You are on page 1of 4

BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT

1. NGUỒN GỐC:
- Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của NN cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện PL.
2. KHÁI NIỆM PL:
- Là hệ thống quy tắc xử sự (hệ thống những quy phạm) do NN đặt ra hoặc thừa nhận và
đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
phát triển phù hợp và lợi ích của giai cấp mình.
3. BẢN CHẤT CỦA PL:
- Tính giai cấp
- Tính xã hội
4. THUỘC TÍNH CỦA PL:
 Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị - giai cấp giàu có và chiếm thiểu số trong XH.
 Nội dung thể hiện quan hệ bất bình đẳng trong XH.
 Có tính chất bắt buộc chung, tính hệ thống và thống nhất cao.
 Được đảm bảo thực hiện bằng NN chủ yếu bằng sự cưỡng chế và sự cưỡng chế thực
hiện bằng 1 số bộ máy đặc biệt chuyên nghiệp.
5. HÌNH THỨC CỦA PL:
- Là sự biểu hiện ra bên ngoài của PL, là phương thức dạng tồn tại thực tế của PL mà chúng
ta nhận biết được bằng cách đọc và nghe.
- Có 2 dạng:
 Hình thức bên trong: (ngành luật, chế định PL; quy phạm PL).
 Hình thức bên ngoài: là nguồn của PL, gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy
phạm PL.
6. CÁC KIỂU PL:
- Là thuật ngữ chỉ những nền PL cùng có chung một bản chất giai cấp, cùng thể hiện ý chí,
phản ánh lợi ích cơ bản và là công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền.
- Có 4 kiểu PL:
 PL chiếm hữu nô lệ
 PL phong kiến
 PL tư sản
 PL xã hội chủ nghĩa
7. QUAN HỆ PL:
- Là hình thức pháp lý của các quan hệ XH xuất hiện dưới dạng tác động điều chỉnh của các
quy phạm PL.
 Các thành phần của quan hệ PL:
- Chủ thể
- Khách thể
- Nội dung
Quan hệ PL được hình thành khi có sự kiện pháp lý.
8. HỆ THỐNG PL:
- Là một chỉnh thể thống nhất cấu thành bởi các ngành luật, các chế định PL khác nhai điều
chỉnh những lĩnh vực, nhóm quan hệ xã hội cùng loại (có cùng nội dung, đặc điểm và tính
chất) tồn tại một cách khách quan, phù hợp với sự phát triển khách quan của chế độ kinh tế,
chính trị XH.
 Các yếu tố của hệ thống PL: các ngành luật, chế định PL, quy phạm PL.
 Các ngành luật cơ bản trong hệ thống PL VN.
9. THỰC HIỆN PL:
- Là những xử sự (hành động or không hành động) của các chủ thể PL (các cá nhân, tổ
chức) phù hợp với những yêu cầu của quy phạm PL, có lợi ích XH, NN và cá nhân.
- Có 4 hình thức thực hiện PL:
 Tuân thủ PL
 Thi hành PL
 Sử dụng PL
 Áp dụng PL
10. Ý THỨC PL:
- Là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh
giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của PL hiện
hành, PL trong quá khứ và PL cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp về cách xử
sự của con người trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức:
 Tư tưởng PL
 Tâm lý PL
11. VI PHẠM PL:
- Là hành vi trái PL, xâm hại các quan hệ xã hội, được pháp luật bảo vệ, do các chủ thể có
năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý, gây hậu quả thiệt hại cho XH.
- Có 4 dấu hiệu của vi phạm PL:
 Hành vi (hành động or không hành động)
 Có tính trái PL
 Có lỗi
 Do người có năng lực hành vi thực hiện
12. TRÁCH NHIỆM PL:
- Là sự phản ứng tiêu cực của NN đối với chủ thể thực hiện vi phạm PL.
- Có 5 loại trách nhiệm PL:
 Trách nhiệm hình sự
 Trách nhiệm hành chính
 Trách nhiệm dân sự
 Trách nhiệm kỷ luật
 Trách nhiệm vật chất

BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT


(TIẾP THEO)
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QHPL:
- QHPL là quan hệ xã hội được PL điều chỉnh, trong đó các chủ thể có quyền và nghĩa vụ
nhất định và được NN đảm bảo thực hiện.

 ĐẶC ĐIỂM:
- QHPL là QHXH thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.
- QHPL là QHXH có ý chí của NN hoặc các bên tham gia.
- QHPL mang tính giai cấp.
- QHPL là quan hệ mà các bên có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được NN đẩm bảo thực hiện.

2. THÀNH PHẦN CỦA QHPL:


2.1 CHỦ THỂ CỦA QHPL:
- Là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do NN quy định cho mỗi loại quan hệ PL
và tham gia vào QHPL đó.
- Năng lực chủ thể: là những điều kiện theo quy định của PL mà các cá nhân, tổ chức phải
đáp ứng để có thể trở thành chủ thể của QHPL.
 Năng lực PL: là khả năng chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy
định của PL.
 Năng lực hành vi: là khả năng chủ thể được NN thừa nhận, bằng hành vi của chính
mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý và độc lập chịu trách nhiệm về
hành vi đó.
- Các loại chủ thể:
 Cá nhân: công dân, người nức ngoài và người không quốc tịch.
 Pháp nhân
 Các tổ chức khác: công ty hợp danh…

2.2 NỘI DUNG CỦA QHPL:
- Là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ PL, được NN xác lập và bảo
đảm thực hiện.
- Quyền: là cách xử sự mà PL cho phép chủ thể tiến hành.
- Nghĩa vụ: là cách xử sự mà NN bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực
hiện quyền của chủ thể khác.

2.3 KHÁCH THỂ CỦA QHPL:


- Là lợi ích (vật chất, tinh thần…) mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào
quan hệ PL.
3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ:
-Là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của
chúng được QPPL gắn với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một QHPL.

 Phân loại sự kiện pháp lý:


 Căn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
QHPL: SKPL giản đơn và SKPL phức tạp.
 Căn cứ ý chí: sự biến PL và hành vi PL.
 Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với QHPL: sự kiện pháp lý làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

BÀI 3: LUẬT HIẾN PHÁP, LUẬT HÀNH CHÍNH, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VÀ LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHỮNG VIỆT NAM
1. LUẬT HIẾN PHÁP:
- Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống PL VN bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm
PL ghi nhận trong Hiếp pháp về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của NN, về địa vị pháp lý của
cá nhân, quyền con người, quyền cơ bản của công dân, về địa vị pháp lý của các cơ quan
lập pháp, hành pháp, tư pháp, bộ máy các cơ quan NN ở TW và chính quyền địa phương,
điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực NN.
 Hiến pháp
- Là 1 đạo luật quan trọng nhất của 1 NN, quy định những vấn đề cơ bản nhất như chế độ
chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế độ kinh tế, văn hóa,
xã hội, hợp tác quốc tế, bảo vệ tổ quốc và bộ máy NN.
 ĐẶC ĐIỂM CỦA LHP:
- Thể hiện ử đối tượng và phương pháp điều chỉnh của LHP.
 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LHP:
+ Hiệu lực HPhap.
+ Những quan hệ xã hội quan trọng nhất - thể hiện chủ quyền nhân dân.
+ Các mối quan hệ xã hội cơ bản, nền tảng chế độ chính trị của 1 NN.
+ Các quan hệ XH cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, chiến
lược, mục tiêu.
+ Những quan hệ thuộc chủ quyền quốc gia.
+ Tổ chức và hoạt động bộ máy NN.
+ Quan hệ nền tảng giữa NN và công dân.

2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP:


a) Chế độ chính trị:
- Là nhóm những quy phạm LHP điều chỉnh những quan hệ XH quan trọng nhất trong lĩnh
vực chính trị như: quan hệ về quyền lực, quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống
chính trị ở nước ta, quan hệ về cơ chế thực hiện quyền lực, quan hệ giữa NN CHXHCN VN
với các NN khác, các tổ chức quốc tế ...
b) Quyền con người và nghĩa vụ của cdan:
- Là nhóm những quy phạm Luật Hiến pháp điều chỉnh những giữa nhà nước và công dân và
giữa công dân với công dân.
-“Ở nước CHXHXNVN các quyền con người, quyền CD về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo HP & PL.
- Các quyền này chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí
do an ninh, QP, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng .
c) Chính sách kte, gduc, KH-CN:
- Là nhóm những quy phạm LHP điều chỉnh những quan hệ XH quan trọng nhất trong lĩnh
vực văn hóa, giáo dục, KH-CN: quan hệ trong lĩnh vực phát triển quản lý giáo dục, quan hệ
trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá dân tộc, quan hệ trong lĩnh vực bồi
dưỡng và phát triển nhân cách của con người Việt Nam, quan hệ trong lĩnh vực phát triển
khoa học và công nghệ.

3. PL HÀNH CHÍNH, LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH:


- Luật Hành chính Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng
thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước.
- Cán bộ là:
 Công dân VN
 Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
 Trong các cơ quan Đảng, NN, tổ chức CTri - XH ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện.
 Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách.
- Công chức là:
 Công dân VN
 Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng,
NN, tổ chức CTri - XH ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện….
 Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN.
- Viên chức là:
 Công dân VN.
 Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
 Tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
 Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của PL.
4. LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHỮNG:
a) Luật tố tụng hành chính:
- Là một ngành pháp luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ tố
tụng hành chính phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng, những người tiến
hành tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức.

- Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hưởng lợi ích vật chất trái pháp
luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn
của các cơ quan, tổ chức.

You might also like