You are on page 1of 11

1. Nguyên nhân vi phạm của học sinh sinh viên hiện nay? Giải pháp hạn chế?

- Nguyên nhân vi phạm của học sinh, sinh viên hiện nay là do:
+ Do thiếu kỹ năng sống.
+ Thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu ý thức rèn luyện, học tập.
+ Đua đòi theo lối sống không tốt, thích thể hiện bản thân.
+ Do bạn bè rủ rê.
+ Do chính bản thân chủ quan, gia đình nuông chiều và do xã hội xung quanh
tác động.
- Giải pháp:
+ Cần phải trau dồi các kỹ năng, tích lũy các kiến thức để giúp ích cho bản
thân.
+ Bồi dưỡng kỹ năng sống.
+ Tăng cường công tác giáo dục, lối sống, giáo dục pháp luật.
+ Cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội, các lực lượng chức
năng để làm giảm tối đa số học sinh, sinh viên vi phạm.
2. Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng?
- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.
- Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, bầu cử, do tuyển
dụng, hợp đồng ký kết mà có được một chức vụ, quản lý một tổ chức
nào đó.
 Tác hại của tham nhũng :
+ Về chính trị : Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí gây tác hại
rất lớn, làm tổn hại thanh dành của Đảng gây bất bình đối và giảm lòng
tin của nhân dân đối với chính phủ, nhà nước; tiếp tay cho những thế lực
thù địch để chống phá đất nước ta.
+ Về kinh tế : Tham nhũng gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản của
Nhà nước, của tập thể và của công dân, tác của tham nhũng trong vấn
đề kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng, hành vi này gây thiệt hại lớn đến tài
sản của Nhà nước, tiền bạc, công sức và thời gian của nhân dân.
+ Về xã hội : Đối với khía cạnh xã hội, hậu quả tham nhũng chính là làm
thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm tha hóa đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước.
3. Nguyên nhân của tham nhũng? Liên hệ thực tế? Đề xuất giải pháp?
- Nguyên nhân của tham nhũng:
+ hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện
+ hạn chế trong điều hành, quản lý nhà nước
+ hạn chế trong phát hiện và xử lý tham nhũng
+ nhận thức tư tưởng của cán bộ, công chức
+ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
- Liên hệ thực tế :
+ Muốn xin việc cho con nên chạy tiền với mong muốn được ưu tiên, làm
cho lòng tham của cá nhân trỗi dậy dẫn đến tham nhũng.
+ Muốn được các y bác sĩ chăm sóc cẩn thận và để ý hơn trong khám
chữa bệnh, một số người đã đút lót tiền cho các y bác sĩ
- Các giải pháp :
+ cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nước ta, cần quy định; chặt
chẽ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, giảm bớt sự rườm rà; không cần thiết
các thủ tục hành chính, phải có biện pháp; chế tài đủ mạnh để những
công chức thấy rằng việc tham nhũng đem lại cho; họ “mất” nhiều hơn
“được”.
+ cần cải cách hệ thống chính sách giáo dục ở nước ta, xóa bỏ; tình trạng
đặt nặng lý thuyết, chú trọng đào tạo chuyên môn; và phẩm chất đạo
đức của thế hệ tương lai. Đồng thời các cán bộ cấp cao phải đi đầu
trong; việc thực hiện gương mẫu, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên
môn
+ cần tuyển chọn, chọn lọc kỹ càng khi phân công, bổ nhiệm các cán bộ,
công chức, bảo đảm phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà nước từ
cấp thấp đến cấp cao. Ngăn chặn tham nhũng từ lúc bắt đầu nhất là đối
với các quan chức đứng đầu và lực lượng thanh tra, quản lý.
+ cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm soát trong tất cả các lĩnh vực từ
chính trị, kinh tế đến xã hội, xử lý mạnh tay đối với các hành vi tham
nhũng, làm gương cho người khác, tách riêng bộ phận Thanh tra ra khỏi
Chính phủ.
+ phải kiềm chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, tăng cường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường cổ phần hóa, phát triển kinh tế xã
hội đồng bộ, giảm sự phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự độc quyền
4. Phân tích khái niệm và các thuộc tính của pháp luật?
- Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Đây
không chỉ là biện pháp giúp ổn định xã hội mà còn là nhân tố để điều chỉnh
các quan hệ xã hội chủ yếu của bất kỳ quốc gia nào.
- Thuộc tính của pháp luật: Là những đặc trưng cơ bản của Pháp luật, nếu Pháp
luật không có những đặc tính này Pháp luật có tồn tại trong xã hội cũng không
ý nghĩa. Pháp luật có những đặc tính sau:
+ Tính quy phạm phổ biến
Trong xã hội cách hành xử của mỗi người trong cùng một quan hệ có thể khác
nhau do vậy nhằm hướng hành vi của mọi người theo cách xử sự chung phù
hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội, Nhà nước đã đặt ra Pháp luật vì tính quy
phạm Pháp luật là nhằm chỉ ra cách xử sự mà mọi người phải theo trong
trường hợp hay tình huống nhất định
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc được quy định rõ ràng và cụ thể, và
được thể hiện trong những hình thức xác định. Khi ở dạng thành văn, các quy
định, hay các nguyên tắc của pháp luật được quy định một cách rõ ràng, cụ
thể, không trừu tượng, đảm bảo cho mọi người có thể đọc được, hiểu được
các nội dung mà văn bản đã đề cập đến.
+ Tính được bảo đảm bằng nhà nước
Sự bảo đảm bằng nhà nước là thuộc tính của pháp luật. Pháp luật không chỉ do
nhà nước ban hành mà nhà nước còn bảo đảm cho pháp luật được thực hiện,
có nghĩa là nhà nước trao cho các quy phạm pháp luật có tính quyền lực bắt
buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân.
5. Vi phạm pháp luật là gì? Là một công dân em sẽ làm gì để không vi phạm
pháp luật?
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi
thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
* Là một công dân em sẽ làm gì để không vi phạm pháp luật?
- Chấp hành đầy đủ, nghiêm túc quy định của PL
- Nâng cao kiến thức, hiểu biết về PL để tránh gây vi phạm
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân
-Tuân theo mọi quy định, quy tắc, pháp luật do luật pháp đưa ra
-không bênh vực những việc làm sai trái.
-Phải suy nghĩ trước khi hành động
-Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện đạo đức và tăng
cường kĩ năng sống
6. nguyên nhân vi phạm pháp luật Giải pháp để hạn chế vi phạm pháp luật

- Từ phía gia đình: Gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành
nhân cách của mỗi cá nhân trong thời kì thơ ấu, gia đình là môi trường đầu tiên
mà những đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng bước đầu hình thành từ
những hành vi của những người xung quanh, bao gồm cả những hành vi tốt
hay không tốt.
- Từ phía nhà trường: nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục,
tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và quản lý
học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc quản lý, giáo dục, phát
hiện, ngăn chặn, xử lý các em có biểu hiện vị phạm pháp luật…
- Từ phía xã hội: do mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động sâu sắc đến mọi
mặt đời sống xã hội, đạo đức xã hội xuống cấp; môi trường xã hội không lành
mạnh, tác động của sự du nhập của văn hóa, phim ảnh bạo lực và tệ nạn ma
túy, cờ bạc, lối sống thực dụng, hưởng thụ, đã ảnh hưởng tiêu cực đến suy
nghĩ và hành động của người chưa thành niên,…
- Từ phía người chưa thành niên: phần lớn các đối tượng vi phạm pháp
luậtđang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên
phần lớn, họ chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham
gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật; * Giải pháp hạn chế:
- Gia đình phải quan tâm, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho các em ngay
từ khi còn nhỏ. gia đình phải bồi dưỡng, giáo dục cho người chưa thành niên
nhận thức đúng, có hành vi chuẩn mực và có kiến thức pháp luật. Gia đình nên
giới thiệu các kiến thức pháp luật một cách có lựa chọn, có hệ thống nhằm
giúp cho các em hiểu được đâu là hành vi hợp pháp, đâu là hành vi vi phạm
pháp luật, biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Như vậy, sẽ hình thành
cho các em ý thức tránh xa hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội sau này.
- Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối với học
sinh. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo trong
việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Hình ảnh của các thầy, cô giáo có ảnh hưởng,
tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách, trạng thái tâm lý của học sinh.
Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo dục pháp luật trong
nhà trường và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường với gia
đình trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý giáo dục các em phát triển
toàn diện.
- Xây dựng, áp dụng, tuyên truyền pháp luật:
- Tăng cường, nhân cao trách nhiệm và nhiệm vụ của tổ chức đoàn thể và
chính quyền:
- Vấn đề giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho người dân
7. Pháp luật là gì? Phân tích mối quan hệ pháp luật và đạo đức? Trách
nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ pháp luật?
Mối quan hệ giữa PL và đạo đức:
- Đạo đức và pháp luật có mối liên hệ khăng khít với nhau. Pháp luật và
đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên sự
điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người.Pháp luật sẽ bị
vi phạm nếu xã hội có môi trường đạo đức tha hóa . Ngược lại, pháp luật
không nghiêm chỉnh cũng ảnh hưởng xấu đến đời sống môi trường đạo
đức.
- Trong xã hội có giai cấp: thì pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm
quyền, do vậy giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luật pháp cũng tiến bộ, vì
tính nhân văn, nhân đạo thống nhất với đạo đức. Trong xã hội càng phát
triển thì những chuẩn mức càng được luật pháp hóa. Vì vậy mà giữa đạo
đức càng chặt chẽ hơn.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng: khi giai cấp cầm quyền tiến bộ thì
luật pháp đề ra cũng phù hợp với xã hội. Hoặc ngược lại, khi giai cấp cầm
quyền mà bảo thủ lạc hậu thì luật pháp nó chỉ bảo vệ lợi ích cho giai cấp
thống trị.
- Trong xã hội chủ nghĩa:
+ Sự tồn tại của nhà nước XHCN là 1 tất yếu.
+ Còn nhà nước thì còn pháp luật, vì vậy nó vẫn là công cụ để điều tiết
quản lý xã hội, cho nên nó vẫn là nhà nước pháp quyền.
+Nhà nước pháp quyền XHCN khác với nhà nước TBCN.
+ Nhà nước XHCN thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đều
hướng đén 1 xã hội văn minh hơn.
*Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ PL
-Muốn bảo vệ PL trước hết là phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
PL mà Nhà nước đã đề ra.
-Tuyên truyền, mở rộng vốn hiểu biết về PL không chỉ với bản thân mà
còn với những người thân, xa hơn nữa là cộng đồng.
-Trong hệ thống PL đương nhiên đâu đó vẫn sẽ có lỗ hổng, vậy nên nếu
là sinh viên trường Luật sau này khi làm việc trong các cơ quan có thẩm
quyền thì nên có nhận thức đúng và có những thay đổi cho phù hợp với
thực tế.
8. Pháp luật quy định như thế nào về thừa kế theo di chúc? Điều kiện có hiệu
lực của thừa kế theo di chúc.
* Thừa kế theo di chúc chia thành 2 loại :
-Có di sản
-Di chúc hợp pháp :
+Người lập di chúc minh mẫn, tự nguyện.
+Nội dung di chúc không trái pháp luật và đạo đức: không vi phạm những điều
pháp luật cấm.
+ Hình thức di chúc (có 2 hình thức)
1. Di chúc bằng miệng: có thời hạn 5 ngày xác thực và hiệu lực trong 3 tháng,
có ít nhất 2 người làm chứng trở lên.
2. Di chúc bằng văn bản: di chúc không có người làm chứng, di chúc bằng văn
bản không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi thỏa mãn hai tiêu chí sau:
• Người lập di chúc phải tự viết tay hoặc đánh máy và ký vào bản di chúc.
• Nội dung của di chúc phải phù hợp với quy định tại Điều 631 như ngày,
tháng, năm lập di chúc; Họ, tên người lập di chúc; họ tên, cơ quan được hưởng
di sản.
• di chúc có người làm chứng/ có công chứng.
*Điều kiện có hiệu lực của thừa kế di chúc là thời điểm người có tài sản chết
hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết theo quy định.
9 . Trình bày khái niệm vi phạm pháp luật. Dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chỉ ra
những dấu hiệu cơ bản vi phạm pháp luật. Hãy cho biết những nguyên nhân
dẫn đến vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên hiện nay và giải pháp hạn
chế?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi
thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
– Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự
thực tế, cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định.
Bởi vì: Pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể, không
điều chỉnh suy nghĩ của họ, do vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của chủ thể
mới xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
Hành vi xác định đó có thê được thực hiện băng hành động.
Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu làm bài thi khi không được phép; có thể
được thực hiện bằng không hành động. Doanh nghiệp B trốn tránh nghĩa vụ
nộp thuế.
– Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các
yêu cầu của pháp luật.
Hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới các hình thức sau:
+ Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm.
Ví dụ: Chị C, 30 tuổi, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông bằng xe máy.
+ Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực
hiện.
Ví dụ: Thanh niên K không đến nhập ngũ theo Giấy gọi nhập ngũ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
+ Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.
Ví dụ: Luật đất đai quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên mới có quyền
giao đất cho các chủ thể khác sử dụng, song trong thực tế ở một số địa
phương, Ủy ban nhân dân xã đã giao đất công cho người dân, như vậy, hành vi
giao đất của Ủy ban nhân dân xã là trái pháp luật.
– Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý.
Bởi vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực
trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể: Là khả năng mà pháp luật quy định
cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Năng lực trách nhiệm
pháp lý được pháp luật quy định khác nhau tuỳ theo từng loại chủ thể và tuỳ
từng loại trách nhiệm pháp lý.
+ Cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ đạt đến một độ tuổi nhất
định và trí tuệ phát triển bình thường, đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực
và thể lực đã cho phép cá nhân đủ khả năng nhận thức được hành vi và hậu
quả của hành vi do mình gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi
đó.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi
phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành
chính về mọi vi phạm hành chính… ”.
Quy định này cho thấy, ở nước ta, cá nhân được coi là có năng lực trách nhiệm
pháp lý trong lĩnh vực hành chính khi họ đủ 14 tuổi trở lên và trí tuệ phát triển
bình thường.
+ Tổ chức sẽ có năng lực trách nhiệm pháp lý từ khi được thành lập hoặc được
công nhận. Tuy nhiên, năng lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức được pháp
luật quy định khác nhau tùy theo từng loại tổ chức và tùy theo từng loại trách
nhiệm pháp lý.
Ví dụ: Theo pháp luật Việt Nam, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính,
năng lực trách nhiệm dân sự nhưng không có năng lực trách nhiệm kỷ luật;
Còn năng lực trách nhiệm hình sự thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, chỉ pháp nhân
thương mại mới có thể có, các tổ chức khác không có.
– Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể.
Tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được
hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội, đồng thời điều
khiển được hành vi của mình. Chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của
chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật.
– Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.
Tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.
Ví dụ: Hành vi trộm hoặc cướp tài sản của người khác đã xâm hại đến quyền sở
hữu tài sản của chủ sở hữu.
10. . Thừa kế là gì. Có mấy loại thừa kế. Khi nào thì chia thừa kế theo pháp
luật. Pháp luật quy định như thế nào về chia thừa kế theo pháp luật.
- Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền,
nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó.
- Có 2 loại:
+ Thừa kế theo di chúc
+ Thừa kế theo pháp luật
- Chia thừa kế theo pháp luật khi:
+ Trường hợp thứ nhất: Không có di chúc.
+ Trường hợp thứ hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc
không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm
điều kiện chung của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp
pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Trường hợp thứ ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế
theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
+ Trường hợp thứ tư: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di
chúc mà không có quyền hưởng di sản.
+ Trường hợp thứ năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di
chúc mà từ chối nhận di sản.
+ Trường hợp thứ sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
- Pháp luật quy định như thế nào về chia thừa kế theo pháp luật:
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, những người có quyền
thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Việc xác định người
thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng. Căn cứ Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa
kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết. Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một
trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ thừa
kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ
và ngược lại. Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di
sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa
con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị
ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ
khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ
hai của anh, chị, em ruột mình.
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bẳng nhau. Những
người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản.
10.Chỉ ra ưu và nhược điểm của từng hình thức pháp luật ? (Tập quán pháp,
tiền lệ pháp – án lệ và văn bản quy phạm pháp luật) hình thức của pháp luật
Hình Ưu điểm Nhược điểm
thức
Tập quán - Tập quán pháp xuất phát từ - Tập quán pháp tồn tại dưới
pháp những thói quen, những quy tắc dạng bất
ứng xử từ lâu đời nên đã ngấm thành văn nên thường được
sâu vào tiềm thức của nhân dân hiếu
và được nhân dân tự giác tuân một cách ước lệ, nó thường có
thủ góp phần tạo nên pháp luật tính tản mạn, địa phương, khó
và nâng cao hiệu quả của pháp bảo đảm có thể được hiểu và
luật. thực hiện thống nhất trong
phạm vi rộng.
- Góp phần khắc phục tình trạng
thiếu pháp luật, khắc phục các
lỗ hổng của pháp luật thành
văn.

Tiền lệ - Án lệ được hình thành từ hoạt - Án lệ được hình thành trong


pháp – động thực tiễn của các chủ thể quá trình áp dụng pháp luật, là
án lệ có thẩm quyền khi giải quyết sản phẩm, kết quả của hoạt
các vụ việc cụ thể trên cơ sở động áp dụng pháp luật nên
khách quan, công bằng, tôn tính khoa học không cao bằng
trọng lẽ phải… nên nó dễ dàng văn bản quy phạm pháp luật.
được xã hội chấp nhận.
- Thủ tục áp dụng án lệ phức
- Án lệ có tính linh hoạt, hợp lý, tạp, đòi hỏi người áp dụng phải
phù hợp với thực tiễn cuộc có hiểu biết pháp luật một cách
sống. thực sự sâu, rộng.

- Án lệ góp phần khắc phục - Thừa nhận án lệ có thể dẫn


những lỗ hổng, những điểm tới tình trạng toà án tiếm
thiếu sót của văn bản quy phạm quyền của nghị viện và Chính
pháp luật. Phủ.

Văn bản - Văn bản quy phạm pháp luật - Các quy định của văn bản quy
quy được hình thành do kết quả của phạm
phạm hoạt động xây dựng pháp luật, pháp luật thường mang tính
pháp thường thể hiện trí tuệ của một khái quát
luật tập thể và tính khoa học tương nên khó dự kiến được hết các
đối cao. tình
huống, trường hợp xảy ra
trong thực tế, vì thế có thể dẫn
đến tình trạng thiếu pháp luật
- Các quy định của nó được thể hay tạo ra nhữnglỗ hổng,
hiện thành văn nên rõ ràng, cụ những khoảng trống trong
thể, dễ đảm bảo sự thống nhất, pháp luật.
đồng bộ của hệ thống pháp
luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng, - Những quy định trong văn
có thể được hiểu và thực hiện bản quy
thống nhất trên phạm vi rộng. phạm pháp luật thường có tính
ổn
- Nó có thể đáp ứng được kịp định tương đối cao, chặt chẽ
thời những yêu cầu, đòi hỏi của nên đôi khi
cuộc sống vì dễ sửa đối, bổ có thể dẫn đến sự cứng nhắc,
sung… thiếu linh
hoạt.

- Quy trình xây dựng và ban


hành các văn bản quy phạm
pháp luật thường lâu dài và tốn
kém hơn sự hình thành của tập
quán pháp và án lệ.

You might also like