You are on page 1of 39

Giáo trình

Be My Mentee
AP Project 2018
(Chỉ lưu hành nội bộ)

Được sưu tầm và biên soạn bởi:


Phương Nguyễn và Ngân Vũ

Mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ:


Phương Nguyễn(nguyen.phuong@auw.edu.bd​)
Ngân Vũ (​vu.ngan@auw.edu.bd)​
AP Project (​ap.project98@gmail.com)​

1
MỤC LỤC

Nội dung Trang

1. Lời giới thiệu và các lưu ý 3


2. Niềm tin 4
3. Tìm động lực cho bản thân 5
4. Phương pháp đặt mục tiêu 6
5. Rèn luyện tư duy phản biện 9
6. Kỹ năng giao tiếp 13
7. Quản lý tiền bạc 14
8. Kỹ năng làm việc nhóm 15
9. Điều khiển cảm xúc 17
10. Kỹ năng giải quyết vấn đề 18
11. Phương pháp đặt mục tiêu 20
12. Quản lý thời gian 24
13. Thiết lập thói quen 28
14. Tư duy của người thành công 32

2
Lưu ý: Các chủ đề là có liên quan với nhau và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nhằm giúp
mentor-mentee đi theo đúng định hướng ban đầu của dự án. ​Tuy nhiên, mentor có thể linh động
thay đổi các chủ đề (thay đổi thứ tự, thêm hoặc bớt) tùy theo kinh nghiệm của bản thân, trình
độ thấu hiểu và mức độ cần thiết của chủ đề đối với mentee nhằm giúp mentee nắm bắt được
tối đa các trọng điểm của chủ đề.

Mở đầu
Mentor có thể bắt đầu với những câu hỏi mang tính định hướng:
1. Tại sao em muốn tham gia chương trình này? Em muốn đạt được điều gì qua chương
trình?
2. Em thấy hiện tại kỹ năng nào là cần thiết nhất cho bản thân em?
3. Em muốn anh/chị chia sẻ hoặc hướng dẫn em những điều gì khác ngoài những kỹ năng?
Và bằng cách như thế nào em muốn anh/chị muốn hướng dẫn/chia sẻ với em?
Giới thiệu sơ lược các kỹ năng cần thiết cho mentee. ​Tùy thuộc vào đối tượng mentee, mentor
có thể linh động điều chỉnh. Tuy nhiên, dự án gợi ý các kỹ năng như chủ đề trong “giáo
trình” này.

Nguồn ảnh: 21st Century Knowledge and Skills. Xem thêm về 21st Century Knowledge and Skills
Initiatives in P-12 Schools and Educator Preparation xem tại: https://bit.ly/1GRLxtx

3
Chủ đề 1: Niềm tin
1. Khả năng vô hạn của não bộ:
Về cấu tạo của não:
Khoo, Adam. Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế - Chương 5: BẠN SỞ HỮU BỘ NÃO CỦA MỘT
THIÊN TÀI, ​Nhà xuất bản Phụ Nữ, https://bit.ly/2kFjDh

Mục đích của việc giới thiệu cấu trúc và khả năng của não bộ: thay đổi suy nghĩ mentee về khả
năng của bản thân.

2. Sức mạnh của niềm tin

Câu chuyện tham khảo: niềm tin của Roger Bannister


Trong hàng ngàn năm đã có một niềm tin sai lầm là con người không thể chạy hết 1 dặm (gần 1,6
km) trong vòng ít hơn 4 phút. Bởi có một số người đã thử đều thất bại và một số nhà khoa học
càng củng cố thêm niềm tin này bằng việc đưa ra những nghiên cứu rằng cơ thể con người không
đủ thể chất để chạy 1 dặm ít hơn 4 phút. Vào năm 1954, một người đàn ông rất bình thường có
tên Roger Bannister đã phủ nhận định kiến này và ông tin rằng mình làm được việc này. Sau khi
trải qua nhiều cuộc rèn luyện về thể chất và tinh thần, ông đã chiến thắng được “cuộc chiến”
tưởng chừng như cầm chắc thất bại này. Nhưng điều đáng nói ở đây là trong hàng ngàn năm
trước khi Roger Bannister thành công, không có một ai có thể làm việc ấy. Vậy mà chỉ sau 1 năm
Roger Bannister thành công thì có thêm 37 người khác cũng đạt kỷ lục, năm tiếp theo có 300
người tiếp tục thành công. Phải chăng trong 2 năm ngắn ngủi đó nhân loại đã sản sinh ra hàng
trăm vận động viên tài năng hơn bất cứ vận động viên nào trong mấy ngàn năm qua? Dĩ nhiên là
không!
Tại sao vậy? Bởi vì thành công của Bannister đã phá vỡ đi niềm tin hạn chế của con người về
việc đó. Với niềm tin mới rằng việc đó có thể làm được thì đã có hàng trăm ngàn người đã thực
hiện được điều mà không biết bao nhiêu thế hệ trước đã thất bại.
Vậy, hãy luôn trang bị cho bạn những niềm tin tích cực mới!

Rõ ràng khi tin tưởng vào một việc dù là xấu hay tốt nó có thể biến thành sự thật. Vậy thì tại sao
bạn không đẩy lùi vào quá khứ những niềm tin nguy hại đã và đang giới hạn khả năng của bạn,
thay vào đó là bạn tự trang bị cho mình những niềm tin tích cực mới giúp bạn biến ước mơ của
mình trở thành hiện thực?
4
Theo diễn giả Mai Văn Thi tại: ​Mai Văn Thi - Master NLP và T​ôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! -
Chương 4: Tôi tự tin tôi có thể bay cao và tôi làm được.

3. Các điểm chính:


- Tiềm năng của não bộ và bản thân
- Sức mạnh niềm tin - vòng tròn “Niềm tin - Thái độ - Hành động - Kết quả”
- Niềm tin chỉ đúng với bản thân, vậy hãy chọn những niềm tin tốt.

Chủ đề 2. Động lực


Mở đầu:
Tìm hiểu mentee:
- Mục tiêu/thử thách lớn nhất hiện tại hoặc trong quá khứ của mentee?
- Mentee có động lực nào để đạt được mục tiêu/thử thách đó?
- Ngoài những động lực mentee nêu ra, liệu có nguồn động lực nào có thể có mà mentee
không nhận ra hay không?
- Giúp mentee nhận ra được tất cả các động lực của bản thân, và hiểu rõ làm thế nào để giữ
vững động lực cho bản thân.

Có nhiều cách tạo động lực. Bạn có thể tham khảo cách dưới đây:

Bước 1: Đừng nhìn mãi về thất bại, hãy nghĩ đến mặt tích cực của nó.
Thất bại là bài học đáng giá. Có thể giới thiệu các tấm gương vượt qua thất bại:
JK Rowling và 12 nhà xuất bản trước khi gặp Bloombury.
Thomas Edison - “Tôi không thất bại, tôi chỉ tìm ra 10 000 cách không hiêụ quả thôi.”

Bước 2: Đọc/nghĩ về mục tiêu ban đầu của em


Giúp mentee tự hỏi bản thân: Vì sao lại chọn mục tiêu này? Nó ý nghĩa như thế nào? ​Hãy chắc
chắn rằng lý do của em đủ mạnh và thực tế để có thể theo đuổi nó. Mỗi khi cảm thấy không có
động lực, em hãy suy nghĩ về mục đích lý do tại sao em muốn làm điều đó.
Thực hành ngay với mục tiêu em đã lên trong tuần vừa rồi!

Bước 3: Xem xét lại mục tiêu và cách làm


Tự trả lời các câu sau:
- Đó có phải mục tiêu thực sự của em? Hay chỉ là mong muốn nhất thời? Em có tìm kiếm được
niềm vui và sự yêu thích trong khi thực hiện mục tiêu hay công việc mình làm?
- Nếu đó là mục tiêu thực sự, vậy tại sao em nhanh chán? Vấn đề nằm ở đâu?

Bước 4: Giải quyết vấn đề


- Nếu vấn đề nằm ở mục tiêu, xem lại chủ đề thứ 2
- Nếu vấn đề nằm ở cách thực hiện mục tiêu này, cần xem lại cách thức em đang thực hiện mục
tiêu. Cách làm này có thật sự hiệu quả? Em có thể làm việc này với cách nào nhanh hơn không?
Vd:
1. Em dành hàng giờ mỗi ngày để làm các bài tập Hóa, nhưng lại không để ý đúc kết các
loại bài tập có cách giải riêng, hoặc hay bỏ qua các lỗi nhỏ trong khi giải bài tập/bài kiểm
tra?
2. Em luôn muốn tổ chức một dự án, nhưng chưa bao giờ thực sự quan tâm, tìm kiếm hay
tham gia vào các dự án xã hội để tìm hiểu cách thức hoạt động, hoặc

5
Bước 5: Tự cam kết với bản thân
​ huyết phục bản thân hành động bằng cách cam kết với chính mình.
-T
Ai cũng muốn đạt điểm 10 (hoặc Đậu Y Dược, đạt học bổng du học, vv) nhưng không phải ai
cũng quyết tâm hành động để đạt được nó. Sự khác biệt giữa việc muốn một chuyện gì đó với
quyết tâm đạt được nó nằm ở chỗ "quyết tâm". Nếu em muốn biến giấc mơ thành hiện thực, bạn
phải chắc chắn rằng em “quyết tâm” đạt được nó chứ không chỉ đơn thuần là “thích” được có nó.

Bước 6: Tạo một trường thích hợp để làm việc


-T​ hực chất, môi trường xung quanh tạo ảnh hưởng rất lớn đến mỗi người.
Nếu em luôn muốn du học, lắng nghe và học tập kinh nghiệm của những người đi trước sẽ tạo
nên động lực rất lớn. Đừng nghĩ rằng họ sẽ khó chịu hay mình sẽ hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn,
bởi nếu không hỏi, em sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời.
- Mặt khác, không gian làm việc cũng tạo nên những ảnh hưởng tích cực. Tùy vào từng người, sẽ
có những cách tranh trí phòng yêu thích. Nếu em là người thiên về não phải, rất có thể em sẽ
thích môi trường ngăn nắp, gọn gàng, thứ nào ra thứ nấy. Tuy nhiên, người có thiên hướng nghệ
thuật sẽ thoải mái hơn nhiều so với một nơi làm việc có trang trí sáng tạo.
Vì thế, hãy tìm cho mình một nơi học tập và làm việc thoải mái nhất theo phong cách rất riêng
của mình nhé!

Bước 7: Bắt đầu ngay với những hành động nhỏ


- Hãy bắt đầu với các hành động nhỏ để tạo thành thói quen và tự động thực hiện nó mỗi ngày
nhé! (xem chương Tạo thói quen tốt)
Tuy nhiên, nếu mục tiêu của em là đạt giải nhất kỳ thi Học sinh giỏi Hóa cấp thành phố, hãy tạo
động lực tức thời bằng cách bắt tay giải một bài tập Hóa, hay tự viết ra một phương trình oxi-hóa
khử thật khó và cân bằng nó. Lưu ý, làm cho tới khi em giải được bài tập đó.
- Sau khi giải được rồi, tận hưởng công sức của em bằng cách nhìn lại bài tập hay phương trình
vừa rồi để làm niềm vui, củng cố thêm niềm tin và động lực cho các bài tiếp theo.

Bước 8: Nghỉ ngơi và cân bằng giữa công việc và niềm vui cuộc sống khác.
- Hãy nhớ rằng, thành công không phải là một điểm đến, nó là một cuộc hành trình mà bạn cần
phải đi qua một thời gian dài.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng em có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Biết được khả năng của mình tới đâu
và nghỉ ngơi khi cần thiết là rất quan trọng. Bạn sẽ nhận thấy rằng sau khi nghỉ ngơi, bạn sẽ tràn
đầy năng lượng hơn, năng động hơn và đã sẵn sàng để “chiến đấu” thêm một lần nữa.

Chủ đề 3. Phương pháp học hiệu quả

Lưu ý: chủ đề được viết theo cách nhìn của người viết và dựa trên một số nguồn tham khảo khác
nhau. Mentor có thể linh động áp dụng cách học của bản thân hoặc lựa chọn cách học hiệu quả
khác dựa trên độ hiểu biết của bản thân và mức độ thấu hiểu của mentee.

Bắt đầu với việc tìm hiểu thói quen học tập của mentee.
Nếu nhận thấy cách em học có điều gì chưa đúng hay chưa thực sự hiệu quả, giúp em phân tích
điểm mạnh, yếu, hạn chế của cách học này.

6
Linh động suggest em một cách học khác (tùy thuộc vào kinh nghiệm của mentor và trình độ của
mentee). Tuy nhiên, nên có các core points như sau:

1. Rèn luyện sự tập trung.


- Có thể nghe nhạc (tùy vào mỗi người lựa chọn thể loại nhác khác nhau, nghe nhạc với
âm lượng khác nhau, nghe nhạc loa ngoài hay dùng tai phone, etc.) Nên giới thiệu với các
em về nhạc Baroque giúp tập trung.
- Đừng học hay làm việc trong một quãng thời gian quá dài. Hãy kéo dài thời gian học
nhiều nhất là 2h. Sau 2 tiếng học, nên có một quãng thời gian ngắn ít nhất 30 thư giãn
(làm những gì mình thích, chơi game, ra ngoài tận hưởng khí trời với bạn, thậm chí tắm
mưa, vv.)

2. Học là chơi.
Giúp các em hiểu rằng: học trong tư thế và môi trường thoải mái nhất -> tăng độ tập trung
và niềm vui trong học tập/làm việc

3. Áp dụng sơ đồ tư duy.
- Sơ đồ tư duy là gì?

-
- Có thể giới thiệu sơ qua khái niệm, các lợi ích của việc dùng sơ đồ tư duy.
- Cách tóm tắt thông tin bằng từ khóa.
- Cách sắp xếp thông tin trên 1 trang giấy theo thứ tự logic (định dạng sơ đồ tư duy)
- Có thể hướng dẫn mentee cách nhớ trên sơ đồ tư duy: nhìn lại nhiều lần, hoặc vẽ lại 1-2
lần.

Mentor nên lưu ý các mentee:


+ Không nên vẽ quá nhiều, gây tốn thời gian.
+ Lầm tưởng về sơ đồ tư duy: càng đẹp càng tốt. Thực tế chứng minh, càng đẹp
càng tốn thời gian
+ Sơ đồ tư duy không chỉ có dạng tỏa (như hình trên) nhưng có rất nhiều dạng khác
nhau. Mentor nên hướng dẫn mentee cách áp dụng các dạng khác nhau cho các
dạng thông tin khác nhau.

7
- Thực hành mind-mapping với mentee.
(có thể yêu cầu mentee vẽ mind-mapping trong buổi gặp sắp tới về những bài học mà em
ấy đã học, hỏi xem mentee đã nhớ được các kiến thức này không? Mentee có thấy thích
thú với việc vẽ sơ đồ tư duy không? Có cảm thấy hiệu quả không? Vì sao?)

4. Phương pháp đọc.


Mentor có thể chia sẻ cách đọc sách của bản thân, trao đổi thêm hoặc giới thiệu sách cho
mentee (tùy thuộc vào các chủ đề mà cả hai cùng quan tâm/yêu thích). Qua đó, imply
cách đọc mà mentor cho là hiệu quả nhằm giúp mentee hiểu được tối đa nội dung cuốn
sách.

5. Phương pháp học với các dạng toán (dành cho các môn KHTN Toán-Lý-Hóa)
(optional)
Có thể chia sẻ hoặc suggest cho mentee các cách học mà bạn đã từng sử dụng; gợi cho
mentee các cách học hiệu quả khác mà bạn biết. Tuy nhiên, có thể gợi cho mentee cách
học như:
- Chia các bài tập Toán-Hóa-Lý thành các dạng bài khác nhau (sách bài tập các lớp đều có
chia từng loại, mentor có thể giúp mentee nhận ra điểm này).
- Đặt tên nghe thật “kêu” cho dạng bài này (cái tên càng “chất”, càng liên qua càng mang
tính gợi nhớ cao)
- Giải một bài tập mẫu, sau đó quy chuẩn cách làm cho dạng bài này.
- Áp dụng cách quy chuẩn kia, sau đó làm các bài tập theo dạng cho đến khi nắm rõ từng
bước/cách làm dạng bài này.
Cách khác: có thể hướng dẫn các em làm lại ví dụ trên lớp hoặc chép lại các ý chính của
bài học. Điều này giúp các bạn nhớ lâu hơn và nhận ra các điểm chưa nắm rõ trong bài
học trên lớp, từ đó đi tìm hiểu, đặt câu hỏi nhiều hơn và hiểu rõ hơn về bài học.
6. ​Phương pháp học với các môn xã hội (Văn - Sử - Địa)
-Đ ​ ối với các môn xã hội mang tính logic (không học thuộc lòng), thảo luận, tranh luận và
“dạy” lại những gì đã học là cách tốt nhất để ghi nhớ (không phải ghi nhớ sự kiện lịch sử
ngày tháng năm, nhưng là ghi nhớ các luận điểm).
​+ Môn Văn: ​đọc tác phẩm trước ở nhà, không cần ghi nhớ tác giả này sinh ra ở đâu
vào ngày nào, nhưng ghi nhớ tác giả sinh ra ở vùng nào, tác phẩm được viết trong giai
đoạn nào, do đó thể hiện được những tính chất nào của văn học Việt Nam trong giai đoạn
này. Ghi nhớ ý chính, phong cách văn học hoặc
​+ Môn Sử: không thể ghi nhớ tất cả các sự kiện lịch sử, nhưng ghi nhớ ý nghĩa và
tính chất của các sự kiện này, tại sao lại xảy ra (nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân
gián tiếp), quá trình xảy ra như thế nào và hậu quả, sự kiện này dẫn đến sự kiện nào trong
tương lai, ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của chúng ta hiện tại. Đối với các sự kiện
lịch sử bắt buộc ghi nhớ, lập bảng là cách ghi nhớ tốt hơn.
+ Môn Địa: kỹ năng phân tích, bản đồ và biểu đồ, “đọc” và “sử dụng” được atlat
(cả Việt Nam và thế giới) là cách học hiệu quả hơn.
- Cách đọc và ghi nhớ từ khóa (keywords), áp dụng sơ đồ tư duy là một cách hay để ghi
nhớ các kiến thức xã hội
- Ngoài ra, mentor nên giúp mentee hiểu được rằng: học không phải là tất cả, lấy được
điểm cao nhưng không còn lại gì trong đầu sau thi thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Cho dù các
em có bị điểm thấp hơn những người “học vẹt” khác, nhưng em có tư duy và hiểu được
những kiến thức văn học, lịch sử, địa lý cơ bản, và những kiến thức này đi theo các em cả

8
đời chứ không phải ngày một ngày hai, các em đã “giỏi” và “hiểu biết” nhiều hơn những
bạn khác rất nhiều.

7. ​ Đi thi:
Cho dù đã chuẩn bị nhiều, nếu thiếu kỹ năng đi thi sẽ không đạt được kết quả cao.
Các “kỹ năng” đi thi cần thiết:
+ Tự tin và sự bình tĩnh làm nên đẳng cấp
+ Chia thời gian làm bài thông minh
+ Hãy kiểm tra các câu hỏi dễ trước khi dành thêm thời gian cho các câu hỏi khó hơn.
Mentor cũng có thể chia sẻ các cách chuẩn bị và kinh nghiệm khi làm bài thi khác của
bản thân.

Ngoài ra: mentor có thể tham khảo nguồn “10 thói quen có thể giúp bạn học mọi thứ
nhanh gấp đôi” để có thêm nhiều cách để chia sẻ cùng mentee.
Link: ​https://bit.ly/2lmADJG

Chủ đề 4: Rèn luyện tư duy phản biện

Nguồn ảnh: Draw Your Brain

Mở đầu
- Có thể bắt đầu với một ví dụ/trường hợp thường ngày cần áp dụng tư duy phản biện (mentor tự
nêu ra hoặc hỏi mentee). Mentor phân tích trường hợp/ví dụ đó cùng mentee theo cái nhìn đa
chiều của bản thân. Nếu được, giúp các em hiểu và đặt câu hỏi theo mỗi cách nhìn đó.
- Sau đó, giới thiệu tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện hay là một quá trình tư duy biện chứng, hay nói đơn giản là khả năng phân tích
và đánh giá một thông tin/luận điểm theo các nhiều chiều, nhiều cách nhìn khác nhằm làm sáng
tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ
bằng chứng, tỉ mỉ, công tâm và có thể sáng tạo. ​(Theo Wikipedia - Brookfield, S.D. "Contesting
9
criticality: Epistemological and practical contradictions in critical reflection" in Proceedings of
the 41st Annual Adult Education Research Conference (2000))

Sau chủ đề, các bạn mentee nên nắm rõ:


1. Tư duy phản biện là gì? Giúp mentee hiểu được, quá trình hình thành tư duy phản biện là
một quá trình áp dụng kiến thức và phân tích thực tế khác nhau với sự phát triển và tiến
bộ không những về tư duy, mà còn về kiến thức, cả thực tế và kiến thức học thuật
(academic).
2. Giúp mentee hiểu rõ sự khác nhau giữa tư duy phản biện (critical thinking) và phê phán
(criticism).
3. Hướng dẫn các em: cách đặt câu hỏi cho những vấn đề trong cuộc sống thường ngày, từ
đơn giản nhất cho đến phức tạp nhất, giúp các em hiểu được vấn đề theo cả chiều sâu,
chiều rộng và phân tích theo nhiều góc nhìn, tránh nhiều nhất bias và/hoặc dựa theo cảm
xúc.

10
Nguồn ảnh: Global Digital Citizen Foundation

11
4. Rèn luyện cách đọc (critical reading): không phải đọc tất cả mọi thứ, nhưng có chọn lọc
và luôn luôn đặt câu hỏi cho những gì mình vừa đọc.
- Có thể giới thiệu các sách mình đang đọc cho mentee, nêu lên những điểm cần lưu ý với
các em khi đọc sách này. Sau đó, có thể discuss với các em về nội dung cuốn sách. Chỉ ra
những điểm hay, chưa hay và tranh cãi (nếu có). Nên lặp lại nhiều lần (khuyến khích các
mentor có một “giáo trình”/list các sách muốn chia sẻ, trao đổi với các mentee qua từng
tháng/từng buổi gặp nếu có thể, vừa có thể giúp các em rèn luyện thói quen đọc, vừa có
thể chia sẻ sở thích và giúp các bạn bonding nhiều hơn với mentee)

5. Mentor cũng có thể hướng dẫn mentee (khuyến khích cho ví dụ thực tiễn) về critical
thinking trong cuộc sống hàng ngày.
Khác (optional):
- Có thể giới thiệu Liberal Arts và Critical Reasoning, giúp các em có thêm kiến thức, cái
nhìn mới về liberal arts và university, college khác nhau ra sao. Định hướng điểm mạnh
điểm yếu của từng loại nếu mentee có ý muốn du học.
- Tư duy phản biện trong lớp học của các hệ thống giáo dục khác, ví dụ, Phần Lan, Anh,
Thụy Điển và sự chú trọng phát triển tư duy phản biện của các hệ thống giáo dục này.

Note: tư duy phản biện (critical thinking) không phải là một kỹ năng có thể training trong 1-2
ngày. Do đó, tùy thuộc vào đối tượng và khả năng của mentee, mentor có thể dần dần làm quen
và hướng dẫn chi tiết cho các em qua từng buổi gặp, nhằm giúp các em hiểu rõ và cải thiện kỹ
năng này qua từng ngày.

Nguồn tham khảo về tư duy phản biện:


- Tư duy phản biện và vai trò trong cuộc sống hàng ngày https://bit.ly/2lme0oQ
- ​https://bit.ly/2MGYSis
- ​https://bit.ly/2I9BTsH

12
Chủ đề 5: Kỹ Năng Giao Tiếp

Mở đầu với các câu hỏi:


1. Mentee thường nói chuyện/chia sẻ với những ai? Mentee có gặp khó khăn hay vấn đề khi
nói chuyện với các đối tượng khác nhau không? (bạn bè, bố mẹ, cô chú, họ hàng, người
lạ?) Khó khăn cụ thể đó là gì?
2. Mentee nghĩ rằng, đâu là nguyên nhân gây ra khó khăn hay vấn đề đó? Vì em không có
“chuyện gì để nói” hay là do em ngại nói chuyện cùng họ?
3. Tùy trường hợp, mentor có thể phân tích, suggest các lý do mà mentor nghĩ có thể có đối
với vấn đề giao tiếp/nói chuyện của mentee. Sau đó, mentor có thể hướng dẫn, chia sẻ
cách giao tiếp/ứng xử hiệu quả của bản thân với từng đối tượng giao tiếp khác nhau. (nên
nêu ví dụ trong từng trường hợp cụ thể)

Các điểm mấu chốt cơ bản nên biết:


+ Đâu là core values cho những cuộc gặp xã giao? Và trong giao tiếp hàng ngày, với
+ Cách ứng xử với người mới quen/lạ.
+ Nói lời từ chối khéo léo.
+ Biết cảm ơn, xin lỗi và trao lời yêu thương
+ Kiềm chế cảm xúc (kiềm chế cơn giận, xúc động, etc.)

Bài tham khảo về phát triển kỹ năng giao tiếp cho mentee:
1. Bí quyết rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả (https://bit.ly/2GHDXNm)
2. 5 bước thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả (https://bit.ly/2SmSxLm)

13
Note: Giao tiếp là một vấn đề không thể thay đổi ngày một ngày hai, do đó, tùy thuộc vào đối
tượng mentee (hướng nội - hướng ngoại - trung lập), mentor có thể dần dần làm quen và trao đổi
chi tiết với các em qua từng buổi gặp, nhằm giúp các em cải thiện kỹ năng này qua từng ngày.

Chủ đề 6: Quản Lý Tiền Bạc

Mentor linh động dựa vào sự cần thiết của mentee cùng với quan điểm riêng của mentor trong
vấn đề này để chia sẻ.
Mentor có thể cân nhắc tham khảo một số ý dưới đây:
1. Thay đổi quan điểm về tiền bạc: chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hợp lý. Không bao giờ là
sớm để bắt đầu đầu tư.
Vd: Có thể lấy ví dụ trong sách Dạy Con Làm Giàu - tập 1 (Robert T. Kiyossaki, Dạy
Con Làm Giàu - NXB Trẻ)
2. Hãy dành những khoản tiết kiệm độc lập và không bao giờ đụng đến những khoản này dù
là trường hợp khẩn cấp nhất.
3. Thống kê tất cả mọi chi phí và kiểm soát nó​. Hầu hết chúng ta đều biết chính xác số tiền
được đổ vào tài khoản của mình hàng tháng, nhưng lại quên mất số tiền “chảy ra” là bao
nhiêu. Vậy, hãy kiểm soát những khoản chi tiêu dù nhỏ nhặt nhất mỗi ngày và cố gắng
tiết kiệm, bạn sẽ có một khoản tiền kha khá.
4. Không shopping để giảm nỗi buồn, không tiêu tiền vào những thứ xa xỉ nếu không cần
thiết. Suy nghĩ trước khi mua đồ, đừng để “con ma shopping” kiểm soát con người bạn.
5. Hãy tập độc lập tài chính ngay từ khi còn đi học, từ những việc nhỏ nhất đến lớn nhất.
6. Nên cân nhắc đầu tư tạo thu nhập tự động.
7. Nợ ư? Trả khoản nào trước? Tất cả các khoản nợ không bao giờ giống nhau. Vì thế, việc
đầu tiên bạn cần làm là phân loại các khoản nợ và sắp xếp trả nợ theo thứ tự ưu tiên về lãi
suất, quy mô khoản nợ hay thời gian quay vòng vốn.
8. Lựa chọn những loại bảo hiểm cần thiết: Hầu hết chúng ta đều có bảo hiểm y tế và phải
trả phí. Nếu bạn sở hữu một chiếc ô tô, bạn phải mua bảo hiểm ô tô. N​ ếu bạn sở hữu một
căn nhà, bạn phải mua bảo hiểm nhà đất. Hãy lựa chọn những loại bảo hiểm cần thiết nhất
cho bạn và gia đình mình. Khi mọi thứ “xuôi chèo mát mái”, tất nhiên bảo hiểm là khoản
đầu tư “lỗ vốn” của bạn. Nhưng khi có vấn đề xảy ra, mua bảo hiểm sẽ hoàn toàn khác
với việc bạn không làm gì.

Theo Adam Khoo, Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú - Secret of Self-Made Millionaires,
NXB Phụ Nữ.

14
Chủ đề 7: Kỹ năng làm việc nhóm

Nguồn ảnh: Kênh thông tin tư vấn hướng nghiệp

Nên bắt đầu với việc hỏi những công việc nhóm mentee đang làm hoặc đã làm gần đây.
Mentor cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm làm việc nhóm “xương máu” nhất với mentee của mình.
Cả hai có thể thảo luận chia sẻ các điều cần lưu ý trong quá trình làm việc nhóm.
Tuy nhiên, có thể xem xét các mục sau
1. Các vấn đề tiềm năng sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc nhóm:
+ Bất đồng ý kiến/quan điểm: người quá bảo thủ, khó thay đổi ý kiến, người quá “ba
phải”, thay đổi ý kiến liên tục. Qúa cứng nhắc trong công việc, tình trạng “việc ai nấy
làm, việc cậu không liên quan tới tôi, đã phân chia công việc rõ ràng rồi!”
+ Tình trạng “chín người mười ý”
+ Người làm ít, kẻ làm nhiều
+ Đi trễ, trễ deadline nộp bài chung
+ Công tư không phân minh: quá nể nang các mối quan hệ, đặc biệt mối quan hệ “người
nhà”.
+ Không đồng ý nhưng không phản bác, không nói ra ý kiến cá nhân. Hoặc nhận xét qua
loa, không thẳng thắn trực tiếp bày tỏ quan điểm. Về lâu dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn nảy
sinh và ảnh hưởng chất lượng, tiến độ công việc chung.
+ Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
+ Qúa cứng nhắc trong công việc:

2. Các kỹ năng làm việc nhóm cơ bản


- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.
- Khả năng phân tích, diễn đạt và thuyết phục.
15
- Trợ giúp và cùng chia sẻ công việc nếu cần thiết. Mặt khác, trò chuyện, chia sẻ kinh
nghiệm giúp học tập và bonding giữa các thành viên trong nhóm
- Có trách nhiệm với công việc được giao: thẳng thắn nhận sai và mạnh dạn sửa lỗi khi
được góp ý.
- Ngay thẳng phê bình, khen ngợi.
- Giảm thiểu tối đa sự thiên vị.
- Ngoài ra, bất cứ thành viên nào cũng nên có một cái nhìn nhất định để đánh giá được tiến
độ hoàn thành công việc, do đó khả năng quan sát, đánh giá là quan trọng trong các quá
trình làm việc nhóm.

Note:​ Mentor có thể chia sẻ kỹ năng cho người nhóm trưởng với mentee theo kinh nghiệm của
bản thân. Ngoài ra, có thể phân tích và nên ví dụ cụ thể cho từng trường hợp/kỹ năng bên dưới :
+ Tổ chức công việc: trưởng nhóm nên là người phân chia, sắp xếp công việc cách
khoa học và phù hợp cho các thành viên dựa vào điểm mạnh yếu của mỗi người.
+ Tạo được môi trường làm việc thoải mái, hoà đồng giữa các thành viên. Quan
trọng nhất, người nhóm trường cần có khả năng “truyền” và “giữ lửa” cho các
thành viên.
+ Khả năng tổ chức và phân chia công việc: nhận ra được điểm mạnh d
+ Tránh sự thiên vị.
+ Tạo môi trường làm việc thẳng thắn nơi các thành viên có thể tự do bày tỏ ý kiến,
chất vấn nhóm trưởng, và phát triển cá nhân.
+ Tạo được lòng tin nơi các thành viên.

16
Chủ đề 8: Điều khiển cảm xúc

Nguồn ảnh: ViCare

Mỗi chúng ta đều là con người, cảm xúc “hơi quá” đều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, “vui
thôi, đừng vui quá” là một câu giới trẻ hay dùng nhưng có vẻ khá đúng. Thực tế thì, giận dữ và
cao hứng quá mức đều có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Do đó, điều khiển cảm xúc (vui,
buồn, phẫn nộ, tức giận, vân vân.) là một trong những “kỹ năng” quan trọng nhất mỗi người nên
có, đặc biệt là thiếu niên (từ 14 - 20 tuổi).

Mỗi người có một cách thể hiện, điều khiển cảm xúc cá nhân riêng. Mentor có thể bắt đầu bằng
những câu hỏi cho mentee hay những chia sẻ của bản thân. Tùy vào tính cách mentee và “chất”
riêng của mentor, mentor có thể linh động cân nhắc dựa vào các tình huống để đan xen bài học
vào trong đó.

Tuy nhiên, mỗi mentee nên nắm được cơ bản các cách/bước để làm chủ cảm xúc như sau:
B1: Không phản ứng vội vã.
Hít thở sâu và chậm lại một vài giây, hoặc một vài phút.
Tránh việc bị cuốn theo lối suy nghĩ/cảm xúc/thái độ của người khác.

B2: Nhận định lại tình huống/cảm xúc hiện tại của bản thân.
Phân tích tình huống: có đáng để nóng giận/cao hứng như thế. Có thể nhờ người bên cạnh nếu
bản thân chưa thể bình tĩnh lại kịp thời.

B3: Thay đổi trọng tâm chú ý.


Hướng đến một cách suy nghĩ, cách nhìn nhận khác về sự việc: có thể người đó không cố ý, hay
vì một nguyên do bắt buộc mà họ làm như vậy, etc. Trong nhiều trường hợp, nhìn nhận theo
nhiều mặt sẽ giúp nhìn nhận, hiểu và thông cảm cho hành động của người khác hơn.

17
B4: Thay đổi giọng nói.
Giọng nói không chỉ thể hiện được tình trạng cảm xúc hiện tại của bản thân, ảnh hướng đến giao
tiếp với người khác, mà còn có thể điều khiển cảm xúc. Nếu đang trong cơn tức giận hoặc đang
quá cao hứng, hãy hạ giọng, nếu cần thiết, hãy chờ 5-10s và hắng giọng. Điều này có thể giúp
bạn điều chỉnh hợp lý, hoặc ít nhất, khiến bạn bình tĩnh hơn trong nhiều trường hợp.

Chủ đề 9: Kỹ năng giải quyết vấn đề

Nguồn ảnh: Appro Network - Online Business Promotion

Bắt đầu với những vấn đề đơn giản đến phức tạp hằng ngày của mentee hoặc một ví dụ cụ thể từ
bản thân
mentor.
Mentor giúp mentee phân tích các đặc điểm:
- Vấn đề là gì? Trong phạm trù nào? (tài chính, học tập, các mối quan hệ, etc.)
- Cách giải quyết khi đó của mentor/mentee là gi?
- Thảo luận, chia sẻ, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của cách giải quyết đó?
- Liệu có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề hay không? Mentor suggest những cách
giải quyết khác nhau của bản thân.

18
Cuối buổi nói chuyện, mentee nên nắm rõ một số bước cần thiết đề giải quyết vấn đề như sau:
B1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Là vấn đề về học tập hay các mối quan hệ xã hội? Tiền bạc hay niềm tin và mục tiêu của bản thân
bạn.

B2: Phân tích tìm ra nguyên nhân của vấn đề


- Xác định nguyên nhân theo chiều rộng: tìm càng nhiều nguyên nhân càng tốt. Tốt nhất nên liệt
kê bất cứ lý do gì bạn nghĩ trong đầu có thể xảy ra vấn đề vừa rồi. Các nguyên nhân chung nhất:
+ Không có phương pháp m chỉ giải quyết vấn đề một cách ngẫu nhiên
+ Thiếu sự cam kết trong giải quyết vấn đề
+ Không nhìn thấy được sự liên kết giữa các phần nhỏ một vấn đề
+ Thiếu kiến thức và kỹ thuật cho qui trình giải quyết vấn đề
+ Thông tin không đủ hoặc không chính xác
+ Không có khả năng phân tích và sáng tạo
- Xác định nguyên nhân theo chiều sâu: tập trung vào một nguyên nhân lớn nhất dẫn đến vấn đề!

B3: Lập sơ đồ giải pháp


Có 2 cách để bạn đưa ra nhiều phương án có chất lượng.

- Suy nghĩ sáng tạo:

Là gạt bỏ những định kiến, những kiến thức lỗi thời, cách tư duy theo lối mòn và
hành động theo thói quen. Bài học từ những thất bại của bản thân và người khác là
nguồn tư liệu tốt nhất cho chất sáng tạo.

- Tận dụng và phát triển tư duy của người khác

Là phương pháp “không lãng phí” nguồn trí lực của các thành viên khi bạn làm việc nhóm. Các
bước sau sẽ
giúp bạn khơi dậy sự sáng tạo của thành viên:
+ Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm tham gia đóng góp ý tưởng.
+ Liệt kê mọi ý tưởng được nêu ra.
+ Ghi lại ý tưởng.
+ Bảo đảm rằng trước khi bạn dừng, mọi ý kiến đều được thông báo đầy đủ.

Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu


Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho các phương án là việc làm khó, tùy từng vấn đề khác nhau
mà người ta thiết kế các tiêu chí đánh giá khác nhau.

B5: Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề

Khi lập kế hoạch thực hiện, cần lưu ý các điểm quan trọng sau:
1. Thiết lập MỤC TIÊU SMART
2. Phải trả lời câu hỏi:
- Cần gì để thực hiện mục tiêu này?
- Có những ưu tiên nào?

B6: Hoàn thành, giám sát và reflection

19
Các bài viết/phương pháp giải quyết vấn đề khác:
1. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH (https://bit.ly/2GHWybO)
2. Six Thinking Hats in Problem Solving (https://bit.ly/2SpsHGN)
3. Brainstorming technique for innovation, creativity and problem solving – a business strategy
(https://bit.ly/2KiM5RT)
4. Brainstorming: Thinking - Problem Solving Strategy (​https://bit.ly/2Te2Tx6​)
5. Breakthrough Thinking: The Seven Principles of Creative Problem Solving
(https://bit.ly/2EWpgn9)

Chủ đề 10: Phương pháp đặt mục tiêu


“Thành công không phải do may mắn”

Nguồn ảnh: ihcm - Your Human Capital

1. Mục tiêu là gì?


Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà bạn muốn đạt được trong một thời gian nhất định. Nó
có thể là những kế hoạch, dự định của bạn trong cuộc sống

2. Mục tiêu quan trọng như thế nào.


Đừng sống quá “an toàn” khi cứ nhắm mắt đi theo đám đông mà không để ý đến việc
mình thực sự muốn gì.

“Bạn chắc hẳn không nghĩ tới việc khởi hành một chuyến đi dài ngày bằng ô tô nếu
không biết trước mình sẽ đi đâu và không có bản đồ chỉ dẫn. Nhưng thực tế là chỉ có
khoảng hai trong số một trăm người biết được chính xác họ mong muốn đạt được điều gì
trong cuộc sống và vạch ra những kế hoạch khả thi để đạt được mục tiêu của mình. Đó là
những người đi đầu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - những con người thành đạt xứng
đáng nhận được những phần thưởng của cuộc sống. Điều kỳ lạ nhất về những người thành
đạt này là họ cũng chẳng có nhiều cơ hội hơn những người chưa bao giờ đạt được thành

20
công. Nếu bạn biết chính xác bạn muốn gì và có niềm tin tuyệt đối vào khả năng đạt được
mục tiêu của mình thì bạn có thể thành công. Còn nếu bạn không chắc là mình muốn gì
trong cuộc sống, thì ngay từ bây giờ, ngay từ giờ phút này, hãy bắt đầu nghĩ và xác định
xem chính xác bạn muốn gì, tới mức nào và khi nào sẽ đạt được điều đó.” – Napoleon
Hill.

Brian Tracy – một trong những chuyên gia tư vấn hàng đầu về thiết lập mục tiêu – đã
viết: “Hạnh phúc chỉ đến khi nào chúng ta biết nỗ lực không ngừng nhằm hướng đến một
điều gì đó quan trọng đối với mình. Khi thiết lập mục tiêu, trong bạn sẽ hình thành ý niệm
về ý nghĩa, mục đích và phương hướng sống cho mình. Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ,
nhiệt tình và làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời bạn cũng cảm thấy tự tin hơn đối với bản
thân và khả năng của mình. Mỗi bước hướng đến các mục tiêu sẽ là thang bậc để bạn gia
tăng niềm tin vào chính mình trong việc hoàn thành những mục tiêu lớn hơn trong tương
lai. Dường như ngày càng có nhiều người e ngại trước sự thay đổi và hoang mang về
tương lai hơn so với bất kỳ thời đại nào trong lịch sử. Và một trong những lợi ích to lớn
nhất khi thiết lập mục tiêu chính là bạn có thể kiểm soát được hướng thay đổi trong cuộc
sống. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn tự quyết định và định hướng phần lớn những
thay đổi của đời mình.”

Shiv Khera cũng đã chỉ ra: thiếu mục đích sống là một trong 20 nguyên nhân khiến bạn
không thành công.

Những ví dụ về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu:


- Ví dụ về trận bóng đá mà cả hai bên đều không có khung thành.
- Ví dụ về cuộc khảo sát tại đại học Yale năm 1952 và một số ví dụ khác như Tiger
Woods, Steven Spielberg và Bill Clinton ​(Tôi tài giỏi bạn cũng thế, chương 12,
trang 136-137. Link: ​https://bit.ly/2kFjDhz)​

3. Tại sao nhiều người không xác định hoặc đặt mục tiêu cho bản thân.
- Họ không tin vào sức mạnh của mục tiêu.
- Họ không tự tin vào khả năng của bản thân
- Họ sợ thất bại, sợ xấu hổ

“Những người thành công dám xác định mục tiêu to lớn vì họ không tin vào thất bại. Khi
họ không đạt được mục tiêu, họ không nghĩ đó là thất bại. Thay vào đó, họ xem đó là một
kinh nghiệm cần học hỏi” - Adam Khoo-

Tham khảo thêm (Tôi tài giỏi bạn cũng thế, chương 12, trang 137-139).

21
4. Phương pháp đặt mục tiêu
Trước khi đặt mục tiêu cho bản thân bạn cần hiểu rõ chính mình. Bạn thật sự mong muốn
điều gì từ cuộc sống, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và đâu là nguồn lực (sự hỗ
trợ xung quanh bạn) để giúp bạn đạt được mục tiêu.

a. Mục tiêu ngắn hạn.


5 Nguyên Tắc Đặc Mục Tiêu (SMART)
S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước:
Và để có một mục tiêu thông minh thì khi đặt mục tiêu bạn phải hội đủ 5 yếu tố.
S - Specific :​ Cụ thể, dễ hiểu.
M - Measurable :​ Đo lường được
A - Attainable :​ Có thể đạt được
R - Relevant :​ Thực tế
T - Time-Bound :​ Thời gian hoàn thành

Ví dụ :
● (1) Mình nặng 95 kg, mục tiêu của mình là tới năm 2016 giảm còn 71kg . (
Đây chưa phải là mục tiêu, nó không rõ ràng )
● Phải là :
● (2) Hôm nay ngày 03/02/2015, mình nặng 95 kg, mỗi tháng mình sẽ giảm 2kg,
đến ngày 03/02/2016 mình sẽ giảm 24 kg còn nặng 71kg.
● (2) nhìn sơ qua cũng giống như (1), nhưng khác ở chỗ là nó rõ ràng, cụ thể
mỗi tháng giảm bao nhiêu, có mốc thời gian từng tháng, còn ở (1), bạn lấy
mốc thời gian theo năm, vậy ngày nào ? tháng nào? bạn sẽ bắt đầu giảm cân?
Chi tiết và Hướng dẫn về Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART: https://bit.ly/2LefQDe
b. 12 Bước Hướng Dẫn Để Đặt Mục Tiêu của BRIAN TRACY

22
- Bước 1: Xác định chính xác những điều mà bạn mong muốn
- Bước 2: Viết chúng ra.
- Bước 3: Xác lập thời hạn. (deadline)
- Bước 4: Xác định những trở ngại mà bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu
của mình.
- Bước 5: Xác định những kiến thức, thông tin và kĩ năng cần có để đạt được
mục tiêu của mình.
- Bước 6: Xác định những người sẽ giúp đỡ bạn và những mối quan hệ hợp tác
cần có để đạt được mục tiêu của mình.
- Bước 7: Liệt kê một danh sách tất cả những điều bạn cần làm để đạt được mục
tiêu của mình.
- Bước 8: Biến danh sách của bạn thành một kế hoạch.
- Bước 9: Xây dựng kế hoạch.
- Bước 10: Hãy chọn ra một nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất mỗi ngày.
- Bước 11: Tập thói quen tự giác kỷ luật.
- Bước 12: Thực hành trực quan hoá những mục tiêu của bạn.
Chi tiết tham khảo: 12 Bước hướng dẫn Thiết lập mục tiêu của BRIAN TRACY
(Link: h​ ttps://bit.ly/2kIiAO8​)
c. ​Mục tiêu dài hạn
Để tạo một bản vẽ rõ ràng và thiết kế cuộc sống của mình. Chúng ta cần đặc mực
tiêu cho 4 bốn lĩnh vực chính cho cuộc sống, như sau:
- Mục tiêu về học tập và nghề nghiệp
- Mục tiêu về sức khỏe và thể thao
- Mục tiêu về tài chính và lối sống
- Mục tiêu về gia đình và xã hội
Tham khảo thêm (Tôi tài giỏi bạn cũng thế, chương 12).
-----------------------------------------------------------------
Nội dung, hình ảnh trong chương này được trích và tham khảo từ các nguồn:

“Mục tiêu là gì? Các phương pháp thiết lập mục tiêu trong cuộc sống.” Kenhtuyensinh.

“Mục tiêu quan trọng như thế nào?” Blog giải trí số.

“12 Bước hướng dẫn Thiết lập mục tiêu của BRIAN TRACY.” VuVanNhon.

“Cách đặt mục tiêu SMART theo 5 nguyên tắc.” DaynhauHoc.

“Cách để Đặt Mục tiêu theo Phương pháp SMART.” WikiHow.

Adam Khoo. Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế. Chương 12. Nhà xuất bản Phụ Nữ.

23
Chủ đề 11: Quản lý thời gian
“ There is never enough time to do everything, but there is always enought time to do the
most important thing” -Brian Tracy-

Nguồn ảnh: chefjob.vn

1. Quản lý thời gian là gì?


Quản lý thời gian là quá trình ​kế hoạch và thực hành việc kiểm soát một cách có ý thức
thời gian dùng trong một hoạt động cụ thể, để tăng tính h​ iệu quả, ​hiệu suất hay ​năng suất
(Wikipedia)
2.​ ​Phương pháp quản lý thời gian.
a. Phương pháp Pomodoro (phân chia thời gian và tập trung).
- Phương pháp quản lý thời gian Pomodoro là được pháp hiện bởi ông
Francesco Ciriilo và còn được biết đến là phương pháp “Quả cà chua.”
- Các bước để thực hiện Pomodoro
+ Chọn và chốt công việc quan trọng nhất cần làm
+ Thời gian cho một Pomodoro thường được lấy chuẩn là 25 phút
+ Hoàn toàn tập trung vào công việc đã định đến khi Pomodoro kết thúc.
+ Thực hiện các phiên nghỉ ngắn giữa các Pomodoro (thường là 5 phút)
+ Kết thúc 4 Pomodoro liên tiếp sẽ có một phiên nghỉ kéo dài 30 phút.

24
- Những quy tắc cần tuân thủ khi thực hiện Pomodoro
+ Không được để Pomodoro bị gián đoạn khi đang thực hiện. Nếu bắt buột
bị gián đoạn, Pomodoro đó sẽ bị hủy bỏ và làm mới.
+ Tuyệt đối không chia nhỏ một Pomodoro ra thêm nữa, chỉ tập trung làm từ
đầu tới cuối một Porodoro.
+ Hoàn thành Pomodoro trước thời gian quy định, bạn nên dành thời gian để
rà soát lại và chỉnh sửa để hoàn thành công việc tốt nhất.
+ Khoảng thời gian nghỉ 5 phút giữa các Pomodoro, bạn có thể thư giãn
bằng cách nghe một bản nhạc yêu thích, đứng lên đi lại hoặc nhắm mắt hít
thở sâu…

b. Phương pháp Ma trận Eisenhower (lựa chọn công việc ưu tiên)

- Ma trận Eisenower là phương pháp mà Eisenhower đã áp dụng để có thể đảo bảo


các công việc dưới cương vị là tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ, tướng 5 sao trong
quân đội Hoa Kỳ, Hiệu trưởng của Đại học Columbia, tư lệnh tối cao đầu tiện của
NATO,.. Ma trận này giúp chúng ta đặt ra câu hỏi liệu một hành động có thật sự
cần thiết và lựa chọn, sắp xếp các công việc theo đúng thứ tự ưu tiên.
- 4 cấp bậc để ưu tiên công việc trong ma trận Eisenhower
+ Quan trọng và Khẩn cấp (Important and Urgent) (1)
+ Quan trọng nhưng KHÔNG khẩn cấp (Important but Urgent) (2)
+ KHÔNG quan trọng nhưng Khẩn cấp (Not Important hut Urgent) (3)

25
+ KHÔNG quan trọng và KHÔNG Khẩn cấp (Not Important and not
Urgent) (4)

Chi tiết Ma trận Eisenhower: https://bit.ly/2HZzWix

c. Để quản lý thời gian hiệu quả bạn cần:

- Tập trung và hạn chế sự gián đoạn:


+ Hạn chế sự gián đoạn, ví dụ: khi bận đã quyết định học bài, viết bài thì hãy tắt tất
cả thông báo (facebook, email,..). Tạo môi trường làm việc tập trung bằng cách
tránh xa những thứ có thể có thể khiến bạn sao nhãn như tivi, khu vực ồn ào.
+ Tập cách nói KHÔNG: hãy ưu tiên công việc của cá nhân và cân nhắc thời gian và
khả năng của bản thân, phải học cách từ chối khi bạn cảm thấy thời gian không
cho phép.
+ Sử dụng list to do, lập ra danh sách những việc cần làm trong ngày.
+ Viết ra 3 việc quan trọng nhất bạn cần làm trong ngày hôm nay, bà nhất định phải
hoàn thành nó trong ngày hôm đó dù bất kì lý do gì.
+ Tạo cho bản thân tính kỹ luật và thói quen tập trung.
+ Tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc hoặc ôm đồm quá nhiều việc
+ Dành vài phút để giải lao, nghĩ ngơi hoặc nghe nhạc

- Tiết kiệm thời gian triệt để và ứng dụng công nghệ trong quản lý thời gian:
+ Tạo thói quen để thiết lập đồng hồ sinh học cho bản thân
+ Hiểu rõ thời điểm làm việc hiệu quả nhất tỏng ngày của bản thân: Tìm ra khung
giờ làm việc hiệu quả của bạn (sáng, trưa, chiều hay tối): mỗi người sẽ có 1 khung
thời gian làm việc tập trung và hiệu quả khác nhau, hãy hiểu bản thân và phân
chia công việc hợp lý dựa riêng cho bạn.
+ Tận dụng các khoản thời gian chết: bạn có thể mang theo một số vật dụng có khả
năng ghi chú (sổ, note trong điện thoại,...), khi đi xe bus, hoặc ngồi chờ, bạn có
thể suy nghĩ, lên kế hoạch và chuẩn bị cho các công việc sắp tới. Hay đơn giản là
nghe một bản nhạc yêu thích để giải trí,...
+ Sử dụng lịch làm việc (app nhắc nhở trên máy tính, lịch trêm google,...): đừng cố
gắng nhớ tất cả mọi thứ, hãy giữ cho đầu óc bạn trống và thoải mái nhất có thể,
khi đó bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn.
+ Một trong những cách để tiết kiệm thời gian khi check email đó là xử lý ngay lập
tức những email mà bạn mở. Trong trường hợp bạn nghĩ rằng email này cần nhiều
thời gian để đọc và xử lý thì đừng mở nó hoặc chỉ đọc lướt. Hạn chế tối đa việc
phải mở và đọc lại một email nhiều lần.
+ Thực tế về khoản thời gian mà bạn cần để thực hiện một việc: thông thường con
người có xu hướng nghĩ rằng mình sẽ làm nhanh hơn thời gian thực tế mà họ cần
để hoàn thành công việc đó. (Bạn nên cộng thêm từ 30%-40% vào số thời gian mà
bạn nghĩ bạn sẽ hoàn thành nó).

26
- Quyết đoán và tránh trì hoãn
+ Trong trường hợp quyết định có làm gì đó hay không. Bạn nên nhanh chóng đưa
ra quyết định cho bản thân, vì việc ngồi đắng đo có nên làm hay không sẽ mất rất
nhiều thời gian của bản thân trong khi bạn có thể đã làm xong hoặc không làm nó
và dành thời gian để thực hiện những công việc khác. Để giúp bạn ra quyết định
nhanh hơn, bạn có thế áp dụng một trong hai cách sau đây:
■ Tung đồng xu: mặt xấp hay ngửa không quan trọng, quan trọng là
cảm giác của bạn khi nhìn thấy mặt đó, bạn có muốn tung lại
không. (​chi tiết: https://bit.ly/2t1O9qD)​
■ Xem xét, nếu bạn làm thì kết quả tốt nhất là gì, tệ nhất là gì. Nếu
bạn không làm thì kết quả tốt nhất là gì, tệ nhất là gì. Rồi bạn đặt
lên bàn cân để cân xem bên nào nặng hơn

Ted Talk “Đối mặt với các lựa chọn khó khăn như thế nào” - Ruth Chang
(​https://bit.ly/2ti3wKP)​

+ Quy tắc 2 phút thoát khỏi trì hoãn: (chi tiết https://bit.ly/2LZSDF3​ )

Tham khảo thêm: Ted Talk “Quản lý thời gian rãnh của bạn” - Laura Vanderkam.
(​https://bit.ly/2JJ0R7U​)

--------------------------------------------------------------------

Nội dung, hình ảnh trong chương này được trích và tham khảo từ các nguồn:

“Quản lý thời gian.” Wikipedia

Mai, Tuyết. “Quản lý thời gian hiệu quả hơn với phương pháp Pomodoro.” Báo Mới. 28 Sep. 2017.
https://baomoi.com/quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-hon-voi-phuong-phap-pomodoro/c/23399551.epi

Nguyễn, Anh. “Quản lý thời gian hiệu quả với phương pháp Ma trận Eisenower: Dồn sức vào việc quan
trọng và khẩn cấp.” Quantrimang. 16 Junly 2016.
https://quantrimang.com/quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-voi-phuong-phap-ma-tran-eisenhower-dat-vi
ec-quan-trong-va-khan-cap-len-hang-dau-124061

Bùi, An. “Sáu phương pháp quản lý thời gian hiệu quả.” Bha’s notes. 18 Mar. 2010.
http://www.haian.vn/sau-ph%C6%B0%C6%A1ng-phap-hieu-qua-quan-ly-quy-thoi-gian/

27
Chủ đề 12: Thiết lập thói quen
“We are what we repeatedlly do. Excellence, therefore, is not an act but a habit” -Aristotle-
“Failure is only postponed success as long ass courage ‘coaches’ ambition. The habit of
persistence is the habit of victory” -Herbert Kaufman-

1. Cách hoạt động của não bộ trong việc hình thành hoặc xóa bỏ thói quen.
a. Nguyên lí của não bộ
“Thói quen là những vòng lặp lại gợi ý - hoạt động -khen thưởng đơn giản mà tiết kiệm
công sức và khả năng chịu đựng” - Charles Duhigg-
Theo cuốn sách “Sức mạnh của thói quen,” thì não của chúng ta đang luôn tìm cách để
tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu cho thấy rằng, một tỏng những cách mà chúng làm
được điều này là do biến các hoạt động thành thói quen.
Do đó, ngay cả một hành động phức tạp đòi hỏi sự tạo đòi hỏi sự tập trung lúc đầu, như
lái xe ra khỏi đường cao tốc, cuối cùng trở thành một thói quen dễ dàng. Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng có đến 40% của các hành động mà bạn thực hiện mỗi ngày đều dựa vào thói
quen và không phải dựa trên những quyết định có ý thức.
Các thói có thể được chia thành một chuỗi ba giai đoạn:
● Giai đoạn 1: Tác động bởi yếu tố bên ngoài
● Giai đoạn 2: Lăp lại và tiếp nhận
● Giai đoạn 3: Tạo thành thói quen
Thói quen có khả năng phục hồi rất lớn.
b. Vì sao thói quen lại tồn tại.

28
“ Thói quen tồn tại vì chúng tạo ra sự thèm khát”.
Tham khảo chi tiết tại: “Tóm tắt sách: Sức mạnh của thói quen” phần 1 và 2
(​https://bit.ly/2JYZVsn​)
----Được trích từ “Tóm tắt sách: Sức mạnh của thói quen”----
2. Cách để hình thành một thói quen
Từ cuốn sách ​Sức mạnh của Thói quen (The Power of Habit), T ​ uệ Minh đã đúc kết ra
được ba quy trình hình thành thói quen. Vòng tròn này bao gồm 3 yếu tổ:

- Yếu tố gợi nhắc: một sự việc, một thứ gì đó gợi ý cho ban về thói quen (vd: nhìn
thấy đôi giày thể thao sẽ nhớ đi tập thể dục).

Chúng ta có 6 yếu tố gợi nhắc chính:

● Yếu tố gợi nhắc 1: Thời gian


● Yếu tố gợi nhắc 2: Địa điểm (vị trí)
● Yếu tố gợi nhắc 3: Sự kiện kích hoạt trước
● Yếu tố gợi nhắc 4: Trạng tháu cảm xúc
● Yếu tố gợi nhắc 6: Những người xung quanh

Chi tiết tại: 5 cách hình thành thói quen tốt (https://bit.ly/2lk2nyU​)

- Hành động lập lại: thực hiện lặp đi lặp lại hành động đó khi bạn nhận được tín
hiệu từ yếu tố gợi nhắc.
- Phần thưởng: mỗi lần hoàn thành xong hành động, hãy thưởng cho bản thân thứ
bạn thích. Có thể là 1 viên kẹo, một quyển sách, truyện,... mà bạn yêu thích hay

29
đơn giản hơn là xem một tập phim. Mục đích chính của việc khen thưởng này là
giúp bạn có thêm động lực và khuyến khích bạn tiếp tục phát huy để thực hiện
hành động đó cho đến khi nó trở thành một thói quen. Như vậy, trong quá trình
rèn luyện để hình thành thói quen tốt mới bạn sẽ cảm thấy thú vị và ít bị ràng
buộc.

Ngoài ra các bạn tham khảo thêm mục 3, 4, 5 và chín trong “Tóm tắt sách: Sức mạnh của
thói quen” (h​ ttps://bit.ly/2JYZVsn​).

3. Các tips để xây dựng một thói quen mới.

- Hiểu rõ tại sao bạn muốn rèn luyện thói quen này và nó có lợi gì cho cuộc sống,
công việc của bạn
- Quy tắc 21 ngày: 21 ngày là một khoảng thời gian cần thiết để tạo ra hoặc phá vỡ
thói quen mới.
- Để thói quen mới xuất hiện liên tục trong thời gian biểu, kế hoạch của bạn.
- Nên tạo 2-3 thói quen cùng một lúc, vì hầu hết các thói quen đều liên kết với nhau
như ngủ sớm và dậy sớm.
- Hạn chế tối đa hững chướng ngại vật
- Theo dõi thói quen của bạn
- Ghi ra những người có thể hỗ trợ và nhắc nhở bạn.
- Bắt tay hành động ngay, không trì hoãn. Bắt đầu từ nhưng hành động, thay đổi
nhở nhất

Chi tiết tham khảo: “Bí quyết hình thành một thói quen tốt cho bản thân chỉ trong 21
ngày” (​https://bit.ly/2K2wfgV)​

4. Các tips để xóa bỏ thói quen xấu.

- Nêu ra những lý do rất mạnh mẽ khiến bạn nhất định thay đổi, hình dung ra những
hậu quả nếu bạn không thể thây đổi thói quen này.
- Không cần dừng lại, nhưng đếm thật kỹ: bạn không nhất thiết phải bỏ thuốc lá
hoàn toàn nhưng hãy giảm số lượng thuốc lá mỗi ngày và đếm xem bạn đã cải
thiện như thế nào.
- Thay đổi môi trường xung quanh: áp dụng “phương pháp 20 giây” của nhà văn
Shawn Achor. Ví dụ: bạn có thể tháo pin ra khỏi điều khiển từ xa để :dời lịch thói
quen” lại, từ đó giảm dần thời gian dành cho truyền hình
- Thư giãn
- Không cần loại bỏ, hãy thay thế.
- Lên kế hoạch
- Tha thứ cho bản thân và thay đổi để trở nên tốt hơn
- Học tập từ bạn bè

30
Chi tiết tham khảo: 8 phương pháp giúp bạn từ bỏ thói quen xấu.(https://bit.ly/2MBLfAZ​).

5. Những thói quen tốt cần hình thành

- Ngủ trưa và ngủ đủ giấc và dậy sớm mỗi ngày


- Học ngoại ngữ
- Đọc mỗi ngày
- Ăn uống lành mạnh (tránh những thức ăn dầu mỡ hoặc gây hại cho sức khỏe)
- Thương xuyên tập thể dục (Nếu bạn dành 8 tiếng một ngày để học tập và làm việc thì ít
nhất hãy bỏ 30 phút - 1 tiếng để tập thể dục)

Chi tiết tham khảo: “Muốn bộ não ngày càng thông minh thì không nên bỏ qua 5 thói quen này”
(​https://bit.ly/2MDFAdR​)

6. Những thói quen xấu cần loại bỏ.

Tham khảo tại “Top 100 thói quen xấu và cách bỏ chúng tốt nhất”
(​https://fususu.com/thoi-quen-xau/)​

Tham khảo thêm: “Cách đơn giản để phá vỡ một thới quen xấu” Ted Talk
(​https://bit.ly/2K1xHQO)​

--------------------------------------------------------------------

Nội dung, hình ảnh trong chương này được trích và tham khảo từ các nguồn:

“Tóm tắt sách: Sức mạnh của thói quen.” Trạm đọc.
http://tramdoc.vn/tin-tuc/tom-tat-sach-suc-manh-cua-thoi-quen-nyDwW.html

Tuệ, Minh. “5 cách hình thành thói quen tốt.” Ohay. 6 May 2016.
https://www.ohay.tv/list/5-cach-hinh-thanh-thoi-quen-tot/572c20e407?page=1

Mai Anh. “Bí quyết hình thành một thói quen tốt cho bản thân chỉ trong 21 ngày.” Kênh
14.​http://kenh14.vn/bi-quyet-hinh-thanh-mot-thoi-quen-tot-cho-ban-than-chi-trong-21-ngay-20
180319135558237.chn

Quách, Khanh. “7 Bước hình Thành Thói Quen Mới.” Quách Tuấn Khanh. 14 Jan. 2013.
http://quachtuankhanh.net/7-buoc-hinh-thanh-thoi-quen-moi/

Trâm, Hồng. “8 phương pháp giúp bạn từ bỏ thói quen xấu.” Thanh Niên. 21 April 2016.
https://thanhnien.vn/gioi-tre/8-phuong-phap-giup-ban-tu-bo-thoi-quen-xau-693940.html

Đoan Trang. “Muốn bộ não ngày càng thông minh thì không nên bỏ qua 5 thói quen này.” Kênh 14. 2
July 2017.
http://kenh14.vn/muon-bo-nao-ngay-cang-thong-minh-thi-khong-nen-bo-qua-5-thoi-quen-nay-
20170702191540057.chn

31
Chủ đề 13: Tư duy của người thành công
“The ones who are crazy enough to think that they can change the world, are the ones who
do.” -Steve Jobs-

1. Tính quyết tâm.

2. Chịu trách nhiệm với bản thân


“Những kẻ thất bạn sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc
sống của họ. Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối
mình. Nếu học đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là

32
“Mình vô nhầm 1 lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình vốn sinh ra đã lười
biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn.” Những kẻ
thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ. Suy nghĩ đó
khiến bạn trở thành 1 nạn nhân bất lực không thể thay đổi được cuộc sống. Người thành
công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin
rằng cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là 1 phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ,
nếu họ thi trượt, đó là lỗi tại họ. Nếu cha mẹ không tin tưởng họ, đó là lỗi tại họ. Nếu họ
phải vào lớp học tệ hại nhất, đó là lỗi tại họ. Nếu họ trở thành học sinh xuất sắc, đó cũng
là nhờ vào nỗ lực của họ. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có
khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói 1 cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống
của chính bạn. Nhận thức rằng bạn là người quyết định, bằng cách thay đổi phương pháp
làm việc và hành động, bạn sẽ thay đổi cuộc sống.
3. Thành hay bại? Đó là sự lựa chọn của bạn!
a. Kẻ thất bại
- Khi kẻ thất bại gặp phải một vấn đề nào đó, họ bao giờ cũng lựa chọn làm ba việc. Thứ
nhất, họ sẽ chọn cách biện hộ cho những vấn đề của mình.
- Ví dụ, nếu họ thi rớt, họ sẽ nghĩ ra vô số lý do như, ​“không có thời gian học bài”, “bị sao
quả tạ chiếu”, “thầy không công bằng”, hoặc “thời tiết quá nóng bức”.
- Thứ hai, kẻ thất bại chọn cách đổ lỗi cho tất cả mọi người ngoại trừ bản thân mình. Chẳng
hạn, họ đổ lỗi cho thầy cô (“​Tại thầy dạy dở”), đổ lỗi cho cha mẹ (“​Mình thừa hưởng gien
di truyền học dở từ cha mẹ” hoặc “Bố mẹ không hề động viên mình!”).
- Cuối cùng, thay vì cải thiện bản thân, kẻ thất bại dành thời gian than phiền về việc tại sao
mọi chuyện lại ra nông nỗi này.

“Khi bạn đổ lỗi cho một ai đó hoặc việc gì đó, bạn đang chối bỏ sức mạnh của mình”

Thật vậy, khi bạn đổ lỗi cho một người khác hoặc một việc khác, bạn đang nhường lại sức mạnh
của mình cho họ! Ví dụ, nếu bạn thi trượt môn tiếng Anh và cho rằng đó là vì ông thầy dạy dở,
điều này có nghĩa là chính ông thầy đó là người quyết định thành công của bạn! Vậy thì bạn
không có khả năng thay đổi kết quả của mình; chỉ có ông thầy mới có thể làm được điều này.

Đó là lý do tại sao kẻ thất bại suốt đời cảm thấy vô vọng và bất lực. Họ đinh ninh rằng để mọi
việc thay đổi thì người khác phải thay đổi. Thế là họ giao phó cuộc đời mình cho người khác hoặc
những việc xung quanh mình. Họ thường nói những câu như thế này,​“Tôi là vậy đấy”, “Tôi
chẳng thể làm gì khác được”, “Đó không phải là lỗi của tôi”, và ​“Người ta làm hỏng cả ngày của
tôi”​.

b. Người thành công


Có phải người thành công chỉ toàn nhận được những điều tuyệt vời không? Không hề! Trên thực
tế, một số người còn được sinh ra trong những gia đình chạy ăn từng bữa, bị cha mẹ đối xử thậm
tệ, không được học hành đến nơi đến chốn hoặc không có nhiều cơ hội. Tuy vậy, họ luôn luôn có
sức mạnh khiến cho cuộc đời họ diễn ra theo cách mà họ mong muốn.

Đó là vì người thành công chọn việc đứng ra C ​ HỊU TRÁCH NHIỆM cho tất cả mọi chuyện xảy
ra trong đời mình. Ví dụ, nếu họ thi rớt môn tiếng Anh, họ sẽ chịu trách nhiệm cho điều này.

33
Thay vì đổ lỗi và viện cớ, họ tin rằng ​HỌ TẠO RA kết quả thông qua những lựa chọn của mình
trong quá khứ. Có thể họ chọn thái độ không chăm chú nghe giảng bài trên lớp, họ chọn không
giơ tay đặt câu hỏi khi không hiểu bài, họ chọn không học hành chăm chỉ, hoặc họ không biết
cách học hiệu quả.

“Thái độ chịu trách nhiệm mang đến cho bạn sức mạnh”

Bởi người thành công tin rằng họ tạo ra tất cả kết quả của mình, họ biết rằng họ có khả năng thay
đổi và gặt hái những kết quả khác! Họ cũng tin rằng để mọi việc thay đổi, họ phải thay đổi trước.

4. Công thức thành công

Công thức kỳ diệu: HC + PU = KQ


Sau đây là một công thức cực kỳ hiệu nghiệm mà bạn có thể dùng để biến khó khăn thành cơ hội
để thành công. Đó chính là công thức của những người thành công.

HC + PU = KQ

Vậy công thức này nghĩa là gì?

“HC” là chữ viết tắt của “HOÀN CẢNH”. Hoàn cảnh là một việc xảy đến với bạn.

Kẻ thất bại tin rằng hoàn cảnh tạo ra kết quả


Kẻ thất bại tin rằng những sự kiện xảy ra trong đời họ trực tiếp tạo ra KẾT QUẢ của họ (viết tắt
là “KQ” trong công thức này).

34
Ví dụ, họ tin rằng bởi vì họ sinh ra nghèo khó (“Hoàn cảnh”), họ sẽ có ít cơ hội hơn những người
khác, và rồi cuối cùng, họ sẽ kết thúc cuộc đời mình trong cảnh nghèo khó (“Kết quả”).

Họ tin rằng bởi vì bố mẹ họ không biết động viên con cái hoặc thầy cô họ dạy dở (“Hoàn cảnh”)
nên họ chắc chắn không thể học tốt được (“Kết quả”).

Nếu có ai đó sỉ nhục hay chế giễu họ (“Hoàn cảnh”), họ sẽ cảm thấy nản lòng hoặc tuyệt vọng
(“Kết quả”).

Rõ ràng, công thức HC = KQ sẽ khiến bạn có cảm giác không thể quyết định thành công và hạnh
phúc của riêng mình. Thay vì thế, cuộc sống của bạn là do những gì xảy đến với bạn điều khiển!

“Người thành công biết rằng kết quả phụ thuộc vào phản ứng của họ”

Người thành công, mặt khác, tin rằng HOÀN CẢNH không phải là yếu tố quyết định KẾT QUẢ
của họ. Kết quả là do PHẢN ỨNG của họ mang lại (viết tắt là “PU”). Thậm chí nếu gió không
thổi đúng hướng như họ mong muốn, họ có thể chọn cách điều chỉnh cánh buồm để đón gió và
tiếp tục ra khơi!

Người thành công tin rằng kể cả khi cuộc đời ném họ vào những HOÀN CẢNH tồi tệ nhất, họ
vẫn có được KẾT QUẢ tốt đẹp bằng cách PHẢN ỨNG tích cực.

Có bao giờ bạn dồn tâm huyết vào làm một việc gì đó, chỉ để thấy rằng tất cả đều công cốc?
Chẳng hạn, bạn vất vả luyện tập cho mùa thi đấu bóng đá sắp tới. Thế rồi trong suốt trận tranh tài,
mặc dù bạn đã nỗ lực hết sức, cuối cùng đội bạn cũng bị thủng lưới liên tục.

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn sẽ làm gì sau trận thua này? Liệu bạn có còn cơ hội chiến
thắng trong tương lai không? Câu trả lời tùy thuộc vào cách mà bạn lựa chọn PHẢN ỨNG với sự
việc này.

Một số người sẽ lựa chọn tiêu cực bằng cách đổ lỗi cho đồng đội, viện cớ như sân cỏ quá ướt hoặc
trọng tài không công bằng. Họ chọn cách nghĩ, “Mình sẽ chẳng bao giờ thắng nổi” rồi bỏ cuộc.

35
Vậy điều gì sẽ kéo theo sau những phản ứng tiêu cực như thế? Tất nhiên họ sẽ không bao giờ
thành công trong tương lai.

Mặt khác, người thành công lựa chọn phản ứng tích cực kể cả khi những gì xảy đến với họ hết sức
tồi tệ. “Thua keo này ta bày keo khác”, họ sẽ chọn cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm của
mình để lần sau chơi tốt hơn. Họ chọn cách luyện tập chăm chỉ hơn và cố gắng nhiều hơn. Kết
quả, họ sẽ trở thành những cầu thủ chơi hay hơn và chiến thắng trong những trận đấu sắp tới.

5. Phản ứng tích cực dẫn đến kết quả tích cực, phản ứng tiêu cực dẫn đến hậu quả tiêu cực
Như vậy, bạn có thể thấy rõ: khi một sự việc nào đó xảy đến với chúng ta, bao giờ chúng ta cũng
có lựa chọn phản ứng tích cực hoặc tiêu cực.

Rõ ràng, khi bạn chọn những suy nghĩ và hành động tích cực, sớm muộn gì bạn cũng thành công,
và khi bạn chọn những suy nghĩ và hành động tiêu cực, bạn sẽ nhận lãnh hậu quả tiêu cực.

Phản ứng tích cực Phản ứng tiêu cực

• Học hỏi từ sai lầm • Đổ lỗi

• Trở nên tốt hơn • Biện minh

• Tự truyền động lực cho bản thân • Cảm thấy tồi tệ

• Nỗ lực nhiều hơn để thành công vào lần sau • Bỏ cuộc

• Không làm gì cả

Như vậy, nếu sắp tới có điều gì xảy đến trong cuộc đời bạn, đừng phản ứng ngay mà không suy
nghĩ kỹ càng bạn nhé. Thay vì thế, hãy bấm nút “Dừng” trên trán rồi chọn cách suy nghĩ và hành
động tích cực. Làm như vậy, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp.

6. Quá khứ không tương đương với tương lai


Nếu bạn đang nhận được kết quả tệ hại vào lúc này thì đó là vì bạn đã có những lựa chọn sai lầm
trong quá khứ, nhưng bạn không cần phải băn khoăn nhiều. Không bao giờ là quá trễ cho một sự
thay đổi. Quá khứ không tương đương với tương lai.

Việc bạn lãnh điểm kém trong những năm qua không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ đạt điểm
cao trong những năm sắp tới. Việc bạn không hòa thuận với cha mẹ trong quá khứ không có nghĩa
rằng mối quan hệ với cha mẹ bạn sẽ mãi mãi như vậy. Tương lai tùy thuộc vào những lựa chọn
của bạn NGAY BÂY GIỜ, trong hiện tại.

36
Điều đáng mừng là nếu bạn bắt đầu có những lựa chọn tích cực NGÀY HÔM NAY thì bạn có thể
tạo dựng thành công mà bạn mong muốn NGÀY MAI. Ngày hôm nay chính là cơ hội mới mẻ để
bạn khiến cho mọi việc xảy ra theo cách mà bạn mong muốn.

Vì thế, nếu bạn đã sẵn sàng, chúng ta hãy cùng học về những nguyên tắc và phương pháp giúp
bạn có những lựa chọn tích cực trong cuộc sống. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng khám phá sức mạnh
của niềm tin…

7. Việc nghĩ LỚN giúp bạn trở nên tốt nhất có thể
Tại sao việc nghĩ LỚN lại có tầm quan trọng đến vậy?

Khi bạn nghĩ lớn, bạn sẽ cảm thấy thật sự phấn chấn, hào hứng. Việc nghĩ lớn truyền năng lượng
cho bạn. Khi tôi nghĩ đến việc có tiền triệu trong tay năm 26 tuổi và trở nên nổi tiếng, ý nghĩ này
khiến tôi hừng hực khí thế lao vào học, trong khi bạn bè tôi vẫn lười đến mức không nhấc nổi
quyển sách lên đọc.

Khi bạn nghĩ lớn, bạn sẽ bắt tay vào làm những việc to tát giúp bạn trở nên tốt nhất có thể. Từ khi
đặt mục tiêu trở thành triệu phú, tôi hăng hái làm những việc mà hầu hết bạn bè tôi không làm.
Tôi bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên (sàn nhảy di động) ở tuổi 15, bắt đầu công việc kinh
doanh thứ hai (đào tạo) ở tuổi 18, đọc hơn 80 quyển sách dạy về kinh doanh rồi bắt đầu viết sách
ở tuổi 20 và đầu tư vào chứng khoán, bất động sản ở tuổi 21.

Ngược lại, nếu bạn nghĩ nhỏ, bạn sẽ dừng lại ở những việc nhỏ. Và làm việc nhỏ có nghĩa là bạn
chỉ nhận được kết quả tầm thường. Bạn sẽ không bao giờ nhận ra tiềm năng to lớn của mình. Nếu
tôi không đề ra những mục tiêu điên rồ như trở thành triệu phú tuổi 26, tôi sẽ chỉ đạt điểm trung
bình trong các môn học như nhiều người khác, kiếm được công việc làm thuê bình thường như số
đông và sống một cuộc sống nhàn nhạt chẳng có gì đáng nói.

“Mục tiêu ảnh hưởng đến lựa chọn của bạn”

Vậy điều gì ảnh hưởng đến những lựa chọn mà bạn đưa ra trong cuộc sống? Câu trả lời nằm ở
những mục tiêu của bạn. Bởi vì Obama nuôi mơ ước trở thành Tổng thống Mỹ, ông đã đưa ra
những lựa chọn khác hẳn những người bạn đồng trang lứa. Ông chọn học ngành khoa học chính
trị, đạt điểm cao nhất, trở thành nhà lãnh đạo ở trường và dành thời gian cho hoạt động phục vụ
cộng đồng nhằm hiểu rõ hơn về những vấn đề mà người dân Mỹ thường gặp phải.

Nếu không có mục tiêu vĩ đại đó, ông có thể đã chọn việc la cà nơi quán nhậu hay các hộp đêm,
trốn học thường xuyên, xăm hình khắp người, gắn nhẫn vào mũi và học ngành thiết kế thời trang.

Vậy thì, bạn của tôi, hãy bắt đầu nghĩ lớn và đề ra cho mình những mục tiêu đầy thử thách… nếu
bạn có ý định trở thành một người quan trọng. Từ đó, bạn sẽ có khả năng đưa ra những lựa chọn
đúng đắn cho bản thân! Khi bạn không biết mình muốn gì trong cuộc sống, bạn sẽ không biết lựa
chọn như thế nào. Khi ấy, người khác sẽ lựa chọn thay cho bạn!

37
Dòng sông cuộc đời

Cuộc đời của chúng ta cũng giống như một dòng sông vậy. Và mỗi chúng ta ngồi trên con thuyền
xuôi theo dòng chảy cuộc sống. Trong khi con thuyền xuôi theo dòng nước, dòng sông cuộc đời
chia thành nhiều ngã rẽ, chảy về những nẻo đường đời khác nhau.

Những dòng chảy này tượng trưng cho những hướng đi khác nhau trong cuộc sống. Một số dòng
chảy dẫn dắt chúng ta trở thành bác sĩ, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà hoạt động bảo vệ môi trường,
chính trị gia hoặc giáo viên. Những dòng chảy khác đưa đẩy chúng ta đến chỗ trở thành người gác
cổng, dọn vệ sinh, lái xe hoặc bán vé số.

Là một học sinh, con thuyền của bạn vẫn đang ở trong dòng chảy chính. Bạn vẫn có thể quyết
định xem mình muốn trôi theo dòng chảy nào và đến bến bờ nào. Nếu mục tiêu của bạn là kinh
doanh, bạn cần bắt đầu lái thuyền của mình về hướng đó. Nếu muốn trở thành bác sĩ, bạn phải
chèo thuyền về một hướng khác.

Cũng giống như dòng sông thật sự, dòng sông cuộc đời cũng có những “luồng nước” mạnh xô đẩy
con thuyền của bạn ra khỏi dòng chảy mà bạn muốn đến. Những “luồng nước” này chính là
những việc khiến bạn xao nhãng như những trò chơi trên máy vi tính, những đứa bạn xấu, những
thói quen xấu và những chương trình tivi vô bổ. Tuy vậy, miễn là bạn tập trung vào mục tiêu của
mình và đấu tranh lại “luồng nước” đó, nhất định bạn sẽ đến được nơi mình muốn đến.

Trong khi ấy, hầu hết các bạn trẻ hoàn toàn không có ý niệm gì về việc mình muốn trở thành một
người như thế nào trong tương lai. Họ không biết mình đang trôi theo dòng chảy nào và cứ để
mặc cho “con thuyền cuộc sống” trôi nổi bập bềnh theo dòng nước đến đâu thì đến.

Nếu bạn không bắt đầu đề ra mục tiêu và định hướng ngay từ bây giờ, rất có thể bạn sẽ đi đến một
nơi mà bạn không muốn chút nào.

7. Những người nghĩ nhỏ là những người sợ thất bại


Vậy tại sao đa phần thiên hạ lại nghĩ nhỏ?

Bởi vì họ sợ trở thành những kẻ lố bịch “trèo cao té đau”, sợ thất bại và sợ phải thất vọng một
cách cay đắng. Họ thà đề ra những mục tiêu be bé, nho nhỏ dễ đạt được, chứ không dám mơ cao,
bay xa.

Mặc dù họ có thể đạt được hầu hết mục tiêu của mình (bởi vì nó quá nhỏ), họ sẽ chẳng bao giờ
vươn tới những thành công TỘT BẬC. Họ sẽ chẳng bao giờ tận dụng được nguồn tiềm năng vô
tận của mình.

38
“Không thể chỉ là một từ đao to búa lớn được nói ra bởi
những người bé nhỏ, họ dễ dàng chấp nhận một thế giới
tầm thường sẵn có hơn là khám phá những năng lực trong
chính mình để thay đổi thế giới.”

- Khẩu hiệu nổi tiếng của hãng giày Adidas -

Tham khảo thêm:

1. 15 PHONG CÁCH SỐNG KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG


2. 9 TƯ DUY CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG
3. 6 BÍ QUYẾT TƯ DUY TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

--------------------------------------------------------------------

Nội dung, hình ảnh trong chương này được trích và tham khảo từ các nguồn:
Lee, Gary and Adam khoo. Bí quyết thành công dành cho tuổi teen, được dịch bởi Trần Đăng Khoa và
Uông Xuân Vy. Nhà xuất bản Phụ Nữ.

39

You might also like