You are on page 1of 9

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

-----------  -----------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC: LOGIC HỌC

Đề tài: Tìm hiểu về Quy luật cấm mâu thuẫn

THÀNH VIÊN NHÓM 4

1. Hà Diệu Linh (nhóm trưởng) 5. Bùi Thu Phương


2. Bùi Trường An (thư kí) 6. Đặng Quang Anh
3. Nguyễn Bùi Hoàng Chiến 7. Huỳnh Ngọc Vũ
4. Lê Thùy Dương 8. Trần Thị Thanh Dung

1
MỤC LỤC
Contents
A. MỞ ĐẦU................................................................................................... 3

B. NỘI DUNG................................................................................................ 3

I. CƠ SỞ KHÁCH QUAN.........................................................................3

II. NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN.........................4

III. YÊU CẦU CỦA QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN..........................7

IV. CÁC LỖI DO VI PHẠM QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN...........8

V. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN..........................10

1. Ý nghĩa chung..................................................................................... 11

2. Ý nghĩa trong lĩnh vực pháp luật.......................................................12

C. KẾT LUẬN............................................................................................. 12

A. MỞ ĐẦU
Quy luật logic là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định giữa
các hình thức logic của tư tưởng được hình thành trong quá trình phản ánh thế giới
khách quan. Là kết quả của hoạt động nhận thức, không mang tính bản năng. Chúng

2
phản ánh trạng thái ổn định tương đối của sự vật đồng thời làm cơ sở cho các thao tác
tư duy chính xác. Các quy luật cơ bản của logic bao gồm: Quy luật đồng nhất, quy luật
phi mâu thuẫn, quy luật bài trung và quy luật có lí do đầy đủ.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn có mong muốn,
khát vọng khám phá, tìm hiểu về tự nhiên và xã hội. Do đó, nhận thức về thế giới
khách quan là một nhu cầu tất yếu của con người. Nhận thức đúng là điều kiện giúp
con người hành động đúng, đạt được hiệu quả mong muốn, ngược lại nhận thức sai sẽ
kéo theo hành động sai lệch, dễ gây thất bại. Trong quá trình nhận thức thế giới khách
quan của con người, các quy luật đóng vai trò giúp con người nâng cao nhận thức,
định hướng hành động để từ đó giúp mỗi cá nhân có hệ thống tư duy nhất quán, chính
xác, không rơi vào mâu thuẫn hay hành động sai lầm.

Trong bốn quy luật cơ bản của logic đã nêu trên, quy luật cấm mâu thuẫn có vai
trò không nhỏ trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, đảm bảo cho tính
nhất quán, phi mâu thuẫn của tư duy đúng đắn. Vì nó là một trong bốn quy luật cơ bản
của tư duy nên có phạm vi ảnh hưởng, tác động rộng lớn, mang tính phổ biến trong
quá trình nhận thức của con người.

Nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về quy luật cấm mâu thuẫn” nhằm
cung cấp cho cô cũng như các bạn những kiến thức, hiểu biết về quy luật này mà
nhóm đã tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu thông qua tìm hiểu cơ sở khách
quan, nội dung, yêu cầu của quy luật qua đó chỉ ra các lỗi vi phạm quy luật thường
gặp đồng thời nêu ra một số cách khắc phục những lỗi đó cuối cùng nêu lên ý nghĩa
của quy luật trong lĩnh vực pháp luật và ý nghĩa đối với bản thân. Trong quá trình làm
bài không thể tránh khỏi những hạn chế về mặt kiến thức, cách trình bày và nhiều
thiếu sót khác vì vậy nhóm chúng em rất mong giảng viên đóng góp ý kiến để bài viết
được hoàn thiện hơn.

3
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHÁCH QUAN
Khi khẳng định tính xác định về chất của các sự vật hiện tượng tồn tại trong
hiện thực khách quan thì cũng không có nghĩa là về đối tượng đó ở một phẩm chất xác
định, không thể đồng thời là nó vừa không phải là nó. Nghĩa là những dấu hiệu vốn có
của đối tượng cũng như sự tồn tại của bản thân nó, không thể vừa thuộc về nó vừa
không thuộc về nó, vừa thế này lại vừa thế khác xét trong cùng thời gian, cùng mối
liên hệ. Hoặc là, một thuộc tính bất kì vốn có của sự vật không thể đòng thời vừa tồn
tại vừa không tồn tại, vừa nằm trong quan hệ này lại không đồng thời nằm trong quan
hệ đó. Thực tiễn này được phản ánh trong tư duy là cơ sở cho nội dung của quy luật
cấm mâu thuẫn trong tư duy.
II. NỘI DUNG VÀ CÔNG THỨC CỦA QUY LUẬT
1. Nội dung quy luật
Phát biểu: Trong quá trình tư duy, hai tư tưởng mẫu thuẫn hoặc đối lập toàn thể
nhau phản ánh về cùng một đối tượng ở cùng một phẩm xác định không thể cùng
chân thực. Một trong chúng phải là giả dối.
Quy luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy. Tư duy
của chúng ta không được chứa mâu thuẫn vì tư duy phản ánh hiện thực khách quan.
Khi xem xét một đối tượng trong cùng thời gian, cùng mối liên hệ, không thể tồn tại
hai tư tưởng đối lập nhau và đều được cho là chân thực. Nếu cho rằng hai tư tưởng đối
lập cùng chân thực tức là tư duy đã có sự mâu thuẫn. Hai tư tưởng đối lập, nếu một tư
tưởng này là chân thực thì tư tưởng còn lại phải là giả dối, không thể cả hai đều chân
thực; không thể cùng một lúc vừa xác nhận đối tượng có thuộc tính nào đó, lại vừa
không thừa nhận nó không có thuộc tính đó.
Ví dụ 1: “Đánh người đang thi hành công vụ là phạm pháp”.
“Đánh người đang thi hành công vụ là không phạm pháp”.
Nếu cả hai phán đoán (tư tưởng) đối lập trên đều được cho là chân thực thì giá trị
của tư tưởng đánh giá hành vi “Đánh người đang thi hành công vụ” có phạm pháp hay
không là không xác định.
4
Hai phán đoán đối lập về cùng một đối tượng được đặt trong quan hệ xem xét
của quy luật cấm mâu thuẫn. Còn hai phán đoán đối lập phản ánh hai đối tượng khác
nhau, giá trị của phán đoán này không phụ thuộc giá trị của phán đoán kia nên không
có chuyện mâu thuẫn.
Ví dụ 2: Một phán đoán nhận xét về hành vi của anh A: “Hành vi đó không vi
phạm pháp luật”. Một phán đoán nhận xét về hành vi của anh B: “Hành vi đó là vi
phạm pháp luật” -> Hai phán đoán nhận định về hành vi của anh A và anh B không hề
mâu thuẫn.
Hơn nữa, hai phán đoán đối lập phản ánh cùng một sự vật nhưng phải cùng thời
gian, nếu chúng phản ánh sự vật ở hai thời điểm khác nhau cũng có thể không mâu
thuẫn. Đồng thời, hai phán đoán đối lập phản ánh sự vật trong cùng một thời gian
nhưng phải cùng mối quan hệ. Hai phán đoán phản ánh cùng sự vật nhưng khác nhau
về quan hệ có thể không mâu thuẫn.
Ví dụ 3: K bị toàn án tỉnh T tuyên án sau nhiều ngày xét xử vụ án buôn lậu qua
biên giới với hình phạt 5 năm tù giam. Điều đó cũng có nghĩa nhận định “K là người
có tội” là chân thực nhưng trước đó, khi chưa bị bắt vẫn có thể nói: “K không phải là
người có tội” cũng chân thực.
Ví dụ 4: M và N là hai anh em ruột, khi thừa hưởng tài sản của bố mẹ thì “M và
N cùng hàng thừa kế” nhưng nếu con của M (đã trưởng thành và có tài sản riêng)
không may bị mất và để lại tài sản thì “M và N không cùng hàng thừa kế”.
Như vậy, nếu có hai phán đoán đối lập, trong đó đã xác nhận một trong hai phán
đoán là giả dối thì phán đoán còn lại có thể giả đối hoặc có thể là chân thực. Nói cách
khác thừa nhận hai phán đoán đối lập cùng giả dối hoặc chỉ thừa nhận giá trị chân thực
của một trong hai phán đoán thì chúng không mâu thuẫn. Nhưng chắc chắn mâu thuẫn
khi cho rằng hai phán đoán đối lập cùng chân thực.
2. Công thức của quy luật
Công thức: 7(a ∩ 7a)
Diễn đạt: Không thể vừa là a vừa không phải a.

5
Công thức trên cho thấy a và 7a cùng tồn tại là sai, điều đó cũng có nghĩa a chỉ có
thể là a hoặc là 7a
Ví dụ: Anh A là sĩ quan thông tin
Anh A không phải là sĩ quan thông tin
Quy luật cấm mẫu thuẫn chỉ ra rằng hai phán đoán trái ngược nhau trên đây không
thể đồng thời cùng đúng. Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, nếu có hai
tư tưởng trái ngược nhau thì không thể đồng thời cùng đúng. Khi sự vật vẫn đang là nó
và nếu nó được xem xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, thì không thể nói
rằng nó vừa có vừa không có một thuộc tính nào đó. Do đó, theo quy luật cấm mâu
thuẫn, khi hai phán đoán nói về cùng một đối tượng, trong cùng một thời gian, cùng
mối quan hệ mà phán đoán này khẳng định, phán đoán kia lại phủ định thì không thể
đồng thời cùng đúng. Nói cách khác; hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái
ngược nhau không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít
nhất là một phán đoán, nhận định sai.
III. YÊU CẦU CỦA QUY LUẬT
Yêu cầu 1: Không được mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận, trong tư tưởng khi
khẳng định một dấu hiệu hoặc một thuộc tính thuộc về đối tượng, đồng thời lại phủ
định chính ngay thuộc tính hoặc dấu hiệu đó.
Ví dụ: “Trong tháng 6, ở Hà Nội, tất cả các mặt hàng đều ổn định giá, chỉ có
quạt điện, máy điều hòa là giá tăng tới 30% vì thời tiết nóng quá”.
“Đứa bé này giống bố nó như đúc, chỉ có cái mũi là giống mẹ”.
Yêu cầu 2: Không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy (khẳng định một
dấu hiệu, một thuộc tính thuộc về đối tượng, nhưng những hệ quả suy ra từ dấu hiệu,
thuộc tỉnh đó lại phủ định chỉnh nó).
Ví dụ: Một người nói: “Hôm qua, lúc đang ngủ say, tôi nhìn thấy tên trộm đi vào
nhà tôi”.
Ngoài hai yêu cầu cơ bản trên, từ nội dung và cơ sở khách quan của quy luật
cấm mâu thuẫn ta cần lưu ý thêm một số một số yêu cầu khác trong quá trình tư duy.

6
Thứ nhất, nếu đã thừa nhận một tiền đề là chân lý thì trong suốt quá trình suy
luận không được thừa nhận một tiền đề khác đối lập với nó cũng là chân lý.
Ví dụ: Nếu đã thừa nhận “buôn lậu là phạm pháp” thì không được cho rằng “buôn
lậu không những không phạm pháp”.
Thứ hai, không được xuất phát từ tiền đề sai để khẳng định mệnh đề đối lập với
nó là đúng hay sai. Bởi vì từ tiền đề sai thì mệnh đề đối lập với nó có thể đúng hoặc
sai.
Ví dụ: Có người nói: “Cô Hiền không là giáo viên dạy môn logic” là phán đoán sai
thì không thể khẳng định là: “Cô Hiền là giáo viên dạy môn logic” vì cô Hiền có thể
làm nghề khác hoặc là giáo viên dạy môn khác.
Thứ ba, trong tư duy không được nhầm lẫn hoặc tự ý thay đổi mối quan hệ của
đối tượng khi đang xem xét về nó.
Ví dụ: Khi đến lớp muộn, B giải thích với cô giáo lúc thì xe bị hỏng lúc thì lại tắc
đường. Như vậy, trong tư duy của B đã vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn là chuyển từ
lý do này sang lý do khác (từ quan hệ này sang quan hệ khác).
IV. CÁC LỖI VI PHẠM QUY LUẬT
Những lỗi vi phạm thường xuất phát từ việc tư duy thiếu tính chặt chẽ, liên kết
và mạch lạc hoặc từ những mâu thuẫn trong tư tưởng. Một số biểu hiện vi phạm quy
luật cấm mâu thuẫn:
 S là P và S không phải là
Ví dụ: “Dâu tây là một loại trái cây và dâu tây không phải là một loại trái cây”.
 S là P và ∀ S không là P
Ví dụ: “Mọi kim loại đều dẫn điện và mọi kim loại đều không dẫn điện”.
“Tất cả trẻ em đều là tương lai của đất nước và tất cả trẻ em không phải là
tương lai của đất nước”.
 ∀ S không là P và ∃ S là P
Ví dụ: “Mọi số chẵn không là số 77 và có những số chẵn là số 77”

7
V. Ý NGHĨA QUY LUẬT
1. Ý nghĩa chung
Quy luật phi mâu thuẫn đảm bảo cho tư duy rõ ràng, chính xác. Nếu trong quá
trình tư duy nảy sinh mâu thuẫn lôgíc thì tư duy đó là không đúng đắn, thiếu tính nhất
quán. Do vậy, tuân theo yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn là điều kiện tất yếu đế tư
duy phản ánh dúng đắn thế giới khách quan, góp phần nâng cao kết quả của hoạt động
nhận thức và thực tiễn. Trong tranh luận người ta thường sử dụng rộng rãi phương
pháp quy về sự vô lý để bác bỏ những ý kiến nào đó có dung chứa mâu thuẫn, phản
ánh không đúng đối tượng. Đó là, hai phán đoán đối lập không thể cùng chân thực, vì
thế muốn bác bỏ phán đoán của đối phương, cần đưa ra phán đoán mới đối lập với nó
và chứng minh phán đoán mới đó là chân thực.
Việc tuân thủ quy luật mâu thuẫn chính là điều kiện cần để tránh mâu thuẫn
trong tư duy, đảm bảo tính chặt chẽ, mạch lạc của tư tưởng giúp rèn luyện tư duy rõ
ràng, chính xác, tăng tính thuyết phục, độ tin cậy của lập luận phản ánh chân thực hiện
thực khách quan nhằm hình thành tính hệ thống, rõ ràng, mạch lạc và chính xác trong
lập luận, phát hiện ra nhứng mâu thuẫn trong lập luận của người khác, từ đó mà bác bỏ
những lập luận của họ. Giúp xác định rõ lập trường của mình trong các cuộc tranh
luận giữa những ý kiến đối lập nhau về cùng một nội dung, cùng một đối tượng, cùng
một thời gian.
2. Ý nghĩa trong lĩnh vực pháp luật
Bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định pháp luật mỗi một quy phạm pháp
luật đều phải được sắp xếp logic, hợp lý, mang tính hệ thống, nội dung chính xác, biểu
đạt rõ ràng, không dùng những từ nhiều nghĩa gây hiểu nhầm. Các văn bản pháp lý
được xếp theo hiệu pháp lý từ cao đến thấp, cao nhất là Hiến pháp, Bộ luật, Luật, các
văn bản dưới luật như Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định và tất nhiên văn bản có hiệu
lực pháp lý thấp hơn không được mâu thuẫn với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

8
Trong hoạt động điều tra, quy luật cấm mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn trong việc
bác bỏ phán đoán của tội phạm. Khi tội phạm đưa ra lời khai sai sự thật, điều tra viên
cần đưa ra phán đoán đối lập và sử dụng bằng chứng lập luận để chứng minh phán
đoán của mình là đúng, qua đó phủ nhận phán đoán của đối phương.
C. KẾT LUẬN

You might also like