You are on page 1of 10

Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng

Phạm Thị Huệ

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: TS. Phạm Tuấn Khải
Năm bảo vệ: 2006

Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác thanh tra
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng như: những vấn đề lý luận về vai trò của thanh
tra đối với quản lý Nhà nước; quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về vai trò của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước nói chung và trong đấu
tranh phòng, chống tham nhũng nói riêng. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường
công tác thanh tra góp phần hữu hiệu nâng cao hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng

Keywords: Chống tham nhũng; Công tác thanh tra; Quản lý nhà nước; Tham nhũng

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm qua, tham nhũng đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt nam.
Tham nhũng trong bộ máy nhà nước ngày càng có chiều hướng gia tăng và nghiêm trọng tới mức
trở thành yếu tố kìm hãm lớn nhất đối với hiệu quả quản lý nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ VII, VIII và IX đều khẳng định: tham nhũng cùng với buôn lậu là một trong 4 nguy cơ
cản trở công cuộc đổi mới; tham nhũng là “giặc nội xâm”, là quốc nạn. Đánh giá về tình hình
tham nhũng thời gian gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã nhận định: “tình trạng tham
nhũng, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất
nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ
chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta”. Nghị quyết Đại hội Đảng X
tiếp tục khẳng định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội,
chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức
diễn ra nghiêm trọng”.

1.1. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với bất
kỳ một quốc gia nào muốn phát triển và ổn định. Ở Việt nam, cuộc chiến chống tham nhũng đã
đạt được những kết quả nhất định kể từ khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số
240/QĐ-HĐBT ngày 26/06/1990 về đấu tranh chống tham nhũng. Nhưng theo nhận định của các
cơ quan chuyên môn và các chuyên gia thì cuộc đấu tranh này chưa thật sự có chuyển biến tích
cực, vì vậy tham nhũng chưa được ngăn chặn có hiệu quả và vẫn là một nhức nhối của xã hội.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay,
tham nhũng đã phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, với thủ đoạn ngày càng tinh
vi, xảo quyệt và đặc biệt là quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng
nghiêm trọng. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng nhiều giải pháp tích cực, kiên quyết và triệt để, các giải
pháp phải mang tính đồng bộ và theo lộ trình nhất định.

Trong bối cảnh đó, với việc Việt nam ký kết Công ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng; tham gia Chương trình hành động chống tham nhũng khu vực châu Á – Thái Bình Dương
và Chương trình hành động chống tham nhũng trong khuôn khổ APEC; ban hành Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2005 càng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc
đấu tranh chống tham nhũng.

1.2. Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, những biện
pháp mang tính phòng ngừa là chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, những biện pháp này
nhằm mục đích thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện sản sinh ra tham nhũng. Do vậy, các
biện pháp phòng ngừa rất được chú trọng áp dụng trong cuộc đấu tranh này như: Các biện pháp
quản lý; pháp luật; biện pháp tổ chức…trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. Hoạt
động thanh tra của hệ thống thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành sẽ phát hiện kịp thời
những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý nhà nước, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện là biện pháp phòng ngừa nạn tham nhũng hữu hiệu nhất ở nước ta hiện nay.

Chính vì vai trò quan trọng của công tác thanh tra trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng nên trong Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định việc thành lập đơn vị chuyên trách
chống tham nhũng trong Thanh tra Chính phủ và xác định Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm
“Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng …” và “xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham
nhũng” (Điều 76 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005). Luật Thanh tra năm 2004 xác định:
phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ, chức năng quan trọng của các tổ chức
thanh tra.

Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu để tài: “Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham
nhũng” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp phần tăng cường công tác thanh tra nhằm
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tham
nhũng và đấu tranh chống tham nhũng đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước ta xác định tham nhũng
là nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ và đấu tranh chống tham nhũng, ngăn chặn và xoá bỏ
tệ tham nhũng là một trong những vấn đề nóng hổi hiện nay.

Đặc biệt quá trình nghiên cứu về tham nhũng và phòng chống tham nhũng gắn bó chặt
chẽ với quá trình xây dựng những đạo luật liên quan đến lĩnh vực này như: Pháp lệnh Khiếu nại,
tố cáo, Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng; Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Luật Thanh tra; Luật
Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng trong đó có quy định giao nhiệm vụ đấu tranh
phòng, chống tham nhũng là một trong những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của ngành thanh tra.

Quá trình nghiên cứu cũng như qui định của các văn bản pháp luật nói trên mặc dù đã thể
hiện một sự tiến bộ nhất định nhưng vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Có rất nhiều công trình khoa học, tác phẩm nghiên cứu về tham nhũng đã được công bố
như: Luận án “Tham nhũng ở nước ta hiện nay và biện pháp khắc phục” của Phó tiến sĩ triết học
Lê Văn Cương, năm 1993; Đề tài nghiên cứu khoa học “Thanh tra với cuộc đấu tranh chống
tham nhũng hiện nay” do Thanh tra nhà nước (nay là Thanh tra chính phủ) tiến hành năm 1995;
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về tham nhũng do Ban Nội chính trung ương Đảng chủ trì,
năm 1997; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tham nhũng và phòng chống tham nhũng trong
xây dựng cơ bản” do Bộ Công an chủ trì năm 2000; Luận văn tiến sĩ luật “Tình hình, nguyên
nhân và các biện pháp đấu tranh chống tội phạm tham nhũng” của Trần Công Phàn, năm 2002;
Dự án “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” của Ban Nội chính trung ương do SIDA tài trợ
kết thúc năm 2005; Hiện nay Thanh tra Chính phủ đang chủ trì nghiên cứu đề tài độc lập cấp
Nhà nước về “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả
đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đến năm 2020”; các bài nghiên cứu, bài viết của các
nhà báo, chuyên gia về lĩnh vực này như: “Tham nhũng và chống tham nhũng ở nước ta”, Vũ
Xuân Kiều, Tạp chí Cộng sản số 12-1996; “Tham nhũng: nhận diện từ các khía cạnh pháp lý và
cơ sở pháp lý mới” của GS,TS Đào Trí Úc, Viện trưởng Viện NN&PL đăng trên Tạp chí Cộng
sản số 2-1997; Phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay”, Vũ Quốc Hùng, Tạp chí Xây
dựng Đảng số 9-2004;…..

Các công trình, bài cáo nêu trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tham
nhũng tại Việt nam trong giai đoạn hiên nay. Nhưng có thể nói, cho đến nay chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách tổng quát vai trò của công tác thanh tra đối với cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Việc nghiên cứu Luận văn này được tiến hành trong khi Việt nam đang xây dựng những
văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng và Luật Thanh tra nhằm tạo ra một
cơ chế phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả trong bối cảnh Việt nam đang chuẩn bị gia nhập
Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc. Trên cơ sở kế thừa những kết quản nghiên cứu
và tổng kết vai trò của công tác thanh tra với đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên thế giới và
trong lịch sử Việt nam, luận văn đã tiếp cận và tập trung vào một số vấn đề thực tiễn để khái quát
làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn, từ đó kiến nghị những giải pháp tăng cường công
tác thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện
nay ở Việt nam.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và phân tích thực tiễn, luận văn nêu bật vai
trò của công tác thanh tra trong phòng ngừa, phát hiện và bước đầu xử lý tệ nạn tham nhũng. Từ
đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường công tác thanh tra góp phần hữu hiệu nâng cao hiệu
quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


- Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là sự hình thành và phát triển của tham nhũng để tìm
ra nguyên nhân, bản chất của tham nhũng; các quan niệm khác nhau về tham nhũng; tác hại mà
tham nhũng gây ra đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; những đặc trưng của tham
nhũng trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay.

- Luận văn nghiên cứu những vẫn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác thanh tra
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng bao gồm: những vẫn đề lý luận về vai trò của thanh tra
đối với quản lý nhà nước; quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai
trò của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước nói chung và trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng nói riêng. Những vấn đề thực tiễn đặt ra qua hoạt động thanh tra đấu tranh phòng,
chống tham nhũng trong lịch sử phát triển của ngành từ khi thành lập đến nay.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu hoạt động thanh tra kinh
tế - xã hội; chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các giai đoạn lịch sử đặc biệt là
trong khoảng thời gian từ khi Pháp lệnh Thanh tra ra đời đến khi có Luật thanh tra. Từ đó khẳng
định vai trò của công tác thanh tra là công cụ phòng, chống tham nhũng hữu hiệu.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Việc nghiên cứu luận văn này được dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về tham nhũng và đấu tranh
chống tham nhũng; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vài trò của công tác thanh tra trong quản lý Nhà
nước nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng; xem xét công tác thanh tra chống phòng,
tham nhũng trên quan điểm lịch sử cụ thể, qua từng thời kỳ của cách mạng Việt nam.

-Việc nghiên cứu đề tài của luận văn dựa trên phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin về nhà nước và pháp luật, đồng thời đứng trên quan điểm của Đảng, Nhà nước ta
về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Bên cạnh đó, tác giả đã vận dụng các phương pháp, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kê, tổng kết thực tiễn để xem xét, giải quyết các vấn đề cụ tể về lý luận và thực tiễn.

6. Ý nghĩa của luận văn

Trong điều kiện tham nhũng đang phát triển tràn lan với mức độ ngày càng nghiêm trọng như
hiện nay, việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống tham nhũng thông qua thanh tra (một lĩnh vực hoạt động có vai trò đặc biệt quan
trọng trong phòng ngừa và chống tham nhũng) là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn. Mặt khác việc
nghiên cứu đề tài còn góp phần làm rõ những vẫn đề lý luận để xem xét, đánh giá những những mặt
tích cực cũng như những hạn chế của công tác thanh tra trong phòng, chống tham nhũng hiện nay,
trên cơ sở đó xác định phương hướng đổi mới nâng cao vai trò của hoạt động này trong thời gian tới.

7. Kết quả nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tham nhũng và thanh tra nhưng
thông qua việc tiếp cận, nghiên cứu cụ thể, trực tiếp và toàn diện của luận văn này, tác giả mong
muốn đưa ra những kết luận khoa học để khẳng định rõ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về
vai trò của công tác thanh tra với đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đánh giá một cách khách
quan, toàn diện những quy định pháp luật và đóng góp thực tế của thanh tra trong thời gian qua
để đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm phát huy hơn
nữa vai trò của hoạt động thanh tra trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng đầy cam go hiện nay.

8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành
3 chương thể hiện các nội dung chính sau:

Chương I. Khái luận về tham nhũng và vai trò của công tác thanh tra trong phòng, chống
tham nhũng.

Chương II. Công tác thanh tra đấu tranh phòng, chống tham nhũng qua các giai đoạn lịch
sử.

Chương III. Đổi mới nhằm tăng cường công tác thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả phòng,
chống tham nhũng

References
1. Văn bản pháp luật và các văn kiện của Đảng

1 Chỉ thị số 84/TTG-3X của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/9/1964 “về việc tổng hợp tình
hình tham ô, lãng phí, quan liêu”.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), “Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), “Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6 Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998


7 Luật phòng, chống tham nhũng, 2005
8 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo 2004.

9 Luật Thanh tra 2004


10 Nghị định của chính phủ Số 46/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003

11 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Nhà nước.

12 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thanh tra.

13 Nghị quyết Đại Hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt nam.

14 Nghị quyết Hội nghị lần thứ III, BCH TƯ Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

15 Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội Số 03/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 02
năm 1998 về việc chống tham nhũng năm 1998.

16 Pháp lệnh Thanh tra, 1990


17 Quyết định 240/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/6/1990, về đấu tranh chống
tham nhũng

18 Quyết định số 114/TTg ngày 21 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng và buôn lậu.

2. Tác phẩm
19 “Quy định pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng” (2005), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
20 Ban chỉ đạo trung ương 6(2) (2003), “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 6 (lần 2)
khoá VIII đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng chống tham nhũng, lãng
phí”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21 Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), “Kinh nghiệm phòng, chống
tham nhũng của một số nước trên thế giới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22 Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), “Một số bài nghiên cứu về
tham nhũng và phòng, chống tham nhũng đăng trên các tạp chí”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

23 Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), “Một số văn bản của nhà
nước về phòng, chống tham nhũng”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

24 Ban quản lý dự án nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương
CSVN (2005), “Báo cáo kết quả điều tra tham nhũng ở Việt Nam” (Dự thảo), Hà Nội.

25 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập V (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26 Hồ Chí Minh toàn tập, tập VI (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27 Hồ Chí Minh toàn tập, tập VI, (1995-1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập X (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29 Pháp lệnh chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành (1998), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
30 Thanh tra Chính phủ (2005), “Lịch sử Thanh tra Việt nam 1995-2005”, Nxb Chính trị
Quốc gia, hà Nội.
31 Thanh tra Chính phủ, UNDP (2004), “Một số vần đề cơ bản về phòng ngừa và chống
tham nhũng”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
32 Thanh tra nhà nước (2003), “Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra 1992-2002”, tập III.

33 Thanh tra Nhà nước (2004), “Luật Thanh tra năm 2004 với việc đổi mới tổ chức, hoạt
động thanh tra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

34 Thông tấn xã Việt nam (2002), “Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, những điều ít được
công bố”, Hà Nội.
35 Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2004), “Cơ chế giám sát, kiểm toán và
thanh tra ở Việt nam”, Nxb Tư pháp, Hà nội.

36 Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2004), “Việt nam với Công ước Liên hợp
quốc về chống tham nhũng”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

37 Viện Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ 2004, “Sáng kiến ADB-OECD Chống
tham nhũng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” (Báo cáo tổng kết chính sách chống
tham nhũng).

38 Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Thế giới (2005), “Đương đầu
với tham nhũng ở Châu á - những bài học thực tế và khuôn khổ hành động”, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.

3. Tạp chí, hội thảo, đề tài, công trình khoa học

39 Ban Nội chính trung ương (2005), Tài liệu Hội thảo “về Dự thảo Luật phòng, chống tham
nhũng”, Hà Nội, tháng 10.

40 Bùi Mạnh Cường (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng”, Nxb
Lao động – xã hội, Hà Nội.
41 Đào Trí úc (1997), “Tham nhũng: nhận diện từ các khía cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý
mới”, Tạp chí Cộng sản số 2, Hà Nội

42 Đinh Văn Minh (Chủ biên) (2004), “Tìm hiểu Luật thanh tra”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

43 Nguyễn Như Ý (1999), “Đại từ điển tiếng Việt”, Nxb Văn hoá – thông tin, Hà Nội. .
44 Phạm Thành - Đỗ Thị Thạch (2005), “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham
nhũng ở nước ta hiện nay”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

45 Thanh tra Chính phủ (2004), Tài liệu Hội thảo “Việt nam với Công ước Liên hợp quốc về
chống tham nhũng năm 2003”, Tháng 11, Hà Nội.

46 Thanh tra Chính phủ (2005), “Đề tài khoa học cấp Bộ trọng điểm: Lịch sử và truyền
thống ngành thanh tra Việt nam”.

47 Thanh tra Chính phủ (2005), “Đề tài khoa học cấp Bộ trọng điểm: Tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác thanh tra”.

48 Thanh tra nhà nước (2002), Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước: “Hoàn thiện cơ chế
thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước”.

49 TS luật học, Phạm Tuấn Khải (1998), “Những vấn đề pháp lý về hoàn thiện tổ chức và
hoạt động thanh tra nhà nước trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

You might also like