You are on page 1of 13

Nguyên nhân hành vi tham nhũng-> giải pháp, ý nghĩa tầm quan trọng

của phòng chống tham nhũng, trách nhiệm trong công tác đấu tranh tham
nhũng - vụ án phòng chống tham nhũng đang xảy ra ( vụ chuyến bay giải
cứu , ....Việt Á
Mở Bài:
 Sự gặp nhau giữa các quyền lực công nhưng không được chế ước với
nhu cầu cá nhân, vượt quá giới hạn cho phép.
 Khi cá nhân được trao quyền lực công nhưng có quá nhiều tham vọng,
thì 2 cái đó gặp nhau dẫn đến tham nhũng. Nói nôm na thì do lòng tham dẫn
đến hành vi tham nhũng.
 Tham nhũng được coi là sự tha hoá quyền lực, có quyền lực trong tay
nhưng tha hoá quyền lực dẫn đến tham nhũng.
 Nhu cầu của người có chức vụ, quyền lực trong tay là quá nhiều. Được
voi đòi tiên, cứ thấy nhu cầu này đạt được lại tăng thêm nhu cầu khác.

I. Nguyên nhân và điều kiện khách quan:


1. Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống
thấp, pháp luật chưa hoàn thiện
 Bởi vì ở nước kém phát triển và đang phát triển thì mức sống thấp ,nta có
nhu cầu nhưng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ nên tham nhũng sẽ
phổ biến hơn. Còn những nước phát triển thì mức sống cao thì đời sống
vật chất đời sống tinh thần của họ đã cao thì tham nhũng sẽ ít đi vì họ đã
thoả mãn các nhu cầu trong cuộc sống
 PL chưa hoàn thiện thì còn nhiều kẽ hở, pl chưa chặt chẽ chưa đồng bộ,
có những quy định còn mơ hồ lỏng lẽo sẽ dẫn đến tình trạng lách luật.

VD: Quy định về chính sách thuế ưu đãi và miễn thuế


Có những quy định về chính sách thuế ưu đãi và miễn thuế có thể mơ hồ hoặc
không được diễn giải rõ ràng. Điều này tạo điều kiện cho việc hiểu lầm và lách
luật để tận dụng các khoản miễn thuế một cách không chính xác . bằng cách sau
khi thời gian miễn, giảm thuế kết thúc sẽ tìm cách kê khai lỗ (hoặc có thể thực
hiện các thủ đoạn như chuyển giá) hoặc tiến hành giải thể để thành lập doanh
nghiệp mới; mặt khác sẽ dẫn đến tình trạng chồng lấn giữa cơ chế ưu đãi về
thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế.
2. Quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ
Khi mà cơ chế mới mới được định hình chưa có hoàn toàn đưa vào thực hiện,
vẫn còn tồn tại yếu tố của cái cũ thì có Sự bất cập, thiếu minh bạch và kém khả
thi trong nhiều quy định của pháp luật.Ví dụ như là Hoặc là chúng ta theo cái
cũ hoặc là chúng ta theo cái mới luôn, Khi mà cơ chế mới thay thế cho cơ chế
cũ nhưng mà nó chưa thay thế hoàn toàn mà nó tồn tại song hành cả hai cái, sẽ
dẫn đến tình trạng chồng chéo, khi mà xảy ra tình trạng nào đó thì sẽ mâu thuẫn
trong các quy định của pháp luật, tại vì nó không phân định được ranh giới rõ
ràng không biết bên nào phải chịu trách nhiệm bên này đổ cho bên kia.
3. Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường
Trong xã hội của chúng ta hay có câu nói vui đó là gì? Cái gì không mua
được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Cơ chế thị trường ở đây,
mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến tham nhũng, Vd như làm một
điều gì đó cho thuận lơij, cho nhanh thì thôi đưa tiền cho nhanh, VD như xin
việc thì cũng chạy tiền để xin, xin làm dự án nào đó thì cũng chạy tiền để ký
kết…
4. Do ảnh hưởng của tập quán văn hoá
Việt Nam chúng ta là người phương Đông người châu Á, có câu “Lời chào
cao hơn mâm cỗ”, có những phong tục tập quán văn hoá dẫn đến tham
nhũng, khi tết dịp lễ , ví dụ với Sếp thì có quà cáp đi, thì mục đích là muốn
một chức vụ nào đó nta có thể đưa tiền bằng quà cáp để nhằm trao đổi được
chức vụ. “Biếu quà được coi là một mốc văn hoá của người Việt, quà càng
sang càng giá trị thì chứng tỏ tình cảm sự tôn trọng của người đó thì tỷ lệ
thuận với giá trị của món quà

II. Nguyên nhân chủ quan(do chính bản thân người có chức vụ
quyền hạn thực hiện việc đó)
1. Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước
kém hiệu quả
Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự gia tăng của tham nhũng.

 Hạn chế trong quản lí và điều hành nền kinh tế


Hoạt động của bộ máy nhà nước còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu
quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức
chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán, thể hiện ở
những điểm sau:
 Hạn chế trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các chủ
thể quản lí
 Hạn chế trong việc công khai, minh bạch hoá các cơ chế quản lí
kinh tế.
 Chính sách quản lí, điều hành kinh tế của Nhà nước còn chưa thực
sự hợp lí.
 Hạn chế trong cải cách hành chính

2. Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái,
công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém
 Sự xuống cấp về đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công
chức, viên chức.
 Hiện có nhiều người duy trì những thái độ tiêu cực như hách dịch,
cửa quyền, sách nhiễu gây khó cho dân, kéo dài thời hạn…Khiến
người dân buộc chọn những cách giải quyết tiêu cực - hối lộ. Bên
cạnh đó là sựúuy thoái tư tưởng chính trị, lối sống trước hết thể hiện
ở tư tưởng hưởng thụ, quá coi trọng đồng tiền, vật chất,…
 Hạn chế trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

3. Chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán
Hạn chế trong thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước:Thực tế
triển khai các chính sách như đền bù, trợ giá, vay ưu đãi, chính sách lãi
suất, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, chính sách tái định cư, … còn
nhiều bất cập, chưa rõ ràng, công khai, minh bạch. Nhiều cán bộ, công
chức, viên chức đã lợi dụng những kẽ hở trong thực thi các chính sách
để phục vụ cho các lợi ích của bản thân và gia đình.

4. Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin – cho”
trong hoạt động công vụ còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà,
nặng nề, bất hợp lý

5. Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng


 Hạn chế trong việc khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng
Chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ hữu hiệu cũng như khuyến khích cán bộ,
công chức, viên chức tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng. Điều này làm
hạn chế đáng kể việc phát hiện tham nhũng đồng thời tạo điều kiện cho
tham nhũng gia tăng.
 Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan phát hiện tham nhũng
- Chưa phát huy triệt để vai trò.
- Thanh tra nhà nước chưa thực sự độc lập trong hoạt động
của mình.
 Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự
 Hạn chế trong hoạt động của cơ quan truyền thông.
 Hạn chế trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức
trong phòng chống tham nhũng.

6. Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật về tham nhũng.
 Phạm vi thực hiện - chưa được sâu rộng.
 Hình thức tuyên truyền - khá đơn điệu
 Nội dung tuyên truyền - chưa thực sự cụ thể với từng đối tượng,
đơn giản.

1. Nguyên nhân:

1.1 Những hạn chế trong chính sách pháp luật


 Hạn chế trong thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước:
Thực tế triển khai các chính sách như đền bù, trợ giá, vay ưu đãi, chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ
cho người nghèo, chính sách tái định cư, … còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng, công khai, minh bạch.
Nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã lợi dụng những kẽ hở trong thực thi các chính sách để phục vụ
cho các lợi ích của bản thân và gia đình.
 Hạn chế về pháp luật
Trên thực tế, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển của nền kinh tế-xã hội, tạo kẽ hở cho tham nhũng gia tăng.
- Sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
- Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật
- Sự bất cập, thiếu minh bạch và kém khả thi trong nhiều quy định của pháp luật.
1.2 Những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội.
Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự gia tăng của tham nhũng.
 Hạn chế trong quản lí và điều hành nền kinh tế
Hoạt động của bộ máy nhà nước còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp
hoặc bị phân tán, thể hiện ở những điểm sau:
- Hạn chế trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các chủ thể quản lí
- Hạn chế trong việc công khai, minh bạch hoá các cơ chế quản lí kinh tế.
- Chính sách quản lí, điều hành kinh tế của Nhà nước còn chưa thực sự hợp lí.
 Hạn chế trong cải cách hành chính

1.3 Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng

 Hạn chế trong việc khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng

Chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ hữu hiệu cũng như khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tố cáo,
tố giác hành vi tham nhũng. Điều này làm hạn chế đáng kể việc phát hiện tham nhũng đồng thời tạo
điều kiện cho tham nhũng gia tăng.

 Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan phát hiện tham nhũng
- Chưa phát huy triệt để vai trò.
- Thanh tra nhà nước chưa thực sự độc lập trong hoạt động của mình.
 Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự
 Hạn chế trong hoạt động của cơ quan truyền thông.
 Hạn chế trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức trong phòng chống tham nhũng.

1.4 Những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức cũng như trong hoạt động bổ
nhiệm, luân chuyển cán bộ.
Đây được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản
 Sự xuống cấp về đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Hiện có nhiều người duy trì những thái độ tiêu cực như hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu gây khó cho
dân, kéo dài thời hạn…Khiến người dân buộc chọn những cách giải quyết tiêu cực - hối lộ. Bên cạnh
đó là sựúuy thoái tư tưởng chính trị, lối sống trước hết thể hiện ở tư tưởng hưởng thụ, quá coi trọng
đồng tiền, vật chất,…
 Hạn chế trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
1.5 Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng.
 Phạm vi thực hiện - chưa được sâu rộng.
 Hình thức tuyên truyền - khá đơn điệu
 Nội dung tuyên truyền - chưa thực sự cụ thể với từng đối tượng, đơn giản.

2. Giải pháp

Dựa trên nguyên nhân, đề xuất 5 giải pháp chính:


1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế -
xã hội và phòng, chống tham viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật.
2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
3. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
4. Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, tiêu cực.
5. Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng,
chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia
thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng
3.1 Phòng chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà
nước pháp quyền
Hoạt động phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm đặc biệt. Tham nhũng vẫn được coi là “quốc nạn” của đất nước,
là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
3.2. Phòng, chống tham nhũng góp phần tăng trưởng kinh tế đất
nước, nâng cao đời sống nhân dân
Thiệt hại vật chất do tham nhũng gây ra không chỉ là số lượng tài sản rất
lớn của Nhà nước, tập thể và công dân bị các đối tượng tham nhũng
chiếm đoạt mà còn bao gồm cả những thiệt hại vật chất do các đối tượng
này làm thất thoát hoặc gây lãng phí. Vì vậy, để phát triển kinh tế nhanh
và vững chắc, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống, vật chất, tinh
thần cho nhân dân cần thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa
và đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng. Việc tích cực phòng,
chống tham nhũng có ý nhĩa quan trọng không chỉ đối với việc phát triển,
tăng trưởng nền kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn, góp phần quan trọng
trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
3.3. Phòng, chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đức
truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội
Tham nhũng tác động xấu rất lớn đối với xã hội, làm méo mó các quan hệ
xã hội, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đồng
thời cổ vũ cho sự tham lam, ích kỷ, lối sống sa hoa truỵ lạc và những thói
hư tật xấu khác trong xã hội phát sinh, phát triển. Vì vậy việc phòng ngừa
và đấu tranh chống tham nhũng chính là hoạt động góp phần duy trì các
giá trị đạo đức truyền thống và làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
3.4. Phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của nhân
dân vào chế độ và pháp luật
Nhiệm vụ làm trong sạch bộ máy, tăng cường sức mạnh cho bộ máy nhà
nước mà chủ yếu thông qua con đường đấu tranh không khoan nhượng
với nạn tham nhũng cần được thực hiện một cách quyết liệt. Chỉ có như
vậy mới loại bỏ được hành vi tham nhũng, mới khôi phục được niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và pháp luật, đồng thời củng cố
lòng tin của cán bộ, công chức với cơ quan, tổ chức và pháp luật.
4. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Trách nhiệm của công dân đối với phòng chống tham nhũng được quy
định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau:
Nghị định số 120/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật phòng chống tham nhũng;
Nghị định số 47/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn về vai trò,
trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng;
Nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập
Nghị định số 68/2011/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định số 37
Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
phòng chống tham nhũng;
4.1. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng
 Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; -
Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng;
 Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;
 Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý
hành vi tham nhũng;
 Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế,
chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
 Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
4.2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống
tham nhũng
 Đối với cán bộ, công chức, viên chức không phải là người lãnh đạo, quản lý
- Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện quy
tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.
- Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ báo cáo về các hành
vi có dấu hiệu tham nhũng
- Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ chấp hành quyết định
về chuyển đổi vị trí công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
 Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị
- Tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, báo cáo về hành vi có dấu hiệu
tham nhũng xẩy ra trong cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức (quản lý, lãnh đạo) có trách nhiệm tuân
thủ quyết định về việc luân chuyển cán bộ, kê khai tài sản.
- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. đơn vị, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý.

5. Thực trạng

Tình trạng tham ô, lãng phí, tiêu cực và tham nhũng tại Việt Nam diễn ra
trong nhiều thập niên qua, xảy trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở tất
cả các ngành, các cấp.
Tại Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ tại Đại
hội XIII của Đảng đã nêu: “Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn
còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng
nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc
trong xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự
tồn vong của Đảng và chế độ”. Mỗi khi người dân, doanh nghiệp đi xin
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, đi khám bệnh, xin cho con đi
học, hoặc chuyển trường, xin vốn đầu tư, dự án xây dựng… đều phải có
“lót tay”, “bôi trơn” thì mọi việc mới nhanh chóng. Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng gọi dạng tham nhũng này là “tham nhũng vặt”, gây bức xúc,
khó chịu cho mọi người và toàn xã hội. Nhiều vụ tham nhũng lớn, có tổ
chức, nhiều người tham gia, có sự cấu kết của nhiều doanh nghiệp và cán
bộ nhà nước thoái hóa, biến chất như: Vụ án Epco - Minh Phụng từ
những năm 80 của thế kỷ trước, với 77 bị can và 2 án tử hình; vụ án tại
Tập đoàn Vinashin, với Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm; vụ án tham
ô và cố ý làm trái tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines),
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tử hình, 8 bị can khác chịu hình
phạt từ 4 đến 22 năm tù, gần đây là những vụ như:
Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: 37 người của 8 bộ, ngành bị bắt
Vụ thao túng giá chứng khoán: Ông Trịnh Văn Quyết vào tù
Vụ án liên quan Tân Hoàng Minh: Ông Đỗ Anh Dũng bị bắt
Vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC
6. Vụ Việt Á - Đại án thổi giá Kit test Covid-19
Trận dịch Covid-19 không chỉ để lại hậu quả, thiệt hại lớn về người, tài
sản, nỗi đau mất mát mà còn để lại vết nhơ trong bộ máy chính quyền,
các cơ quan liên quan. Tiêu biểu là vụ Chuyến bay giải cứu và gần đây là
vụ đại án Việt Á. Nói là đại án bởi mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng
của nó.
6.1 Toàn cảnh vụ án
Cách đây gần 1 năm, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày
một phức tạp trên cả nước, Cục Cảnh sát kinh tế (C03), Bộ Công an (CA)
đã chủ động, tập trung nắm tình hình đối với lĩnh vực y tế, hoạt động đấu
thầu nhằm phát hiện các sự việc, hiện tượng nổi lên nghi vấn có dấu hiệu
tội phạm. Từ đó, tháng 9-2021, C03 đã nắm được thông tin về việc giá
thành mua, bán kit test xét nghiệm Covid-19 trên thị trường cao bất
thường.
Lần theo chiếc que kit test, lực lượng CA đã phát hiện, bóc gỡ được một
trong những đại án lớn nhất hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có
hơn 80 bị can bị cơ quan CSĐT Bộ CA và CA các địa phương khởi tố
trong vụ án liên quan đến kit test Việt Á. Trong đó, có cựu Bộ trưởng Bộ
Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ
(KHCN) Chu Ngọc Anh, cựu Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc,
hàng loạt giám đốc CDC các địa phương, cán bộ các cơ sở y tế tại nhiều
tỉnh, thành trên cả nước.
 Lập hơn 30 công ty để mua đi, bán lại
Đi sâu xác minh, thu thập thông tin, C03 đã phát hiện, thu thập được
thông tin về Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) nhập
khẩu rất nhiều nguyên vật liệu và trúng thầu, ký kết các hợp đồng mua
bán, cung cấp vật tư y tế, kit test với Sở Y tế, Bệnh viện, CDC các tỉnh
thành và một số công ty khác với giá thành cao hơn thực tế nhiều lần. Tại
thời điểm xác minh, kit test Covid-19 do Việt Á và các công ty liên quan
cung cấp đang chiếm trên 70% thị phần phục vụ xét nghiệm trên cả nước.

Ngoài Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt còn đứng ra thành lập hơn 30
công ty và giữ vai trò chỉ đạo, điều phối, quản lý hoạt động của các công
ty này. Từ năm 2020, Công ty Việt Á đã trực tiếp hoặc gián tiếp trúng các
gói thầu cung cấp vật tư y tế, cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC
và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu
trên 4.000 tỷ đồng.

 Lòng vòng mua bán để "thổi giá” kit test covid-19


Tính riêng chi phí nguyên vật liệu sản xuất 1 bộ test Covid-19, Công ty
Việt Á đã nâng khống giá, hưởng lợi trái phép 144.986,17 đồng. Quá
trình xác minh, trinh sát cũng xác định, từ tháng 01 đến tháng 6-2020, chi
phí mua vào hàng hóa, dịch vụ của Công ty Việt Á là 78,74 tỷ đồng, phí
mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất test Covid-19 là 28,433 tỷ đồng.
Trong khi đó, Việt Á lại khai thuế GTGT lên tới hơn 116 tỷ đồng. Như
vậy, Công ty Việt Á đã có hành vi nâng khống giá trị hàng hóa, dịch vụ
mua vào để làm căn cứ tính giá thành bộ test Covid-19, trốn thuế thu
nhập doanh nghiệp. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, Công ty Việt Á
đã nâng khống số tiền gần 37,3 tỷ đồng.

 Những cú bắt tay tiền tỷ


Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ
chỉ định thầu bằng cách sử dụng các công ty con trong hệ thống hoặc các
công ty có mối quan hệ với Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á lập hồ sơ
chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... Những được đổi chát
này trị giá hàng tỷ đồng.

6.2 Điều tra và khởi tố


 Phan Quốc Việt có vai trò chủ mưu, cầm đầu
Trong vụ án này, Phan Quốc Việt bị xác định có vai trò chủ mưu, cầm
đầu. Theo cáo trạng, đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh,
Phan Quốc Việt biết chủ trương nghiên cứu sinh phẩm phục vụ phòng,
chống dịch nên xin cùng tham gia đề án.
Ngay sau đó tiếp tục phát triển để sản xuất, rồi xin cấp phép lưu hành,
kinh doanh thương mại.
Nâng khống để được trực tiếp sản xuất, Phan Quốc Việt đã đưa tổng số
tiền là 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng cho một số cán bộ liên quan trong vụ
án.
Bên cạnh đó, quá trình Công ty Việt Á sản xuất và tiêu thụ kit test là thu
lời bất chính, Phan Quốc Việt trực tiếp hoặc chỉ đạo 7 nhân viên phụ
trách vùng của Công ty Việt Á liên hệ làm việc và thỏa thuận, thống nhất
với lãnh đạo, cán bộ các công ty trung gian (Công ty Việt Á bán cho các
đơn vị, cơ sở y tế qua công ty trung gian) hoặc lãnh đạo, cán bộ các đơn
vị, cơ sở y tế để Công ty Việt Á giao kit test và các thiết bị, vật tư y tế
khác cho các đơn vị, cơ sở y tế sử dụng trước.
Sau đó thông đồng hợp thức hồ sơ đấu thầu, ký hợp đồng để đơn vị, cơ sở
y tế thanh quyết toán, chuyển tiền cho Công ty Việt Á/công ty trung gian
theo đơn giá do Công ty Việt Á/công ty trung gian đưa ra.
 Tiến trình Khởi tố
Ngày 31 tháng 12, khi có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm Bộ công
an đã khởi tố 11 viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế.
Ngoài ra, các viên chức của CDC Nghệ An, CDC Bình Dương, và hàng
loạt tỉnh khác cũng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng".Vụ việc được cho có liên quan đến 62/63 tỉnh,
thành tại Việt Nam
Ngày 7 tháng 1 năm 2022, người phát ngôn Bộ Công an cho biết 19 bị
can đã bị khỏi tố về các tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng"; "đưa hối lộ, nhận hối lộ"; "lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ". Cơ quan điều tra đã kê biên 28 bất động sản,
phong tỏa tài khoản hơn 320 tỉ đồng, 100.000 USD và tạm giữ số tiền
hơn 4,8 tỉ đồng do một số đối tượng có liên quan tự nguyện giao nộp.
Tính đến đầu tháng 1, 2023, có ít nhất khoảng 100 người đã bị khởi tố do
có liên quan đến vụ Việt Á. Trong số này có tám quan chức thuộc Bộ Y
tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y
tế các tỉnh, thành phố. 1.700 tỷ đồng do các bị can trong vụ bộ xét
nghiệm COVID-19 của Việt Á nộp, trả lại đang do Cơ quan Cảnh sát
Điều tra tạm giữ.
6.3 Những con số biết nói của đại án.
 30 công ty được thành lập, thu lợi trên 4.000 tỷ đồng
 800 tỷ đồng tiền “ bôi trơn”
 Tích thu, giao nộp cho CQĐTra 1.700 tỷ
 30 vụ án, 107 bị can liên quan công ty Việt Á
6.4 Nguyên nhân xảy ra vụ việc
 Xuất phát từ việc thâu tóm đề tài nghiên cứu cấp quốc gia
Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế đã thiếu
trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một
số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước
trong việc phê duyệt, giao tổ chức thực hiện, ký hợp đồng, đánh giá,
nghiệm thu, chuyển giao, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán
kinh phí thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét
nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y; trong truyền thông, xác nhận
và đề nghị khen thưởng đối với Học viện Quân y và một số cá nhân.
 Đề tài Nhà nước, nhưng Việt Á hợp thức hóa thành "của riêng"
Nguyên nhân chính là do sự buông lỏng lãnh đạo, thiếu trách nhiệm của
Ban cán sự đảng, để Bộ Khoa học và công nghệ có nhiều vi phạm, khuyết
điểm trong tất cả các khâu của quá trình quản lý nhà nước đối với nhiệm
vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm
xét nghiệm COVID-19, do Học viện Quân y chủ trì.
6.5 Bài học kinh nghiệm
 Việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ làm ảnh hưởng đến năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng với tư cách là một lực lượng
lãnh đạo và dẫn dắt xã hội thực hiện các mục tiêu cao đẹp của Đảng
đã đề ra.
 Mỗi đảng viên, nhất là người đứng đầu phải nắm bắt đầy đủ nội dung
của các nguyên tắc và thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, liên tục,
dù ở vai trò, vị trí nào.
 Các tổ chức đảng phải giữ vững và phải thực hiện nghiêm quy chế
làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, thực
hiện vai trò nêu gương người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu cơ quan,
đơn vị.
Kết: Trong quá trình nghiên cứu vấn đề tham nhũng, chúng em nhận thấy
được những vấn đề, thách thức của thực trạng tham nhũng và càng nhận
thấy rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc phòng chống, xử lí “
Quốc nạn” này. Và chúng em vô cùng ấn tượng với sự quyết liệt, những
chỉ đạo sát sao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng. Đặc biệt ông có những câu nói
thực sự khiến em phải nể:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp Ban Bí thư Trung
ương Đảng ngày 10.4.2018.

“Nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác
làm”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 31.7.2017.

“Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”.

Đây là câu nói củng cố lòng dân rất lớn. Không một ai đứng ngoài cuộc,
đặc biệt là cuộc chiến chống tham nhũng. Và em tin tất cả chúng ta, các
bạn ở dưới dù là ai cũng phải có trách nhiệm về vấn đề này.

CÂU HỎI

You might also like