You are on page 1of 6

THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT

NAM
I/ Vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam
1. Thực trạng
Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI)
đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng gọi tắt là CPI với mục đích hàng
năm xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được
nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia" (Theo Wikipedia).
Vào ngày 28/02/2021, TI đã công bố chỉ số CPI năm 2020 với kết quả: Việt
Nam đạt 36/100 điểm, giảm 1 điểm so với năm 2019, và đứng thứ 104/180 trên
bảng xếp hạng toàn cầu tức là đã giảm 8 bậc so với năm 2019. Xét trên thang
điểm từ 0-100 của CPI, trong đó 0 thể hiện mức độ cảm nhận tham nhũng cao
nhất và 100 là mức độ cảm nhận tham nhũng thấp nhất, năm 2020 Việt Nam
vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50.

1-Biểu đồ điểm CPI của Việt Nam qua các năm từ 2012-2020

Tình trạng tham nhũng tiêu cực xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều
lĩnh vực với quy mô khác nhau, trong đó có những vụ, việc xảy ra ở những
ngành, lĩnh vực trọng điểm với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, mức độ sai phạm
lớn:
Trong lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý hành chính công: Tham nhũng gắn
liền với việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế, lao động, xã hội. Nổi lên là các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ,
quyền hạn trong triển khai dự án đầu tư của Nhà nước để trục lợi; hiện tượng
vòi vĩnh, đưa và nhận hối lộ; cố ý làm trái trong các hoạt động cấp phép, chứng
nhận, các hoạt động dịch vụ hành chính công; các hoaajt động thanh tra, kiểm
tra; tuyển sinh, tuyển dụng, thi cử,…
Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính: Tình trạng tham ô tài sản, thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ xảy ra ở nhiều ngân hàng thương
mại. Một bộ phận lãnh đạo, nhân viên các ngân hàng thoái hóa, biến chất được
các doanh nghiệp thông đồng với đối tượng vay nhận hồ sơ thế chấp không hợp
lệ, hồ sơ giả để vay tiền, dẫn đến hàng nghìn tỷ đồng vị thất thoát, hàng trăm
cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng và giám đốc các doanh nghiệp bị truy tố
trước pháp luật.
Trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản: Những công trình để xảy ra thất
thoát tài sản liên quan đến các hành vi tham nhũng ở hầu hết các khâu, các giai
đoạn từ khâu lập và phê duyệt dự án, khảo sát, thiết kế, duyệt kế hoạch vốn, đấu
thầu, tư vấn giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình
Ngoài ra, xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn lợi dụng, lạm dụng chức
vụ, quyền hạn, sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, thông đồng, móc ngoặc
với các đối tượng bên ngoài để chiếm đoạt tài sản Nhà nước,…
Qua việc phỏng vấn 1.089 người dân từ 19 tỉnh thành vào tháng 7 và 8 năm
2019, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đã đưa ra nhiều số liệu về tình hình
tham nhũng ở Việt Nam. Khảo sát cho thấy người dân ngày càng quan ngại về
tham nhũng khi mối lo ngại về vấn đề này tăng từ vị trí thứ 7 (GCB-2017) lên vị
trí thứ 4 trong VCB-2019.
2-Biểu đồ những vấn đề quan trọng mà Chính phủ Việt Nam cần giải quyết

5 nhóm đối tượng được người dân cho là tham nhũng nhất ở Việt Nam: đứng
đầu là cảnh sát giao thông (30%), công an (20%), cán bộ thuế (17%), lãnh đạo
doanh nghiệp (15%), cán bộ công chức nhà nước (13%). Không những thế,
trong số những người được hỏi có đến 66% có liên hệ hoặc tiếp xúc với ít nhất
một lĩnh vực dịch vụ công và cứ 5 người thì có 1 người – tương đương với 18%
phải đưa hối lộ ít nhất 1 lần. Trong đó, có số liệu cho thấy tỉ lệ hối lộ cho cảnh
sát giao thông là cao nhất – 38%.

3-Tỉ lệ tiếp xúc và trải nghiệm tham nhũng trong 7 lĩnh vực dịch vụ công

4-Biểu đồ cảm nhận về tham nhũng trong cơ quan và nhóm đối tượng (2013-2019)
Một hình thức hối lộ
hết sức tiêu cực khác
là “hối lộ tình dục”. Đa
số người dân Việt Nam
(78%) được khảo sát
cho rằng đây là một
vấn đề nghiêm trọng
và rất nghiêm trọng.

5-Biểu đồ mức độ nghiêm trọng của “hối lộ tình dục” ở Việt Nam

Theo 73% số người được khảo sát đều cho rằng mức độ tham nhũng là
“nghiêm trọng” và “rất nghiêm trọng” ở khu vực công và 62% ở khu vực tư.

6-Biểu đồ mức độ nghiêm trọng tham nhũng ở khu vực công và khu vực tư

Tình hình trên cho thấy tình hình tội phạm tham nhũng rất phức tạp và đáng
báo động, đòi hỏi công tác phòng, chống tham nhũng cần kiên trì, đồng bộ và
quyết liệt hơn nữa để có thể ngăn chặn, đẩy lùi một cách hiệu quả loại tội phạm
nguy hiểm này.
2. Thực trạng chống tham nhũng ở Việt Nam
Kể từ năm 2005 chúng ta đã có Luật phòng chống tham nhũng 2005 được
sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và 2012 và bây giờ được thay thế bằng Luật
phòng chống tham nhũng 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày
20/11/2018, có hiệu lực vào ngày 01/07/2019. Đây là công cụ pháp lý mà các cơ
quan tư pháp căn cứ để buộc tội và trừng trị những kẻ có hành vi tham nhũng.
Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thực sự có những bước chuyển
biến mạnh mẽ kể từ năm 2013 khi vào ngày 1 tháng 2, Bộ Chính trị ban hành
quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo. Công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng từ đây đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết
liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất
quan trọng, toàn diện, rõ rệt hơn được cán bộ, đảng viên và nhân dân ủng hộ
đồng tình:
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt,
hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng thể hiện
quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến không hồi kết này:
“không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức
ép của bất kì cá nhân nào”
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; thanh tra, kiểm toán của Nhà
nước được tăng cường, phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt
kỉ luật kỉ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác phòng chống tham nhũng
- Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp và tăng cường chỉ đạo, chủ động; tập
trung kiểm tra, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Đặc
biệt tiến hành xử lý cả những cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cán bộ cấp
cao, cả trong lực lượng vũ trang. Tất cả đều được thực hiện một cách nghiêm
minh, bài bản từ trên xuống dưới, có trọng tâm, có trọng điểm: Ủy ban kiểm tra
Trung Ương đã mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra xuống đến cả cấp ủy, cấp
huyện và cấp cơ sở; xử lý dứt điểm nhiều vụ án phức tạp, kéo dài qua nhiều
năm liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều địa phương
- Ngành Thanh tra, kiểm toán có nhiều cố gắng, công tâm, khách quan
làm rõ các sai phạm; kiến nghị, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có liên quan,
thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước. Nhất là tập trung vào các lĩnh vực có nhiều
dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; công khai xử lý nghiêm minh các sai
phạm liên quan đến nhiều dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận đang quan
tâm.
- Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế được
tiến hành kiên quyết, không khoan hồng, không nương nhẹ, không làm oan,
không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế - xã hội và phòng
chống tham nhũng cũng được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng
ngừa chặt chẽ để đảm bảo quy tắc 4 không: “không thể”, “không dám”, “ không
muốn” và “ không cần tham nhũng”. Nhiều chủ trương, giải pháp, quy định
mới, mạnh mẽ và quyết liệt được ban hành nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
hoàn thiện thể chế về kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng. Trong số
đó, nhiều quy định nghị quyết được quán triệt và thực hiện một cách nghiêm
túc, đi vào cuộc sống.
Công tác cán bộ, cải cách hành chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm
giải trình trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cấc giải pháp phòng ngừa tham
nhũng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
- Công tác cán bộ đã có nhiều đổi mới, công khai, dân chủ, công tâm,
khách quan, minh bạch, đúng quy trình, đúng nguyên tắc, đảm bảo sự lãnh đjao
chặt chẽ của Đảng

You might also like