu bài toán, hãy suy nghi nếu nội dung bài toán được cho ngược lại thì việc xử lý tình
huống lúc đó là như thế nào.
Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán thuận), giáo viên nên xem
xét thêm khả năng giải bài toán ngược và khả năng đem lại lợi tích của lời giải bài toán
ngược trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dụng nó.
Ví dụ trong toán học, định lý Pitago được phát biểu như sau “bình phương cạnh
huyền (cạnh đối diện với góc vuông) bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại”. Vậy
nếu ngược lại “Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng các bình phương
của hai cạnh còn lại thì tam giác đó có là tam giác vuông không?” Và thế là định lý đảo
của định lý Pitago được ra đời giúp học sinh hiểu rõ hơn về tam giác vuông và chứng
minh một tam giác nào đó là tam giác vuông.
Càng nhiều câu hỏi sau khi lật ngược vấn đề lại thì học sinh căng đưa ra được
nhiều phương án để giải quyết sau khi có từ dữ kiện cho trước của 1 bài toán. Điều đó
kích thích tư suy sáng tạo và lối suy luận được mở rộng. Nó không còn bị bó hẹp lại ở
một kiến thức có sẵn nữa mà thay vào đó là từ một vấn đề cho trước có thể suy ra được
nhiều vấn đề khác liên quan và việc giải toán trở nên logic và đơn giản hơn nhiều.
Áp dụng tư duy đảo ngược trong lĩnh vưc khoa học.
Nhờ vào việc đổi ngược các định luật tự nhiên như trọng lực, thời gian, chức
năng và ứng dụng các nguyên lý trong hóa học để sáng tạo ra sáng phẩm mới phục vụ
nhu cầu và đời sống con người.
Như chúng ta đã biết thì nước bao giờ cũng chuyển dịch từ nơi có nồng độ muối/
khoáng thấp. Đến nơi có nồng độ muối/khoáng cao hơn. Quá trình diễn ra cho đến khi
nồng độ muối khoáng từ 2 nơi này cân bằng.
Vậy vấn đề được đặt ta nếu áp dụng tư duy lật ngược vấn đề, nếu có một quy
trình ngược lại của thẩm thấu thì điều gì sẽ xảy ra và chúng ta sẽ sáng tạo được gì từ
việc đảo ngược quy trình tự nhiên như vậy?
Đầu tiên muốn làm ngược lại quá trình trên cần phải tìm ra giải pháp hổ trợ để có
thể xảy ra thẩm thấu ngược. Rồi sau đó xem xét lợi ích và ứng dụng thực tiễn của việc
đảo ngược mang lại. Để làm điều ngược lại (thẩm thấu ngược), người ta dùng một áp
lực đủ để đẩy ngược nước từ nơi có hàm lượng muối/ khoáng cao “thấm” qua một loại
màng đặc biệt để đến nơi không có hoặc có ít muối/ khoáng hơn. Nhờ lực hấp dẫn của
trái đất để tạo ra sự thẩm thấu của các phân tử nước qua các mao mạch của lõi lọc. Và
màng lọc đó được gọi là màng lọc RO - được viết tắt từ hai chữ Reverse Osmosis (thẩm
thấu ngược). Dựa vào nguyên lý của màng lọc này là màng lọc R.O Filmtec hoạt động
theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường
Và nhờ vào cơ chế ngược của quá trình thẩm thấu trên mà công nghệ lọc ngước ra
đời và có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn, trong đó phải kể đến các ứng dụng sau:
 Máy lọc nước để sản xuất nước tinh khiết
 Tái sử dụng (lọc lại) nước tiểu của các nhà du hành vũ trụ thành nước uống trên
các trạm vũ trụ
 Chạy thận nhân tạo
 Lọc nước biển mặn thành nước ngọt
Áp dụng tư duy đảo ngược trong các công việc trong cuộc sống.
1. Nhiều công việc, để chuyển từ thủ công sang cơ khí hoá, người ta làm ngược
lại. Ví dụ: nếu cưa gỗ bằng tay thì gỗ đứng yên nhưng khi cưa bằng máy thì gỗ
chuyển động, tương tự như vậy đối với các máy cắt, máy mài.
2. Nhà sáng chế N.P.Koval (Nga) xây dựng cột đèn chiếu sáng có độ cao 70m với
giàn đèn công suất 200KW. Đèn có thể chiếu sáng diện tích 70 héc ta, thích
hợp với công viên, trang trại, bến cảng, sân bay,…. Để bảo trì, sửa chữa, thay
bóng đèn thuận lợi, thay vì người thợ phải trèo lên tận giàn đèn, ông làm hệ
thống dây cáp cho phép hạ nguyên cả giá đỡ giàn đèn xuống mặt đất. Điều này
còn mang lại lợi ích: đảm bảo sự an toàn cho thợ sửa đèn, bảo vệ được đèn và
cột đèn khi có gió lớn.
3. Cách xử lý công việc của tập đoàn lớn như Microsoft
Tại tập đoàn Microsoft, nhân viên được phục vụ cả bữa trưa lẫn bữa tối. Tuy
nhiên, số lượng người ăn trưa luôn đông hơn tối, bởi lẽ không phải ai cũng
phải làm việc ngoài giờ. Do đó, nhà cung cấp bữa trưa sẽ có lợi hơn.
Tuy nhiên, nhân viên Microsoft phàn nàn rằng chất lượng bữa trưa ở đây rất
tệ.
Nhiều người yêu cầu nhà bếp đổi công thức nấu ăn, thay đầu bếp thường
xuyên,... nhưng Microsoft cho rằng chúng không phải là giải pháp hiệu quả.
Thay vào đó, tập đoàn này đã lựa chọn 2 nhà cung cấp khác nhau cho bữa trưa
và bữa tối. Cứ 3 tháng/lần, họ sẽ khảo sát xem nhân viên thích bữa trưa hay
bữa tối hơn. Nếu câu trả lời là "bữa tối" nhiều hơn, tập đoàn sẽ đổi nhà cung
cấp bữa tối lên bữa trưa.
Kể từ ngày đó, các nhà cung cấp đều cố gắng cải thiện để đáp ứng khẩu vị nhân
viên. Sự hài lòng của nhân viên cũng tăng lên rất nhiều.
Khi gặp phải vấn đề này, người bình thường sẽ nhắc nhở hoặc đổi hẳn nhà
cung cấp. Tuy nhiên, những bộ óc hàng đầu ở Microsoft lại tư duy khác hẳn: Họ
tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa 2 nhà cung cấp bữa trưa và bữa tối, để họ giám
sát lẫn nhau. Nhờ đó, dịch vụ cũng trở nên tốt hơn nhiều.

Reference
- Ths Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Ts Huỳnh Văn Sơn, “Các phương pháp đi tìm ý tưởng sáng
tạo”.
- https://ybox.vn/ky-nang/du-an-tomo-tu-duy-dao-nguoc-ky-nang-suy-luan-can-thiet-ma-
chua-ai-day-ban-mai-thi-phuong-xuan-canqjijatp
- https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/H%C3%A0nh_Trang_Khoa_H%E1%BB%8Dc/
%C4%90%E1%BA%A3o_l%E1%BB%99n_v%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%81
- https://cafef.vn/ne-phuc-truoc-microsoft-giai-quyet-chuyen-an-trua-cho-nhan-vien-
muon-song-mot-cuoc-doi-khac-biet-thu-dau-tien-phai-thay-doi-la-tu-duy-
20190924175053925.chn
-

You might also like