You are on page 1of 29

TƯ DUY PHẢN BIỆN

Faculty of Information Technology,


Van Lang University
NỘI DUNG

1. Tư Duy Phản Biện là gì


2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện
3. Sáu mũ tư duy (Edward de Bono)
4. Các bước rèn luyện TDPB.

Source: Pictures from DDI education 2


1. TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ

Tư duy phản biện là


nghệ thuật phân tích
và đánh giá tư duy với
định hướng cải thiện
nó.

Source: Pictures from DDI education 3


2. VAI TRÒ CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện có vai trò to lớn


trong mọi lĩnh vực. Giúp ta:
Thoát khỏi suy nghĩ khuôn mẫu
Hướng đến cái mới.
Phát hiện những ý tưởng mới
Kích thích khả năng sáng tạo

Source: Pictures from DDI education 4


2. TẠI SAO TƯ DUY PB LẠI QUAN TRỌNG?

 Nó xác định những tư duy thiên vị


 Nó được định hướng đến vấn đề, sự việc
hoặc hoàn cảnh mà bạn đang giải quyết.
 Nó cho thấy bức tranh toàn cảnh
 Nó mang các yếu tố cần thiết vào sự việc
 Nó xem xét cả tính đơn giản và tính phức tạp
của đối tượng.
 Nó cho cái nhìn gần chính xác về hiện thực.

Source: Pictures from DDI education 5


2.TẠI SAO TA QUAN TÂM T.DUY PHẢN BIỆN

 Người có TDPB sẽ mạnh cách mặt sau:


 Khả năng quan sát
 Tính tò mò, ham khám phá
 Tư duy logic
 Kỹ năng ra quyết định
 Bản lĩnh tự tin
 Là yêu tố quan trọng để
thành công:
Trong học tập
 Trong công việc
Source: Pictures from DDI education 6
3. Sáu mũ tư duy

Quá trình

Tiêu cực Mục tiêu

Cảm xúc Tích cực

Sáng tạo 7
Edward de Bono
“Sáu mũ tư duy là một phương pháp nhằm
đưa một loại tư duy tại một thời điểm”
8
3. Sáu mũ tư duy (tt)
- “6 chiếc mũ tư duy” là một công cụ trợ
giúp TD, giúp đánh giá sự việc từ nhiều góc
nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn.
- Mỗi lần đội mũ tức là bạn chuyển sang
một cách tư duy mới  bạn sẽ hiểu rõ hơn
mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được
những nguy cơ và cơ hội mà bình thường
bạn có thể không chú ý đến.

9
3. Sáu mũ tư duy (tt)
Tại sao lại là mũ?
Có một mối liên kết truyền thống giữa tư duy và
mũ.
Mũ rất đơn giản để đội vào đầu và lấy ra. Không
quần áo nào có thể được mặc vào hoặc cởi ra một
cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy.
 Điều này là phù hợp bởi vì chúng ta phải có khả
năng đội vào hoặc bỏ ra các mũ với màu khác
nhau một cách dễ dàng.
Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề.

10
3.1 Mũ trắng : Mục tiêu
Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề
một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện
và thông tin có sẵn.
Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra
câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc
các câu hỏi:
• Chúng ta đã có thông tin nào?
• Thông tin nào còn thiếu?
• Thông tin nào chúng ta muốn có?
• Chúng ta sẽ có thông tin bằng cách nào?
11
3.2 Mũ đỏ : Cảm xúc
Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề
dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng
đoán biết cảm xúc của người khác thông qua
những phản ứng của họ.
Bạn cảm thấy như thế nào về điều này?
Ví dụ:
- Tôi cảm thấy việc này không chạy
- Tôi không thích cách làm này
- Đề xuất này thật kinh khủng
- Trực giác nói với tôi rằng….
12
3.3 Mũ đen : Suy nghĩ tiêu cực
Thận trọng, Khó khăn, Suy xét và đánh
giá. Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn
đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè.
Cố gắng đoán trước những nguyên nhân
có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn
đề không đạt hiệu quả như mong đợi.
Đặt các câu hỏi:
• Điều đó là sự thật?
• Nó sẽ hoạt động hay không?
• Hạn chế là gì?
• Điều gì sẽ xảy ra? 13
3.4 Mũ Vàng
Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách
tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết
được những lợi ích và cơ hội mà quyết định
của bạn mang lại.
Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị
lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều
khó khăn, trở ngại.
Đặt câu hỏi:
• Tại sao điều này đáng phải làm?
• Các lợi ích của nó là gì?
• Tại sao điều này có thể được hoàn thành?
14
• Tại sao điều này sẽ hoạt động?
3.5 Mũ xanh lá cây
Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo.
Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh”
sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để
giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo, đưa ra các
đề nghị, ý tưởng khác nhau, ý tưởng mới, các
phương án…
Đặt các câu hỏi:
• Có thể có những giải pháp và tiến trình
hành động nào khác? Có thể làm theo
cách khác được không?
Mũ Tư duy
• Các phương án khác là gì? sáng tạo
15
3.6 Mũ xanh dương:
• Tổng kết những gì được học. Tổ chức tư duy.
Suy nghĩ về quá trình tư duy (Reflection).
• Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ
tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy
của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh
lá cây”.
• Khi lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu
cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”.
• Ví dụ: Thiết lập chương trình nghị sự, đề nghị
các bước tiếp theo. Yêu cầu mũ khác.
Yêu cầu tóm tắt, kết luận và quyết định.
16
4. CÁC
CÁC BƯỚC
BƯỚC RÈNRÈN
TƯ TƯ
DUYDUY PHẢN
PHẢN BIỆN
BIỆN
 Bước 6: Tổng hợp & sử dụng một cách sáng tạo
những gì mình hiểu, đã phân tích và đã được
Bước 5: Đánh giá, phêđánh những gì mình hiểu và
bìnhgiá.
đã phân tích.
 Bước 4: Phân tích thông tin mà mình đã hiểu
 Bước 3: Áp dụng những gì mình hiểu vào các
trường hợp cụ thể
 Bước 2: Hiểu được những gì mình đã thu thập

 Bước 1: Thu thập kiến thức, thông tin

17
4. CÁC BƯỚC RÈN TƯ DUY PHẢN BIỆN
 Bước 1: Thu thập kiến thức, thông tin
 Bước 2: Hiểu được những gì mình đã thu thập
 Bước 3: Áp dụng những gì mình hiểu vào các trường
hợp cụ thể
 Bước 4: Phân tích thông tin mà mình đã hiểu
 Bước 5: Đánh giá, phê bình những gì mình hiểu và
đã phân tích.
 Bước 6: Tổng hợp & sử dụng một cách sáng tạo
những gì mình hiểu, đã phân tích &đã được đánh giá.
18
4. CÁC BƯỚC RÈN TƯ DUY PHẢN BIỆN
Tuy nhiên, ta có thẻ gom lại 6 bước theo thang
đo Bloom trên thành 4 bước cơ bản:
 Bước 1: Nhận dạng những ý kiến liên quan
với vấn đề đưa ra (B1,2,3)
 Bước 2: Phân tích (dựa theo 4W&2H,SQVID)
 Bước 3: Đánh giá nguồn kiến thức
 Bước 4: Trình bày kết quả của quá trình tư
duy logic
19
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB

Một số người cho rằng, “chỉ có


học vấn cao mới là con đường
duy nhất dẫn đến thành công”.
Bạn hãy phản biện lại câu nói trên.

20
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB

 Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn


 Có đúng vậy không?
 Vậy những người không học trên đại học đều
thất bại sao?
 Có ai học đại học mà vẫn không thành công?
 Có cách nào không học đại học mà vẫn thành
công không?

21
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB

 Bước 2: Quan sát


 Quan sát là nhìn trước, ngó sau xem có ai
không học đại học mà vẫn hạnh phúc, có ai học
đại học (thậm chí là tiến sĩ) vẫn bất hạnh. Hãy
chỉ ra một vài ví dụ thực tế:
 Anh H là tiến sĩ, nhưng đến bây giờ vẫn long
đong, cuộc sống vất vả, kinh tế gia đình khó
khăn, vợ con coi thường.
22
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB

 Bước 2: Quan sát


 Chị L học xong cấp III thì đi làm ngay, nay chị ấy
là chủ tịch của một tập đoàn kinh tế lớn.
 Ông Bill Gate là tỉ phú nhưng không phải là TS.
 Ông K chưa một ngày bước chân đến cổng
trường đại học nhưng vẫn là người chế tạo ra
máy gieo hạt.

23
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB
 Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận
 Thế nào là thành công tuỳ thuộc vào quan
điểm của mỗi người, không có khái niệm
thành công (hạnh phúc, bất hạnh, nổi tiếng,
giàu có...) chung cho tất cả mọi người.
 Học vấn cao là một “khởi đầu thuận lợi”,
nhưng không nhất thiết là điều kiện quyết
định thành công. Có nhiều con đường dẫn
tới thành công nhờ vào sự nỗ lực tìm đúng
hướng đi của cá nhân.

24
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB
 Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận (tt)
 Ít học vấn sẽ gặp khó khăn nhất định trong
một số lĩnh vực chuyên môn sâu, nhưng
không có nghĩa là thất bại trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống. (Bà nội tôi không biết chữ,
nhưng bà là một “chuyên gia” về văn hoá
ứng xử...).
25
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB

 Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề


 Người ta nêu vấn đề này ra để làm gì?
 Ai là người tin vấn đềnày? tại sao người ta
lại nói, lại tin như vậy?
 Khẳng định trên có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu
quả gì?

26
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB

 Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân


 Tôi cho rằng: “Thành công là khi...”, “Không
phải nhiều tiền, có chức quyền là thành
công”, ” Thành công là khi ta nỗ lực hết
mình, phát huy hết khả năng, sở trường của
mình và đạt được những thành tựu lớn
trong lĩnh vực mình lựa chọn”.

27
VÍ DỤ ÁP DỤNG 6 BƯỚC TRONG TDPB

 Bước 6: Khẳng định lại


 Như vậy không phải cứ học vấn cao
là chắc chắn có thành đạt!

28
Questions

29

You might also like