You are on page 1of 17

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI




BÀI TẬP NHÓM


BỘ MÔN: LOGIC HỌC

LỚP: N01.TL1
NHÓM THẢO LUẬN: NHÓM 02

HÀ NỘI, 04/2022
MỤC LỤC
NỘI DUNG:.........................................................................................................3

CÂU 1: QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN:...................................................3

1. Nội dung quy luật cấm mâu thuẫn:.......................................................3


2. Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫn:...................................4
3. Yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn:...................................................4
4. Ý nghĩa của quy luật cấm mâu thuẫn:....................................................5
5. Ví dụ về sự vi phạm yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn:....................6
II. CÂU 2: KHÁI NIỆM:.................................................................................8

1. Xác định quan hệ giữa các khái niệm bằng phương pháp mô hình hóa: 9
2. Xác định tiến trình thu hẹp, mở rộng các khái niệm bằng hình vẽ:.......11
III. CÂU 3: ĐẲNG TRỊ CỦA PHÁN ĐOÁN PHỨC:.................................13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................15

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM....................................................16

2
NỘI DUNG:

CÂU 1: QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN:


1. Nội dung quy luật cấm mâu thuẫn:
Hai tư tưởng đối lập phản ánh một đối tượng tượng trong cùng một thời
gian, cùng mối liên hệ không thể cùng chân thực.
Quy luật trên phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy. Khi xem
xét một đối tượng trong cùng một thời gian, cùng một mối liên hệ, nếu một tư
tưởng là chân thực thì chắc chắn tư tưởng còn lại là giả dối nhưng có khi cả hai
tư tưởng đối lập cùng giả dối. Nói cách khác, trong hai tư tưởng đối lập về cùng
một vấn đề, một thời gian, một mối liên hệ, có ít nhất một tư tưởng giả dối.
Công thức hóa nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn:
A là một tư tưởng bất kỳ, A là tư tưởng đối lập với A
A A A∧ A A∧ A
1 0 0 1
1 0 0 1
0 1 0 1
0 1 0 1

Điều kiện để hai tư tưởng đặt trong quan hệ của quy luật cấm mâu thuẫn:
Một là, hai tư tưởng về cùng một đối tượng;
Hai là, hai tư tưởng phản ánh một sự vật, nhưng phải cùng thời gian;
Ba là, hai tư tưởng nhận xét về cùng một mối quan hệ.

Phân biệt mâu thuẫn trong tư duy logic với mâu thuẫn biện chứng:
Cần nhận thức rõ, quy luật cấm mâu thuẫn ở đây nhắc đến mâu thuẫn logic trong
tư tưởng, không phải mâu thuẫn biện chứng trong triết học. Mâu thuẫn biện
chứng trong triết học là mâu thuẫn nội tại, vốn có trong các mặt, thuộc tính, tính
chất của sự vật, hiện tượng, là nguồn gốc, động lực cơ bản của quá trình biến
đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong khi đó, mâu thuẫn trong tư duy
logic lại là những mâu thuẫn trong lập luận logic giữa hai phán đoán không thể

3
cùng tồn tại trong hiện thực, không thể cùng chân thực, là mâu thuẫn không nên
có.
2. Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫn:
Cơ sở khách quan để hình thành quy luật trên chính là ở trong bản thân sự
vật phải đồng nhất với chính bản thân nó. Thực chất là trạng thái đúng nghĩa
tương đối của sự vật. Quy luật cấm mâu thuẫn chỉ đòi hỏi rằng khi suy nghĩ về
sự vật, hiện tượng cần phải suy nghĩ một cách không mâu thuẫn để bảo đảm tính
chặt chẽ của tư duy trong quá trình tìm ra chân lí.

Khi khẳng định tính xác định về chất của các sự vật, hiện tượng tồn tại
trong hiện thực khách quan thì cũng có nghĩa là về đối tượng đó ở một phẩm
chất xác định, không thể đồng thời vừa là nó vừa không phải nó. Hay nói các
khác, một thuộc tính bất kỳ của sự vật không thể đồng thời vừa tồn tại vừa
không tồn tại, vừa nằm trong mối quan hệ này lại không đồng thời nằm trong
mối quan hệ đó.

Chẳng hạn, trong câu chuyện cười “Đừng có nói dối”, khi bị học trò hỏi
tại sao thầy ngủ ngày nhưng không cho con ngủ, thì người thầy trả lời: “Ta đâu
có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và
Khổng Tử đấy chứ!” Trong khi phủ định rằng mình không ngủ, người thầy lại
thừa nhận mình chiêm bao (phải ngủ mới có thể chiêm bao). Như vậy là tự mâu
thuẫn.

3. Yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn:


Từ những nội dung và cơ sở khách quan trên, đặt ra 5 yêu cầu của quy luật cấm
mâu thuẫn:
Thứ nhất, một tư tưởng không thể có hai giá trị trái ngược nhau. Một
thuộc tính, dấu hiệu của sự vật, hiện tượng trong một thời điểm không thể vừa
có lại vừa không, không thể vừa thế này lại vừa thế khác. Cho nên, giá trị của
phán đoán phản ánh thuộc tính, dấu hiệu đó cũng chỉ có một, đúng hoặc sai
(chân thực hoặc giả dối). Chẳng hạn, anh A đi xem phim về, anh A lúc thì bảo
bộ phim này hay, lúc thì bảo bộ phim này không hay. Theo quan điểm của anh
A thì bộ phim trên là vừa hay vừa không hay do đó tạo nên sự mâu thuẫn và dẫn
đến lời bình của anh A về bộ phim không còn có giá trị.

4
Thứ hai, nếu đã thừa nhận một tiền đề là chân lý thì trong suốt quá trình
suy luận không được thừa nhận một tiền đề khác đối lập với nó cũng là chân lý.
Ví dụ, nếu đã thừa nhận “Buôn bán bộ phận cơ thể người là bất hợp pháp” thì
trong quá trình bàn luận không được cho rằng “Buôn bán bộ phận cơ thể người
không những hợp pháp mà còn giải quyết được tình trạng thiếu các bộ phận cơ
thể người trong việc cấy ghép”… Như vậy đã là tự mâu thuẫn.
Thứ ba, không được xuất phát từ tiền đề sai để khẳng định mệnh đề đối
lập với nó là đúng hay sai. Bởi vì, từ tiền đề sai thì mệnh đề đối lập của nó cũng
có thể đúng, có thể sai. Ví dụ: “Anh ta không phải là cảnh sát” đây là một phán
đoán sai thì không thể khẳng định phán đoán đối lập nó: “Anh ta là cảnh sát” là
đúng vì bên cạnh cảnh sát thì anh ta có thể làm nghề khác.
Thứ tư, không lấy hai dấu hiệu trái ngược nhau cùng làm cơ sở để diễn
đạt một vấn đề. Thực tế, những dấu hiệu đối lập là những dấu hiệu loại trừ nhau,
không thể cùng tồn tại ở cùng một thời điểm, một mối quan hệ, nên khi phản
ánh về sự vật không thể nói chúng cùng hiện diện một lúc. Ví dụ: Albert
Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
“Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái
mà nó không nhìn thấy” Như vậy, có thể nói anh chàng hay nghi ngờ kia đã tự
mâu thuẫn với chính mình. Anh ta nói rằng trí thông minh của anh ta không
chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy, nhưng bản thân trí thông minh lại
không có hình hài và không thể nhìn thấy.
Thứ năm, trong tư duy không được nhầm lẫn hoặc tự ý thay đổi quan hệ
của đối tượng khi đang xem xét về nó. Ví dụ: Trong một buổi học online, em
học sinh B vắng mặt. Em B giải thích lý do vắng mặt của mình là lúc thì do mất
điện, lúc thì do máy tính hỏng, lúc thì do mạng kém. Em B đã vi phạm quy luật
cấm mâu thuẫn khi chuyển hết từ lý do này sang lý do khác.
4. Ý nghĩa của quy luật cấm mâu thuẫn:
Việc tuân thủ quy luật cấm mâu thuẫn là điều kiện để tránh mâu thuẫn
trong tư duy nhằm đảm bảo tính chặt chẽ của tư duy, tăng tính thuyết phục, độ
tin cậy của lập luận. Điều này có ý nghĩa thực tế rất quan trọng:
- Phát hiện được lỗi mâu thuẫn logic của người khác

5
- Bác bỏ được phán đoán của đối phương bằng việc đưa ra phán đoán đối
lập với đối phương và chứng minh phán đoán của mình là chân thực. Trên thực
tế, trong hoạt động điều tra thì quy luật cấm mâu thuẫn có ý nghĩa lớn đối với
các điều tra viên trong việc bác bỏ các phán đoán của tội phạm. Khi tội phạm
đưa ra lời khai sai sự thật, điều tra viên cần đưa ra phán đoán đối lập và phải dựa
vào bằng chứng, lập luận để chứng minh phán đoán của mình là đúng để bác bỏ
được phán đoán sai sự thật của tội phạm.
- Nhận thức, kiểm điểm, xác minh được tính đúng đắn trong lập luận logic
của chính bản thân; điều chỉnh hoạt động tư duy phù hợp.
5. Ví dụ về sự vi phạm yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn:
Ví dụ 1:
Trong tiểu thuyết Rudin của Tuốcgheniép, hai nhân vật đã tranh luận với
nhau về chuyện có lòng tin hay không như sau:
“Thôi được, vậy theo ông có tồn tại lòng tin hay không ?
- Không, không hề có.
- Ông tin chắc như vậy chứ ?
- Nhất định rồi !
- Ông vừa nói là ở con người ta không có lòng tin, nhưng chính ông tin
chắc rằng ông có lòng tin, vậy là chính ông đã cho một thí dụ đầu tiên về sự tồn
tại lòng tin.
Cả phòng đều cười …”1
Như vậy, ví dụ này đã vi phạm tới các yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn:
Thứ nhất, một tư tưởng không thể có hai giá trị trái ngược nhau. Trong khi đó,
một người đàn ông lại vừa thừa nhận con người không có lòng tin, lại vừa thừa
nhận con người có lòng tin.
Thứ hai, khi đã thừa nhận một tiền đề là chân lí thì trong suốt quá trình suy luận
không được thừa nhận một tiền đề khác đối lập là chân lí. Thế nhưng, người đàn
ông khẳng định tiền đề “Con người không có lòng tin” (“Không, không hề có”)
là đúng, nhưng ngay sau đó, khi được hỏi “Ông tin chắc vậy chứ?” thì ông ta lại
thừa nhận “Ông ta (con người) có lòng tin” (“Nhất định rồi”).

1
(Trích theo [2], tr.43).

6
Thứ ba, không thể xuất phát từ một tiền đề sai để khẳng định một tiền đề đối lập
với nó là đúng hay sai. Xuất phát từ tiền đề sai của người đàn ông “Con người
không có lòng tin” không thể khẳng định tiền đề khác đối lập với nó “Ông ta
(cũng là con người) có lòng tin” là đúng hay sai.
Thứ tư, không lấy hai dấu hiệu trái ngược nhau cùng làm cơ sở diễn đạt một vấn
đề. Người đàn ông khẳng định con người không có lòng tin, nhưng lại tin chắc
rằng mình có lòng tin.
Ví dụ 2:
Thầy giáo viết lên bảng câu: “Người đàn ông lang thang đã chết đói!”. Rồi
quay lại hỏi học sinh:
– Này Tí, em cho thầy biết chủ ngữ ở đâu?”
– Ơ… Có lẽ dưới mồ ạ!!!
– Truyện cười dân gian –
Câu chuyện trên đã xuất hiện sự vi phạm yêu cầu thứ năm của quy luật cấm mâu
thuẫn. Trong câu trả lời của mình, thầy giáo đã không nói rõ ràng dẫn đến việc
người học sinh đã tự ý thay đổi quan hệ của đối tượng được đề cập trong lời nói
của thầy giáo. Thầy giáo yêu cầu học sinh xác định chủ ngữ trong câu là gì
(“Chủ ngữ ở đâu?”) nhưng người học sinh lại trả lời về nơi mà “người đàn ông”
đang ở (“Có lẽ dưới mồ ạ!”).
Ví dụ 3:
Trong thời chiến, một người lính làm nhiệm vụ gác đêm và sáng hôm sau
anh ta báo cáo với chỉ huy rằng: “Đêm qua tôi mơ thấy đoàn trinh sát của địch
nằm ở khu vực đồi B”. Người chỉ huy cũng không mất gì khi đưa ra quyết định
điều tra theo lời của người lính kia nên đã cho người đi do thám và quả nhiên
đã phát hiện ra vị trí của địch nên chỉ huy đã lập được công lớn trong việc tiêu
diệt địch. Sau đó anh lính kia liền được khen thưởng nhưng đồng thời bị giáng
chức do không hoàn thành nhiệm vụ.
Bình luận: Mặc dù đã góp phần lập công lớn nhưng anh lính vẫn bị giáng
chức do không hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vì nhìn từ góc độ logic học, anh lính
đã vi phạm yêu cầu thứ tư trong quy luật cấm mâu thuẫn như đã đề cập ở trên
được thể hiện qua lời nói của anh lính “Đêm qua tôi mơ thấy đoàn trinh sát của
địch nằm ở khu vực đồi B”. Cụ thể hơn, anh lính làm nhiệm vụ gác đêm mà lại
7
nói với chỉ huy là nằm mơ thấy địch (đã nằm mơ – ngủ thì không thể nhìn thấy
được hiện thực đang diễn ra), sự mâu thuẫn này đã chứng tỏ rằng đêm hôm qua
anh lính đã đi ngủ thay vì đứng gác đêm. Điều đó lí giải tại sao anh lính tuy góp
phần lập công lớn nhưng lại bị giáng chức do không hoàn thành nhiệm vụ.
II. CÂU 2: KHÁI NIỆM:
Cho các khái niệm:

1. Luật; Luật Hình sự; Luật Hiến pháp; Luật Dân sự.

2. Văn hóa; Văn hóa vật thể; Văn hóa phi vật thể; Văn hóa Việt Nam

Hỏi:

a. Xác định quan hệ giữa các khái niệm trên (Bằng phương pháp mô hình hóa)

b. Xác định tiến trình thu hẹp và mở rộng các khái niệm (Thể hiện bằng hình vẽ)

Giải thích khái niệm:

Khái niệm “Luật”: chỉ đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao
gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính
chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống nhất định.

Khái niệm “Luật Hiến pháp”: một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công
dân, về quốc tịch…

Khái niệm “Luật Hình sự”: hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã
hội được coi là tội phạm, quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.

Khái niệm “Luật Dân sự”: ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp
những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân
trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm
của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Khái niệm “Văn hóa”: Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và
Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà

8
xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị
vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử".

Khái niệm “Văn hóa vật thể”: các giá trị văn hóa tồn tại một cách hữu linh, con
người có thể nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các giác quan.

Khái niệm “Văn hóa phi vật thể”: các sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng,
truyền nghề, trình diễn, và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

Khái niệm “Văn hóa Việt Nam”: những gí trị vật chất, tinh thần do người Việt
sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.

1. Xác định quan hệ giữa các khái niệm bằng phương pháp mô hình hóa:
1.1 Các khái niệm: Luật; Luật Hình sự; Luật Hiến pháp; Luật Dân sự:
* Xét quan hệ của các cặp khái niệm “Luật” với “Luật Hình sự”; “Luật” với
“Luật Hiến pháp”; “Luật” với “Luật Dân sự”:
Quan hệ giữa các cặp khái niệm trên là quan hệ thứ bậc (bao hàm – phụ
thuộc).
Trong đó:
Giữa khái niệm “Luật” và các khái niệm “Luật Hình sự”, “Luật Hiến pháp” ,
“Luật Dân sự”, thì khái niệm “Luật” là khái niệm bao hàm, các khái niệm “Luật
Hình sự”, “Luật Hiến pháp”, “Luật Dân sự” là khái niệm phụ thuộc, ngoại diên
của các khái niệm “Luật Hình sự”, “Luật Hiến pháp”, “Luật Dân sự” nằm trọn
trong ngoại diên của khái niệm “Luật”;

* Xét quan hệ của các cặp khái niệm “Luật Hiến pháp” với “Luật Hình sự”;
“Luật Hiến pháp” với “Luật Dân sự”:
Quan hệ giữa các cặp khái niệm trên là quan hệ giao nhau.
Cặp khái niệm “Luật Hiến pháp” và khái niệm “Luật Hình sự”, cặp khái niệm
“Luật Hiến pháp” và khái niệm “Luật Dân sự” có một phần ngoại diên trùng
nhau.
* Xét quan hệ của các cặp khái niệm “Luật Hình sự” với “Luật Dân sự”:
Quan hệ giữa cặp khái niệm trên là quan hệ ngang hàng (đồng vị).

9
Trong đó: Khái niệm “Luật Hình sự” và “Luật Dân sự” là những khái niệm
chủng của khái niệm loại “Luật”
Như vậy, ta biểu diễn quan hệ giữa các khái niệm trên bằng mô hình sau:

Luật

Luật
Hiến
Pháp

Luật Luật
Hình sự Dân sự

1.2 Các khái niệm: Văn hóa; Văn hóa vật thể; Văn hóa phi vật thể; Văn hóa
Việt Nam:
*Xét quan hệ của các cặp khái niệm “Văn hóa” với “Văn hóa vật thể”; “Văn
hóa” với “Văn hóa phi vật thể”; “Văn hóa” với “Văn hóa Việt Nam”:
Quan hệ giữa các cặp khái niệm trên là quan hệ thứ bậc (bao hàm – phụ thuộc)
Trong đó:
Giữa khái niệm “Văn hóa” với các khái niệm “Văn hóa vật thể”, “Văn hóa phi
vật thể”, “Văn hóa Việt Nam” thì khái niệm “Văn hóa” là khái niệm bao hàm,
khái niệm “Văn hóa vật thể”, “Văn hóa phi vật thể”, “Văn hóa Việt Nam” là các
khái niệm phụ thuộc.
*Xét quan hệ của cặp khái niệm “Văn hóa vật thể” với “Văn hóa phi vật thể”:
Quan hệ giữa 2 khái niệm trên là quan hệ mâu thuẫn.
Trong đó:
Khái niệm “Văn hóa vật thể” và “Văn hóa phi vật thể” là hai khái niệm chủng
của khái niệm loại “Văn hóa”, và hai khái niệm này có nội hàm phủ định nhau;
10
tổng ngoại diên của hai khái niệm bao hàm hết ngoại diên của khái niệm “Văn
hóa”.
*Xét quan hệ của các cặp khái niệm “Văn hóa Việt Nam” với “Văn hóa vật
thể”; “Văn hóa Việt Nam” với “Văn hóa phi vật thể”:
Quan hệ giữa các cặp khái niệm trên là quan hệ giao nhau.
Trong đó:
Giữa khái niệm “Văn hóa Việt Nam” với khái niệm “Văn hóa vật thể”, “Văn
hóa Việt Nam” với “Văn hóa phi vật thể” có một phần ngoại diên trùng nhau.
Mỗi phần ngoại diên trùng nhau này bao hàm đúng một nửa ngoại diên của khái
niệm “Văn hóa Việt Nam”. Ta được các khái niệm “Văn hóa vật thể Việt Nam”
và “Văn hóa phi vật thể Việt Nam”.
Hai khái niệm “Văn hóa vật thể Việt Nam” và “Văn hóa phi vật thể Việt Nam”
có quan hệ mâu thuẫn, là khái niệm chủng của khái niệm loại “Văn hóa Việt
Nam” nhưng lại có nội hàm phủ định nhau.
Như vậy, ta biểu diễn quan hệ giữa các khái niệm trên bằng mô hình sau:

Văn hóa

Văn hóa Văn hóa phi


vật thể Văn hóa vật thể
Việt Nam

2. Xác định tiến trình thu hẹp, mở rộng các khái niệm bằng hình vẽ:
2.1 Các khái niệm: Luật; Luật Hình sự; Luật Hiến pháp; Luật Dân sự:
Tiến trình thu hẹp các khái niệm trên:

11
Từ khái niệm “Luật”, phát triển thêm dấu hiệu “các quy phạm pháp luật
về điều chỉnh những quan hệ cơ bản” ta được khái niệm “Luật Hiến pháp”; phát
triển thêm dấu hiệu “các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản,
quan hệ nhân thân” ta được khái niệm “Luật Dân sự”; phát triển thêm dấu hiệu
“các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm” ta được khái niệm “Luật Hình
sự”.
Tiến trình mở rộng các khái niệm trên:
Từ khái niệm “Luật Hiến pháp” bỏ đi các dấu hiệu cụ thể trong khái niệm
“các quy phạm pháp luật về điều chỉnh những quan hệ cơ bản”; từ khái niệm
“Luật Dân sự” bỏ đi các dấu hiệu cụ thể trong khái niệm “các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân”; từ khái niệm “Luật Hình
sự” bỏ đi các dấu hiệu cụ thể trong khái niệm “các quy phạm pháp luật quy định
về tội phạm”; chỉ còn là “các quy phạm pháp luật”, ta có khái niệm “Luật”;

Luật

Luật
Hiến
Pháp

Luật Luật
Hình sự Dân sự

2.2 Các khái niệm: Văn hóa; Văn hóa vật thể; Văn hóa phi vật thể; Văn hóa Việt
Tiến trình thu hẹp các khái niệm trên:
Từ khái niệm “Văn hóa”, phát triển thêm dấu hiệu “các giá trị hữu hình”
ta được khái niệm “Văn hóa vật thể”; phát triển thêm dấu hiệu “các giá trị tinh
thần” ta được khái niệm “Văn hóa phi vật thể”; phát triển thêm dấu hiệu “dân
tộc Việt Nam” ta được khái niệm “Văn hóa Việt Nam”.
12
Tiến trình mở rộng các khái niệm trên:
Từ khái niệm “Văn hóa vật thể”, bỏ dấu hiệu cụ thể trong khái niệm “các
giá trị hữu hình” chỉ còn là “các giá trị”, ta có khái niệm “Văn hóa”;
Từ khái niệm “Văn hóa phi vật thể”, bỏ dấu hiệu cụ thể trong khái niệm
“các giá trị tinh thần” chỉ còn là “các giá trị”, ta có khái niệm “Văn hóa”;
Từ khái niệm “Văn hóa vật thể”, bỏ dấu hiệu cụ thể trong khái niệm “dân
tộc Việt Nam” chỉ còn là “dân tộc”, ta có khái niệm “Văn hóa”.

Văn hóa

Văn hóa vật Văn hóa phi


thể Văn hóa vật thể
Việt Nam

III. CÂU 3: ĐẲNG TRỊ CỦA PHÁN ĐOÁN PHỨC:

Các phán đoán b,c,d là phán đoán đẳng trị với phán đoán đã cho.
Ta có bảng giá trị logic của các phán đoán a,b,c,d:

Cho giá trị P = 1 1 0 0; Q = 1 0 1 0

P Q P Q P⇒Q P⇒Q P ∧Q P∨Q Q⇒P

1 1 0 0 1 1 1 1 1
1 0 0 1 0 1 0 0 0

13
0 1 1 0 1 0 1 1 1
0 0 1 1 1 1 1 1 1

Như vậy, phán đoán b,c,d có giá trị logic tương đương với phán đoán đã cho.

Trong đó:

P = Ông A tham nhũng

Q = Ông A sẽ bị pháp luật trừng trị tội tham nhũng


P = Ông A không tham nhũng

Q = Ông A không bị pháp luật trừng trị về tội tham nhũng

Phán đoán đã cho: “Nếu Ông A tham nhũng, Thì Ông A sẽ bị pháp luật trừng trị
tội tham nhũng” là dạng phán đoán kéo theo, công thức P ⇒ Q

( P ⇒ Q ¿=¿“Nếu Ông A không tham nhũng, Thì Ông A không bị pháp luật trừng
trị về tội tham nhũng”.

( P ∧Q ) = “Không thể có chuyện, Ông A tham nhũng mà Ông A không bị pháp


luật trừng trị về tội tham nhũng”.

( P ∨ Q) = “Ông A không được tham nhũng, hoặc Ông A sẽ bị pháp luật trừng
trị về tội tham nhũng”.

(Q ⇒ P) = “Ông A không bị pháp luật trừng trị về tội tham nhũng. do Ông A
không tham nhũng”.

Kết luận: Các phán đoán ở mục b,c,d đẳng trị với phán đoán đã cho; phán
đoán ở mục a không đẳng trị với phán đoán đã cho.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

* Giáo trình:

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Logic học, NXB Công an Nhân dân,
Hà Nội, 2016.

* Sách/Bài báo/Truyện:

2. Tiểu thuyết Rudin, Ivan Sergeyevich Turgenev, XB 1857

3. Tổng hợp truyện cười dân gian Việt Nam

15
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Lớp: N01.TL1

Nhóm TL: 02

1. Kế hoạch làm việc của nhóm: bắt đầu làm việc từ tuần 2 – tuần 5

2. Phân chia công việc và họp nhóm:

Tiến
độ thực
Công việc thực hiện

Kết luận xếp loại


hiện Mức độ hoàn Họp nhóm
(đúng thành (Thảo luận công việc)
Họ và tên
MSSV

hạn)
Không tốt

Đóng góp
Tham gia

Tích cực

ý tưởng
Không

đầy đủ

sôi nổi
Trung
bình
Tốt

46070 Nguyễ Nhóm + + + + + A


9 n Thị trưởng;
Thu Nội
Dung dung;
Hoàn
thiện
46024 Trần Nội dung + + + + +
0 Minh
Quang
46025 Lê Hà Nội dung + + + + A
2 Vi
46052 Trần Nội dung + + + A
3 Duy
Hưng
46055 Nguyễ Nội dung + + + + A
2 n Đức
Việt
46061 Vũ Nội dung + + + + A

16
2 Văn
Đức
46061 Hoàng Nội dung + + + + + A
4 Sỹ Hải
46063 Mai Nội dung + + + + + A
4 Ánh
Ngọc
46065 Lương Nội dung + + + + A
4 Hoàng
Anh
46065 Bùi Nội dung + + + A
8 Thiên
Lương
46070 Vũ Nội + + + + + A
5 Phươn dung;
g Anh Sửa chữa
46071 Tạ Nội dung + + + + + A
2 Văn
Đạt

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2022


Nhóm trưởng

(ký và ghi rõ họ tên)

Dung

Nguyễn Thị Thu Dung

17

You might also like