You are on page 1of 3

ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 3 -> 6

1. Phân tích vấn đề nêu quan điểm


1.1 Ôn chương 5
1.1.1 Khái niệm
- Hệ thống pháp luật: là cơ cấu bên trong của pháp luật được quy định một cách khách
quan bởi các điều kiện KT – XH biểu hiện ở sự phân chia hệ thống ấy thành các bộ phận
cấu thành khác nhau phù hợp với những đặc điểm, tính chất của các QHXH mà nó điều
chỉnh nhưng các bộ phận khác nhau ấy có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau.
- Ý thức pháp luật: một hình thái ý thức xã hội, gồm những quan điểm, khái niệm, học
thuyết pháp lý, tình cảm của con người (cá nhân, giai cấp, tầng lớp) thể hiện thái độ, sự
đánh giá của họ đối với pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật, pháp chế, về tính công
bằng, hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành,
pháp luật đã qua và pháp luật trong tương lai, về hành vi hợp pháp, hành vi vi phạm
pháp luật của cá nhân, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế…
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa: chế độ pháp luật trong đó đòi hỏi phải tôn trọng, thực hiện
một cách nghiêm chỉnh, thường xuyên đối với các QPPL của các cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội, cán bộ, công chức, các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, của mọi
công dân; đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, vi phạm Hiến pháp và pháp
luật, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật…
1.1.2 Hệ thống pháp luật VN bao gồm các thành tố nào
- Vi phạm pháp luật: Quy tắc xử sự chung
- Chế định pháp luật: Nhóm QPPL điều chỉnh một nhóm Quan hệ xã hội cùng loại
- Ngành luật: Tập hợp Quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực QHXH nhất định. Căn
cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh để chia thành 12 ngành luật.
1.1.3 Hệ thống hoá pháp luật. Phân biệt hệ thống hoá pháp luật
• Hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động của Nhà nước, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện những
quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước
để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành; sắp xếp lại các quy
phạm pháp luật hiện hành theo một trình tự nhất định, đảm bảo logich, tính khoa học và thực
tiễn của chúng, sáng tạo ra một bộ luật – VBQPPL có giá trị pháp lý cao sau hiến pháp
• Phân biệt hệ thống hoá pháp luật: Tập hợp hóa Pháp luật và Pháp điển hóa Pháp luật
1.1.4 Ý thức pháp luật
Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, gồm những quan điểm, khái niệm, học
thuyết pháp lý, tình cảm của con người (cá nhân, giai cấp, tầng lớp) thể hiện thái
độ, sự đánh giá của họ đối với pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật, pháp chế, về
tính công bằng, hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật
hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật trong tương lai, về hành vi hợp pháp, hành
vi vi phạm pháp luật của cá nhân, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức
kinh tế…
Cơ cấu của ý thức pháp luật :
- Hệ tư tưởng PL: là toàn bộ những tư tưởng quan điểm và học thuyết PL
- Tâm lý pháp luật: là sự phản ánh tâm trạng, thái độ tình cảm đối vs PL
1.1.5 Pháp chế XHCN
Khái niệm: là chế độ pháp luật trong đó đòi hỏi phải tôn trọng, thực hiện một cách
nghiêm chỉnh, thường xuyên đối với các QPPL của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã
hội, cán bộ, công chức, các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, của mọi công dân;
đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, vi phạm Hiến pháp và pháp luật, xử lý
nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật…
Biểu hiện pháp chế XHCN:
- Là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Chính trị - Xã hội
- Là nguyên tắc xử sự của mọi công dân
- Có quan hệ mật thiết với chế độ XHCN

Nguyên tắc của Pháp chế XHCN


- Triệt để tôn trọng hiệu lực pháp lý cao nhất của hiến pháp
- Cơ quan NN, và mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật
- Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh

1.2 Ôn chương 6
Khái niệm tham nhũng: Khoản 2 Điều 13 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định:
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó
vì vụ lợi”.
Đặc điểm hành vi tham nhũng:
- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn
- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
- Mục đích hành vi tham nhũng là vụ lợi

Nguyên nhân tham nhũng:


Nguyên nhân và điều kiện khách quan:
- Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, pháp luật
chưa hoàn thiện
- Quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ
- Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường
- Do ảnh hưởng của tập quán văn hoá
Nguyên nhân và điều kiện chủ quan:
- Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả
- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo
dục cán bộ, đảng viên yếu kém
- Chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán
- Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin – cho” trong hoạt động công
vụ còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý
- Sự lãnh đạo, chỉ đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong một số trường hợp chưa
chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên, xử lý chưa nghiêm đối với hành vi
- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng
chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu
- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu
- Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng báo
chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn chưa được quan tâm đúng mức

Biện pháp chống tham nhũng


- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có đức, có tài; người Việt Nam phát triển
toàn diện chân, thiện, mỹ
- Đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả tính pháp chế trong thực thi pháp luật
Tác hại của việc tham nhũng
- Về chính trị: Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí gây tác hại rất lớn, làm tổn
hại thanh dành của Đảng gây bất bình đối và giảm lòng tin của nhân dân đối với chính
phủ, nhà nước; tiếp tay cho những thế lực thù địch để chống phá đất nước ta.
- Về mặt kinh tế: Tác hại tham nhũng mang lại trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là việc tài
sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân bị biến thành tài sản riêng của một
người mà nguy hiểm hơn, hành vi này còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí . Tác hại của
lãng phí mang lại là một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và của mỗi công
dân.
- Về mặt xã hội: biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức; xâm hại đến những
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Vai trò phòng chống tham nhũng:
Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn
thể và quần chúng nhân dân. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ
cho đổi mới kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân
và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.

You might also like