You are on page 1of 2

Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một nước đang phát triển, đất nước ta đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng nền kinh tế lớn mạnh. Sự phát triển
của nền kinh tế thị trường mang lại nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế nhưng bên
cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định ảnh hưởng tới nền kinh tế. Một trong những
hạn chế đó là sự thách thức của tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng. Tham nhũng là
một hiện tượng tiêu cực xã hội, mang tính lịch sử. Sự hình thành, phát triển của tội phạm
về tham nhũng gắn liền với sự hình thành giai cấp và sự ra đời và phát triển của bộ máy
nhà nước. Tội phạm về tham nhũng có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả Việt
Nam. Được cảnh báo như một hiểm họa đối với tất cả các quốc gia, tất cả các chế độ
chính trị và trình độ phát triển kinh tế. Tham nhũng cản trở quá trình phát triển kinh tế,
làm đảo lộn các giá trị đạo đức và làm vẫn đục các mối quan hệ xã hội. Nguy hiểm hơn,
tham nhũng đang hình thành một thói quen như một thứ luật bất thành văn diễn ra trong
đời giống xã hội ngày nay. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta nhận định tội phạm
về tham nhũng là một loại tội phạm nguy hiểm cao độ, trở thành một trong những nguy
cơ cản trở sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các
chủ trương, biện pháp nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lí hành vị tham nhũng. Tuy
nhiên, hiện nay tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, ngày càng tinh vi ở nhiều cấp,
nhiều ngành, thậm chí đã ăn sâu vào tư duy làm việc của một số cán bộ, công chức, làm
giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Vậy tội
phạm tham nhũng được quy định thế nào trong Luật hình sự Việt Nam, tội phạm tham
nhũng ảnh hưởng thể nào tới nên sự phát triển của nước ta, và đâu là giải pháp chống tội
phạm tham nhũng? Để giải đáp các thắc mắc trên nên chúng em chọn đề tài “Tội phạm
tham nhũng theo quy định của luật Hình sự Việt Nam” để làm đề tài tiểu luận cuối kì học
phần pháp luật đại cương.

2. Mục địch nghiên cứu


- Hiểu rỏ ràng và có hệ thống các khái niệm, cơ sở lí luận về tham nhũng và các loại
tội phạm tham nhũng.
- Đánh giá được thực trạng tham nhũng ở Việt Nam những năm gần đây và nguyên
nhân và bản chất và tác hại của tội phạm tham nhũng.
- Đưa ra các giải pháp phòng chống tham nhũng và ý thức được trách nhiệm của xã
hội trong phòng chống tham nhũng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tội phạm tham nhũng theo quy định của luật Hình sự Việt
Nam. Lý luận và giải pháp phòng chống tội phạm tham nhũng ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta, tệ nạn tham
nhũng ở Việt Nam những năm gần đây và tác hại của nó gây ra.
4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp khái quát hóa, phương pháp tổng
hợp, phân tích thông tin, phương pháp so sánh, đối chiếu và tra cứu các tài liệu liên
quan. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá, hoàn thành bài tiểu luận.

Vận dung quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích tổng
hợp, phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp liên ngành xã hội nhân
văn.

5. Kết cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận của nhóm chúng em
gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về tham nhũng và Tội phạm tham nhũng

Chương 2: Thực trạng tham nhũng và nguyên nhân, tác hại của tham nhũng

Chương 3: Giải pháp phòng chống tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong phòng
chống tham nhũng

You might also like