You are on page 1of 59

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT SO SÁNH

1. Hiện nay ở VN có những tên gọi nào thường được sử dụng cho môn học này (ngành
khoa học này)?
* Có 3 tên gọi thường được sử dụng ở Việt Nam hiện nay:
- So sánh luật: 2 cách hiểu
+ Phương pháp so sánh PL. Hoặc:
+ Hoạt động so sánh pháp luật
=> Tiến hành khi có 2 vấn đề pháp lí, quy phạm PL khác nhau trở lên là có thể so sánh luật
- Luật So sánh: tên gọi phổ biến nhất
+ Có thể gây ra nhầm lẫn đây là một ngành luật nhưng nếu là người có chuyên môn pháp luật
thì không thể nhầm lẫn. ( không có một nhà nước nào “rảnh rỗi” tới mức xây dựng một hệ
thống các quy tắc pháp lý để điều chỉnh hoạt động so sánh, ai làm sia thì phải chịu chế tài,…).
Những người không có chuyên môn về pháp luật thì khi nghe thuật ngữ “Luật so sánh” thì có
thể nghi ngờ đây là một ngành luật.
- Luật học so sánh
+ Thuật ngữ chính xác và bao quát nhất về mặt nội hàm ( quan điểm của Nga)
+ Luật học so sánh để nói về khoa học luật so sánh PL ( khoa học về nghiên cứu, so sánh,
đánh giá…các hệ thống PL khác nhau trên thế giới) => Tiến hành nghiên cứu 2 hệ thống PL
trở lên, không nghiên cứu các vấn đề trong cùng một hệ thống PL.

* Ngoài ra, còn có các tên gọi khác: Đối chiếu luật, Luật đối chiếu, Luật học đối chiếu
Các tên gọi tên có nội hàm hoàn toàn khác nhau nhưng có thể dùng để thay thế nhau để chỉ
môn khoa học này mà không làm thay đổi bản chất, nội dung cũng như giá trị của nó.

Nguyên nhân tồn tại nhiều cách gọi khác nhau


? Tại sao tên Luật so sánh được sử dụng phổ biến hơn Luật học so sánh

* Có 2 nguyên nhân cơ bản. Không cò thời điểm chính xác, nhưng 1900 đại hội luật so sánh
là thời điểm ra đời của khao học Luật so sánh. Mầm mống là hoạt động so sánh của nhiều bộ
lạc đế quốc La Mã.
- Thứ nhất, Luật SS được sử dụng sớm hơn thuật ngữ “luật học so sánh” hàng trăm năm nên
mặc dù ban đầu về mặt ý nghĩa có thể gây hiểu lầm về sự tồn tại của ngành luật so sánh
nhưng theo thời gian, khi nhắc đến thuật ngữ này thì những người có chuyên môn pháp lý đều
đa số cho rằng đây là một khoa học chứ không phải là một ngành luật.
- Thứ hai, Luật SS là tên gọi được sử dụng phổ biến tại các quốc gia tiên phong và đứng đầu
trong lĩnh vực khoa học này như Thụy Điển, Ý, Anh, Nhật, Mỹ, Úc => kéo theo các quốc gia
khác khi du nhập môn khoa học này thì bị ảnh hưởng cách thức gọi tên của các quốc gia đó.

? Lí do các quốc gia đưa ra để kiên định sử dụng tên gọi Luật so sánh
- Tên gọi chỉ là cách thức để định danh, gọi tên sự vật, hiện tượng nên không thể làm thay
đổibản chất khách quan, sự vật, hiện tượng => nên tên gọi không cần phản ánh đúng nội hàm.
- Thời gian sử dụng dài nên người ta sẽ hiểu là một ngành khoa học
? Nêu nội hàm ( nội dung hoặc ý nghĩa) của các tên gọi trên? Tên gọi nào chính xác nhất
về mặt nội hàm?
- Luật học so sánh chính xác nhất về mặt nội hàm
? Tên gọi nào được sử dụng phổ biến nhất ? Lý do?
Luật so sánh được sử dụng phổ biến nhất
?Tên gọi nào chính xác nhất? Tại sao?
Xét về mặt nội hàm thì Luật học so sánh là chính xác nhất. Nhưng luật so sánh lại được sử
dụng phổ biến hơn cả.
? Việc thống nhất tên gọi có phải là một trong những nhiệm vụ của LSS
– Không

? Đối tượng nghiên cứu của LSS


Trong các quan điểm, quan điểm nào về đối tượng nghiên cứu của LSS là chính xác nhất?
Tại sao?
Không thể khẳng định quan điểm nào là chính xác nhất. Vì tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
về đối tượng nghiên cứu của LSS. VD: các hệ thống Luật như Châu lục địa khác án lệ. Hoặc
giữa các quốc gia trong 1 hệ thống Luật cũng khác nhau, hoặc trong cùng 1 quan điểm của 1
học giả cũng có thể khác nhau theo thời gian. Nhưng các quan điểm không phủ nhận nhau mà
chỉ khác nhau về hai khía cạnh: phạm vi đối tượng nghiên cứu (rộng, hẹp) và cách thức họ
trình bày về đối tượng nghiên cứu (khái quát hay liệt kê)
Ví dụ:
Quan điểm khai quát hóa: bất kì hoạt động so sánh pháp luật nào cũng là đối tượng của LSS

Quan điểm của hai học giả người Đức: “LSS là hoạt động trí tuệ, mà pháp luật là đối tượng và
so sánh là quá trình hoạt động” => trình bày khái quát, đối tượng nghiên cứu rất rộng.
Quan điểm: LSS là khoa học so sánh tổng thể các hệ thống PL trên thế giới => phạm vi rất
rộng, trình bày khái quát hóa
Quan điểm học giả pháp luật XHCN : LSS là khoa học tập trung: chế định PL, nguồn gốc PL,
quy phạm PL => phạm vi ít rộng, trình bày theo cách liệt kê, rõ ràng, dẽ xác định,

? Quan điểm nào về đối tượng nghiên cứu của LSS được sử dụng phổ biến tại Việt Nam?
Nêu ưu điểm của quan điểm này?
Là khoa học tập trung giải quyết 3 nhóm đối tượng như sau:

Nhóm 1: Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các hệ thống PL khác nhau.
Nhóm 2: Nêu mối quan hệ giữa 2 hệ thống pháp luật. Lý giải nguyên nhân của những điểm
tương đồng và khác biệt. Đánh giá các giải pháp pháp lý của các quy phạm pháp luật khi áp
dụng vào 1 xã hội cụ thể. Dự liệu khả năng cấy ghép một quy phạm pháp luật từ xã hội này
vào xã hội khác. Phân nhóm các hệ thống PL
Nhóm 3: Đánh giá Giải quyết những vấn đề phương pháp luận nảy sinh khi tiến hành nghiên
cứu PL so sánh trong đó có cả phương pháp luận nghiên cứu PL nước ngoài.
? Nêu nội dung của quan điểm của Giáo sư Michael Bogdan về đối tượng nghiên cứu của
LSS?
Là khoa học tập trung giải quyết 3 nhóm đối tượng như sau:

Nhóm 1: Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các hệ thống PL khác nhau. Tìm 1
Nhóm 2: Nêu mối quan hệ giữa 2 hệ thống pháp luật. Lý giải nguyên nhân của những điểm
tương đồng và khác biệt. Đánh giá các giải pháp pháp lý của các quy phạm pháp luật khi áp
dụng vào 1 xã hội cụ thể. Dự liệu khả năng cấy ghép một quy phạm pháp luật từ xã hội này
vào xã hội khác. Phân nhóm các hệ thống PL
Nhóm 3: Đánh giá Giải quyết những vấn đề phương pháp luận nảy sinh khi tiến hành nghiên
cứu PL so sánh trong đó có cả phương pháp luận nghiên cứu PL nước ngoài.

? Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu của LSS?
Có phạm vi nghiên cứu rộng
Có tính biến đổi không ngừng
Đối tượng nghiên cứu của LSS luôn mang tính hướng ngoại:
Đối tượng nghiên cứu của LSS luôn được nghiên cứu dưới gốc độ lý luận và thực tiễn

? Chứng minh rằng ĐTNC của LSS có phạm vi vô cùng rộng?


Có 2 lí do cơ bản:
Trong một công trình so sánh, bao giờ cũng tiến hành NC trên ít nhất là hai hệ thống PL khác
nhau => khả năng tiến hành nghiên cứu trên nhiều hệ thống PL khác nhau là rất lớn.
Đặc biệt, quan điểm các quốc gia về hệ thống PL là không giống nhau. Các quốc gia trong hệ
thống PL châu âu lục địa và XHCN hầu như chỉ giới hạn trong tổng thể văn bản quy phạm
pháp luật (pháp luật thành văn). Pháp luật Hồi giáo, vừa văn bản PL, tôn giáo, án lệ, kinh
thánh

Nhóm 2 => đối tượng nghiên cứu luôn thay ĐỔI KHÔNG NGỪNG. Pháp luật là kiến trúc
thượng tầng chịu sự chi phối bởi các điều kiện cơ sở hạ tầng. Các hệ thống pháp luật đặt ra
các nhu cầu hoàn thiện pháp luật để theo kịp sự phát triển xã hội: điều kiện kinh tế - xã hội,
chính trị, tôn giáo, văn hóa…của các hệ thống pháp luật được nghiên cứu. vd: 2015 cho phép
chuyển đổi giới tính

?Tại sao ĐTNC của LSS luôn biến đổi không ngừng?
KHLSS là SS tổng thể các hệ thống PL khác nhau trên thế giới mà PL là yếu tố của kiến trúc
thượng tầng, chịu sự ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của các
quốc gia, mà các yếu tố này luôn luôn biến đổi => nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra cho các học giả
LSS trong các giai đoạn khác nhau cũng thay đổi.

?Chứng minh rằng ĐTNC của LSS mang tính hướng ngoại?
ĐÚNG. Vì trong một công trình so sánh phải có 2 hệ thống PL trở lên, trong đó ít nhất 1 hệ
thống PL nước ngoài. Các quốc gia đều muốn hoàn thiện hệ thống PL, đó là nhu cầu của mọi
QG trong mọi thời đại. Muốn làm như vậy, khong thể tự mình,………..mà phải tham khảo
kinh nghiệm, pháp luật giữa các quốc gia khác trên thế giới để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
Xuất phát từ hoạt động so sánh PL từ các bộ lạc La mã

? Mối liên hệ khoa học nghiên cứu PL nước ngoài và khoa học luật so sánh:

NCPL nước ngoài là hoạt động bắt buộc phải có trong công trình so sánh => NCPL nước
ngoài là tiền đề để người tiến hành công trình so sánh có kiến thức về PL nước ngoài. KHLSS
sẽ giúp cho việc nghiên cứu PL nước ngoài được tốt hơn, hiểu được PL nước ngoài toàn diện,
chính xác, sâu hơn.
Khoa học NCPL nước ngoài và khoa học luật so sánh là hai ngành khoa học độc lập với nhau
nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

? Tại sao đối tượng nghiên cứu của LSS phải được nghiên cứu dưới cả gốc độ lý luận và
thực tiễn?
NC dưới góc độ lý luận là NC về mặt nội dung điều chỉnh các hệ thống PL
NC dưới góc độ thực tiễn là tiến hành NC với nội dung đó thì các quốc gia thực hiện trên thực
tiễn như thế nào, mang lại kết quả gì và được xã hội đánh giá ra sao
Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan, chính xác khi giải quyết một số vấn đề của LSS (Lý giải
nguyên nhân những điểm tương đồng và khác biệt, Đánh giá những giải pháp có phù hợp với
các quốc gia, Dự liệu khả năng…) để các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật, tìm ra
giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề => ĐTNC của LSS phải được nghiên cứu dưới cả
góc độ lý luận và thực tiễn.

Trong bốn đặc điểm của ĐTNC, theo bạn đặc điểm nào có tác động lớn nhất đến hoạt
động lập pháp của quốc gia?
Đặc điểm thứ 4 có tác động lớn nhất đến hoạt động lập pháp quốc gia vì nếu không nhìn được
thực tiễn của việc áp dụng PL của quốc gia nước ngoài => dự liệu được khả năng áp dụng =>
gây ra hậu quả khôn lường
=> Hãy phân biệt phâm vi diều chỉnh với khoa học về lịch sử nhà nước pháp luật thế
giới, phạm vi khoa học so sành với khoa học khác. Phạm vi nghiên cứu của khoa học So
sánh không độc lập với khao học khác.

Phương pháp nghiên cứu của LSS


Nếu các nhóm phương pháp NC của LSS? Liệt kê một số phương pháp trong nhóm PP nghiên
cứu riêng?
2 nhóm:
- Nhóm PP nghiên cứu chung ( sử dụng chung với các ngành khoa học khác) như phân tích,
thống kê, sác xuất….
- Nhóm PP nghiên cứu riêng là những pp duco759 sử dụng thường xuyên,phổ biến chứ kh
phải mang tính đặc thù trong LSS ( những PP này thường xuyên sử dụng trong công trình
LSS nhưng cũng có thể sử dụng cho các ngành khoa học khác. VD: PP so sánh lịch sử không
chỉ có trong LSS mà còn trong các môn học khác như lý luận nhà nước và PL…)
? PPNC riêng của LSS chỉ bao gồm PPSS lịch sử, PPSS chức năng, PPSS quy phạm. –
Sai. Ngoài ra còn có tin học kết hợp thống kê

Hãy cho biết 1 số nguyên nhân cơ bản để thấy ngành luật dân sự Vn có nhiều điểm
tương đồng với Pháp.

Nêu cách hiểu, giá trị, cách thức tiến hành, ưu và hạn chế của PPSS lịch sử, PPSS chức
năng, PPSS quy phạm ( PPSS văn bản)
+ PPSS lịch sử
Cách hiểu: so sánh cách giai đoạn lịch sử khác nhau của các hệ thống PL được so sánh.
Giá trị:
Giúp giải thích được nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt hoặc nói cách
khác là mối liên hệ giữa các hệ thống PL được so sánh
VD: PLDS của Pháp và Việt Nam tại sao lại có nhiều nét tương đồng trong khi Pháp và Việt
Nam cách xa về địa lí, khác biệt về văn hóa, dân cư? – Pháp xâm lược Việt Nam, BLDS của
Pháp từng được áp dụng trực tiếp ở miền Bắc Việt Nam; trong thời kì xâm lược, Pháp rất chú
trọng giáo dục tại Việt Nam nên nhiều trí thức được đưa sang Pháp học tập, họ ảnh hưởng tư
tưởng của Pháp.
Dự đoán được xu hướng phát triển của các hệ thống PL trong tương lai
Cách thức tiến hành:
Khi muốn tiến hành lý giải nguyên nhân những điểm tương đồng và khác biệt thì người tiến
hành cần phải đánh giá, nghiên cứu, so sánh tình hình kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa trong
quá khứ
Muốn dự đoán xu hướng phát triển của các hệ thống PL thì tiến hành nghiên cứu, so sánh,
đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở hiện tại
Lưu ý: PP này thường được sử dụng để tiến hành những công trình NC các hệ thống PL một
cách tổng quan, vĩ mô ( không đi vào cụ thể) hoặc các công trình NC những vấn đề thuộc về
bản chất, đặc điểm của các hệ thống PL.

PPSS chức năng và PPSS quy phạm


Tiêu chí
PPSSQP
PPSSCN

Cách hiểu
PP so sánh các cặp quy phạm, chế định, văn bản “tương ứng nhau” giữa các hệ thống PL
được so sánh. Pháp luật phải tương ứng nhau và phải có luật thành thành văn.
VD: muốn so sánh Luật HNGĐ của Việt Nam và của Pháp => không thể dùng PPSS này vì
Pháp không có Luật HNGĐ độc lập.

Là PPSS “các giải pháp” được các quốc gia khác nhau sử dụng để cùng giải quyết cùng một
quan hệ xã hội.
Đặt vấn đề xã hộ lên hàng đầu? Tại sao chỉ là “các giải pháp” mà không phải là “giải pháp
pháp lý” – Vì Có những vấn đề quốc gia này quan tâm nhưng các quốc gia khác lại không
quan tâm nên có quốc gia sẽ đặt ra giải pháp pháp lý để giải quyết nhưng có quốc gia chỉ đặt
ra giải pháp.
VD: Quan hệ HN đồng giới trong PL Cannada và của Mĩ ( đặt vấn đề xã hội lên đầu)

Điều kiện tiến hành


“tương ứng nhau” ( phải tìm được quy định, chế định, văn bản tương ứng nhau, nếu không
tìm được thì không được tiến hành)

Không có ( trong mọi trường hợp đều tiến hành được)

Quy trình tiến hành


Từ pháp luật => quan hệ/ vấn đề xã hội
Từ quan hệ/ vấn đề xã hội => pháp luật ( nếu có)

Ưu điểm
- Dễ tiến hành ( phạm vi nghiên cứu giới hạn trong chế định, văn bản => không phải đi
nghiên cứu lan man)
- Có thể tiến hành trong mọi trường hợp

Nhược điểm
- Không phải lúc nào cũng sử dụng được vì người nghiên cứu sẽ không tìm được các quy
phạm, chế định, văn bản tương ứng nhau, nhất là khi nghiên cứu hệ thống PL trong các dòng
họ PL khác nhau.
- Rất khó tiến hành vì:
+ Đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết rộng ( kinh tế, xã hội, chính trị) và chuyên môn
cao ( pháp lý), đánh giá mọi nguồn luật.

+ Người NC phải vượt qua rào cản ngôn ngữ ( LSS luôn mang tính hướng ngoại, phải NC PL
nước ngoài).
+ Đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao ( đầu tư kinh phí lớn và thời gian tiến hành lâu dài)

Lưu ý
Thường được sử dụng đối với các công trình so sánh ở cấp độ vi mô ( phạm vi nghiên cứu
hẹp) và hướng tới những mục đích ít quan trọng.
Thường được sử dụng đối với các công trình so sánh ở cấp độ vĩ mô ( phạm vi nghiên cứu
rộng) HOẶC hướng tới những mục đích quan trọng ( phục vụ cho mục đích lập pháp, công
trình nghiên cứu KH, luận án tiến sĩ…)

Mỗi PP đều có ưu và nhược điểm riêng nên việc sử dụng PP nào và bao nhiêu PP sẽ do chính
bản thân người nghiên cứu quyết định dựa vào 2 yếu tố:
+ Yếu tố thuộc về công trình SS: đối tượng, phạm vi
+ Yếu tố bản thân của người tiến hành: mục đích, trình độ, khả năng, truyền thống pháp lý mà
họ được đào tạo

BÀI 3: CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI
( Không đi vào hệ thống PL của quốc gia cụ thể, không tồn tại trên thế giới hệ thống PL
chung thay thế cho hệ thống PL quốc gia)
Một số vấn đề liên quan đến hoạt động phân nhóm
Một số thuật ngữ thường được sử dụng cho hoạt động phân nhóm hệ thống PL trên thế
giới
Nêu cách hiểu của các thuật ngữ sau trong hoạt động phân nhóm của LSS:
- Hệ thống PL: là thuật ngữ mang tính quy ước dùng để chỉ một nhóm các hệ thống pháp luật
bao gồm các hệ thống PL quốc gia hoàn toàn độc lập với nhau nhưng có chung một số đặc
điểm nhất định.
- Truyền thống PL
- Gia đình PL
Cả 3 cách gọi này được sử dụng trong hoạt động phân nhóm của LSS là những thuật ngữ
mang tính quy ước dùng để chỉ một nhóm các hệ thống PL của các quốc gia hoàn toàn độc
lập với nhau nhưng giữa chúng tồn tại một số điểm tương đồng chẳng hạn:
Nguồn gốc pháp luật
Hình thức PL (cấu trúc nguồn luật)
Vai trò “làm luật’” của thẩm phán
Sự phân chia cấu trúc hệ thống PL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư
Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng
Pháp điện hóa

Đào tạo luật ( tiêu chí để so sánh)


Thủ tục tố tụng
Lưu ý: Hoa Kì – 51 hệ thống PL, không hoàn toàn độc lập với nhau, nó là nhà nước Liên
Bang
Nêu sự khác nhau về mặt nội hàm của thuật ngữ “truyền thống PL” và “gia đình PL”

Nêu sự khác nhau về mặt nội hàm của thuật ngữ “truyền thống PL” và “gia đình PL”
Truyền thống pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến những điểm tương đồng của các HTPLQG trong nhóm này là do tương
đồng về cơ sở hạ tầng của PL ( kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo, hệ tư tưởng)

Gia đình pháp luật


Nguyên nhân dẫn đến những điểm tương đồng của các HTPLQG trong nhóm này là do bị chi
phối bởi một nguồn gốc pháp luật ( một trong các hệ thống pháp luật, quốc gia thành viên của
nhóm từng đóng vai trò chi phối – là nguồn gốc hình thành của tất cả các thành viên còn lại)
Hãy lựa chọn thuật ngữ thích hợp nhất để thay thế cho thuật ngữ “hệ thống PL” khi gọi
tên các nhóm hệ thống PL sau:
Hệ thống PL Châu Âu lục địa => Truyền thống pháp luật, hệ thống pháp luật dân ;laut65.
CIVIL LAW, Hệ thống PHÁP LUẬT THÀNH VĂN,…..
bắt nguồn từ Luật La mã

Hệ thống PL thông luật => Gia đình pháp luật, hệ thống PL bất thành văn, án lệ, commom
Law , bắt nguồn từ anh cổ.

Hệ thống PL XHCN
hệ thống pháp luật xô viết

Hệ thống PL Hồi giáo hệ thống pháp laut65 saria law

Mục đích phân nhóm


+ Mục đích sư phạm đào tạo
+ Mục đích nghiên cứu

Tiêu chí phân nhóm


- Nêu những khía cạnh còn chưa thống nhất về việc sử dụng tiêu chí phân nhóm các hệ thống
PL trên thế giới
- Chưa có thống nhất về:
Số lượng tiêu chi Sử dụng một hay nhiều tiêu chí để tiến hành phân nhóm
Những tiêu chí cụ thể nào nên được Sử dụng nhiều thì bao nhiêu tiêu chí là phù hợp
Các tiêu chí cụ thể để phân nhóm
Hãy nêu một số tiêu chí phân nhóm phổ biến ( 6 tiêu chí thường sử dụng trong số các
tiêu chí)
Nguồn gốc PL
Hình thức PL
Vai trò làm luật luật của thẩm phán
Sự phân chia cấu trúc PL thành các lĩnh vực luật công và luật tư
Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng
Pháp điển hóa
Kết quả của phân chia PL thế giới của LSS:
Do chưa có sự thống nhất tiêu chí phân nhóm nên hiện nay tồn tại nhiều kết quả phân
nhóm khác nhau, trong đó kết quả phân chia PL thế giới thành 4 nhóm bao gồm:
Hệ thống PL Châu lục địa
Hệ thống PL thông luật
Hệ thống PL XHCN ( nhiều người không thừa nhận sự tồn tại của nó)
Hệ thống PL Hồi Giáo
Trong các tiêu chí phân nhóm, tiêu chí nào là quan trọng nhất?
Mặc dù tồn tại nhiều tiêu chí khác nhau để sử dụng cho việc phân nhóm các hệ thống PL trên
thế giới nhưng không tiêu chí nào là quan trọng nhất.
Trong hoạt động phân nhóm các HTPL của LSS, người tiến hành phải sử dụng bao
nhiêu tiêu chí?
Việc sử dụng bao nhiêu tiêu chí sẽ do chính người tiến hành công trình phân nhóm quyết định
dựa vào mục đích phân nhóm ( mục 2)
Xu hướng phát triển của các hệ thống PL trên thế giới
Nguyên nhân làm cho các hệ thống PL đang có xu hướng xích lại gần nhau
Giữa các hệ thống PL trên thế giới đang có xu hướng xích lại gần nhau, theo đó những điểm
tương đồng tăng, điểm khác biệt giảm. Nguyên nhân chính: Toàn cần hóa
Xu hướng phát triển của các hệ thống PL trên thế giới
Nguyên nhân làm cho các hệ thống PL đang có xu hướng xích lại gần nhau
Giữa các hệ thống PL trên thế giới đang có xu hướng xích lại gần nhau, theo đó những điểm
tương đồng tăng, điểm khác biệt giảm. Nguyên nhân chính: Toàn cần hóa

Chứng minh rằng giữa các hệ thống PL đang có xu hướng xích lại gần nhau

Nêu cách thức để các hệ thống PL trên thế giới xích lại gần nhau
Tự nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu PL nước ngoài
Ký kết các điều ước quốc tế

Đặc điểm

Nêu đặc điểm của 4 hệ thống PL chủ yếu trên thế giới?
So sánh HTPL Châu Âu lục địa với HTPL Thông Luật
So sánh HTPL XHCN với HTPL Châu âu lục địa
So sánh HTPL XHCN với HTPL Thông luật?
Chọn ra 1 đặc điểm của từng HTPL có khả năng phân biệt HTPL đó với các HTPL còn lại?

Nguồn gốc PL
Các hệ thống PL trên thế giới bắt nguồn từ nguồn gốc cơ bản nào?
Các hệ thống PL trên thế giới đa số bắt nguồn từ: Luật La Mã, Luật Anh cổ và đạo hồi.
Luật La Mã và Luật Anh cổ (Anglo Saxon, Đạo hồi ảnh hưởng tới các quốc gia khác
bằng cách thức nào?
Chủ yếu thông qua hai con đường:
Tiếp thu bắt buộc ( con đường xâm lược thuộc địa của Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Thụy Điển, Anh)
Tự nguyện, xuất phát tư nhu cầu phát triển, hài hóa ( yêu cầu của quá trình hội nhập hoặc
truyền đạo)

Dựa vào tiêu chí nguồn gốc PL, PL thế giới được phân chia thành những nhóm
nào?
Dựa vào tiêu chí nguồn gốc PL, PL thế giới được phân chia thành 3 nhóm sau:
- Hệ thống PL bắt nguồn từ Luật La Mã ( Châu âu lục địa và hệ thống PL XHCN)
+ Trong khi hệ thống PL Châu âu lục địa có nguồn gốc trực tiếp từ Luật La Mã, còn hệ thống
PL XHCN có nguồn gốc gián tiếp từ Luật La Mã.
+ Luật La Mã ảnh hưởng tới hệ thống PL Châu Âu lục địa chính là công trình Corpus Juris
Civlis (Tập hợp các chế định dân sự - ra đời cuối thế kỉ VI do đế quốc La Mã phía Đông tạo
ra công trình này, chưa kịp ảnh hưởng rộng rãi thì biến mất luôn theo sự sụp đổ của đế quốc
La Mã), chứ không phải là Luật 12 Bảng
- Hệ thống PL bắt nguồn từ luật Anh cổ ( hệ thống thông luật)
- Hệ thống PL bắt nguồn từ đạo hồi (Luật Hồi giáo)

Hãy nêu quá trình luật La mã “quay trở lại” Châu âu lục địa.

THẾ KỈ THỨ Xi TRỞ ĐI, SAU CUỘC CHIẾN THẬP TỰ CHINH, ĐẨY LÙI ĐẠO
HỒI, CÁC QUỐC GIA CHÂU ÂU LỤC ĐỊA CHỐNG LỊA ĐẾ CHẾ OCTOMAN.

Nền kinh tế hàng hóa phát triển, xuất hiện nhiều quan hệ xã hội mới. Các phap luật như pháp
luật giao hội, luật nhà vua, luật tập quán không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, xã hội văn hóa
phục hưng. Các quốc gia lúc này hình thành các trường Đh, các giáo sư các nah2 nghiên cứu
may mắn tìm lại được các Tập hợp các chế định dân sự lại phù hợp với hao2n cảnh lúc bấy
giờ và mang vào giảng dạy ch sin viên của mình. Khi sinh viên tốt nghiệp họ ra đi làm cho
nhà vua, thẩm phán, nghị sĩ…..họ có tư tưởng chung tiến hành pháp điển hóa pháp luật, đặc
biệt là pháp luật dân sự, thì họ nhìn nhận rằng Tập hợp các chế định dân sự sẽ làm nguồn gốc,
nền tảng tư tưởng,…cho pháp luật dân sự của nước họ. CHỈ ĐỂ GIẢNG DẠY CHỨ KH
MANG ÁP DỤNG CHO NHÀ NƯỚC.

? KHÔNG PHẢI ÁP DỤNG LUẬT CHUNG? MÀ CHỈ LÀ DỰA TRÊN HỌC THUYẾT,
NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA PHÁP LUẬT LA MÃ ĐỂ PHÁP ĐIỂN HÓA PHÁP LUẬT
TƯ LÀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ MA 2HTOI6, CHỨ KHÔNG PHẢI LUẬT CHUNG>>

? CÁC QUỐC GIA CHÂU ÂU LỤC ĐỊA CHỊU ẢNH HƯƠNG NHƯ NHAU BỞI UẬT LA
MÃ. => SAI. VD NHƯ Ý LÀ CÁI NÔI CỦA LA MÃ, LÀ NƯỚC TIẾP THU TRỌN VẸN
NHẤT NHƯ TƯ TƯỞNG, CẤU TRÚC, NỘI DUNG. CÒN NHỮNG NƯỚC KHÁC THÌ
KHÔNG TIẾP THU KH TRỌN VẸN CHỈ

CÔNG LAO GAIO SƯ LÀ TO LỚN. SÁNG TẠO RA NGUỒN LUẬT LÀ CUỐN


SÁCH GIÁO KHOA VÀ GIÚP PHÁP LUẬT LA MÃ QUAY TRỞ LẠI.

Chứng minh rằng pháp luật châu âu lục địa là sản phẩm của văn hóa.

2. Cấu trúc nguồn luật (Hình thức PL)


Tại sao các hệ thống PL đã và đang có xu hướng sử dụng đồng thời cả luật thành văn và
án lệ?
Ngày nay các hệ thống PL đều sử dụng đồng thời cả nguồn luật thành văn và án lệ dù là minh
thị hoặc không minh thị. Vì cả hai nguồn luật này không có nguồn nào ưu việt hơn nguồn luật
kia.
Hãy đánh giá luật thành văn và án lệ qua hai tiêu chí: tính toàn diện và tính linh hoạt?
Cho ví dụ
Tính toàn diện: Luật thành văn có ưu thế hơn vì nó được ban hành theo hướng khái quát và
dự liệu khả năng, tình huống có thể xảy ra đối với các QHXH trong tương lai và đưa ra các
giải pháp pháp ly để thẩm phán tiến hành xét xử. Còn án lệ chỉ có giá trị áp dụng nếu có sự
tương tự về mặt tình tiết
Tính linh hoạt: án lệ giữ vai trò linh hoạt hơn với những điều kiện hoàn cảnh mới của xã hội,
Thẩm phán cco1 thể đặt ra các quy tắc mới trong việc giải quyết vụ án.

Nêu việc xây dựng tiêu chí hình thức trong hoạt động phân nhóm của LSS
Khi sử dụng tiêu chí này người tiến hành xem xét trong cấu trúc nguồn luật của HTPL thì
nguồn luật nào chiếm ưu thế hơn.
Sử dụng tiêu chí này có hai cách thức phân chia PL thế giới như sau:
Cách 1: phân chia thành nhóm:
Nhóm hệ thống PL thành văn: HTPL CHÂU ÂU LỤC ĐỊA, HTPL XHCN

Nhóm hệ thống PL án lệ: thông luật


(KHONG BAO GỒM HỒI GIÁO)

Cách 2: phân chia thành 2 nhóm


Nhóm thành văn: HTPL CHÂU ÂU LỤC ĐỊA, HTPL XHCN

Nhóm bất thành văn: thông luật và Hồi giáo ( kinh thánh là nguồn luật quan trọng hơn cả)

? So sánh án lệ trong hệ thống PL thành văn và án lệ trong thông luật


Án lệ trong hệ thống PL thành văn
Vị trí: là nguồn luật thứ yếu so với văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sử dụng bởi
hầu hết các quốc gia trong nhóm này nhưng đa số đều chưa thừa nhận án lệ về mặt pháp lí.
VD: Pháp, Trung Quốc…( Việt Nam, Nhật Bản đã thừa nhận án lệ
Lưu ý: NQ 03 của hội đồng thẩm phán TANDTC
VAI TRÒ Án lệ hướng tới 3 mục đích:
- ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG BẰNG. Thống nhất cách thức áp dụng pháp luật ( không phải giải
thích luật)
- THỐNG NHẤT CÁCH THỨC ÁP DỤNG KHI QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THÀNH VĂN
KHÓ HIỂU HOẶC GÂY LÙNG TÚNG CHO THẨM PHÁN. Hướng dẫn đường lối xử lý
hoặc là áp dụng luật đối với một vụ việc xảy ra trên thực tế.

VD:

- Án lệ hình sự số 01 của Việt Nam


Đảm bảo tính thống nhất và công bằng trong hoạt động xét xử
Án lệ phụ thuộc chặt chẽ vào luật thành văn
Án lệ không có giá trị bắt buộc áp dụng vì không có sự thừa nhận nguyên tắc Stare Pecisis (
tiền lệ phải được tuân thủ)
- Thẩm quyền tạo ra án lệ:
Thường chỉ do một toà án cao nhất trong hệ thống tòa án quyết định hoặc một số rất ít tòa án
khác.

Án lệ trong hệ thống PL thông luật (BAT THÀNH VĂN)


- Án lệ là nguồn luật đóng vai trò quan trọng hơn, CHIẾM ƯU THẾ HƠN CẢ (không phải
giá trị pháp lý cao hơn) so với luật thành văn

- VAI TRÒ: ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG BẰNG VÀ THÔNG NHẤT TRONG VIỆC ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT. Thông qua án lệ, thẩm phán có toàn quyền giải thích luật thành văn
( dựa trên câu chữ của luật). Thông qua án lệ Thẩm phán có thể tạo ra quy tắc pháp lý mới để
giải quyết đối với các vụ việc hay các tranh chấp mới phát sinh khi không có luật thành văn
điều chỉnh.

- Án lệ không phụ thuộc vào luật thành văn


- Án lệ có tính bắt buộc áp dụng do sự thừa nhận nguyên tắc bất thành văn Stare Pecisis
Do nhiều tòa án khác nhau khác nhau (Pháp thì cò 2 là Tòa phá án và hội đồng nhà nước).

Án lệ trong PL Việt Nam: án lệ chỉ có tính tham khảo nhưng một khi đã được
TATC công bố thì có giá trị pháp luật rất cao. Vì sao?

Vai trò làm luật của thẩm phán


Người tiến hành phân nhóm sẽ xem xét thẩm phán trong hệ thống PL có chức năng lập pháp
hay không?
Người tiến hành phân nhóm phải xem xét thẩm có hay không vai tró lập pháp
Phải tách làm 2 nhóm: có vai trò lập pháp và không có

Thông qua án lệ => thẩm phán có khả năng tạo lập chính sách, toàn quyền giải thích luật
Mặc dù án lệ đã được sử dụng trong tất cả các HTPL nhưng chỉ có thẩm phán trong hệ thống
PL thông luật mới có chức năng lập pháp
Khả năng lập pháp của thẩm phán do các yếu tố sau quyết định:
+ Vai trò của án lệ trong HTPL
+ Giá trị pháp lý của án lệ

+ Mục đích thừa nhận án lệ

Sự phân chia cấu trúc hệ thống PL thành lĩnh vực luật công và luật tư
Thế nào là lĩnh vực luật công?
Điều chỉnh quan hệ một bên là nhà nước, một bên là cá nhân, tổ chức khác. PP điều chỉnh:
quyền uy – phục tùng ( bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị)
Thế nào là lĩnh vực luật tư?
Quan hệ giữa cá nhân và tổ chức khác. Dùng pp bình đẳng, thỏa thuận ( bảo đảm quan hệ
nhân thân, tài sản)
Nguyên nhân dẫn đế HTPL châu âu lục địa có phân chia thành lĩnh vực luật công và tư?
Do ảnh hưởng của nguồn gốc luật La Mã, Luật La Mã tập hợp các chế định dân sự, Luật tư
phát triển rất sớm và chú trọng phát triển, quan tâm lĩnh vực mua bán => quan trọng luật tư
=> luật tư phát triển
Chế độ phong kiến của đa số các quốc gia thuộc lụa địa châu âu mang tính phân quyền cát cứ
( quyền lực nhà nước không chỉ tập trung trong tay nhà vua mà còn phân chia cho các giai cấp
tiến bộ khác) => cách mạng đòi dân chủ được thúc đẩy
Ảnh hưởng phong tài văn hóa phục hung và sự ra đời trường phái PL tự nhiên
Cao hơn PLNN là PL của tự nhiên ( ví dụ: quyền tự do, quyền sống và quyền được mưu cầu
hạnh phúc) => giai cấp tư sản đánh vào quyền tự do, đòi hỏi nhà nước đảm bảo quyền tự do
cho nhân dân bao gồm quyền tự do sở hữu và quyền tự do mua bán => đòi hỏi nhà nước phân
chia rạch ròi giữa luật công và luật tư.
Tại sao HTPL thông luật, HTPL XHCN, HTPL hồi giáo không phân chia cấu
trúc HTPL thành lĩnh vực luật công, luật tư?
HTPL thông luật:
Do chế độ phong kiến của nước Anh mang tính tập quyền cao độ ( quyền lực tập trung trong
tay nhà vua => vua đã xóa bỏ các quyền tự do dân chủ) => thông luật Anh mang bản chất
công rất mạnh
Do sự tồn tại của hệ thống “Trát” - Writ ( đã bị bãi bỏ). Dẫn tới Pl của Nước anh chủ yếu
phần chia các vụ việc theo trát. Mà kh chia thành các ngành Luật. => kh có trát thì kh có
QUYỀN.

Tại sao khi giải thích các đặc điểm của HTPL thông luật thì thường lấy nước Anh để
giải thích?
DÙNG VAI TRÒ 1

Ảnh hưởng CMTS Anh: Giai cấp tư sản dành thắng lợi, dành lại chính quyền => tăng cường
kiểm soát lên các quan hệ dân chủ

HTPL XHCN:
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin – đặc điểm phân biệt HTPL XHCN với các HTPL
khác
+ Quan điểm CN Mác Lê nin về sở hữu – không thừa nhận tư hữu về TLSX làm triệt tiêu sở
hữu tư và quan hệ mua bán => luật tư không được coi trọng
+ Quan điểm CN Mác Lênin về quyền lực nhà nước – quyền lực nhà nước là tập trung thống
nhất ( không thừa nhận tam quyền phân lập)
HTPL Hồi giáo:
Không có sự phân biệt giữa nhà thờ với nhà nước, tôn giáo với Pháp luật
Cả nhà nước và PL tồn tại chỉ nhằm phụng sự cho các mục tiêu tôn giáo, mở trộng Đạo hồi
không quan tâm đến nhu cầu cá nhân. Đối với họ kinh thánh là Luật.
Kết luận: Mặc dù HTPL thông luật và XHCN không có sự phân chia cấu trúc HTPL thành
luật công và luật tư nhưng đáng học hỏi ở chỗ là hai HTPL này đã phân chia HTPL thành các
ngành luật độc lập điều chỉnh đối tượng đặc thù và PP điều chỉnh đặc thù.

Mối tương quan giữa luật tố tụng và luật nội dung


Khi sử dụng tiêu chí này, người phân nhóm sẽ xem xét trong hệ thống PL nhất định thì luật tố
tụng quan trọng hơn hay luật nội dung quan trọng hơn.
Trong tất cả HTPL trên thế giới chỉ duy nhất thông luật Anh trước cải cách Tòa án 1873 –
1875 thì luật tố tụng quan trọng hơn luật nội dung do sự tồn tại của hệ thống Trát. Tuy nhiên,
sau cải cách, hệ thống Trát trong thông luật bị bãi bỏ nên ngày nay luật tố tụng không còn
quan trọng hơn luật nội dung nữa.
Các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa và hệ thống PL XHCN, luật nội dung
giữ vai trò quan trọng hơn luật tố tụng. Vì Luật nội dung phải quy định quyền gì thì PL tố
tụng quy định làm gì để thực hiện quyền đó.

Pháp điển hóa:


Pháp điển hóa là gì?
Pháp điển hóa được hiểu là công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó không
chỉ dừng lại ở việc tập hợp các quy phạm PL đã có, loại bỏ các QPPL chồng chéo, mâu thuẫn
nhau mà còn ban hành văn bản QPPL mới để lấp chỗ trống cho HTPL nhằm tăng hiệu quả
điều chỉnh cho HTPL.
Là hoạt động bắt buộc phải có đối với HTPL thành văn (bao gồm CALĐ và XHCN) => để
đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống văn bản quy phạm PL ở một quốc gia
Tại sao không nên so sánh hay là đánh giá về trình độ pháp điển hóa giữa hệ thống PL
thành văn với HTPL án lệ?
Hoạt động Pháp điển hóa không thể tiến hành trên án lệ vì: Án lệ không có hiệu lực và được
áp dụng khi có tình tiết tương tự, nếu trong tương lai không có tình tiết tương tự thì án lệ vẫn
còn duy trì hiệu lực vì đã được công nhận rồi.
Còn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thành văn thì sẽ có hiệu lực hoặc hết hiệu lực khi
có văn bản mới thay thế => cơ quan có thẩm quyền tổng hợp và bãi bỏ các VB hết hiệu lực
So sánh Pháp điển hóa của HTPL châu âu lục địa và HTPL XHCN
Phạm vi Pháp điển hóa ở Châu Âu lục địa và XHCN là như nhau nhưng trình độ pháp điển
hóa ở Châu âu lục địa cao hơn.
Tại sao phạm vi pháp điển hóa của HTPL thông luật lại hẹp?

HTPL Hồi giáo:

Nêu điều kiện để một quốc gia được xếp trong HTPL Hồi giáo
- Coi đạo hồi là quốc đạo
- Lấy các quy phạm trong kinh thánh trở thành quy phạm pháp luật
Nêu các đặc trưng của HTPL Hồi Giáo?

- HTPL Hồi Giáo có nguồn gốc từ đạo Hồi


- Nhà nước chỉ được xem là đầy tớ của Pháp luật
- Trong HTPL Hồi Giáo, các quy định về nghĩa vụ của người dân chiếm ưu thế hơn các quy
định về quyền của người dân ( Châu âu lục địa: quyền > nghĩa vụ; Thông luật, XHCN:
quyền đi đôi với nghĩa vụ; Hồi giáo: quyền < nghĩa vụ
- Quan điểm của HTPL Hồi Giáo về hành vi ( hành động hoặc không hành động), gồm 5
loại hành vi:
+ Hành vi bắt buộc làm
+ Hành vi nên làm
+ Hành vi làm cũng được, không làm cũng được
+ Hành vi khiển trách
+ Hành vi bị cấm
Khái niệm tội phạm trong Luật Hồi Giáo
+ Hình phạt gồm: tội phạm có thể đền bù bằng tiền và tội phạm phải đền bù bằng thân thể
hoặc cuộc sống
+ Tội phạm gồm 3 loại:
Tội phạm nguy hiểm cho XH nhất
Tội phạm chống lại cá nhân
Tội phạm liên quan đến “quyền của Alla” và tội phạm liên quan đến cá nhân nhưng không
hà khắc
Trong HTPL Hồi Giáo mặc dù có sự tồn tại của cả luật thành văn và án lệ tuy nhiên cả hai
nguồn này đều không là gì so với các quy phạm của Kinh Thánh
Nêu đặc điểm về cấu trúc nguồn luật của HTPL Hồi giáo?
1. Luật Hồi Giáo = Luật Shari’ah

Chủ yếu đưa ra cấm đoán nên chế định nghĩa vụ nhiều hơn quy phạm về quyền
- Gồm:
- Kinh KOran: vừa là kinh thánh, vừa là luật, là nguồn luật cao nhất của Luật Hồi giáo,
được coi là những lời của thánh Alla tiết lộ cho tiên Mohammed
+ Cấu trúc: Kinh Qu’ran được chia thành 30 phần và 114 chương và được sắp xếp theo ý
của nhà tiên tri. Các chương lại được chia nhỏ thành 6200 khổ thơ, các luật gia đạo hồi gọi
chúng là “Những khổ thơ pháp luật”. Chỉ có khoảng 3% các khổ thơ đó là liên quan đến
pháp luật còn lại 97% liên quan đến vấn đề tôn giáo
+ Cách thức thể hiện: những điều răn dạy và điều cấm đoán trong Kinh Qu’ran bao giờ
cũng theo công thức: điều răn dạy bắt đầu bằng một lời giới thiệu, sau đó kết thúc bằng
một lời cấm đoán. Cấm ăn trộm, ăn cướp,…
+ Nội dung: Hầu hết nguyên tắc pháp lý liên quan đến luật gia đình, hình sự, hợp đồng.
Đến thế kỉ XX, nhiều vấn đề về hôn nhân gia đình đã trở thành phi lý, không phù hợp
+ Tính tối cao: pháp luật nhà nước hay bất kì gì sẽ không dc sửa đổi, thay đổi kinh
Koran.

- Kinh Sunnah:

Cụ thể hóa những nguyên tắc pháp lý hoặc những vấn đề chưa rõ ràng, chugn chung trong
kinh Qu’ran thông qua việc miêu tả lại hoạt động và cuộc đời của nhà tiên tri Mohamed đi
truyền đạo và kéo dài một số năm sau ông này chết đi

Nội dung:

Giai3 thích kinh KORAN cùa nhà tiên tri

Hành vi, lời nói, lời ru của tiên tri về tôn giáo, hoạt động hành vi của nhà tiên tri được các tín
đồ ủng hộ và sự chấp nhận của tiên tri đối với một số hành vi nhất định của con người.

Phát triển theo 2 hướng:

- Idjima: “Tập quán” khác vối tập quán ở bên dưới

Theo sự vận động theo thời gian, 2 luật trên Không đủ đề điều chỉnh các mối quan hệ giữa
các tín đồ hồi giáo, không có các quy phạm để điều chỉnh. Nên xuất hiện 2

Ra đời trên cơ sở thống nhất về quan điểm cá nhân của các học giả pháp lý Hồi Giáo, của các
nhà cầm quyền,…dựa trên các các tư tưởng của họ về kinh roran và suna

Idjima gần như tập quán nhưng lại không phải tập quán. Nó không cần phải được sự chấp
nhận của mọi tín đồ hoặc của cộng đồng mà chỉ cần được sự chấp thuận của những người có
thẩm quyền. Khi những người có thẩm quyền nhất trí giải pháp pháp lý nào đó thì nó được coi
là luật

- Qiyas:
Là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao, nói cách khác Qiyas có thể gọi là “phương
pháp suy xét theo sự việc tương tự”. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có
thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải
quyết vụ việc đó không được đề cập trong kinh Qu’ran, Kinh Sunnah và Idjma
Pháp luật thương mại trong quốc gia Hồi giáo
2. LUẬT THÀNH VĂN

3. ÁN LỆ
4. TẬP QUÁN PHÁP

- Vài trò của kinh DORAN.

- Phân tích cách thức các quốc gia Hồi Giao1 sử dụng để tạo ra sự thích nghi trong
[háp luật TM
Thời kì đầu, tập quán TM chủ yếu được áp dụng
Dựa trên việc tiếp thu pháp luật từ PL thông luật và châu âu lục địa
Tìm cách giải thích theo hướng né tránh các quy phạm của kinh Koran gây bất lợi cho
quan hệ Tm. VD; cấm cho thuê đất thì trá hình bằng cho mượn đất và chia sẽ bằng hoa lợi
PL TM có yếu tố nước ngoài cho phép Thương nhân kh phải người hồi giáo thì cho phép
chọn áp dụng pháp luật.

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH

Vương quốc Anh gồm 4 bộ phận: Scotland, Wales, England, North Ireland
Luật công bằng

Luật thành văn


THÔNG LUẬT

1. Thông luật (Common Law) => QUAN TRONG NHẤT, HƠN SO VỚI
- PL ANH HÌNH THÀNH BẰNG CON ĐƯỜNG NỘI TẠI, ĐI LÊN TỪ LUẬT TẬP
QUÁN TỪ NƯỚC ANH.
- MANG TÍNH LIÊN TỤC
- Trước thế kỉ 11 thì Luật tập quán cao nhất
Từ 1066 - cuối thế kỉ XV: Thông luật anh ra đời, trở thành bộ phận áp dụng thống nhất)
Từ thế kỉ XV: Luật công bằng ra đời bổ sung và lấp chỗ trống cho thông Luật
Từ TK 16 sự canh tranh gay gắt giữa luật thành văn av2 án lệ,.

1.1 Lịch sử hình thành


* Giai đoạn trước năm 1066: Hình thành bằng con đường nội tại

A. Bối cảnh lịch sử


- Nước Anh chịu sự thống trị suốt 4 thế kỉ của đế quốc La Mã. Đến thế kỉ thứ 5, khi đế quốc
La Mã sụp đổ, nhưng bộ lạc khác nhau có nguồn gốc German chiếm ưu thế => nước Anh chia
thành nhiều vương quốc nhỏ. Và sự nhập của kito giáo

- Kinh tế: Chế độ nô lệ tan rã, nền kinh tế đan xen PTSX bộ tộc và PTSX phong kiến
Chính trị:

- phân quyền cát cứ cao =>

- lãnh chúa thâu tóm trong tay cả vương quyền và thần quyền.

- Các vùng tồn tại như các quốc gia độc lập với nhau
B. Cấu trúc nguồn Luật của nước Anh: gồm 3 nguồn luật
- Luật La Mã: vì thế kỉ thứ 5 đế quốc LM đã rút khỏi nước Anh. không để lại dấu ấn quan
trọng trong HTPL Anh
- Luật thành văn: Ảnh hưởng không đáng kể vì nước Anh chưa có chữ viết thống nhất; phạm
vi điều chỉnh hẹp và áp dụng trong một số lãnh địa nhất định
- Luật tập quán: Chiếm ưu thế nhất
C. Nguyên nhân Luật La Mã không để lại dấu ấn gì quan trọng đối với bộ phận thông luật
của nước Anh: 5 nguyên nhân
- Vị trí địa lí: Anh nằm trên quần đảo tách biệt với lục địa Châu Âu => xa, đi lại khó khăn,
khó quản lí => nhà nước La Mã cai trị yếu hơn so với lục địa Châu Âu
- Mục đích cai trị của La Mã: không hướng tới mục đích đồng hóa người Anh mà nhằm
mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản
- Nguyên tắc áp dụng Luật La Mã: nguyên tắc nổi trội là nguyên tắc công dân. LLM chỉ áp
dụng khi có sự tham gia của công dân La Mã và binh lính La Mã (không áp dụng cho người
dân bản địa)
- Chế độ chính trị: mang tính phân quyền cát cứ cao độ, chúa đất nắm vương quyền và thần
quyền, chúa đất chống lại các pháp luật của nhà vua và La Mã
- Điều kiện kinh tế: kinh tế kém phát triển, cuối thế kỉ XI đan xen giữa PTSX bộ lạc và
PTSX phong kiến => Luật La Mã không phù hợp với điều kiện kinh tế nước Anh nên không
áp dụng được (LLM chú trọng đến quan hệ hợp đồng)
Nêu đặc điểm của luật tập quán của Anh trước 1066?
Có 3 đặc điểm:
- Tồn tại dưới dạng nói, dễ xuất hiện dị bản của tập quán gốc, bị thay đổi nên khó chứng minh
- Phạm vi điều chỉnh hẹp => chỉ phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp
- Phạm vi áp dụng Mang tính địa phương và vùng miền vì các lãnh địa tồn tại độc lập rất
nhiều
Đặc điểm cơ bản của hoạt động xét xử của Anh trước 1066
+ Gồm 3 chủ thể:
Tòa một trăm
Tòa địa hạt
Nhà vua ( chánh án tối cao của Vương quốc, tuy nhiên thẩm quyền xét xử của nhà vua chỉ là
thẩm quyền chuyên biệt , liên quan đến hai vụ việc là nộp thuế Hoàng gia và vụ việc chính trị
=> ảnh hưởng đến sự tồn tại của Hoàng gia. Các vụ án dân sự, hình sự, nhà vua không can dự
vào)
Hoạt động xét xử không thường xuyên.

=> Phương thức xét xử của các tòa án trên hết sức tùy nghi, còn mang nặng tính thần thánh
nhằm bảo vệ lợi ích của các chúa đất, giai cấp thống trị lúc bấy giờ

Giai đoạn từ 1066 đến Cuối thế kỉ XV

Quá trình ra đời của Thông luật Anh gắn liền với quá trình hình thành của hệ thống Tòa án
Hoàng gia => lí do khiến cho Thông luật Anh trước đây mang bản chất công rất mạnh
Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1066 – cuối thế kỉ XV?
Với chiến thắng của người Norman tại trận Hastings, William đã lên làm vua tại nước Anh;
thời kì bộ lạc ở Anh đã kết thúc, chủ nghĩa phong kiến được thiết lập
Lý do William tiến hành cuộc cải cách?
- Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến rất lớn, thậm chí lấn át cả Hoàng gia
- Với người dân Anh thì William và những người Norman theo ông sang Anh là những kẻ đi
xâm lược => gặp phải sự chống đối của người dân bản địa
- Sau khi chinh phục nước Anh, Hoàng gia của W không có nhiều tiền để điều hành bộ máy
giúp việc, thưởng cho những người có công và duy trì lực lượng quân đội
- W nhận thức chỉ có cách làm giảm đi quyền lực của lãnh chúa PK, củng cố long tin của
người dân và củng cố ngân khố Hoàng gia thì mới đảm bảo cho ngai vàng của ông

Cải cách ruộng đất: Tuyên bố toàn bộ đất đai thuộc sở hữu của Hoàng gia, tiếnh ành phân
chia đât đai cho cận thần, đối tượng khác của lãnh địa dựa trên mức độ trung thành.

+ Công lao của William: tạo cơ sở cho sự ra đời của Thông luật Anh
- Thành lập ra hội đồng cố vấn – tiền thân của Tòa án Hoàng Gia, bao gồm cận thần
thân tín nhất giúp nah2 vua quảnl ý đất nước. Thời gian đầu, chức năng của hội đồng
này là chủ yếu kiểm soát việc thu thuế => phát triển thành 1 tòa án về thuế quan.
PHÁP LUẬT: Tuyên bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật đã được áp dụng ở nước Anh trước
1066 mà không sửa đổi gì them => tạo nền tảng cho sự ra đời của Thông luật.
? Tại sao vua William lại không ban hành pháp luật mới để cai trị người Anh hoặc đưa
PL người Pháp sang cai trị người Anh mà lại tuyên bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật đã
được áp dụng ở nước Anh trước 1066 – Vì:
- Nước Anh chưa có chữ viết thống nhất, trình độ dân trí của người dân Anh thấp nếu ban
hành pháp luật thì khả năng người dân có thể tiếp cận và hiểu PL là rất khó; còn nếu như đem
- PL Pháp sang áp dụng thì sẽ không dễ dàng vì người Anh rất bảo thủ
- Trong mắt wiliam thì w vẫn còn 1la2 1 kẻ xâm lược.

- PL tồn tại ở nước Anh trước 1066 chiếm ưu thế tuyệt đối ( luật tập quán của các địa phương
gắn liền với thói quen, truyền thống, tập tục của người dân. Vì vậy nếu xóa bỏ tập quán địa
phương là xóa bỏ truyền thống văn hóa của người dân Anh => gặp phải sự chống đối của
người dân)

Công lao:

- Đặt nền móng cho chế độ phong kiến tập quyền


- Đặt nền móng cho sự ra đời thông luật (cho thành lập hội đồng cố vấn cố vấn - tiền thân
của hệ thống Tòa án, và giưa5 nguyen6 hệ thống pháp luật ăng lô sắc xông)

+ Công lao của vua Henry đệ nhị:


- Biến thẩm quyền xét xử của nhà vua từ thẩm quyền riêng biệt hạn chế trở thành thẩm
quyền chung ( can thiệp được vào vụ việc dân sự và hình sự) bằng lý do tài chính
- Kiện toàn tổ chức của Tòa án Hoàng Gia từ tòa thuế quan ban đầu thành 3 tòa án sau: Tòa
án tài chính, Tòa án thẩm quyền chung, Tòa nhà vua
- Thực hiện nhiều biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của Tòa án hoàng gia so với các tòa
án của lãnh chúa phong kiến
MỞ RỘNG THẨM QUYỀN

- Lấy lí do về tài chính, nhà vua dung trát để can thiệp vàov iệc xét xử của lãnh chúa pk

Tại sao thời kì đầu, Tòa án Hoàng Gia yếu thế hơn Tòa án của lãnh chúa phong kiến?
- Thời gian đầu, các Tòa án Hoàng Gia không thể thực hiện được việc xét xử phúc thẩm đối
với những tranh chấp phát sinh trong vương quốc
- Phải có trát (được xem làdđặc ân dành cho dân chúng, để hạn chế vụ việc đưa ra tòa án
hoàng gia)

- Tòa án Hoàng gia đều ở Luân Đôn nên gây khó khăn cho nhân dân trong việc đi lại, chi phí
cao, tốn nhiều thời gian
- Sự nghi ngại của người dân về hệ thống tòa án mới
- Nước Anh chưa có sự thống nhất về PL nên người dân không biết khi xét xử các thẩm phán
sẽ áp dụng luật của lãnh địa nào để giải quyết vụ việc
- Sự tồn tại khá biệt lập của các khu dân cư cũng như sự tồn tại của các tập quán địa phương
nơi dân cư sinh sống đã hình thành nên thói quen trong dân chúng là muốn vụ việc được giải
quyết tại địa phương mình
- Thời gian đầu, số lượng Trát được cấp không nhiều, vì vậy việc đưa vụ án ra Tòa án Hoàng
Gia sẽ khó khăn
Henry đệ nhị đã thực hiện biện pháp gì để làm tăng sự cạnh tranh của Tòa án Hoàng
gia?
- Cải thiện hệ thống trat1: Không còn hoạt động cấp trát mà văn phòng toà án hoàng gia sẽ
tự phát hành các mẫu trát => mở rộng thẩm quyền của nhà vua, khả năng thắng kiện của
người dân là 100% thì người dân sẵn sàng mua trát
- Sử dụng bồi thẩm đoàn

- Hội đồng xét xử của Tòa án Hoàng gia dựa trên việc xem xét lời khai và chứng cứ của các
bên cung cấp tại phiên tòa, không dùng các hình thức thử thách; sử dụng hội đồng từ 7 – 12
người để đánh giá chứng cứ để đưa ra quyết định có tội hay không có tội => tiền thân của bồi
thẩm đoàn về sau
- Đưa ra phương thức xét xử lưu động => góp phần hình thành ra thông luật

- Hình thức xét xử lưu động. Vào mùa hè, thẩm phán tự đi về địa phương đề xét xử

+ Đặc điểm của hình thức lưu động:


- Nguồn luật: tập quán địa phương, trong quá trình xét xử thì các thẩm phán hoàng gia được
giải quyết tranh chấp theo một cách thức đặc biệt – phụ thuộc vào cách họ hiểu về các tập
quán địa phương
- Phải giải thích tập quán

? Tại sao lại áp dụng tập quán địa phương nơi họ đến xét xử: không còn nguồn luật nào khác,
trấn an và tạo lòng tin cho người dân rằng họ đến đây không mang gì ngoài công lý
? Tại sao thẩm phán giải thích sáng tạo luật tập quán địa phương: luật tập quán tồn tại lâu đời
trở nên lạc hậu nên không phù hợp với hoàn cảnh mới nên phải giải thích để phù hợp với
hoàn cảnh mới và giải thích theo hướng có lợi cho Hoàng gia
Hoạt động xét xử được các thẩm phán ghi chép lại một cách chi tiết
Việc ghi chép lại giúp nhà vua kiểm soát các thẩm phán khi họ tới địa phương xét xử ( xét xử
đúng hay chưa, giải thích đã hợp lí chưa).
Giúp hệ thống hoá toàn bộ luật và tập quán tồn tại ở nước Anh lúc bấy giờ.
Việc ghi chép tạo kinh nghiệm cho bản thân thẩm phán tiến hành ghi chép
Cơ sở để các thẩm phán khác tham khảo ( vì bản ghi chép được lưu giữ tại văn phòng tòa án
Hoàng gia)
Cơ sở để các thẩm phán trao đổi thảo luận tìm ra các luật và tập quán tối ưu nhất để biến
thành luật và tập quán chung áp dụng trên cả nước
Phương thức xét xử của các thẩm phán Hoàng gia không còn mang tính chất siêu tự nhiên
bằng các hình thức thử thách như trước đây nữa mà thay vào đó là bằng việc nghe lời khai,
xem xét chứng cứ của các bên tại tòa.
+ Ưu thế của Tòa án Hoàng gia:
Đảm bảo sự công bằng hơn khi xem xét chứng cứ
Thủ tục tố tụng của TAHG khoa học hơn Tòa địa phương
Các thẩm phán Hoàng gia có uy quyền hơn thẩm phán tòa địa phương, đại diện cho nhà Vua.
Việc ngày càng gia tăng các tranh chấp có sự tham gia của công dân đến từ hai hay nhiều lãnh
địa khác nhau mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tòa án này
+ Trong quá trình xét xử lưu động khắp đất nước, các thẩm phán Hoàng gia làm quen với các
tập quán khác nhau. Sau khi thực hiện việc xét xử vào mùa hè, các thẩm phán quay trở lại
Luân Đôn vào mùa đông. Tại đây, họ gặp gỡ và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong thực
tiễn xét xử
- Các thẩm phán tiến hành phân tích, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của các tập quán đã được
áp dụng để giải quyết những vụ việc có tình tiết tương tự nhau. Sự học hỏi nhau như vậy giữa
các thẩm phán đã tạo ra một tiền lệ cho các thẩm phán khi xét xử thường tự nguyện tham
khảo các phán quyết đã có trước đó để xét xử nếu như có sự tương tự về tình tiết.
- Càng về sau, các thẩm phán Hoàng gia áp dụng ngày càng thường xuyên hơn các quy định
pháp luật giống nhau trên khắp đất nước và common law đã ra đời vào thế kỉ XIII thay thế
cho các tập quán địa phương.
Vì sao cuối thế kỉ XV thì một hệ thống luật chung hoàn thiện mới được ra đời?
Vì đến cuối thế kỉ XV thì Thông luật Anh mới hội tụ đầy đủ 3 yếu tố:
Có hệ thống tòa án tập trung ( Cuối thế kỉ XV thì tòa án lãnh chúa phong kiến bị bãi bỏ vì
người dân không còn coi trọng tòa án này nữa)
Có đội ngũ thẩm phán và luật sư giàu kinh nghiệm
Tuyển tập các bản án ra đời, trong đó tập hợp những bản án đã đó hiệu lực do chính các tòa
án lựa chọn và công bố.
Vai trò của Trát đối với Thông luật Anh
So sánh luật và tập quán của Anh giai đoạn trước 1066 và giai đoạn 1066 – cuối thế kỉ XV
+ Mức độ phổ biến:
Trước 1066: tập quán chiếm ưu thế
Sau 1066 – cuối thế kỉ XV: thông luật dần dần thay thế tập quán
+ Giải thích:
Sau 1066: giải thích sáng tạo hơn
+ Hình thức tố tụng:
Trước 1066: nói
Sau 1066: ghi chép
Đặc điểm của Thông luật
Chứng minh thông luật hình thành bằng con đường tư pháp
Thông luật Anh ra đời và phát triển thông qua việc hình thành và củng cố quyền lực của hệ
thống Tòa án Hoàng gia
Quy phạm pháp luật của Thông luật Anh phần lớn được thể hiện trong các văn bản của cơ
quan tư pháp
Các luật gia Anh coi trọng thủ tục tố tụng hơn là luật nội dung ( chỉ tồn tại trước cuộc cải
cách tòa án 1873 – 1875)
Biểu hiện: không có Trát thì không có quyền. Tòa án hoàng gia chỉ thụ lý các vụ việc khi có
Trát
Chính sự cản trở của các lãnh chúa phong kiến đối với việc ban hành các loại Trát mới và
việc các loại trát ra đời không kịp thời đáp ứng cho những loại tranh chấp mới phát sinh =>
thẩm quyền của tòa án bị giới hạn nghiêm trọng, làm cho người dân khó tiếp cận với công lý.
Thông luật Anh không có sự phân chia thành luật công và luật tư
Việc không phân chia này có liên quan tới các cuộc đấu tranh giành quyền chính trị giữa
Quốc hội và nhà vua.
Do chế độ phong kiến của nước Anh mang tính tập quyền cao độ ( quyền lực tập trung trong
tay nhà vua => vua đã xóa bỏ các quyền tự do dân chủ) => thông luật Anh mang bản chất
công rất mạnh
Do sự tồn tại của hệ thống “Trát” - Writ ( Tất cả các loại Trát được ban hành đều nhân danh
nhà vua và thậm chí tranh chấp giữa các cá nhân cũng được coi là tranh chấp giữa Hoàng gia
và bên vi phạm)
Quá trình hình thành của thông luật Anh mang tính liên tục và có tính kế thừa
+ Tính liên tục:
Nước Anh chưa trải qua cuộc biến động nào làm thay đổi bản chất xã hội của PL => thông
luật Anh ngày nay vẫn mang nặng những dấu ấn của PL phong kiến
Nước Anh chưa trải qua một cuộc Pháp điển hóa nào toàn diện
+ Tính kế thừa:
Sự tự nguyện tuân thủ các phán quyết của thẩm phán đã có trước đó cũng như nhiều tập quán
ra đời từ thời trung cổ vẫn được áp dụng
Trong lĩnh vực dân sự, Thông luật Anh chủ yếu sử dụng chế tài phạt tiền
Nếu một người bị tòa án kết luận vi phạm pháp luật thì anh ta sẽ bồi thường một khoản tiền
cho bên bị hại => ý nghĩa: khắc phục được phần nào tổn thất do bên vi phạm pháp luật gây ra
nhưng không phải lúc nào nó cũng đảm bảo công lý cho bên bị hại
Khi các quan hệ hợp đồng mua bán ngày càng phát triển thì thông luật không thể mang lại sự
hài lòng cho dân chúng, đặc biệt là đối với thương nhân, cần phải có biện pháp đủ mạnh để
ngăn cản các bên vi phạm cam kết
Nguyên tắc “Stare decisis” – nguyên tắc xương sống tạo tiền đề cho sự tồn tại và ổn định của
thông luật
Các thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào những bản án đã có trước đó nếu như có sự tương
tự về mặt tình tiết
Nguyên tắc này làm cho Thông luật Anh trở nên cứng nhắc, mất dần tính linh hoạt vì có nhiều
án lệ có thể không phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội.
Các cách hiểu về common law
Luật chung áp dụng thống nhất cho toàn nước Anh
Dùng để chỉ “luật” chứ không phải lẽ phải hay công bằng
Hiểu theo nhiều nghĩa: luật án lệ, luật do thẩm phán làm ra, luật bất thành văn
Luật trong nước chứ không phải luật nước ngoài
Common Law ( viết hoa): nhóm hệ thống PL của các nước có nguồn gốc từ pháp luật Anh,
án lệ được xem là hình thức PL chủ yếu tại các quốc gia này
Luật công bằng ( Equity law)
Nguyên nhân ra đời
Cuối thế kỉ XV, nước Anh là một trong những nước phong kiến hùng mạnh nhất Châu Âu =>
đặt ra yêu cầu thay đổi đối với thông luật để phù hợp với hoàn cảnh mới, tuy nhiên Thông
luật không những không thay đổi mà còn ngày càng trở nên cứng nhắc => Thông luật Anh rơi
vào khủng hoảng nghiêm trọng
+ Trong lĩnh vực dân sự:
- Thẩm phán thường áp dụng nhũng án lệ cũ để giải quyết đối với các quan hệ mới phát sinh
trong xã hội
- Chế tài chủ yếu của thông luật đối với các hành vi gây thiệt hại trong quan hệ dân sự là phạt
tiền, không buộc các bên trong hợp đồng tuân thủ hợp đồng cũng như không làm cho bên bị
thiệt hại thấy thỏa đáng
+ Trong lĩnh vực hình sự:
Các chế tài trở nên hà khắc hơn khi nhà vua dùng thông luật như một trong những công cụ
đắc lực để đàn áp các tầng lớp tiến bộ trong xã hội vì họ có xu hướng chống lại chế độ phong
kiến chuyên chế của Hoàng gia Anh
+ Sự tồn tại của hệ thống Trát:
- Hệ thống Trát dẫn đến bất công trong xét xử vì “không có Trát thì không có quyền”
- Các lãnh chúa phong kiến đã đấu tranh với hoàng gia dẫn đến quyết định: cấm văn phòng
Hoàng gia phát hành thêm các Trát mới, chỉ được sử dụng các Trát đã phát hành. Từ thế kỉ
XIII trở đi việc mở rộng thông luật bị chững lại vì thỏa hiệp này. Đến thế kỉ XV, khi mà kinh
tế, chính trị, xã hội nước Anh có nhiều tình hình mới đã kéo theo nhiều quan hệ xã hội mới
phát sinh => không được đưa ra tòa thông luật vì không có Trát
+ Khủng hoảng về luật tố tụng:
- Nhiều tranh chấp mới phát sinh nhưng không thể đưa ra toà thông luật vì không có Trát =>
phải thuê luật sư => thủ tục tố tụng phức tạp
- Nhiều tranh chấp có thể đưa ra Tòa vì có Trát nhưng các giải pháp đưa ra không làm thỏa
mãn hai bên
2.2. Giải pháp
Từ những thực tế trên đã làm nảy sinh nhu cầu tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế của thông luật.
Tuy nhiên người Anh lại rất bảo thủ nên người Anh thành lập bộ phận pháp luật mới đứng
bên cạnh thông luật nhằm bổ sung và lấp chỗ trống cho thông luật chứ không xóa bỏ hay sửa
đổi thông luật.
2.3. Sự ra đời của Luật công bằng
- Người dân không thoả mãn với các giải pháp pháp lý mà Tòa thông luật đã áp dụng =>
người dân gửi thỉnh cầu cho nhà vua, vua không trực tiếp tiếp nhận thỉnh cầu của người dân
mà đơn thỉnh cầu sẽ được đại pháp quan tiếp nhận. Đại pháp quan chỉ quan tâm đến công
bằng, công lý, lẽ phải có bị xâm hại hay không. Đại pháp quan tư vấn cho nhà vua làm mọi
biện pháp có thể mà không trùng với thông luật nhằm khôi phục công lý.
- Cuối thế kỉ XV, nhà vua thành lập toà án công bằng, bổ nhiệm thẩm phán xuất thân từ các
linh mục ( chịu ảnh hưởng sâu sắc của những luật lệ, quy tắc của Giáo hội và một phần của
Luật La Mã)
Lưu ý: Toà công bằng hay thông luật đều là toà án hoàng gia
Thời gian đầu nguyên tắc toà công bằng đưa ra hết sức mềm dẻo và linh hoạt bởi vì đó là
quan điểm cá nhân của Thẩm phán không bị ràng buộc. Và các nguyên tắc về lẽ phải, lẽ công
bằng thời kì này chịu ảnh hưởng từ luật La Mã
Nhưng cuối thế kỉ 16, khi các phán quyết của toà công bằng được xuất bản, công bố cho công
chúng đã dẫn đến hệ quả:
Các thẩm phán tòa công bằng áp dụng quy tắc có trong bản án có trước đối với các vụ việc về
sau nếu có sự tương tự về mặt tình tiết ( thói quen của thẩm pháp toà thông luật). Vì các bản
án đã được công bố là mẫu, điển hình, nếu làm khác đi thì có thể các bên không hài lòng
Nếu trước đây, thẩm phán tự đưa ra quan điểm thì bây giờ phải theo một hình mẫu đã được
công bố => các phán quyết của Tòa công bằng trở nên cứng nhắc và không còn linh hoạt
Lưu ý:
Tòa tối cao của vương quốc Anh: trước 10/2009, vị trí này là Viện Nguyên Lão. VNL là ủy
ban phúc thẩm của Thượng nghị viện của vương quốc Anh, không phải là tòa án nhưng là cấp
xét xử cuối cùng của VQ Anh
- Viện nguyên lão là cấp xét xử cuối cùng của vương quốc anh nên để đảm bảo PL Anh áp
dụng thống nhất thì viện nguyên lão chỉ xem xét các phán quyết chuyển lên từ toà thông luật
chứ không xem xét phán quyết toà công bằng. Cuối thế kỉ XVII, VNL chấp nhận xem xét lại
phán quyết của Tòa công bằng.
2.4. Thủ tục tố tụng Tòa công bằng khác với thủ tục tố tụng sử dụng tại toà án Hoàng
gia
- Căn cứ cho việc xét xử của TCB là đơn thỉnh cầu, không phải là Trát như ở TTL
- Đại pháp quan sẽ phát hành Trát triệu tập đòi bên bị cáo phải có mặt tại tòa mà không cần
nêu lý do hay cơ sở pháp lý. Bên bị sẽ bị tịch thu tài sản, bắt giữ, thậm chí bỏ tù nếu không có
mặt tại tòa.
- Bên bị sẽ trả lời chất vấn của Đại pháp quan trên cơ sở tuyên thệ để buộc bị đơn tự khai ra
các tình tiết vụ việc – thủ tục tố tụng đặc biệt không có ở các TTL
- Ngôn ngữ sử dụng ở TCB là tiếng Latinh sau đó chuyển sang tiếng Anh. Trong khi đó tiếng
pháp vẫn được duy trì ở Tòa thông luật trong một thời gian dài.
- Phiên toà không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn
- Các biện pháp khắc phục công lý cũng rất khác với TTL:
+ Tuyên bố quyền của bên nguyên
+ Lệnh buộc bên bị thực hiện một hành vi nào đó
+ Lệnh cấm bên bị tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên
2.5. Mối tương quan giữa Luật công bằng và thông luật
+ Trước cải cách : Luật công bằng là bộ phận đi sau thông luật
Nguyên tắc “Luật công bằng đi sau thông luật” do chính thẩm phán toà công bằng đưa ra để
tránh sự đối đầu với các thẩm phán toà thông luật.
Toà công bằng chỉ được xét xử tranh chấp mà không có trát ở toà thông luật
Đã đưa ra toà thông luật nhưng giải quyết không thoả mãn
Không được phép đưa ra các giải pháp pháp lý trùng với các giải pháp pháp lý của tòa thông
luật
Trong mọi trường hợp, Tòa công bằng không được xem xét đến các khía cạnh của luật
( thông luật) mà chỉ được xem xét đến khía cạnh công bằng và lẽ phải
Ở tòa thông luật, các thẩm phán cũng xem xét, áp dụng các nguyên tắc về lẽ phải, lẽ công
bằng nhưng chỉ với tư cách là lẽ phải, lẽ công bằng chưa không phải là luật
+ Sau cải cách Tòa án: Luật công bằng có vị thế ngang bằng với Thông luật
Lưu ý: Hai cuộc cải cách tòa án lớn ở nước Anh là cải cách tòa án 1873 – 1875 và Cải cách tư
pháp 2005 ( có hiệu lực từ tháng 10/2009 bằng việc xóa bỏ hoàn toàn VNL thành tòa án tối
cao, tách bạch chức năng xét xử ra khỏi nghị viện, giao cho cơ quan tư pháp)
2.6. Nguyên nhân của cuộc cải cách tòa án 1873 - 1875
+ Nguyên nhân:
Nước anh tồn tại song song hai hệ thống toà án => thủ tục tố tụng vốn đã phức tại, tốn kém
trở nên càng phúc tạp, tốn kém hơn.
Nghiêm trọng hơn là nhiều vụ việc xảy ra tính hai mặt trong thủ tục tố tụng ( trong nhiều
trường hợp để đạt được giải pháp pháp lý như mong muốn thì người dân phải thực hiện thủ
tục tố tụng đồng thời ở cả hai tòa thông luật và tòa công bằng)
+ Mục đích: Cuộc cải cách làm đơn giản hoá thủ tục tố tụng, chấm dứt tính hai mặt của thủ
tục tố tụng
+ Kết quả:
Làm thủ tục tố tụng trở nên đơn giản và ít tốn kém hơn: sáp nhập hai toà thông luật và công
bằng vào chung trong một toà; bãi bỏ hầu hết hệ thống Trát ( giữ lại một số Trát điển hình và
hình thành Trát hầu tòa sử dụng chung cho mọi khiếu kiện)
Trên thực tế, người Anh chỉ đem 2 tòa vào chung một trụ sở
Ví dụ: Nhìn vào sơ đồ trang 116
Tòa công lý cấp cao bao gồm: Tòa công bằng, Tòa gia đình, Tòa nữ hoàng. Trong đó Tòa gia
đình và Tòa nữ hoàng là các Tòa thông luật.
Như vậy nếu vụ việc liên quan đến khía cạnh thông luật thì đưa cho các tòa thông luật xử lí,
nếu liên quan đến khía cạnh của luật công bằng thì đưa cho toà công bằng xử lí => chỉ giảm
bớt tốn kém còn chưa thực sự đơn giản hóa.
2.7. Đặc điểm của Luật công bằng
a. Luật công bằng có một hệ thống những phương tiện pháp lý hoàn toàn mới mẻ, linh
hoạt giúp cho bên bị xâm phạm lợi ích dễ dàng có được công lý
- Tính mềm dẻo: vì là quan điểm của cá nhân thẩm phán nên LCB mang tính mềm dẻo, linh
hoạt hơn thông luật
- Phương tiện pháp lý mới mẻ, linh hoạt: Trong khi biện pháp chủ yếu mà thông luật sử dụng
trong các vụ việc dân sự là phạt tiền thì LCB có các biện pháp mang tính đa dạng hơn:
+ Tuyên bố quyền của bên nguyên
+ Lệnh buộc bên bị thực hiện một hành vi nào đó
+ Lệnh cấm bên bị tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên
=> Biện pháp của LCB màn tính ngăn ngừa thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế (# Thông luật
chỉ buộc bị đơn bồi thường sau khi đã thực hiện hành vi bất công)
b. Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của TCB khác với TTL
- Tổ chức nhân sự trong TCB đơn giản hơn
- Thủ tục tố tụng của TCB cũng đơn giản hơn tại TTL
- Thẩm phán ở TCB có thể can thiệp và bắt buộc một trong các bên trình ra một chứng cứ nào
đó ( # TTL: thẩm phán đóng vai trò là trọng tài, các bên đưa ra chứng cứ của mình, không
một bên nào có quyền buộc bên kia trình ra)
c. Luật công bằng còn áp dụng một số nguyên tắc không có ở thông luật
- Luật công bình đi sau thông luật
- Nguyên tắc “ người gõ cửa tòa công bình phải có bàn tay sạch”
=> Cho thấy thẩm phán tòa công bằng thực hiện công việc vì công lý
3. Hệ thống tòa án
a. Nêu nguyên tắc được các học giả sử dụng để phân chia toà án nước Anh thành tòa cấp thấp
và tòa cấp cao
Dựa trên khả năng tạo ra án lệ ( toà cấp thấp không tạo ra án lệ, tòa cấp cao tạo ra án lệ)
b. Nêu đặc trưng của các tòa cấp thấp và tòa cấp cao
c. Chứng minh rằng hệ thống toà án Anh không có sự phân chia rõ ràng về cấp xét xử và thẩm
quyền xét xử
d. Chứng minh rằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán của nước Anh phức tạp

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH


Vương quốc Anh gồm 4 bộ phận: Scotland, Wales, England, North Ireland
Thông luật (Common Law)
Lịch sử hình thành
Giai đoạn trước năm 1066:
Bối cảnh lịch sử
Nước Anh chịu sự thống trị suốt 4 thế kỉ của đế quốc La Mã. Đến thế kỉ thứ 5, khi đế quốc La
Mã sụp đổ, nhưng bộ lạc khác nhau có nguồn gốc German chiếm ưu thế => nước Anh chia
thành nhiều vương quốc nhỏ
Kinh tế: Chế độ nô lệ tan rã, nền kinh tế đan xen PTSX bộ tộc và PTSX phong kiến
Chính trị: phân quyền cát cứ cao => lãnh chúa thâu tóm trong tay cả vương quyền và thần
quyền. Các vùng tồn tại như các quốc gia độc lập với nhau
Cấu trúc nguồn Luật của nước Anh: gồm 3 nguồn luật
Luật La Mã: không để lại dấu ấn quan trọng trong HTPL Anh
Luật thành văn: Ảnh hưởng không đáng kể vì nước Anh chưa có chữ viết thống nhất; phạm
vi điều chỉnh hẹp và áp dụng trong một số lãnh địa nhất định
Luật tập quán: Chiếm ưu thế nhất
Nguyên nhân Luật La Mã không để lại dấu ấn gì quan trọng đối với bộ phận thông luật của
nước Anh: 5 nguyên nhân
Vị trí địa lí: Anh nằm trên quần đảo tách biệt với lục địa Châu Âu => xa, đi lại khó khăn, khó
quản lí => nhà nước La Mã cai trị yếu hơn so với lục địa Châu Âu
Mục đích cai trị của La Mã: không hướng tới mục đích đồng hóa người Anh mà nhằm mục
đích khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản
Nguyên tắc áp dụng Luật La Mã: nguyên tắc nổi trội là nguyên tắc cá nhân. LLM chỉ áp dụng
khi có sự tham gia của công dân La Mã và binh lính La Mã ( không áp dụng cho người dân
bản địa)
Chế độ chính trị: mang tính phân quyền cát cứ cao độ, chúa đất nắm vương quyền và thần
quyền, chúa đất chống lại các pháp luật của nhà vua và La Mã
Điều kiện kinh tế: kinh tế kém phát triển, cuối thế kỉ XI đan xen giữa PTSX bộ lạc và PTSX
phong kiến => Luật La Mã không phù hợp với điều kiện kinh tế nước Anh nên không áp dụng
được ( LLM chú trọng đến quan hệ hợp đồng)
Nêu đặc điểm của luật tập quán của Anh trước 1066
Có 3 đặc điểm:
Tồn tại dưới dạng nói, dễ bị thay đổi nên khó chứng minh
Phạm vi điều chỉnh hẹp => chỉ phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp
Mang tính địa phương và vùng miền vì các lãnh địa tồn tại độc lập rất nhiều
Đặc điểm cơ bản của hoạt động xét xử của Anh trước 1066
+ Gồm 3 chủ thể:
Tòa một trăm
Tòa địa hạt
Nhà vua ( chánh án tối cao của Vương quốc, tuy nhiên thẩm quyền xét xử của nhà vua chỉ là
thẩm quyền chuyên biệt , liên quan đến hai vụ việc là nộp thuế Hoàng gia và vụ việc chính trị
=> ảnh hưởng đến sự tồn tại của Hoàng gia. Các vụ án dân sự, hình sự, nhà vua không can dự
vào)
+ Phương thức xét xử của các tòa án trên hết sức tùy nghi, còn mang nặng tính thần thánh
nhằm bảo vệ lợi ích của các chúa đất lúc bấy giờ
Giai đoạn từ 1066 đến Cuối thế kỉ XV
Quá trình ra đời của Thông luật Anh gắn liền với quá trình hình thành của hệ thống Tòa án
Hoàng gia => lí do khiến cho Thông luật Anh trước đây mang bản chất công rất mạnh
Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1066 – cuối thế kỉ XV?
Với chiến thắng của người Norman tại trận Hastings, William đã lên làm vua tại nước Anh;
thời kì bộ lạc ở Anh đã kết thúc, chủ nghĩa phong kiến được thiết lập
Lý do William tiến hành cuộc cải cách?
Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến rất lớn, thậm chí lấn át cả Hoàng gia
Với người dân Anh thì William và những người Norman theo ông sang Anh là những kẻ đi
xâm lược => gặp phải sự chống đối của người dân bản địa
Sau khi chinh phục nước Anh, Hoàng gia của W không có nhiều tiền để điều hành bộ máy
giúp việc, thưởng cho những người có công và duy trì lực lượng quân đội
W nhận thức chỉ có cách làm giảm đi quyền lực của lãnh chúa PK, củng cố long tin của người
dân và củng cố ngân khố Hoàng gia thì mới đảm bảo cho ngai vàng của ông
Vai trò của vua William và Henry đệ nhị đối với sự ra đời của Thông luật
+ Công lao của William: tạo cơ sở cho sự ra đời của Thông luật Anh
Thành lập ra hội đồng cố vấn – tiền thân của Tòa án Hoàng Gia
Tuyên bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật đã được áp dụng ở nước Anh trước 1066 mà không
sửa đổi gì them => tạo nền tảng cho sự ra đời của Thông luật.
? Tại sao vua William lại không ban hành pháp luật mới để cai trị người Anh hoặc đưa PL
người Pháp sang cai trị người Anh mà lại tuyên bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật đã được áp
dụng ở nước Anh trước 1066 – Vì:
Nước Anh chưa có chữ viết thống nhất, trình độ dân trí của người dân Anh thấp nếu ban hành
pháp luật thì khả năng người dân có thể tiếp cận và hiểu PL là rất khó; còn nếu như đem PL
Pháp sang áp dụng thì sẽ không dễ dàng vì người Anh rất bảo thủ
PL tồn tại ở nước Anh trước 1066 chiếm ưu thế tuyệt đối ( luật tập quán của các địa phương
gắn liền với thói quen, truyền thống, tập tục của người dân. Vì vậy nếu xóa bỏ tập quán địa
phương là xóa bỏ truyền thống văn hóa của người dân Anh => gặp phải sự chống đối của
người dân)
+ Công lao của vua Henry đệ nhị:
Biến thẩm quyền xét xử của nhà vua từ thẩm quyền hạn chế trở thành thẩm quyền chung ( can
thiệp được vào vụ việc dân sự và hình sự) bằng lý do tài chính
Kiện toàn tổ chức của Tòa án Hoàng Gia từ tòa thuế quan ban đầu thành 3 tòa án sau: Tòa án
tài chính, Tòa án thẩm quyền chung, Tòa nhà vua
Thực hiện nhiều biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của Tòa án hoàng gia so với các tòa
án của lãnh chúa phong kiến
Tại sao thời kì đầu, Tòa án Hoàng Gia yếu thế hơn Tòa án của lãnh chúa phong kiến?
Thời gian đầu, các Tòa án Hoàng Gia không thể thực hiện được việc xét xử phúc thẩm đối với
những tranh chấp phát sinh trong vương quốc
Tòa án Hoàng gia đều ở Luân Đôn nên gây khó khăn cho nhân dân trong việc đi lại, chi phí
cao, tốn nhiều thời gian
Sự nghi ngại của người dân về hệ thống tòa án mới
Nước Anh chưa có sự thống nhất về PL nên người dân không biết khi xét xử các thẩm phán
sẽ áp dụng luật của lãnh địa nào để giải quyết vụ việc
Sự tồn tại khá biệt lập của các khu dân cư cũng như sự tồn tại của các tập quán địa phương
nơi dân cư sinh sống đã hình thành nên thói quen trong dân chúng là muốn vụ việc được giải
quyết tại địa phương mình
Thời gian đầu, số lượng Trát được cấp không nhiều, vì vậy việc đưa vụ án ra Tòa án Hoàng
Gia sẽ khó khăn
Henry đệ nhị đã thực hiện biện pháp gì để làm tăng sự cạnh tranh của Tòa án Hoàng gia?
Không còn hoạt động cấp trát mà văn phòng toà án hoàng gia sẽ tự phát hành các mẫu trát =>
mở rộng thẩm quyền của nhà vua, khả năng thắng kiện của người dân là 100% thì người dân
sẵn sàng mua trát
Hội đồng xét xử của Tòa án Hoàng gia dựa trên việc xem xét lời khai và chứng cứ của các
bên cung cấp tại phiên tòa, không dùng các hình thức thử thách; sử dụng hội đồng từ 7 – 12
người để đánh giá chứng cứ để đưa ra quyết định có tội hay không có tội => tiền thân của bồi
thẩm đoàn về sau
Đưa ra phương thức xét xử lưu động
Hình thức xét xử lưu động
+ Đặc điểm:
Nguồn luật: tập quán địa phương, trong quá trình xét xử thì các thẩm phán hoàng gia được
giải quyết tranh chấp theo một cách thức đặc biệt – phụ thuộc vào cách họ hiểu về các tập
quán địa phương
? Tại sao lại áp dụng tập quán địa phương nơi họ đến xét xử: không còn nguồn luật nào
khác, trấn an và tạo lòng tin cho người dân rằng họ đến đây không mang gì ngoài công

? Tại sao thẩm phán giải thích sáng tạo luật tập quán địa phương: luật tập quán tồn tại
lâu đời trở nên lạc hậu nên không phù hợp với hoàn cảnh mới nên phải giải thích để
phù hợp với hoàn cảnh mới và giải thích theo hướng có lợi cho Hoàng gia
Hoạt động xét xử được các thẩm phán ghi chép lại một cách chi tiết
Việc ghi chép lại giúp nhà vua kiểm soát các thẩm phán khi họ tới địa phương xét xử ( xét xử
đúng hay chưa, giải thích đã hợp lí chưa).
Giúp hệ thống hoá toàn bộ luật và tập quán tồn tại ở nước Anh lúc bấy giờ.
Việc ghi chép tạo kinh nghiệm cho bản thân thẩm phán tiến hành ghi chép
Cơ sở để các thẩm phán khác tham khảo ( vì bản ghi chép được lưu giữ tại văn phòng tòa án
Hoàng gia)
Cơ sở để các thẩm phán trao đổi thảo luận tìm ra các luật và tập quán tối ưu nhất để biến
thành luật và tập quán chung áp dụng trên cả nước
Phương thức xét xử của các thẩm phán Hoàng gia không còn mang tính chất siêu tự nhiên
bằng các hình thức thử thách như trước đây nữa mà thay vào đó là bằng việc nghe lời khai,
xem xét chứng cứ của các bên tại tòa.
+ Ưu thế của Tòa án Hoàng gia:
Thủ tục tố tụng của TAHG khoa học hơn Tòa địa phương
Các thẩm phán Hoàng gia có uy quyền hơn thẩm phán tòa địa phương
Việc ngày càng gia tăng các tranh chấp có sự tham gia của công dân đến từ hai hay nhiều lãnh
địa khác nhau mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tòa án này
+ Trong quá trình xét xử lưu động khắp đất nước, các thẩm phán Hoàng gia làm quen với các
tập quán khác nhau. Sau khi thực hiện việc xét xử vào mùa hè, các thẩm phán quay trở lại
Luân Đôn vào mùa đông. Tại đây, họ gặp gỡ và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong thực
tiễn xét xử
Các thẩm phán tiến hành phân tích, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của các tập quán đã được
áp dụng để giải quyết những vụ việc có tình tiết tương tự nhau. Sự học hỏi nhau như vậy giữa
các thẩm phán đã tạo ra một tiền lệ cho các thẩm phán khi xét xử thường tự nguyện tham
khảo các phán quyết đã có trước đó để xét xử nếu như có sự tương tự về tình tiết.
Càng về sau, các thẩm phán Hoàng gia áp dụng ngày càng thường xuyên hơn các quy định
pháp luật giống nhau trên khắp đất nước và common law đã ra đời vào thế kỉ XIII thay thế
cho các tập quán địa phương.
Vì sao cuối thế kỉ XV thì một hệ thống luật chung hoàn thiện mới được ra đời?
Vì đến cuối thế kỉ XV thì Thông luật Anh mới hội tụ đầy đủ 3 yếu tố:
- Có hệ thống tòa án tập trung (Cuối thế kỉ XV thì tòa án lãnh chúa phong kiến bị bãi bỏ vì
người dân không còn coi trọng tòa án này nữa)

Khả năng thắng kien của nguyen dơn là vô cùng lớn. Đối với những vụ việc đã có trát nên
nguyên don797,..

Phương thức xét xử khoa học hơn.


Các diêu kiện khách quab: khi mà kinh tế phat triển, nền kinh tế tự cung tự cấp phá bỏ

- Có đội ngũ thẩm phán và luật sư giàu kinh nghiệm


- Tuyển tập các bản án ra đời, trong đó tập hợp những bản án đã đó hiệu lực do chính các
tòa án lựa chọn và công bố.

Vai trò của Trát đối với Thông luật Anh


So sánh luật và tập quán của Anh giai đoạn trước 1066 và giai đoạn 1066 – cuối
thế kỉ XV

+ Mức độ phổ biến:


Trước 1066: tập quán chiếm ưu thế
Sau 1066 – cuối thế kỉ XV: thông luật dần dần thay thế tập quán
+ Giải thích:
Sau 1066: giải thích sáng tạo hơn
+ Hình thức tố tụng:
Trước 1066: nói
Sau 1066: ghi chép
Đặc điểm của Thông luật
Chứng minh thông luật hình thành bằng con đường tư pháp
Thông luật Anh ra đời và phát triển thông qua việc hình thành và củng cố quyền lực của hệ
thống Tòa án Hoàng gia
Quy phạm pháp luật của Thông luật Anh phần lớn được thể hiện trong các văn bản của cơ
quan tư pháp
Các luật gia Anh coi trọng thủ tục tố tụng hơn là luật nội dung ( chỉ tồn tại trong bộ
phận thông luật, trước cuộc cải cách tòa án 1873 – 1875)
Biểu hiện: không có Trát thì không có quyền. Tòa án hoàng gia chỉ thụ lý các vụ việc khi có
Trát
Chính sự cản trở của các lãnh chúa phong kiến đối với việc ban hành các loại Trát mới và
việc các loại trát ra đời không kịp thời đáp ứng cho những loại tranh chấp mới phát sinh =>
thẩm quyền của tòa án bị giới hạn nghiêm trọng, làm cho người dân khó tiếp cận với công lý.
Thông luật Anh không có sự phân chia thành luật công và luật tư. (áp dụng cho cả dòng
họ pháp luật thông luật)

Việc không phân chia này có liên quan tới các cuộc đấu tranh giành quyền chính trị giữa
Quốc hội và nhà vua.
Do chế độ phong kiến của nước Anh mang tính tập quyền cao độ ( quyền lực tập trung trong
tay nhà vua => vua đã xóa bỏ các quyền tự do dân chủ) => thông luật Anh mang bản chất
công rất mạnh
Do sự tồn tại của hệ thống “Trát” - Writ ( Tất cả các loại Trát được ban hành đều nhân danh
nhà vua và thậm chí tranh chấp giữa các cá nhân cũng được coi là tranh chấp giữa Hoàng gia
và bên vi phạm)
Anh3 hưởng bới cách mạng tư sản Anh. Gia tăng sự kiểm soát của hoàng gia lên áp dụng lên
dân chúng, tăng cường,……

Thông luật anh trong lĩnh vực dân sự thương mại chủ yếu là phạt tiền => khiến lâm váo 1
cuộc khủng hoảng

Quá trình hình thành của thông luật Anh mang tính liên tục và có tính kế thừa
+ Tính liên tục:
Nước Anh chưa trải qua cuộc biến động nào làm thay đổi bản chất xã hội của PL => thông
luật Anh ngày nay vẫn mang nặng những dấu ấn của PL phong kiến
Nước Anh chưa trải qua một cuộc Pháp điển hóa nào toàn diện
Nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ, bản án công bố trước đó phải được áp dụng,…

+ Tính kế thừa:
Sự tự nguyện tuân thủ các phán quyết của thẩm phán đã có trước đó cũng như nhiều tập quán
ra đời từ thời trung cổ vẫn được áp dụng
Trong lĩnh vực dân sự, Thông luật Anh chủ yếu sử dụng chế tài phạt tiền
Nếu một người bị tòa án kết luận vi phạm pháp luật thì anh ta sẽ bồi thường một khoản tiền
cho bên bị hại => ý nghĩa: khắc phục được phần nào tổn thất do bên vi phạm pháp luật gây ra
nhưng không phải lúc nào nó cũng đảm bảo công lý cho bên bị hại
Khi các quan hệ hợp đồng mua bán ngày càng phát triển thì thông luật không thể mang lại sự
hài lòng cho dân chúng, đặc biệt là đối với thương nhân, cần phải có biện pháp đủ mạnh để
ngăn cản các bên vi phạm cam kết
Nguyên tắc “Stare decisis” – nguyên tắc xương sống tạo tiền đề cho sự tồn tại và
ổn định của thông luật
Các thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào những bản án đã có trước đó nếu như có sự tương
tự về mặt tình tiết
Nguyên tắc này làm cho Thông luật Anh trở nên cứng nhắc, mất dần tính linh hoạt vì có nhiều
án lệ có thể không phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội.
Các cách hiểu về common law
- Luật chung áp dụng thống nhất cho toàn nước Anh
- Dùng để chỉ “luật” chứ không phải lẽ phải hay công bằng
- Hiểu theo nhiều nghĩa: luật án lệ, luật do thẩm phán làm ra, luật bất thành văn. Chịu ảnh
hưởng bởi Luật La mã
- Luật trong nước chứ không phải luật nước ngoài

- Gia đình pháp luật cmlaw


- Common Law ( viết hoa): nhóm hệ thống PL của các nước có nguồn gốc từ pháp luật
Anh, án lệ được xem là hình thức PL chủ yếu tại các quốc gia này

Luật công bằng ( Equity law)


Nguyên nhân ra đời
Cuối thế kỉ XV, nước Anh là một trong những nước phong kiến hùng mạnh nhất Châu Âu
=> đặt ra yêu cầu thay đổi đối với thông luật để phù hợp với hoàn cảnh mới, tuy nhiên
Thông luật không những không thay đổi mà còn ngày càng trở nên cứng nhắc => Thông
luật Anh rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
+ Trong lĩnh vực dân sự:
- Thẩm phán thường áp dụng nhũng án lệ cũ để giải quyết đối với các quan hệ mới phát
sinh trong xã hội
- Chế tài chủ yếu của thông luật đối với các hành vi gây thiệt hại trong quan hệ dân sự là
phạt tiền, không buộc các bên trong hợp đồng tuân thủ hợp đồng cũng như không làm cho
bên bị thiệt hại thấy thỏa đáng
+ Trong lĩnh vực hình sự:
Các chế tài trở nên hà khắc hơn khi nhà vua dùng thông luật như một trong những công cụ
đắc lực để đàn áp các tầng lớp tiến bộ trong xã hội vì họ có xu hướng chống lại chế độ
phong kiến chuyên chế của Hoàng gia Anh
+ Sự tồn tại của hệ thống Trát:
- Hệ thống Trát dẫn đến bất công trong xét xử vì “không có Trát thì không có quyền”
- Các lãnh chúa phong kiến đã đấu tranh với hoàng gia dẫn đến quyết định: cấm văn
phòng Hoàng gia phát hành thêm các Trát mới, chỉ được sử dụng các Trát đã phát hành.
Từ thế kỉ XIII trở đi việc mở rộng thông luật bị chững lại vì thỏa hiệp này. Đến thế kỉ XV,
khi mà kinh tế, chính trị, xã hội nước Anh có nhiều tình hình mới đã kéo theo nhiều quan
hệ xã hội mới phát sinh => không được đưa ra tòa thông luật vì không có Trát
+ Khủng hoảng về luật tố tụng:
- Nhiều tranh chấp mới phát sinh nhưng không thể đưa ra toà thông luật vì không có Trát
=> phải thuê luật sư => thủ tục tố tụng phức tạp
- Nhiều tranh chấp có thể đưa ra Tòa vì có Trát nhưng các giải pháp đưa ra không làm
thỏa mãn hai bên
2.2. Giải pháp
Từ những thực tế trên đã làm nảy sinh nhu cầu tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế của thông luật.
Tuy nhiên người Anh lại rất bảo thủ nên người Anh thành lập bộ phận pháp luật mới đứng
bên cạnh thông luật nhằm bổ sung và lấp chỗ trống cho thông luật chứ không xóa bỏ hay
sửa đổi thông luật.
2.3. Sự ra đời của Luật công bằng
- Người dân không thoả mãn với các giải pháp pháp lý mà Tòa thông luật đã áp dụng =>
người dân gửi thỉnh cầu cho nhà vua, vua không trực tiếp tiếp nhận thỉnh cầu của người
dân mà đơn thỉnh cầu sẽ được đại pháp quan tiếp nhận. Đại pháp quan chỉ quan tâm đến
công bằng, công lý, lẽ phải có bị xâm hại hay không. Đại pháp quan tư vấn cho nhà vua
làm mọi biện pháp có thể mà không trùng với thông luật nhằm khôi phục công lý.
- Cuối thế kỉ XV, nhà vua thành lập toà án công bằng, bổ nhiệm thẩm phán xuất thân từ
các linh mục ( chịu ảnh hưởng sâu sắc của những luật lệ, quy tắc của Giáo hội và một
phần của Luật La Mã)
Lưu ý: Toà công bằng hay thông luật đều là toà án hoàng gia
Thời gian đầu nguyên tắc toà công bằng đưa ra hết sức mềm dẻo và linh hoạt bởi vì đó là
quan điểm cá nhân của Thẩm phán không bị ràng buộc. Và các nguyên tắc về lẽ phải, lẽ
công bằng thời kì này chịu ảnh hưởng từ luật La Mã
Nhưng cuối thế kỉ 16, khi các phán quyết của toà công bằng được xuất bản, công bố
cho công chúng đã dẫn đến hệ quả:
Các thẩm phán tòa công bằng áp dụng quy tắc có trong bản án có trước đối với các vụ việc
về sau nếu có sự tương tự về mặt tình tiết ( thói quen của thẩm pháp toà thông luật). Vì
các bản án đã được công bố là mẫu, điển hình, nếu làm khác đi thì có thể các bên không
hài lòng
Nếu trước đây, thẩm phán tự đưa ra quan điểm thì bây giờ phải theo một hình mẫu đã
được công bố => các phán quyết của Tòa công bằng trở nên cứng nhắc và không còn linh
hoạt
Lưu ý:
Tòa tối cao của vương quốc Anh: trước 10/2009, vị trí này là Viện Nguyên Lão. VNL là
ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện của vương quốc Anh, không phải là tòa án nhưng
là cấp xét xử cuối cùng của VQ Anh
- Viện nguyên lão là cấp xét xử cuối cùng của vương quốc anh nên để đảm bảo PL Anh
áp dụng thống nhất thì viện nguyên lão chỉ xem xét các phán quyết chuyển lên từ toà
thông luật chứ không xem xét phán quyết toà công bằng. Cuối thế kỉ XVII, VNL chấp
nhận xem xét lại phán quyết của Tòa công bằng.
2.4. Thủ tục tố tụng Tòa công bằng khác với thủ tục tố tụng sử dụng tại toà án
Hoàng gia
- Căn cứ cho việc xét xử của TCB là đơn thỉnh cầu, không phải là Trát như ở TTL
- Đại pháp quan sẽ phát hành Trát triệu tập đòi bên bị cáo phải có mặt tại tòa mà không
cần nêu lý do hay cơ sở pháp lý. Bên bị sẽ bị tịch thu tài sản, bắt giữ, thậm chí bỏ tù nếu
không có mặt tại tòa.
- Bên bị sẽ trả lời chất vấn của Đại pháp quan trên cơ sở tuyên thệ để buộc bị đơn tự khai
ra các tình tiết vụ việc – thủ tục tố tụng đặc biệt không có ở các TTL
- Ngôn ngữ sử dụng ở TCB là tiếng Latinh sau đó chuyển sang tiếng Anh. Trong khi đó
tiếng pháp vẫn được duy trì ở Tòa thông luật trong một thời gian dài.
- Phiên toà không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn
- Các biện pháp khắc phục công lý cũng rất khác với TTL:
+ Tuyên bố quyền của bên nguyên
+ Lệnh buộc bên bị thực hiện một hành vi nào đó
+ Lệnh cấm bên bị tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên
2.5. Mối tương quan giữa Luật công bằng và thông luật
+ Trước cải cách : Luật công bằng là bộ phận đi sau thông luật
Nguyên tắc “Luật công bằng đi sau thông luật” do chính thẩm phán toà công bằng đưa ra
để tránh sự đối đầu với các thẩm phán toà thông luật.
Toà công bằng chỉ được xét xử tranh chấp mà không có trát ở toà thông luật
Đã đưa ra toà thông luật nhưng giải quyết không thoả mãn
Không được phép đưa ra các giải pháp pháp lý trùng với các giải pháp pháp lý của tòa
thông luật
Trong mọi trường hợp, Tòa công bằng không được xem xét đến các khía cạnh của luật
( thông luật) mà chỉ được xem xét đến khía cạnh công bằng và lẽ phải
Ở tòa thông luật, các thẩm phán cũng xem xét, áp dụng các nguyên tắc về lẽ phải, lẽ công
bằng nhưng chỉ với tư cách là lẽ phải, lẽ công bằng chưa không phải là luật
+ Sau cải cách Tòa án: Luật công bằng có vị thế ngang bằng với Thông luật
Lưu ý: Hai cuộc cải cách tòa án lớn ở nước Anh là cải cách tòa án 1873 – 1875 và Cải
cách tư pháp 2005 ( có hiệu lực từ tháng 10/2009 bằng việc xóa bỏ hoàn toàn VNL thành
tòa án tối cao, tách bạch chức năng xét xử ra khỏi nghị viện, giao cho cơ quan tư pháp)
2.6. Nguyên nhân của cuộc cải cách tòa án 1873 - 1875
+ Nguyên nhân:
Nước anh tồn tại song song hai hệ thống toà án => thủ tục tố tụng vốn đã phức tại, tốn
kém trở nên càng phúc tạp, tốn kém hơn.
Nghiêm trọng hơn là nhiều vụ việc xảy ra tính hai mặt trong thủ tục tố tụng ( trong nhiều
trường hợp để đạt được giải pháp pháp lý như mong muốn thì người dân phải thực hiện
thủ tục tố tụng đồng thời ở cả hai tòa thông luật và tòa công bằng)
+ Mục đích: Cuộc cải cách làm đơn giản hoá thủ tục tố tụng, chấm dứt tính hai mặt của
thủ tục tố tụng
+ Kết quả: 3 kết quả
Làm thủ tục tố tụng trở nên đơn giản và ít tốn kém hơn: sáp nhập hai toà thông luật và
công bằng vào chung trong một toà; bãi bỏ hầu hết hệ thống Trát ( giữ lại một số Trát điển
hình và hình thành Trát hầu tòa sử dụng chung cho mọi khiếu kiện)
Trên thực tế, người Anh chỉ đem 2 tòa vào chung một trụ sở
Ví dụ: Nhìn vào sơ đồ trang 116
Tòa công lý cấp cao bao gồm: Tòa công bằng, Tòa gia đình, Tòa nữ hoàng. Trong đó Tòa
gia đình và Tòa nữ hoàng là các Tòa thông luật.
Như vậy nếu vụ việc liên quan đến khía cạnh thông luật thì đưa cho các tòa thông luật xử
lí, nếu liên quan đến khía cạnh của luật công bằng thì đưa cho toà công bằng xử lí => chỉ
giảm bớt tốn kém còn chưa thực sự đơn giản hóa.
- Thành lập ra tòa án tối cao của nước Anh ( tên gọi tồn tại trên danh nghĩa). Năm 1977,
tòa hình sự trung ương mới được thành lập trở thành bộ phận thứ 3 nằm trong tòa án tố
cao của nước Anh. TAHSTU thì không có khả năng tạo ra án lệ ( vì được hình thành dựa
trên việc xóa bỏ các tòa hình sự lưu động của nước Anh, mà các tòa hình sự lưu động lại
không tạo ra án lệ)
- Khi có sự mâu thuẫn giữa thông luật và luật công bằng thì luật công bằng chiếm ưu thế
( chỉ về mặt pháp lý). Trên thực tế thì thẩm phán của nước Anh vẫn coi trọng thông luật
hơn LCB ( vì sau cải cách tòa án thì thẩm phán ở tòa công bằng không còn được bổ nhiệm
từ linh mục mà được bổ nhiệm từ luật sư hoặc thẩm phán được đào tạo bài bản ở Thông
luật)
2.7. Đặc điểm của Luật công bằng
a. Luật công bằng có một hệ thống những phương tiện pháp lý hoàn toàn mới mẻ, linh
hoạt giúp cho bên bị xâm phạm lợi ích dễ dàng có được công lý
- Tính mềm dẻo: vì là quan điểm của cá nhân thẩm phán nên LCB mang tính mềm dẻo,
linh hoạt hơn thông luật
- Phương tiện pháp lý mới mẻ, linh hoạt: Trong khi biện pháp chủ yếu mà thông luật sử
dụng trong các vụ việc dân sự là phạt tiền thì LCB có các biện pháp mang tính đa dạng
hơn:
+ Tuyên bố quyền của bên nguyên
+ Lệnh buộc bên bị thực hiện một hành vi nào đó
+ Lệnh cấm bên bị tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên
=> Biện pháp của LCB màn tính ngăn ngừa thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế (# Thông
luật chỉ buộc bị đơn bồi thường sau khi đã thực hiện hành vi bất công)
b. Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của TCB khác với TTL
- Tổ chức nhân sự trong TCB đơn giản hơn
- Thủ tục tố tụng của TCB cũng đơn giản hơn tại TTL
- Thẩm phán ở TCB có thể can thiệp và bắt buộc một trong các bên trình ra một chứng cứ
nào đó ( # TTL: thẩm phán đóng vai trò là trọng tài, các bên đưa ra chứng cứ của mình,
không một bên nào có quyền buộc bên kia trình ra)
c. Luật công bằng còn áp dụng một số nguyên tắc không có ở thông luật
- Luật công bình đi sau thông luật
- Nguyên tắc “ người gõ cửa tòa công bình phải có bàn tay sạch”
=> Cho thấy thẩm phán tòa công bằng thực hiện công việc vì công lý

3. Luật thành văn: Là nguồn quan trọng thứ hai sau án lệ. xét
về giá trị pháp lý LTV do nghị viện ban hành cao hơn án lệ, n
ếu nghị viện ủy quyền cho cơ quan khác thì thấp hơn.
a. Cho tới cuối thế kỉ 19, luật thành văn chưa xuất hiện ở Anh hoặc luật thành văn
xuất hiện ở Anh từ cuối thế kỉ 19? – Sai. Vì Luật thành văn đã xuất hiện ở Anh trước
1066.
Mặc dù LTV vẫn tồn tại ở nước Anh nhưng nó không là gì so với hàng triệu án lệ. Do vậy
vai trò của LTV chưa được coi trọng
Cuối thế kỉ 19 cho đến nay, LTV của nước Anh chính thức trở thành phận PL có thể cạnh
tranh được với án lệ và khẳng định vai trò của nó
b. Tại sao từ cuối thế kỉ 19 thì LTV mới trở nên quan trọng?
- Sau cách mạng tư sản thì Nghị viện Anh trở thành cơ quan quyền lực tối cao nhất của
Anh => thông qua đạo luật thành văn thì có thể bãi bỏ được những quy phạm án lệ trái với
luật thành văn
- Từ cuối thế kỉ 19, kinh tế nước Anh có xu hướng toàn cầu hóa, nước Anh tham gia nhiều
tổ chức quốc tế, kí kết nhiều điều ước quốc tế thì chỉ có LTV mới nội luật hóa được luật
quốc tế vào hệ thống pháp luật của Anh.
c. Mối tương quan của án lệ (tòa công bằng và tòa thông luật) và luật thành văn
- Cấu trúc nguồn luật: Án lệ chiếm ưu thế hơn LTV
- Giá trị pháp lý:
+ LTV do nghị viện trực tiếp ban hành thì có giá trị cao hơn án lệ
+ LTV do nghị viện ủy quyền cho các cơ quan khác ban hành thì có giá trị thấp hơn án lệ
d. Cách thức giải thích luật thành văn của Thẩm phán Anh
- Thế kỉ 20, thẩm phán nước Anh vẫn xem nhẹ luật thành văn, coi LTV tồn tại bên ngoài
PL và ảnh hưởng xấu đến PL ( vì LTV chưa được kiểm chứng, còn án lệ thì đi lên từ thực
tế nên có độ tin cậy cao hơn)
- Nguyên tắc khi giải quyết vụ việc: trên thực tế, thẩm phán xem xét trong án lệ đã tồn tại,
có án lệ nào có thể áp dụng hay không, trừ trường hợp án lệ bị thay đổi bởi quy định của
luật thành văn, thì thẩm phán có hai cách ứng xử:
+ Từ chối áp dụng: với lý do quy định đó chưa rõ ràng (LTV không bao giờ quy định rõ
ràng hoặc khi áp dụng LTv thì họ sẽ giải thích trên câu chữ của luật thay vì quan tâm đến
ý chí của nhà làm luật. ). +
Mà ưu tiên áp dụng với án lệ.
+ Áp dụng nhưng giải thích theo câu chữ chứ không quan tâm đến ý chí đằng sau của nghị
viện
=> Hệ quả:
+ Luật thành văn của nước Anh nói riêng và HTTL Luật nói chung thì thường quy định rất
chi tiết vì Nghị viện tránh các thẩm phán giải thích khác với ý chí của Nghị viện => làm
cho Luật thành văn của Thông luật khác với luật thành văn của XHCN và châu âu lục địa
+ Tuy nhiên, gần đây thì các thẩm phán của nước Anh đã có sự thay đổi trong việc giải
thích – đã xem xét đến việc giải thích theo ý chí của Nghị viện (vì khi Anh gia nhập liên
minh Châu Âu, phải giải thích theo nguyên tắc chung)
4. Hệ thống tòa án
a. Nêu nguyên tắc được các học giả sử dụng để phân chia toà án nước Anh thành tòa
cấp thấp và tòa cấp cao
Dựa trên khả năng tạo ra án lệ ( toà cấp thấp không tạo ra án lệ, tòa cấp cao tạo ra án lệ)
b. Nêu đặc trưng của các tòa cấp thấp và tòa cấp cao
Tòa cấp thấp: Tòa địa hạt, tòa pháp quan, tòa gia đình.
Tòa địa hạt,
Tranh chấp TỪ 50000 bảng trở xuống và không sử dụng bồi thẩm đoàn
Và cxhi3 xét xử sơ thẩm
Phán quyết không có khả nnag8 trở thành án lệ
Được phúc thẩm bởi tòa công lý cấp cao.
tòa pháp quan:
Chuyên về Hình sự, hình phạt kh quá 6 tháng
Phán quyết chuyển lên tòa hình sự trung ương và tòa nữ hoàng

c. Chứng minh rằng hệ thống toà án Anh không có sự phân chia rõ ràng về cấp xét
xử và thẩm quyền xét xử
- Có sự dụng bồi thẩm đoàn
- Không phân chia rõ ràng về thẩm quyền xét xử: Cùng một tòa án vừa có thể xét xử vụ
việc dân sự, vừa có thể xét xử vụ việc hình sự
+ Tòa địa hạt: bên cạnh xem xét các vụ việc dân sự thì vẫn xét xử một số vụ việc hình sự
+ Tòa pháp quan: bên cạnh xem xét các vụ việc hình sự thì vẫn xét xử một số vụ việc dân
sự
- Không phân chia rõ ràng về cấp xét xử
+ Tòa hình sự trung ương: bên cạnh chức năng xét xử sơ thẩm các tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, còn xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa phán quan
+ Tòa công lý cấp cao: xét xử sơ thẩm các vụ việc dân sự, vẫn có thẩm quyền xét xử phúc
thẩm đối xét xử phúc thẩm một số vụ việc chuyển lên từ Tòa pháp quan, Tòa gia đình và
Tòa địa hạt.
d. Mọi tòa án cấp cao ( Tòa phúc thẩm, Tòa hình sự trung ương, Tòa công lý cấp
cao) đều có quyền tạo ra án lệ? – Sai
- Tòa hình sự trung ương không có quyền tạo ra án lệ
- Vì Tòa hình sự trung ương về mặt tổ chức tuy ngang cấp với Tòa công lý cấp cao và tòa
phúc thẩm tuy nhiên Tòa này được hình thành sau cùng, là tòa bổ sung của tòa án tối cao.
Tòa hình sự trung ương thành lập dựa trên việc xóa bỏ các tòa hình sự lưu động ở nước
Anh ( các tòa hình sự lưu động không có khả năng tạo ra án lệ)
Cấu trúc Tòa án
Các tòa cấp dưới
Tòa địa hạt
- Xét xử các vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp không quá 50.000 bảng Anh ( trừ những
vụ việc thuộc Tòa công lý cấp cao)
- Không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn
- Chỉ thực hiện xét xử sơ thẩm
- Phán quyết của tòa này có thể được phúc thẩm tại tòa công lý cấp cao và tòa phúc thẩm
- Không có thẩm quyền tạo ra án lệ
Tòa pháp quan
Chuyên xét xử các vụ việc hình sự nhưng vẫn có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc
dân sự
+ Hình sự: 95% vụ hình sự ( chỉ có thẩm quyền áp dụng hình phạt tù không quá 6 tháng)
+ Dân sự: vụ việc đơn giản như đòi nợ, thuế thu nhập, xin giấy phép kinh doanh quán
rượu….
Không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn
Xét xử sơ thẩm
Phán quyết của Tòa này có thể được phúc thẩm ở tòa hình sự trung ương và Tòa nữ hoàng
Không có quyền tạo ra án lệ
Tòa gia đình
Xét xử các vụ việc liên quan đến lĩnh vực gia đình như ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con,
bạo lực gia đình…
Chỉ xét xử cấp sơ thẩm
Phán quyết của tòa này được phúc thẩm tại phân tòa gia đình của Tòa công lý cấp cao
hoặc tòa phúc thẩm
Không tạo ra án lệ
Các tòa cấp trên:
Tòa công lý cấp cao
Chuyên xét xử vụ việc dân sự nhưng vẫn có thẩm quyết xét xử phúc thẩm đối với một số
vụ việc hình sự
Thực hiện cả hai cấp xét xử
Gồm 3 tòa:
+ Tòa nữ hoàng:
Chức năng xét xử: xét xử sơ thẩm đối với những vụ việc liên quan đến hợp đồng, trách
nhiệm bồi thường, hàng hải, thương mại, đồng thời xét xử phúc thẩm đối với phán quyết
của tòa pháp quan và toà hình sự trung ương.
Chức năng giám sát: tính hợp pháp của các quyết định hành chính
+ Tòa gia đình: ly hôn, nuôi con… Phúc thẩm phán quyết của Tòa gia đình cấp dưới
+ Tòa công bằng: thuộc lĩnh vực luật công bằng như kinh doanh, ủy thác...
Phán quyết của Tòa công lý cấp cao được phúc thẩm tại tòa phúc thẩm và tòa án tối cao
Thẩm quyền tạo ra án lệ: 10%
Tòa phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm các phán quyết của toà án cấp dưới và các phán quyết của cơ quan xét
xử bán tư pháp
Chỉ xét xử phúc thẩm
Cơ cấu: gồm 2 bộ phận
+ BPPT dân sự: tòa công lý cấp cao và tòa địa hạt
+ BPPT hình sự: không PT các bản án của Tòa nữ hoàng, chỉ xét xử PT các bản án của
Tòa hình sự trung ương khi có đơn yêu cầu
Tạo ra án lệ: 25%

Tòa án tối cao


- Thành lập theo quy định của Đạo luật cải tổ hiến pháp 2005 và bắt đầu hoạt động từ
1/10/2009 thay thế cho Viện nguyên lão
- Là cơ quan của Vương Quốc Anh chứ không phải là tòa án trực thuộc hệ thống tòa án
của bộ phận nước Anh và xử Wales
- Là cấp xét xử cuối cùng
- Không trực tiếp xét xử mà chỉ thực hiện việc xem xét lại => ra quyết định y án, sửa đổi,
hủy bỏ một phần bản án của Tòa án cấp dưới hoặc trả lại cho toà cấp dưới xét xử vụ việc
- Tạo ra án lệ: 3/4
? Tại sao Tòa án tối cao không có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các vụ việc
hình sự của bộ phận lãnh thổ Scotland mà chỉ được xét xử phúc thẩm đối với các vụ
việc dân sự
- Dân sự được xem xét do anh, bac ailen, scotlan nhưng Hình sự thì không
- Scotland có tính li khai mạnh mẽ nhất, đó là lí do mà gần đây Scotland đã bỏ phiếu trưng
cầu dân ý tách ra khỏi VQ Anh
- Vụ việc hình sự liên quan đến lĩnh vực luật công, trong đó có nhiều vụ việc chống đối lại
chính quyền nước Anh => chính quyền Scotland đấu tranh không cho Tòa án can thiệp
vào các vụ việc hình sự

? Các án lệ của tòa án tối cao của Vương quốc Anh tạo ra có đương nhiên trở thành
án lệ của nước Anh hay không
Án lệ do tòa án tối cao tạo ra có thể là kết quả xét xử vụ việc của các bộ phận Scotland,
Bắc Ai len => vô lí khi trở thành án lệ của nước Anh.
Án lệ là kết quả xét xử các vụ việc của Scotland và Bắc Ai len chỉ trở thành án lệ đối với
nước Anh khi PL Bắc Ai len và Scotland có nội dung giống và cách giải thích tương tự
nước Anh
5. Án lệ
a. Nêu một số cách hiểu của án lệ theo tư duy pháp lý của các luật gia thông luật
Có 2 cách hiểu:
- Phương thức làm luật của thẩm phán: Có hai chủ thể có thể làm luật - nghị sĩ và thẩm
phán. Nghị sĩ làm luật thông qua văn bản quy phạm pháp luật còn thẩm phán làm luật
thông qua án lệ
- Án lệ là quy tắc pháp lý đặt ra trong bản án có trước, có giá trị ràng buộc đối với các
thẩm phán đang xét xử nếu có sự tượng tự về mặt tình tiết
b. Nêu cấu trúc của án lệ
Bản án bao gồm 3 phần: tóm tắt nội dung vụ việc; lập luận của thẩm phán để giải quyết vụ
việc; phán quyết của thẩm phán đối với vụ việc.
Trong đó, phần lập luận của thẩm phán chính là nội dung của án lệ.
Phần lập luận ( nội dung của án lệ) gồm hai phần:
- Lí do để đưa ra quyết định: có tính ràng buộc đối với thẩm phán
- Phần bình luận của thẩm phán: không mang tính ràng buộc ( tuy nhiên phần này có giá
trị tham khảo lớn tùy thuộc vào danh tiếng, uy tín của thẩm phán)
c. Nêu điều kiện để bản án trở thành án lệ: 6 điều kiện
- Bản án có hiệu lực
- Được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ
- Đảm bảo về mặt hình thức
- Có tính mới về mặt tình tình tiết
- Giải pháp pháp lý đưa ra phải có tính mới
- Được công bố trong các tuyển tập án lệ chính thức
d. Điều kiện nào không thể áp dụng trong mọi trường hợp
Tính mới về mặt tình tiết
Vì VNL không còn tuân thủ nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ => có quyền đưa ra quy
tắc pháp lý mới để tạo thành án lệ cho vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết với vụ việc

e. Nêu các trường hợp thẩm phán Anh từ chối áp dụng án lệ
- Thẩm phán không đồng ý với các phán quyết đó
- Thẩm phán không tìm thấy quy tắc pháp lý do bản án có cấu trúc không rõ ràng
- Quá nhiều lý lẽ, cơ sở khác nhau đưa ra trong phần phán quyết => không nhận thức được
lí lẽ cơ bản để áp dụng
Lưu ý: Xu hướng từ chối áp dụng không phải là xu hướng của các thẩm phán thông luật
mà là xu hướng áp dụng
Nguyên tắc áp dụng án lệ: tiền lệ phải được tuân thủ
Nội dung: các thẩm phán khi xét xử phải áp dụng quy tắc pháp lý tạo ra trong bản án có
trước nếu có sự tương tự về mặt tình tiết
Ở Anh, vận hành theo hai chiều:
+ Chiều dọc: án lệ của tòa án cấp trên có giá trị ràng buộc với tòa án cấp dưới
+ Chiều ngang:
Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ phải chịu sự ràng buộc của chính án lệ do nó tạo ra. Tòa
án tối cao không chịu sự ràng buộc của án lệ do chính nó tạo ra.
Án lệ của tòa án cùng cấp thì có giá trị ràng buộc nhau. Ở nước Anh chỉ duy nhất tòa phúc
thẩm thì án lệ mới có giá trị ràng buộc với các tòa án cùng cấp ( toà hình sự trung ương,
tòa công lý cấp cao

? Tại sao tòa án tối cao không chịu sự ràng buộc của án lệ do chính nó tạo ra
Từ năm 1966, Viện Nguyên Lão tuyên bố tự “ cởi trói” khỏi nguyên tắc này. Do đó VNL
có quyền không áp dụng nguyên tắc pháp lý do nó đặt ra trong án lệ cũ khi nó đang xét xử
vụ việc có tương tự về mặt tình tiết => có quyền đưa ra quy tắc mới
Thế kỉ 20, nghị viện khẳng định vị thế tối cao của nó, quy phạm của luật thành văn có thể
hủy bỏ đi án lệ. Khi luật thành văn thay đổi, án lệ trái với luật thành văn thì luật thành văn
thắng thế.

You might also like