You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA BÀI TẬP NHÓM (làm đề cương ôn tập)

PLĐC – Sáng thứ 3 – tiết 45 – 7 nhóm

- Các nhóm xem câu hỏi ôn tập và thực hiện làm câu hỏi ôn tập với sự phân công như dưới đây.
- Lưu ý: các nhóm trình bày bản word, trình bày như khi làm bài thi viết. Nhóm trưởng thực hiện việc phân
công và kiểm soát, chịu trách nhiệm cuối cùng đối với sản phẩm của nhóm để điểm bài tập chung của
nhóm có chất lượng tốt nhất.
- Thời hạn nộp: Trong ngày 06/2/2023
- Cách thức làm bài và nộp: làm bản word, ghi rõ thành viên nhóm; Nộp cho lớp trưởng. Lớp trưởng tập
hợp bài các bạn và gửi cho cô muộn nhất trước 9h ngày 07/2/2023.
NỘI DUNG CỤ THỂ:
- NHÓM 1: Câu 1, 2
- NHÓM 2: Câu 3, 6
- NHÓM 3: Câu 4, 5, 7
- NHÓM 4: Câu 8, 9
- NHÓM 5: Câu 10, 11, 12, 13
- NHÓM 6: Câu 14, 15, 16, 17
- NHÓM 7: Câu 18, 19, 20, 21, 22
(Số lượng câu hỏi cô đã căn cứ trên nội dung để phân công cho đều, nên các nhóm yên tâm không có
chuyện nhóm mình phải làm nhiều hơn nhóm khác nhé. Những câu cô bôi đỏ là những câu cô ko dạy trên
lớp, nhóm nào có câu bôi đỏ thì xem file đính kèm cô gửi đáp án, trình bày lại vào trong bài làm nhé. Khi
copy vào bài làm của nhóm thì cũng bôi đỏ để cô biết đó là phần giáo viên gửi nhé). Các em xem thêm
phần: CÂU HỎI ÔN THI và phần BỔ SUNG KIẾN THỨC phía dưới nhé.
Câu hỏi cho từng nhóm xin xem phần dưới đây:

CÂU HỎI ÔN THI MÔN: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC


1. Nêu Định nghĩa và phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước.
2. Nêu định nghĩa và Phân loại các hình thức chính thể và các hình thức cấu trúc của nhà nước.
Liên hệ phân tích hình thức chính thể và hình thức cấu trúc của NN CHXHCN Việt Nam
3. Chức năng nhà nước: Nêu khái niệm; Phân loại; Các hình thức và phương pháp thực hiện chức năng
của nhà nước.
Liên hệ nêu định nghĩa và phân tích các nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các chức năng xã
hội của nhà nước Việt Nam.
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: Nêu khái niệm; Phân loại các cơ quan nhà nước; Nêu vị trí,
vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước Việt Nam.
5. Nhà nước pháp quyền: Nêu khái niệm và các đặc điểm cơ bản.
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
6. Nêu định nghĩa và phân tích các thuộc tính cơ bản của pháp luật; Nêu vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội.
7. Nêu định nghĩa và các loại Nguồn pháp luật; Liên hệ vào nguồn của pháp luật Việt Nam.
8. Quy phạm pháp luật: nêu khái niệm; Cấu trúc; Phân loại các quy phạm pháp luật; Cho vd.
Tự lấy ví dụ về 2 quy phạm pháp luật và tự phân tích cấu trúc của QPPL đó.
9. Văn bản quy phạm pháp luật ở VN: Nêu Khái niệm; Các loại VBQPPL; Hiệu lực của VBQPPL;
Phân biệt VBQPPL và Văn bản áp dụng pháp luật.
10. Thực hiện pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân biệt Các hình thức thực hiện pháp luật.
11. Khái niệm và phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật; Các trường hợp áp dụng pháp luật.
12. Ý thức pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân tích Các đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật.
13. Phân tích mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
14. Vi phạm pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân tích Các dấu hiệu cơ bản của VPPL; Nêu các yếu tố cấu
thành VPPL; Phân loại và cho VD các loại vi phạm pháp luật?
15. Trách nhiệm pháp lý: Nêu khái niệm; Nêu Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý; Nêu các dạng TNPL;
Cho ví dụ minh họa.
PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH
16. Hiến pháp: Khái niệm; Vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội; Các nội dung cơ bản của Hiến
pháp 2013.
17. Hiến pháp: Kể tên các nhóm quyền con người, quyền công dân cơ bản trong Hiến pháp năm 2013.
18. Luật hình sự: Khái niệm tội phạm; Năng lực trách nhiệm hình sự; Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
19. Luật dân sự: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
20. LHNGĐ: Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
21. Luật hành chính: Khái niệm trách nhiệm hành chính; Các hình thức xử phạt hành chính.
22. Luật môi trường: Nội dung điều chỉnh cơ bản của Luật môi trường Việt Nam

MỘT SỐ KIẾN THỨC BỔ SUNG


(Lưu ý: đây là kiến thức bổ sung; hoàn toàn ko có ý nghĩa kiến thức trọng tâm)

* Nhà nước pháp quyền: Nêu khái niệm và các đặc điểm cơ bản.
1. ĐỊNH NGHĨA.
“+ NNPQ là tổ chức quyền lực chính trị được tổ chức, vận hành trên cơ sở nguyên tắc phân công, kiểm
soát quyền lực NN, giới hạn quyền lực NN bằng PL, thượng tôn PL, phù hợp lẽ phải, công bằng, vì lợi ích
của con người;
+ NN có trách nhiệm tôn trọng và có các thiết chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền, tự
do của con người khỏi mọi sự xâm phạm, dân chủ hoá các lĩnh vực hoạt động XH;
+ Mối quan hệ NN và cá nhân mang tính chất bình đẳng, trách nhiệm qua lại lẫn nhau.”
2. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NNPQ. (GT PLĐC – Tr126) – SINH VIÊN XEM GIÁO
TRÌNH VÀ TỰ PHÂN TÍCH THÊM NHÉ.
- Xác lập và củng cố chế độ Hiến Pháp.
- Bảo đảm sự thượng tôn pháp luật, đồng thời bảo đảm sự công bằng, minh bạch của PL và khả năng tiếp
cận công lý cho người dân.
- Thực hiện phân quyền trong tổ chức quyền lực NN.
- Bảo đảm sự độc lập tư pháp.
* Ý thức pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân tích Các đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật.
* ĐN: YTPL là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con
người về PL trên các phương diện, tiêu chí cơ bản như: về sự cần thiết (hay không cần thiết) của PL; Về
vai trò, chức năng của pháp luật; Về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn
của PL hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có.
* PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA YTPL:
Thứ nhất, YTPL là một hình thái YTXH, chịu sự quy định của tồn tại XH.
- YTPL cũng là một hình thức YT xã hội, do vậy nó chịu sự quy định của tồn tại XH. Hay nói cách khác,
YTPL của mỗi con người đều sẽ chịu sự quy định, tác động từ chính các yếu tố khách quan nơi họ sinh
sống và làm việc (như: điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, đạo đức, phong tục, tập quán...)
- VD: Một sinh viên sinh sống và học tập ở Hà Nội thường sẽ có YTPL cao hơn với những người sinh sống
ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, do SV đó có điều kiện, môi trường học tập, điều kiện tìm kiếm thông tin,
điều kiện tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, các chuyên gia...
Thứ hai, Tính độc lập tương đối của YTPL (hay sự tác động ngược trở lại của YTPL đến tồn tại XH): Tính
độc lập tương đối của YTPL được thể hiện ở hai chiều hướng:
- Sự tác động ngược trở lại của YTPL đối với TTXH: Sự tác động ngược trở lại của YTPL đối với TTXH
có thể theo cả 2 chiều hướng (tích cực và tiêu cực).
VD: YTPL đúng đắn của sinh viên (sau khi đã đc học tập, sinh sống ở những môi trường tiến bộ) có thể
làm thay đổi các tồn tại XH trong gia đình, địa phương (như về việc trọng nam khinh nữ; tảo hôn; hủ tục
bắt dâu...).
Thứ ba, Tính giai cấp của YTPL:
- YTPL luôn thể hiện tính giai cấp sâu sắc, được biểu hiện như sau: Thứ nhất, Pháp luật là do NN ban
hành. PL trong NN về cơ bản sẽ là sự phản ánh, thể hiện YTPL của giai tầng thống trị, hay giai tầng lãnh
đạo NN. Bên cạnh đó, PL cũng có thể thể hiện YTPL của các giai tầng khác ở một mức độ nhất định tuỳ
thuộc vào tính dân chủ của các kiểu NN khác nhau.
+ (VD: ở NN XHCN, PL bên cạnh việc thể hiện YTPL của giai tầng lãnh đạo NN thì còn thể hiện YTPL
của các tầng lớp nhân dân thông qua hoạt động trưng cầu dân ý).

* Phân tích mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
I. ĐỊNH NGHĨA: YTPL và ĐN Pháp luật.
- YTPL là tổng thể những cảm xúc, đánh giá, quan điểm, tư tưởng, học thuyết, nhận thức... mà qua
đó phản ánh được sự hiểu biết hay tình cảm , thái độ của một cá nhân, một nhóm người hay của toàn xã
hội về pháp luật nói chung, về hành vi pháp luật hay về những hiện tượng pháp luật.
- PL (bổ sung định nghĩa PL ở các bài trước).
II. MQH GIỮA YTPL VÀ PL:
Giữa YTPL và PL có mối quan hệ gắn bó mật thiết, biện chứng, tác động 2 chiều.
1. Sự tác động của YTPL tới PL:
- YTPL đối với hoạt động Xây dựng PL:
+ YTPL là tiền đề tư tưởng cho hoạt động XDPL.
+ Chất lượng của các VBPL phụ thuộc rất nhiều vào YTPL của các chủ thể có thẩm quyền XDPL hoặc
những người có tham gia vào quá trình này. Nếu các chủ thể này có YTPL cao thì khả năng chất lượng của
các VBPL sẽ tốt, và ngược lại.
+ Chất lượng của các VBPL cũng phụ thuộc vào YTPL của nhân dân. Bởi lẽ, trong những NN dân chủ,
hiện đại, nhân dân dù ko phải là chủ thể XDPL nhưng họ có tham gia vào quá trình này thông qua hoạt
động trưng cầu dân ý, hoạt động lấy ý kiến đóng góp xd Luật.
- YTPL đối với hoạt động thực hiện PL, ADPL: Các quy định PL có được thực thi nghiêm túc trên thực tế
hay ko phụ thuộc nhiều vào YTPL của các chủ thể THPL (người dân, cán bộ NN).
+ Nếu YTPL của người dân tốt, về cơ bản họ sẽ hiểu các quy định PL và có ý thức TH các quy định PL đó
một cách nghiêm chỉnh.
+ Các chủ thể có thẩm quyền ADPL nếu có YTPL tốt thì khi tiến hành hoạt động công vụ của mình, họ
cũng sẽ tổ chức cho việc THPL một cách nghiêm minh.
2. Sự tác động của PL tới YTPL:
+ Sự tác động của PL tới YTPL chủ yếu mang tính chất định hướng. Nếu PL của NN được xây dựng tốt,
phù hợp với đời sống thực tiễn, hợp lý thì về cơ bản sẽ khiến người dân tự đồng tình và tự giác thực hiện,
tuân thủ theo, và ngược lại.
+ PL nếu được xây dựng tốt, nội dung tiến bộ còn có ý nghĩa tích cực trong việc định hướng tư tưởng, hành
vi của người dân. (VD1: PL quy định việc cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, đi kèm với quy định
là những biện pháp chế tài khi vi phạm. Việc PL quy định như vậy sẽ làm cho người dân thấy việc làm này
là sai trái, vi phạm đạo đức, VPPL và từ đó ko thực hiện) (VD2: PL quy định người dân phải đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông; quy định về độ tuổi kết hôn...).

* Luật dân sự: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
I. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN.
1. Định nghĩa: NLPLDS của cá nhân Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá
nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết (Đ16 – BLDS2015).
2. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân (Đ17 – BLDS2015)
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên
quan quy định khác.
3. Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự.
- Mọi cá nhân đều có pháp luật dân sự như nhau.
   Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới
tính, tôn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu
nghĩa vụ như nhau.
- Năng lực dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định
   Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng
không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.
II. NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN.
1. Khái niệm: Năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Đ19 – BLDS2015)
2. Nội dung: (Đ20 – BLDS2015)
- NLHVDS đầy đủ: Người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác về việc mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Không có NLHVDS: Người chưa đủ 6 tuổi không có NLHVDS. Giao dịch dân sự sẽ do người đại diện
theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- NLHVDS một phần: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý (trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù
hợp với lứa tuổi).
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự
liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

* Luật môi trường: Nội dung điều chỉnh cơ bản của Luật môi trường Việt Nam.
(GT PLĐC Tr385)
- Thứ nhất, những quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường có mục đích khoanh vùng ô nhiễm MT, xác
định chất lượng MT ở từng khu vực.
- Thứ hai, những quy định về xây dựng, quản lý các dữ liệu thông tin về MT (nhằm công khai, minh bạch
về số liệu, dữ liệu, trữ lượng, giá trị KT của các thành tố MT hay những v.đề MT khác).
- Thứ ba, những quy định về đánh giá MT nhằm làm rõ các tác động tiêu cực lẫn tích cực của các hoạt
động phát triển kinh tế đến MT tự nhiên và XH.
- Thứ tư, những quy định về việc ban hành và áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật MT.
- Thứ năm, những quy định về quản lý chất thải.
- Thứ sáu, các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, NN và cộng đồng trong hoạt động bảo
vệ MT.
- Thứ bảy, những quy định về chế tài xử lý VPPL MT tại VN.

* Hiến pháp: Khái niệm; Vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội; Các nội dung cơ bản của Hiến
pháp 2013.
I. KHÁI NIỆM HIẾN PHÁP.
- HP là đạo luật cơ bản có hiệu lực tối cao trong hệ thống các VB pháp lý của mỗi QG, quy định cơ cấu tổ
chức NN theo nguyên tắc phân quyền (mà ở VN gọi là phân công phân nhiệm và kiểm soát quyền lực NN),
quyền con người, quyền công dân như những mục tiêu, mà việc tổ chức và hoạt động NN cần phải bảo
đảm, tôn trọng và thực hiện (GT PLĐC).
- HP là đạo luật cơ bản của NN, có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành; trong đó quy
định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về chế độ chính trị, kinh tế, chính sách văn hóa xã hội,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức BMNN.
II. VAI TRÒ CỦA HP TRONG ĐỜI SỐNG XH.
Hiến pháp với tính chất là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất ở mỗi quốc gia sẽ có vai trò
đặc biệt quan trọng trong đời sống XH. Đối với vấn đề quản lý NN, HP có vai trò tạo lập một thể chế dân
chủ bao gồm mục tiêu, cơ cấu tổ chức nhà nước. Đó là một nhà nước minh bạch, quản lý XH hiệu quả, bảo
vệ tốt các quyền lợi của người dân.
Đối với người dân, HP tạo ra môi trường dân chủ thực sự, trong đó mọi người dân có thể tự do bày
tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và bản thân mình.
III. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HP2013.
- Chế độ chính trị (chương 1)
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương 2)
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (chương 3)
- MNN gồm: QH, CTN, CP, TA, VKS, chính quyền địa phương và các cơ quan khác (chương 5)
- Bảo vệ tổ quốc (chương 4)
- Hiệu lực và việc thi hành Hiến pháp; việc sửa đổi Hiến Pháp (chương 6)

You might also like