You are on page 1of 35

Bài 1.

TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ LUẬN CỨ


Kết quả học
Tư duy biện luận

Sau khi học xong đơn vị bài học này, bạn có thể:
• Giải thích được tư duy biện luận là gì
• Nhận biết các luận cứ
• Nhận biết kết luận và (các) tiền đề của luận cứ
• Phân biệt luận cứ với sự giải thích
• Đặt luận cứ thành dạng chuẩn
• Nhận diện các tiền đề ngầm và luận cứ phụ
1. TƯ DUY BIỆN LUẬN

• Về thuật ngữ, theo tài liệu tiếng việt có nhiều cách dịch
khác nhau như: tư duy phê phán; tư duy phản biện; tư duy
biện luận; tư duy biện chứng...

• Dùng khái niệm TƯ DUY BIỆN LUẬN (Introduction to Critical


Thinking) để nhấn mạnh đến khía cạnh logic, biện chứng,
lập luận để tìm đến giải pháp tốt hơn hướng về chân lý.
Xét các luận cứ sau:
Luận cứ 1: Khoảng 6 tháng nữa, nhu cầu sử dụng khí ga và các sản
phẩm xăng dầu sẽ tăng. Do đó, giá ga sẽ tăng.
Luận cứ 2: Khoảng 6 tháng nữa, PVN sẽ tăng cường hoạt động sản
xuất xăng dầu. Cho nên giá ga sẽ giảm.

Khi xem xét các luận cứ này là ta bắt đầu quá trình tư duy biện luận.

Tư duy biện luận là kỹ năng đánh giá đúng đắn


những luận cứ do người khác nêu ra và xây dựng
luận cứ của chính mình một cách vững chắc.
Kỹ năng TDBL giúp ta hiểu được các sự kiện, đặt chúng vào bối
cảnh và thấy rõ được mối liên hệ của chúng.
4
- Một người có kỹ năng TDBL thường có khả năng:

+ Hiểu được những kết nối logic giữa những ý


tưởng;
+ Xác định, xây dựng và đánh giá các lập luận;
+ Phát hiện các mâu thuẫn và sai lầm phổ biến trong
lập luận;
+ Giải quyết vấn đề một cách hệ thống;
+ Nhận ra sự liên quan và tầm quan trọng của các ý
tưởng;
+ Phản xạ biện minh về niềm tin và giá trị của một
người...
TDBL đem lại những lợi ích sau :
- Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan
điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn.
- Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập
luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.
- Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.
- TDBL còn trang bị cho chúng ta các phương pháp
nghiên cứu khoa học: Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng
hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v… nhờ đó làm tăng khả
năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.
- Giúp người học vượt qua khỏi cách suy nghĩ theo
khuôn mẫu, thói quen, truyền thống...
Các lợi ích của tư duy biện luận

- Suy nghĩ một vấn đề theo nhiều chiều hướng


khác nhau với những cách giải quyết khác nhau;
- Có ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và
tôn trọng ý kiến người khác trong lúc tranh luận,
sẵn sàng chấp nhận sự thật hơn...
- Có khả năng thuyết phục tốt hơn;
- Có khả năng giao tiếp tốt hơn;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn...
Các rào cản đối với tư duy biện luận

- Mình luôn đúng

- Ba phải, lấy đám đông làm chân lý

- Không kiểm chứng các giả thiết

- Vơ đũa cả nắm

- Ngụy biện
……..
2. Luận cứ

- Luận cứ là nỗ lực đưa ra


Luận cứ là gì?
những lý do ủng hộ cho việc nghĩ
rằng một niềm tin nào đó là
đúng.

- Luận cứ có hai phần: tiền đề và kết


luận. Tiền đề là những lý do ta dùng để
nâng đỡ kết luận, và kết luận là niềm tin
được các lý do nâng đỡ.
Khoảng 6 tháng nữa, nhu cầu sử dụng
khí ga và các sản phẩm xăng dầu sẽ tăng.
Do đó, giá gas sẽ tăng.
Tư duy biện luận

Tiền đề là:
(1) Khoảng 6 tháng nữa, nhu cầu sử
dụng khí gas và các sản phẩm xăng dầu
khác sẽ tăng.
Kết luận là:
(2) Khoảng 6 tháng nữa, giá gas sẽ tăng.

Tiền đề nâng đỡ cho kết luận


Ví dụ:
(1) Toàn cầu hóa là kết quả phát triển của lực
lượng sản xuất, là một quá trình tất yếu. (2) Tuy vậy,
toàn cầu hoá hiện nay có ảnh hưởng hai mặt đối với
các nước đang phát triển. (3) Vì vậy, nước ta không
thể quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hoá, nhưng
phải biết khai thác những thuận lợi mà quá trình này
đem lại và đồng thời phải hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực của nó.

Tiền đề cung cấp lý do để ta nghĩ rằng kết luận là đúng.

Các tiền đề và kết luận đều là những phán đoán.


Phán đoán là câu đưa ra một tuyên bố có thể đúng hoặc sai. Kết luận là
phán đoán mà luận cứ muốn ủng hộ. Các tiền đề là phán đoán muốn ủng
hộ kết luận. Nói khác, kết luận là phán đoán được nâng đỡ, các tiền đề là
những phán đoán nâng đỡ.
Tư duy biện luận

Câu nào không đúng không


sai thì không thể là phán đoán,
và không thể dùng để tạo nên
một luận cứ có cơ sở vững
chắc.
1) Hãy đọc chương nói về các hành NO
tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.
Tư duy biện luận

YES
(2) Có ít nhất 8 hành tinh trong hệ mặt
trời của chúng ta.

(3) Có ít nhất 20 hành tinh trong hệ mặt


trời của chúng ta.

(4) Có bao nhiêu hành tinh trong hệ


mặt trời của chúng ta?
BÀI TẬP 1.1
Những câu nào sau đây không phải là phán đoán. Hãy cho
biết tại sao.
Tư duy biện luận

1. Tổng của 3 và 5 là 8.
2. Tiếp tục nào.
3. Đừng có nhân danh tình yêu nữa.
4. Uống 2 lít nước mỗi ngày.
5. Theo bạn, bao lâu nữa trời sẽ mưa?
6. Mẹ bảo con phải dọn phòng cho gọn ghẽ bao nhiêu lần rồi
hở?
7. Yêu cho roi cho vọt.
8. Uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe.
3. TÌM LUẬN CỨ

Bước 1: Tìm xem có sự nỗ lực thuyết phục nào không.


Hãy tự hỏi có hay không việc tác giả/người nói muốn thuyết phục bạn
rằng điều gì đó là đúng. Nếu có thì tức là ở đó có luận cứ.
Tư duy biện luận

Bước 2. Tìm kết luận.Tìm luận điểm chính của tác giả. Đó sẽ là kết luận
của luận cứ.
Từ ngữ chỉ báo: Do đó, Vì thế, Chính vì vậy, Suy ra là, Kết quả là,
Thế thì, Điều đó cho thấy, Tóm lại,

Bước 3. Tìm các tiền đề.


hãy tự hỏi tại sao tác giả/người nói lại tin kết luận ấy. Các phán đoán trả
lời câu hỏi ấy sẽ là các tiền đề của luận cứ.
Từ ngữ chỉ báo: Vì, Bởi lẽ, Căn cứ theo, Giả sử, Xét thấy rằng, v.v.
BÀI TẬP 1.2
Trong các đoạn văn dưới đây, bạn hãy: (a) xác định xem có luận cứ hay
không, (b) nếu có, hãy tìm tiền đề và kết luận.

1. Lần nào đi chơi với anh ta, bạn đều có cảm giác khổ sở. Vì thế, bạn đừng
Tư duy biện luận

đi với anh ta nữa.


2. Tôi đã thấy 1,000 con thiên nga, và tất cả chúng đều có màu trắng. Do đó,
hầu hết những con thiên nga đều có màu trắng.
3. Nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ tăng cân mất thôi.
4. Tại sao bạn không thử phở tái nạm nhỉ? Bạn sẽ thích nó ngay. Đó là món
ăn tôi rất thích.
5. Mọi người phải học môn triết học. Triết học hữu ích cho các kỹ năng tư
duy biện luận của bạn và giúp bạn tìm ra cấu trúc của các vấn đề phức tạp.
Cho nên, An phải học môn triết học trong học kỳ này.
Lưu ý:

- Cẩn trọng khi dùng từ ngữ chỉ báo để dò tìm kết luận và tiền đề, vì:
(a) một luận cứ có thể không có từ ngữ chỉ báo
Ví dụ: Ở luận cứ lúc trước có thể bỏ “do đó” và viết lại:
Tư duy biện luận

Khoảng 6 tháng nữa, nhu cầu sử dụng khí ga và các sản


phẩm xăng dầu sẽ tăng. Giá ga chắc chắn sẽ tăng.
(b) các từ ngữ chỉ báo có thể được dùng nhưng không phải để
tạo ra luận cứ.
Chiếc laptop của tôi đang ở bệnh viện máy tính vì bị lỗi màn
hình.

- Vị trí của các phán đoán trong luận cứ có thể đổi chỗ cho nhau.
Lưu ý

- Có những phán đoán không được viết ở dạng câu tường thuật.
Tư duy biện luận

(a) Một số người đi xa hơn khi tuyên


(1) Picquart không có lý do
bố rằng Picquart là người giả mạo, rằng
gì làm giả bức điện tín
ông ta đã làm giả bức điện tín nhằm
để hủy hoại Esterhazy.
hủy hoại Esterhazy. (b) Nhưng, lạy
Do đó,
Chúa, tại sao chứ? (c) Vì cớ gì? (d)
(2) Picquart không làm giả
Cho tôi một động cơ đi? (e) Ông ấy
bức điện tín.
cũng được người Do Thái trả tiền sao?
(Zola, J’accuse!)
BÀI TẬP 1.2
Trong các đoạn văn dưới đây, bạn hãy: (a) xác định xem có luận cứ hay
không, (b) nếu có, hãy tìm tiền đề và kết luận.

1. Hắn chửi như những người say rượu hát. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn
Tư duy biện luận

không cần chửi. Khổ cho hắn và khổ cho người hắn lại không biết hát.
Thì hắn chửi, cũng như chiều nay hắn chửi.” (Nam Cao, “Chí Phèo”)
2. Khi còn thi đấu cho Sporting CP và đặc biệt là quãng thời gian khoác áo
Man Utd, Cris Ronaldo thi đấu cực kỳ biến ảo với những tình huống xử
lý kỹ thuật, đôi chân đảo nhanh thoắt khiến đối thủ nhiều lần 'tắt điện'.
Tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang Real Madrid năm 2009, Cris Ronaldo
đã không thường xuyên sử dụng kỹ thuật cá nhân, thay vào đó là tốc độ
để tiến gần tới khung thành đối phương rồi dứt điểm. (Báo điện tử Thể
Thao 247, 07/10/2017)
Các tiền đề và kết luận ngầm
Tư duy biện luận

- Kết luận ngầm xảy ra khi tác giả không phát


biểu kết luận của luận cứ

- Tiền đề ngầm xảy ra khi tác giả (1) tin rằng một
phán đoán nào đó là đúng, (2) muốn biến phán
đoán này thành tiền đề của luận cứ, nhưng (3)
không viết nó ra.
Như là một phần trong nghiên cứu (TĐ) Miconazole có hại cho trẻ
của họ, nhóm nghiên cứu của TS. em vì nó khiến cho trẻ buồn nôn,
Frederick đang cân nhắc việc đưa ỉa ra máu và co thắt cơ bụng.
thuốc miconazole cho một nhóm Do đó,
trẻ em. Nhưng họ không nên làm
Tư duy biện luận

(KL) Nhóm nghiên cứu của TS.


thế vì miconazole bao giờ cũng có Frederick không nên đưa
ảnh hưởng tai hại tới trẻ em. Nó miconazole cho nhóm trẻ em.
khiến cho trẻ buồn nôn, ỉa ra máu
và co thắt cơ bụng.

một tiền đề không được phát biểu ra: [TĐ] Ta không


nên làm những gì có hại cho trẻ em.
Luận cứ hoàn chỉnh sẽ là thế này:

(TĐ) Miconazole có hại cho trẻ em vì nó khiến cho trẻ


buồn nôn, ỉa ra máu và co thắt cơ bụng.
Tư duy biện luận

[TĐ] Ta không nên làm những gì có hại cho trẻ em.

Do đó,

(KL) Nhóm nghiên cứu của TS. Frederick không nên


đưa miconazole cho nhóm trẻ em.
Mọi sinh viên hiện nay đều phải (TĐ) Mọi sinh viên hiện nay đều
biết sử dụng thành thạo máy vi phải biết sử dụng thành thạo máy
Tư duy biện luận

tính. Vậy Minh phải biết sử dụng vi tính.


thành thạo máy vi tính. Do đó,
(KL) Minh phải biết sử dụng
thành thạo máy vi tính.

một tiền đề không được phát biểu ra: [TĐ] Minh là


một sinh viên.
Luận cứ hoàn chỉnh sẽ là thế này:

(TĐ) Mọi sinh viên hiện nay đều phải biết sử dụng
thành thạo máy vi tính.
Tư duy biện luận

[TĐ] Minh là một sinh viên..

Do đó,

(KL) Minh phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính.


BÀI TẬP 1.4
Trong các đoạn văn dưới đây, bạn hãy: (a) xác định xem có luận cứ hay
không, (b) nếu có, hãy tìm tiền đề và kết luận, (c) nếu có tiền đề ngầm thì hãy
chỉ ra
Tư duy biện luận

1. “Rằng tôi chút phận đàn bà. Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
2. Chất kết tủa không phải là can-xi. Nó phải là na-tri.
3. Như ta đã biết người Việt Nam ai cũng yêu hòa bình, vì thế Hồ Chí Minh
đương nhiên là người yêu hòa bình.
NHỮNG THỨ KHÔNG PHẢI LÀ LUẬN CỨ
Các khẳng định. Một phán đoán riêng lẻ không thể là luận cứ, vì luận cứ
phải có ít nhất hai phán đoán, tức một tiền đề và một kết luận.
Tư duy biện luận

Các mô tả. Mô tả là cái mang lại cho độc giả một hình ảnh tinh thần về điều
gì đó. Mô tả có thể đẹp, đúng và quan trọng, nhưng chúng không thể là luận
cứ được.

Các câu hỏi và lời chỉ dẫn. Vì các câu hỏi và lời chỉ dẫn không đúng hay
sai nên chúng không thể là các phán đoán, tức chúng không thể làm thành
luận cứ được.
NHỮNG THỨ KHÔNG PHẢI LÀ LUẬN CỨ
Các giải thích. Có hai loại giải thích: giải thích cách làm cái gì đó và giải
thích tại sao điều gì đó là đúng.
Giải thích tại sao điều gì đó là đúng thường bị lẫn lộn với luận cứ, vì có
Tư duy biện luận

những nét giống nhau: (1) dùng các phát biểu hay phán đoán tường thuật,
(2) dùng chung các từ ngữ chỉ báo; (3) liên quan tới tính đúng sai (truth)
BÀI TẬP
Xác định xem trong các đoạn văn dưới đây, đoạn văn nào chứa: luận cứ,
khẳng định, câu hỏi, mệnh lệnh hay mô tả. Nếu đoạn văn chứa luận cứ, hãy
nhận diện tiền đề và kết luận.
Tư duy biện luận

1. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, ra mồ hôi và ho nhưng lại nói là cô ấy không
bị đau ở cổ họng hay tai.
2. Làm ơn tắt đèn đi!
3. Mọi lý thuyết chính trị đều tiền giả định con người có bản tính ác. Ta có
thể dễ dàng lấy dẫn chứng trong các công trình của bất cứ nhà tư tưởng
chính trị nào.
4. “Giấc mơ không giống như những thanh âm lộn xộn phát ra từ nhạc cụ do
một lực bên ngoài tác động chứ không phải do ngón tay người chơi đàn,
chúng không phải là vô nghĩa; chúng không phải là phi lý. Trái lại, chúng
là những hiện tượng tâm lý của việc muốn hiện thực hóa hoàn toàn những
ước muốn. (Freud, Diễn giải giấc mơ)
CHUẨN HÓA LUẬN CỨ
Cách làm như sau: Chuẩn hóa hình thức của một luận
cứ đơn giản có dạng sau:
1. đặt tất cả các phán đoán thành
Tư duy biện luận

câu tường thuật và chuyển các đại


(1) Tiền đề thứ nhất.
từ thành danh từ;
2. đưa các tiền đề ngầm và kết
(2) Tiền đề thứ hai.
luận ngầm vào; [3] Tiền đề thứ ba.
3. đánh số từng phán đoán; Do đó,
4. đặt tiền đề trước kết luận, và (4) Kết luận.
5. dùng chữ “do đó” để chỉ kết
luận
Xét ví dụ sau:
“Thị trường chứng khoán sẽ đi về đâu? Một số cho rằng chúng ta đang
ở trong một thị trường đang liên tục tăng giá. Quan điểm của tôi là giá
cả thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm trong quý tới vì nếu lãi suất
Tư duy biện luận

tăng lên, giá cả sẽ đi xuống, và Cục Dự trữ Liên bang đã cho biết rằng
lãi suất sẽ tăng.”

Phiên bản 1: Bỏ sót:


(1) Nếu lãi suất tăng lên, giá cả - Thị trường chứng khoán sẽ đi về
sẽ đi xuống. đâu? (câu hỏi dẫn vấn đề)
(2) Lãi suất sẽ tăng. - Một số cho rằng chúng ta đang ở
Do đó, trong một thị trường đang liên tục
(3) Giá cả thị trường chứng tăng giá. (câu mở ra luận cứ)
khoán sẽ sụt giảm trong quý tới. - Cục Dự trữ Liên bang đã cho biết
rằng (nâng đỡ cho ‘Lãi suất sẽ tăng’)
Luận cứ mới Phiên bản 1:
(1) Cục Dự trữ Liên bang đã (1) Nếu lãi suất tăng lên, giá cả sẽ đi
cho biết rằng lãi suất sẽ tăng. xuống.
Do đó, (2) Lãi suất sẽ tăng.
Tư duy biện luận

(2) Lãi suất sẽ tăng. Do đó,


(3) Giá cả thị trường chứng khoán sẽ sụt
giảm trong quý tới.

(1) Cục Dự trữ Liên bang đã cho biết rằng lãi suất sẽ tăng.
Luận cứ Do đó,
phụ (2) Lãi suất sẽ tăng.
(3) Nếu lãi suất tăng lên, giá cả sẽ đi xuống.
Luận cứ Do đó,
chính (4) Giá cả thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm trong quý tới.
BÀI TẬP 1.6
Xác định xem mỗi một đoạn văn dưới đây có chứa luận cứ không? Nếu
đoạn văn chứa một hay nhiều luận cứ thì bạn hãy chuẩn hóa chúng.
1. Nếu đi làm, anh ấy sẽ sớm bị ốm mất. Thế nhưng anh ấy không đi làm,
Tư duy biện luận

cho nên tôi không nghĩ là anh ta sẽ bị ốm.


2. Tại sao anh cứ muốn làm tôi quạu lên thế hở?
3. Tôi để ý thấy những vết bùn đỏ trên giày của anh. Mà ngay trước mặt
nhà bưu điện phố Wigmore, lòng đường vừa mới sụp xuống, và đất bùn
vung vãi tứ phía thành thử khó lòng vào được nhà bưu điện mà không
phải đi qua đấy. Sau cùng, thứ đất ấy có màu đo đỏ đặc biệt mà theo chỗ
tôi biết, thì không nơi nào có ngoài nơi ấy. Nhất định là anh đã có mặt ở
nhà bưu điện.” (Doyle 1890, 12).
BIỂU DIỄN LUẬN CỨ BẰNG SƠ ĐỒ

(1) Cục Dự trữ Liên bang đã cho biết


rằng lãi suất sẽ tăng.
Do đó,
Tư duy biện luận

(2) Lãi suất sẽ tăng.


(3) Nếu lãi suất tăng lên, giá cả sẽ đi
xuống.
Do đó,
(4) Giá cả thị trường chứng khoán sẽ
sụt giảm trong quý tới.
Tự lấy ví dụ về một luận cứ
và biểu diễn nó bằng sơ đồ

Thời gian: 20 phút

You might also like