You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

KHOA KÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN CHỦ ĐỀ: PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Dương Nguyễn Thanh Hà

Mã số sinh viên: 030236200044

Lớp, hệ đào tạo: MLM308_2021_D10

CHẤM ĐIỂM
Bằng chữ Bằng số

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC

1. Những vấn đề lý luận......................................................................................1

1.1. Khái niệm...................................................................................................1

1.2. Nội dung.....................................................................................................1

2. Thực trạng........................................................................................................3

2.1. Những thành tựu.........................................................................................3

2.2. Hạn chế.......................................................................................................4

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................7

3. Giải pháp..........................................................................................................8

4. Kết luận............................................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCC Cán bộ công chức


CPI Chỉ số cảm nhận tham nhũng
UBKT Ủy ban kiểm tra
PCTN Phòng chống tham nhũng
ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1: Ba vấn đề bức xúc của Việt Nam.......................................................2

Hình 2: Điểm CPI của Việt Nam qua các năm................................................4


1

1. Những vấn đề lý luận

1.1. Khái niệm

Tham nhũng là hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan xuất hiện từ
lâu trong xã hội loài người có phân chia giai cấp, nên tham nhũng là một phạm trù
mang tính lịch sử. Tham nhũng được nhiều học giả và các tổ chức quan tâm
nghiên cứu, được biết đến với nhiều quan niệm khác nhau. Theo Từ điển Tiếng
Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của. Theo
nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi . Nghiên cứu về PCTN có
nhiều quan niệm khác nhau về tham nhũng, nhưng đều có chung quan niệm:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó để tham ô, nhận hối

lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi.

PCTN là tổng thể các biện pháp của một nhà nước áp dụng để ngừa(phòng),
phát hiện, ngăn chặn và xử lý(chống) tham nhũng. Những biểu hiện đó có thể là
lập pháp(ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những hành vi tham
nhũng), hành pháp(thực hiện các quy định pháp luật về PCTN), tư pháp(xử lý
những hành vi tham nhũng theo luật định), hoặc những biện pháp giáo dục, tuyên
truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của những chủ thể có liên quan
đến vấn đề này.

1.2. Nội dung

Bên cạnh tham nhũng, xã hội cũng phải đối mặt đồng thời với rất nhiều
vấn đề bức xúc khác. Để đánh giá toàn diện hơn mối quan ngại về tham
nhũng, cả ba nhóm đối tượng phỏng vấn đều được yêu cầu thể hiện mức độ
quan tâm của họ với 10 vấn đề mà xã hội đang gặp phải. Kết quả cho thấy
tham nhũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của xã hội. Cho dù tham
nhũng không phải là vấn đề được quan tâm thường xuyên nhất nếu so với
2

những vấn đề khác mà xã hội đang đối mặt, nhưng xét về con số tương đối
thì mức độ quan tâm vẫn rất cao: khoảng 75% số người được hỏi trong ba
nhóm đối tượng đều cho biết họ quan tâm hoặc rất quan tâm đến vấn đề tham
nhũng.

Mặc dù một số người dân quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề khác, như
chất lượng giáo dục, giá cả sinh hoạt, an toàn thực phẩm... nhưng rõ ràng
tham nhũng vẫn được xem là một vấn đề nghiêm trọng. Khi được hỏi về ba
vấn đề bức xúc nhất với Việt Nam hiện nay thì hơn 1/3 số người được hỏi đã
chọn tham nhũng (Hình 1). Số CBCC chọn tham nhũng là một trong những
vấn đề bức xúc nhất của quốc gia cao hơn bất cứ vấn đề nào khác trong danh
sách 10 vấn đề được nêu. Đối với doanh nghiệp, tham nhũng được chọn là
vấn đề bức xúc thứ hai, chỉ sau giá cả sinh hoạt. Kết quả này không đáng
ngạc nhiên - do những đợt lạm phát gần đây đã gây ra bất ổn lớn cho doanh
nghiệp. Đối với người dân, khi chọn ba vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam thì
tham nhũng đứng thứ ba, chỉ sau giá cả sinh hoạt và tai nạn giao thông. Rõ
ràng, từ quan điểm của những người được phỏng vấn, tham nhũng vẫn là một
trong những mối quan ngại lớn nhất của toàn xã hội.
Hình 1. Ba vấn đề bức xúc nhất đối với Việt Nam, theo quan điểm của CBCC, doanh nghiệp
và người dân (%)
3

Thực ra, nhiều vấn đề khác mà Việt Nam đang gặp phải, như đã nêu
trong Hình 1, đều có thể liên quan đến tham nhũng. Thí dụ, nếu mọi người
lo ngại về tai nạn giao thông thì họ cần có niềm tin rằng các cơ quan quản lý
giao thông và thực thi Luật giao thông đang ra quyết định để tăng mức độ
an toàn giao thông chứ không phải để tham nhũng. Phần sau của Báo cáo sẽ
trình bày nhận thức về tham nhũng trong lĩnh vực cảnh sát giao thông, y tế,
giáo dục và thị trường việc làm trong cơ quan nhà nước. Vì tham nhũng
làm giảm chất lượng các dịch vụ như y tế, giáo dục, làm phương hại đến sự
công bằng hay coi trọng tài năng trong thị trường việc làm trong cơ quan
nhà nước, hoặc làm giảm tính nhất quán trong thực thi luật giao thông nên
tham nhũng cũng đang góp phần gây ra nhiều vấn đề xã hội khác ở Việt
Nam.

2. Thực trạng

2.1. Những thành tựu

Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm
nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể
hiện một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong
công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể, năm 2018, Việt Nam đạt
33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng,
kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về
PCTN. Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng
(sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều. Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra
và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp PCTN như: đề cao tính liêm chính
trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức... Vì vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019
đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng
4

lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là
mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam
và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định
những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam.
Hình 2. Điểm CPI của Việt Nam qua các năm

Điểm CPI của Việt Nam qua các năm


37

36

35

34

33

32

31

30

29

28
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành
động quyết liệt, thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của
cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương trong công tác PCTN. Trong
năm 2019, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh mẽ với nhiều chủ trương, giải
pháp đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước
ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta
trên trường quốc tế. Nổi bật là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trên
các lĩnh vực đời sống

2.2. Hạn chế

Thứ nhất, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít cấp ủy, tổ chức
đảng còn hạn chế, tính tiền phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng
5

viên, trong đó có người đứng đầu chưa cao. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng,
lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế. Không ít cấp ủy, người
đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa gương mẫu, kiên quyết, tích cực đấu tranh chống
tham nhũng; che dấu những khuyết điểm, hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn
vị mình. Nhiều chi bộ đảng chưa quản lý tốt đảng viên; chưa phát hiện và đấu
tranh kịp thời những trường hợp có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, cố ý làm trái...
.

Thứ hai, về thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng hiện
nay cho thấy, với cơ chế UBKT do cấp ủy cùng cấp bầu ra, tuy về danh nghĩa
“quyền” của nó cũng ngang như “thường vụ” (cũng do cấp ủy bầu ra) nhưng trên
thực tế hoạt động của UBKT các cấp hiện nay có một số vướng mắc, thực chất
UBKT gần như trở thành một cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp ủy.

Thứ ba, cơ chế, chính sách và quy định về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi
thẩm quyền của Uỷ ban kiểm tra các cấp trong PCTN còn thiếu cụ thể, chưa đầy
đủ phù hợp. Bên cạnh đó tổ chức bộ máy của cấp ủy, UBKT, cơ quan UBKT và
đội ngũ cán bộ kiểm tra còn nhiều hạn chế, bất cập:

- Chưa có quy định về chức năng, nhiệm vụ và phạm vị, trách nhiệm, thẩm
quyền của UBKT cấp ủy đảng trong đấu tranh PCTN và kiểm soát quyền lực và
cơ chế phối hợp giữa UBKT cấp ủy với các tổ chức đảng, cơ quan liên quan trong
PCTN, kiểm soát quyền lực để có cơ sở pháp lý thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
công tác này.

- Tổ chức bộ máy Uỷ ban kiểm tra, cơ quan UBKT hiện nay chưa tương
xứng, ngang tầm với nhiệm vụ. UBKT Trung ương chưa có đơn vị chuyên sâu
trong lĩnh vực thực hiện hiện công tác kiểm tra, giám sát về PCTN, mô hình hiện
nay từng đơn vị do vậy không chuyên sâu, không có tính chuyên nghiệp, bên cạnh
đó trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Về phương pháp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của UBKT cấp ủy
còn có mặt bất cập, nhất là phương pháp dựa vào tổ chức đảng cho thấy hầu hết tổ
6

chức đảng vì nhiều lý do có biểu hiện giấu giếm vi phạm, bao che cho cán bộ vi
phạm, nhất là người đứng đầu có vi phạm do vậy không phát huy được vai trò,
trách nhiệm của tổ chức đảng trong kiểm tra, giải quyết tố cáo về tham nhũng. Về
phương pháp phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên tự phê bình
và phê bình cho thấy, tổ chức đảng và đảng viên khi có vi phạm thì ý thức tự phê
bình và phê bình yếu, rất ít khi nhận khuyết điểm, vi phạm, trong khi vi phạm về
tham nhũng khó phát hiện, chứng cứ khó xác định.

Thứ tư, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí
thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong
đó, việc phát huy trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị gương mẫu
trong thực hiện hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế. Việc kê
khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức, hầu hết kê khai chưa được kiểm tra,
xác minh, kiểm chứng; trách nhiệm giải trình trong thực hiện kê khai tài sản, thu
nhập chưa cụ thể, chính xác, dẫn đến nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán
bộ lãnh đạo cao cấp chưa gương mẫu, trung thực trong thực hiện kê khai tài sản,
thu nhập; chưa giúp cho công tác kiểm tra, giám sát của đảng thực hiện tốt việc
phát hiện, xử lý tham nhũng trong thực hiện nhiêm vụ công tác này.

Thứ năm, công tác phát hiện tham nhũng, tiêu cực qua thực hiện nhiệm vụ
công tác kiểm tra của đảng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng vị trí vai trò và
yêu cầu nhiệm vụ. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng so với yêu cầu thực
tế về phòng, chống tham nhũng và trách nhiệm của cấp ủy, Uỷ ban kiểm tra các
cấp thì việc kiểm tra trong PCTN chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chủ động phát
hiện dấu hiệu vi phạm về tham nhũng, nhiều vụ việc tham nhũng chưa được phát
hiện kịp thời để kiểm tra, có vụ việc nghiêm trọng một thời gian dài mới được
phát hiện để kiểm tra, tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn hạn chế. Có trường hợp
phát hiện có dấu hiệu vi phạm tham nhũng nhưng Uỷ ban kiểm tra còn có biểu
hiện né tránh, cấp uỷ chỉ đạo, đồng ý mới tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý.
Một số vụ việc để kiểm tra, nhưng xử lý chậm hoặc xử lý chưa kiên quyết, triệt
để, dứt điểm, chưa tạo được sự đồng tình của cán bộ, đảng viên và quần chúng.
7

Thứ sáu, việc xử lý kỷ luật trong Đảng vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm:
một số nơi vẫn còn tình trạng hữu khuynh, nể nang, né tránh, không công bằng,
không xử lý hoặc xử lý không đúng mức. Đáng lưu tâm là: tình hình vi phạm của
tổ chức đảng, đảng viên vẫn có chiều hướng gia tăng nhưng việc phát hiện, xem
xét để xử lý kỷ luật chưa tương xứng với thực tế vi phạm. Tình trạng quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, hối lộ không giảm nhưng cũng chỉ phát hiện, xử lý được rất
ít chưa phản ánh đúng thực tế tình trạng tham nhũng thời gian qua. Vi phạm trong
việc chấp hành nghị quyết, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý để xảy ra hậu
quả xấu, nghiêm trọng chưa được quan tâm xử lý đúng mức, nhiều trường hợp xử
lý chậm trễ.

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa nhận thức
đầy đủ về PCTN, lãng phí và vai trò, trách nhiệm của mình; chưa nhận thức đầy
đủ về quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong công tác PCTN, lãng phí.
Do đó giữa quyết tâm chính trị của cấp ủy đảng, chính quyền và hành động thực
tiễn của một số cấp ủy, chính quyền trong các cơ quan, đơn vị trong đấu tranh
PCTN chưa cao. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ
quan, đơn vị chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra,
đôn đốc thực hiện công tác PCTN.

Thứ hai, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT cấp ủy
trong các bộ, ngành cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương còn hạn chế,
chưa thấy hết vị trí, vai trò và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của đảng
trong PCTN, nên chưa chú trọng chỉ đạo thực hiện và tạo điều kiện cho cấp ủy,
UBKT cấp ủy thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong PCTN ở cơ
quan, đơn vị mình.

Thứ ba, một số quy định của Đảng và Nhà nước còn thiếu, chưa đầy đủ,
đồng bộ để có cơ sở trong việc kiểm tra, xem xét, kết luận xử lý vi phạm kỷ luật
đảng nói chung, vi phạm tham nhũng nói riêng
8

Thứ tư, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ kiểm tra còn hạn chế nên
không chủ động, chưa phát hiện, chậm phát hiện dấu hiệu vi phạm để kiểm tra,
hoặc giải quyết tố cáo dấu hiệu vi phạm tham nhũng nhưng không kết luận được
có vi phạm, do đó chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giải quyết tố cáo tham nhũng còn
hạn chế. Đáng lưu ý là toàn hệ thống chưa có đội ngũ cán bộ và tổ chức chuyên
trách nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ PCTN mà đây là lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi
nghiệp vụ và chuyên sâu cao. Trong khi đó, đối tượng tham nhũng với thủ đoạn
ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có sự móc nối cấu kết chặt chẽ, kể cả cấp dưới với
cấp trên và bao che cho nhau, ít có chứng cứ trực tiếp, tự phê bình và phê bình của
đối tượng vi phạm tham nhũng và tổ chức đảng có liên quan thấp, nên khó xác
định, kết luận được chuẩn xác.

Thứ năm, công tác phối hợp giữa các cơ quan có chức năng, nhiệm phòng
chưa đồng bộ, chồng chéo và cơ chế mạnh ai nấy làm, không chủ động, tích cực
chia sẻ thông tin với nhau. Việc phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng và
ngay việc phối hợp giữa UBKT cấp trên với cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát nói chung và trong công tác PCTN nói riêng chưa thường
xuyên, chất lượng còn hạn chế.

3. Giải pháp

Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong
từng giai đoạn cách mạng.

Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên.

Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về
đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần
thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của
9

Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát
việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Từng tổ chức cơ sở đảng cần hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy định về trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là của bí thư cấp ủy các cấp.
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề
cao tinh thần tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh,
ngại đấu tranh với những biểu hiện vi phạm.

Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý
tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội. Phát huy vai trò,
trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông trong đấu tranh với các luận
điệu thù địch, sai trái, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các cơ
quan báo chí, truyền thông phải phản ánh trung thực, kịp thời, góp phần đưa
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống và là kênh thông tin
quan trọng phát hiện những mặt tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện suy thoái
của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Sáu là, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Bảo đảm thu nhập, tiền lương tương xứng với sự đóng góp, phù hợp với
công sức, trí tuệ của mỗi người đã cống hiến; thực hiện đẩy mạnh cải cách tiền
lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên,
công chức để góp phần PCTN. Ngoài sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức thì trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính
quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp phải thật sự quan tâm đến điều
kiện làm việc, thu nhập và cuộc sống cho họ. Chống đặc quyền, đặc lợi, đồng
thời có những chính sách, quy định chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh
thần, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng giữa các cấp quản lý cán bộ và
giữa cán bộ, công chức với nhân dân.
10

4. Kết luận

Tham nhũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa –
xã hội, làm mất lòng tin nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, là một nguy cơ lớn
đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Chính vì thế PCTN là nhiệm vụ của mọi quốc
gia, mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân.
11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng thế giới, Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và
cán bộ, công chức, viên chức(01/2013)

2. Nguyễn Văn Hùng, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (30/06/2021)

3. Lê Hồng Liêm (2009), Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng,
chống tham nhũng trong tình hình hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Đề tài
khoa học cấp bộ KHBĐ-46, Hà Nội

4. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010

5. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 04/02/2013.

You might also like