You are on page 1of 33

TƯ DUY

PHÁP LÝ
GV. T H S , N G U Y Ễ N N G Ọ C T R Â M A N H
Tổng quan về tư duy pháp lý
Các bước tiến hành giải quyết vấn đề:

1. Chuẩn bị

2. Thảo luận

3. Kết luận và trình bày


Khái niệm tư duy pháp lý
Tư duy: là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan vào não con người, được thực
hiện bởi con người xã hội trong quá trình hoạt động thực tiễn và cải biến thế giới xung quanh

Tư duy logic: là tư duy có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác

Tư duy học (Thinking Studies) = Tư duy học đại cương + Tư duy học chuyên biệt

Tư duy pháp lý: là một bộ phận của Tư duy chuyên biệt

Là hoạt động trí tuệ của con người thể hiện dưới dạng khái niệm,
phán đoán, lý luận về những vấn đề pháp lý

Là cách thức, thủ pháp giải quyết tình huống pháp lý cụ thể phù
hợp với luật lệ
Đặc trưng cơ bản của tư duy pháp

1. Lập luận logic khi áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật phù hợp luật lệ, lẽ phải và quyền
con người

2. Đặt câu hỏi pháp lý “trúng” và lập luận đúng, gọn, rõ

3. Tranh luận. Giải thích các khía cạnh của quy tắc pháp lý

4. Phát hiện, phản biện, đánh giá và tìm giải pháp cho “điểm mờ” của quy tắc pháp lý
Các đặc trưng cơ bản của tư duy
pháp lý
1. Lập luận logic khi áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật
Tư duy pháp lý = suy nghĩ + phân biệt + lập luận + trình bày trong
(i) Áp dụng pháp luật: cơ quan có thẩm quyền giải quyết một tình
huống pháp lý

(ii) Thực hiện pháp luật: trong hoạt động tuân thủ pháp luật, thi hành
pháp luật hay sử dụng pháp luật
Các đặc trưng cơ bản của tư duy
pháp lý
2. Đặt câu hỏi pháp lý “trúng” và trình bày đúng, gọn, rõ

CÂU HỎI THỰC TẾ ISSUE OF FACTS

CÂU HỎI TÌM LUẬT ISSUE OF LAW

CÂU HỎI PHÁP LÝ MẤU CHỐT FACTS + LAW RELATION

CÂU HỎI KẾT LUẬN HỆ QUẢ PHÁP LÝ CUỐI CÙNG


Các đặc trưng cơ bản của tư duy
pháp lý
Chân thực,
tri thức

Ngôn từ,
Thái độ
lập luận
Các đặc trưng cơ bản của tư duy
pháp lý
3. Tranh luận, giải thích các khía cạnh của quy tắc pháp lý:

Quy phạm pháp luật → Thuật ngữ pháp lý: mang tính mô tả hoặc mang tính quy tắc

Ưu và nhược điểm?

Giải thích pháp luật: hình thức và mục đích của các quy tắc pháp lý
Các đặc trưng cơ bản của tư duy
pháp lý
3. Tranh luận, giải thích các khía cạnh của quy tắc pháp lý:

Tình huống: Quy định về cộng điểm ưu tiên cho đối tượng đặc biệt?
Các đặc trưng cơ bản của tư duy
pháp lý
4. Phát hiện, phản biện, đánh giá và tìm giải pháp cho những “điểm mờ” của quy tắc pháp lý:

Quy tắc pháp lý mang tính khái quát hóa, quy phạm.

Overinclusive - Underinclusive

Khoa học pháp lý mang tính đa chiều


CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY LUẬT
CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
1. Quy luật đồng nhất

2. Quy luật phi mâu thuẫn (phủ định)

3. Quy luật loại trừ (triệt tam)

4. Quy luật lý do đầy đủ


Các quy luật cơ bản của tư duy
Quy luật của tư duy = tư tưởng, phán đoán thể hiện mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong giữa
các thành tố của tư tưởng hoặc giữa phán đoán riêng biệt

Contra principia negantem non est disputandum


Các quy luật cơ bản của tư duy

Tư Tính xác định


duy Tính nhất quán
đúng Tính phi mâu thuẫn
đắn Tính được chứng minh
Quy luật đồng nhất
1. Phát biểu quy luật:

Trong quá trình lập luận, mọi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó.

Yêu cầu cơ bản: phản ánh đúng đối tượng, phản ánh đúng những dấu hiệu vốn có của bản thân
đối tượng
A là A
A→A
A≡A
Quy luật đồng nhất
2. Yêu cầu:

Yêu cầu 1: phải có khái niệm đúng về các đối tượng đang tư duy về chúng

Ví dụ:

CHỦ THỂ KINH DOANH THƯƠNG NHÂN

CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRỘM CẮP TÀI SẢN CƯỚP TÀI SẢN
Quy luật đồng nhất
Vi phạm yêu cầu 1:

a. Vi phạm ngôn ngữ: từ đồng âm, từ nhiều nghĩa

Trong lập luận dùng cùng một từ hay cụm từ nhưng có nội dung khác nhau

Ví dụ: Anh cả, anh hai, cả hai đều là anh cả


Quy luật đồng nhất
Vi phạm yêu cầu 1
b. Dùng câu chữ diễn đạt không chính xác, tư tưởng ban đầu bị thêm
bớt (tam sao thất bản) cố ý hoặc vô ý (viết tắt, dịch thuật)
Ví dụ: Tìm ý nghĩa của các cụm từ viết tắt sau:
29 SNVV QTQĐ ATSM
Quy luật đồng nhất
Ví dụ:
“Ông Quách Văn Bảo nghe tiếng ồn ào từ trong nhà cầm khúc cây
đi ra hỏi nhóm Hậu làm gì mà ồn ào vậy. Thấy ông Bảo cầm cây,
Thảo ngỡ là ông này đánh mình nên la lớn: “Có người bị rượt
đánh”. Từ đó nhóm Hậu quay ra gây gổ với ông Bảo. Thấy đám
đông, ông Bảo sợ nên nhảy qua rào nhà ông Liêu Chiêu gần bên
nói: “Có cướp...”. Nghe vậy, ông Chiêu liền cầm cây lau nhà mở
cửa rào ra xem xét thì bị nhóm Hậu cầm dao đâm trúng. May là ông
không chết, chỉ bị thương tật 10%.”
Quy luật đồng nhất
Yêu cầu 2. Không được đánh tráo khái niệm, tư tưởng, đối tượng tư duy
Ví dụ: Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc
đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là
vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện.
Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: "Bẩm quan, con
cho hắn mượn vạc, hắn không trả." Anh chàng nói: "Bẩm quan, con
đã đền cho anh ta cò."
Quy luật đồng nhất
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh ta trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
(Truyện cổ dân gian)
Quy luật đồng nhất
Yêu cầu 3: Các đối tượng giống nhau không được được xem là khác nhau và ngược lại
(không được xem các đối tượng khác nhau là giống nhau)
Ví dụ:
“Từ năm 2021, lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ”
“Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng
lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”
(“Hiểu luật kiểu Thầy bói xem voi” Trích từ Báo Hải Dương)
Quy luật đồng nhất
Yêu cầu 4: Ngôn ngữ dùng để truyền đạt một đối tượng, một tư tưởng phải được lựa chọn tuyệt
đối chính xác.
Quy luật cấm mâu thuẫn
1. Phát biểu quy luật:
Hai tư tưởng trái ngược nhau phản ánh cùng một đối tượng, cùng một thời điểm và cùng mối quan hệ thì
không thể đồng thời cùng đúng.
A không thể là ~A
Ký hiệu: A^~A (Không thể vừa A vừa không A)
Ví dụ:
Quy luật cấm mâu thuẫn
2. Một số lưu ý:

a. Nếu ∀A thì ~(∀A) = ∃~A

Ví dụ: Không phải mọi sinh viên học luật đều trở thành luật sư = Có sinh viên học luật không
trở thành luật sư

Nếu ∀A thì (∀A) và ∀~A không phải luật phi mâu thuẫn. Không thể đồng thời đúng nhưng có
thể cùng sai.

Ví dụ: Mọi sinh viên học sư phạm đều trở thành giáo viên

Mọi sinh viên học sư phạm đều không trở thành giáo viên
Quy luật cấm mâu thuẫn
2. Một số lưu ý:
b. Cần phân biệt mâu thuẫn thực tế có trong hiện thực khách quan
Ví dụ: mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn triết học

c. Không vi phạm trong các trường hợp sau:


- Nếu khẳng định một dấu hiệu nào đó và phủ định dấu hiệu khác của đối tượng.
- Hai phán đoán nêu lên các đối tượng khác nhau, dù hai đối tượng có tên trùng nhau
- Hai thời điểm khác nhau của một đối tượng
- Đối tượng xem xét ở các quan hệ khác nhau
Quy luật cấm mâu thuẫn
Yêu cầu 1: Không được có mâu thuẫn logic trực tiếp

Yêu cầu 2: Không được khẳng định một điều gì rồi lại phủ định hệ quả tất yếu của điều vừa khẳng
định

Yêu cầu 3: Không được khẳng định đồng thời cho đối tượng các đặc điểm mà trong thực tế chúng
loại trừ nhau
Quy luật loại trừ (triệt tam)
1. Phát biểu quy luật: Trong hai phán đoán phủ định lẫn nhau, nhất định có phán đoán chân thật
và phán đoán giả, không có trường hợp thứ ba

Biểu thị: P hoặc ~P

Ký hiệu: P V~P

Ví dụ
Quy luật loại trừ (triệt tam)
2. Lưu ý:

Quy luật này không chỉ rõ và không có khả năng chỉ rõ phán đoán nào trong hai phán đoán đối lập
nhau là chân thực, thậm chí cả hai phán đoán đều không chân thực
Quy luật lý do đầy đủ
1. Phát biểu quy luật:

Mọi khẳng định hay phủ định được công nhận là đúng khi có đủ lý do xác đáng chứng minh tính
đúng đắn của nó.

Phải chỉ ra đầy đủ các lý do xác thực làm cơ sở thừa nhận hay không thừa nhận tính đúng của một
vấn đề

Có B vì có A

Ký hiệu: A → B
Quy luật lý do đầy đủ
2. Yêu cầu quy luật:

Yêu cầu 1: Chỉ được sử dụng các sự kiện làm luận cứ cho việc chứng minh khi chúng có thật và
có quan hệ tất yếu với sự kiện đang cần chứng minh. Trong pháp luật, chứng minh phải được thu
thập theo trình tự, thủ tục luật định
Quy luật lý do đầy đủ
Các vi phạm yêu cầu 1:

Sử dụng các sự kiện không có thật

Sử dụng các sự kiện có thật nhưng không có quan hệ tất yếu hoặc không chứng minh được mối
quan hệ tất yếu với sự kiện cần chứng minh

Sử dụng các sự kiện thu thập không đúng theo trình tự, thủ tục luật định
Quy luật lý do đầy đủ
2. Yêu cầu quy luật:

Yêu cầu 2:

Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng của nó được khoa học chứng minh, được thực tiễn
kiểm nhận là đúng hoặc được pháp luật quy định làm luận cứ cho việc chứng minh
Quy luật lý do đầy đủ
Vi phạm yêu cầu 2

Dùng các tư tưởng sai

Dùng tư tưởng còn gây tranh cãi làm luận cứ cho việc chứng minh

Dùng tư tưởng làm luận cứ không phù hợp với thời điểm hiện tại. (Giáo điều)

Dùng tư tưởng, khái niệm trong lĩnh vực này để giải thích lĩnh vực khác

Sùng bái cá nhân

Ảo tưởng công cộng

You might also like