You are on page 1of 6

Nạn tham nhũng và vấn đề chống tham nhũng trên thế

giới | Báo Dân trí (dantri.com.vn)


Tình trạng tham nhũng ở một số nước

Trong báo cáo điều tra cuối năm 2005, Tổ chức minh bạch thế giới (TI)
tập trung phân tích tình hình tham nhũng ở 159 nước và vùng lãnh
thổ cho biết, tình trạng tham nhũng trên thế giới đang ở mức báo động
khi số nước có nạn tham nhũng nghiêm trọng đã tăng lên con số 70, so
với 60 của năm 2004. Ngoài ra, năm 2005, đã có thêm 13 nước lọt vào
danh sách của TI cùng với 146 nước của năm 2004.

Tình trạng tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng ở những nước giàu tài
nguyên thiên nhiên. TI cho biết, những nước châu Phi giàu tài nguyên
nhất cũng là những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất. Hằng
năm, tại châu Phi có khoảng 148 tỷ USD (chiếm 25% tổng sản phẩm
quốc dân của toàn châu lục) bị mất hay thất thoát do tệ tham nhũng
gây ra (theo số liệu của Tổ chức tiền tệ quốc tế-IMF, châu Phi nợ nước
ngoài khoảng 248 tỷ USD).

Tại Trung Quốc, một nước có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế
giới, tham nhũng cũng là vấn đề hết sức nóng bỏng, trở thành vấn đề xã
hội nhức nhối ở Trung Quốc khi không ít cán bộ tìm cách làm giàu
cho bản thân bằng những biện pháp bất chính trong quá trình cải
cách mở cửa gần 30 năm qua. Các nhà kiểm toán Trung Quốc năm
ngoái đã phát giác 4,36 tỷ USD trong các quỹ bất hợp pháp lưu hành
trong Ðảng và các cán bộ lãnh đạo.

Trong những năm gần đây, Liên bang Nga đã vươn lên mạnh mẽ về
kinh tế. Tuy nhiên, kèm theo đó là sự biến tướng của tội phạm kinh tế
và tình trạng suy thoái đạo đức của nhiều cán bộ, công chức.

Theo Viện Công tố LB Nga, lượng tiền tham nhũng trong phạm vi nước
Nga lên tới 240 tỷ USD/năm, tức là hơn 15% GDP của Nga. Số tiền đưa,
nhận hối lộ giữa khối doanh nghiệp và cảnh sát; giữa người dân và các
cơ quan cấp phép; giữa các tổ chức, doanh nghiệp và các thanh tra
viên trong năm 2005 tăng gấp 10 lần so với năm 2001.

Ðiển hình trong các vụ tham nhũng là, vụ Phó Giám đốc chi nhánh
công sản vùng Krasnoda đã biển thủ 410 nghìn USD (hơn 6,5 tỷ VNÐ)
từ các thương vụ mua bán, chuyển nhượng tài sản bất hợp pháp, cũng
như móc nối với các doanh nghiệp để chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Trong năm 2005, nước Nga phanh phui gần 34.500 vụ phạm tội tham
nhũng dưới dạng đưa hối lộ.

Ðầu tháng 10-2006, Hạ nghị sĩ đảng CH bang Ohio (Mỹ), ông Bob Ney đã
thú nhận có dính vào các vụ môi giới chính trị, đút lót hối lộ của nhân
vật vận động hành lang nổi tiếng, có quan hệ rộng rãi với quan chức
đảng Cộng hòa Jack Abramoff. Ông B. Ney đã nhận một khoản tiền hối
lộ trị giá hơn 170 nghìn USD từ công ty của Abramoff, trong đó có cả
các chuyến du lịch miễn phí sang Scotland. Với lời thú nhận này, ông
Bob Ney trở thành nghị sĩ đầu tiên nhận tội trong số hàng chục các nghị
sĩ Quốc hội Mỹ bị tình nghi có dính líu các vụ nhận hối lộ, môi giới
quyền lực để kiếm tiền và dối trá.

Kinh nghiệm và các biện pháp phòng, chống tham nhũng

Từ nhận thức sâu sắc về hậu quả do nạn tham nhũng gây ra, các quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều xác định việc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng đã và đang trở thành một nhiệm vụ trọng tâm và
thiết yếu trong việc giữ vững sự ổn định về chính trị, và phát triển đất
nước.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc, Ðảng Cộng sản
Trung Quốc đã tuyên chiến với nạn tham nhũng ở nước này, với việc
ban hành các quy định mới, yêu cầu các cán bộ, đảng viên phải báo cáo
đầy đủ thông tin cá nhân liên quan việc chuyển nhượng mua bán tài
sản, cũng như các chuyến du lịch nước ngoài...

Theo những quy định mới, các đảng viên phải báo cáo tổ chức trong
trường hợp bản thân hoặc các thành viên ruột thịt trong gia đình xây
dựng, mua, bán hoặc cho thuê tài sản cố định. Ngoài ra, đảng viên nhất
thiết phải báo cáo tổ chức Ðảng nếu có hoạt động kinh doanh hoặc nắm
giữ các chức vụ cao trong các liên doanh, chi nhánh công ty nước
ngoài, hoặc trong nước.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã kỷ luật hàng nghìn
quan chức tham nhũng, trong đó một số nhân vật trong những vụ án
tham nhũng lớn đã được đưa ra xét xử. Năm 2005, Ðảng CS Trung Quốc
đã thi hành kỷ luật 115.143 đảng viên, trong đó có 24 trường hợp bị
khai trừ khỏi Ðảng và 10.657 trường hợp bị tạm đình chỉ tư cách đảng
viên để điều tra thêm.

Tháng 8-2006, đã phát hiện vụ thất thoát ở quy mô lớn quỹ lương hưu
trị giá hàng tỷ USD tại TP Thượng Hải. Ðảng CS Trung Quốc đã cách
chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, do liên quan vụ bê
bối tài chính nói trên. Trần Lương Vũ là cán bộ cấp cao nhất bị phanh
phui trong nỗ lực chống tham nhũng gần đây của Trung Quốc. Lý Bảo
Kim, nguyên Viện trưởng Kiểm sát Thiên Tân (một trong bốn thành
phố trực thuộc Trung ương) đã bị cách chức vì vi phạm kỷ luật nghiêm
trọng vào ngày 27-8.

Ở Bắc Kinh, nguyên Phó Thị trưởng Liêu Chí Hoa cũng bị rời nhiệm sở
và bị điều tra vì tội "tham nhũng, lối sống sa đọa, đồi trụy".

Tổng Bí thư Ðảng CS, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào cảnh báo "tham
nhũng vẫn lan tràn ở một số lĩnh vực" và kêu gọi 70 triệu đảng viên
Trung Quốc "không bao giờ chùn chân, mỏi gối trong cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, dù chỉ là giây phút".

Trung Quốc đã thành lập Nhóm lãnh đạo trung tâm chống hối lộ, bao
gồm người đứng đầu của 22 cơ quan Chính phủ Trung ương liên quan.
Tất cả các doanh nghiệp và cơ quan công quyền của Trung Quốc phải
tự kiểm tra và chỉnh đốn các hành vi hối lộ trong kinh doanh, đồng
thời khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội trong cuộc chiến chống
tham nhũng và hối lộ.
Tháng 6 vừa qua, Tổng thống Nga V.Putin đã cách chức Viện trưởng
Viện Công tố Liên bang V.Ustinov vì làm việc kém hiệu quả trong các
chiến dịch chống tham nhũng và đưa ông I. Traika lên đứng đầu Viện
này. Mới đây nhất, ngày 21-11, Tổng thống V.Putin tuyên bố, sắp tới, ở
Nga sẽ xuất hiện một luật mới, mà theo đó, mọi nguồn thu nhập và tài
sản của các nhân viên cơ quan hành pháp và tư pháp, của cả những
người thân của họ sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Việc thông qua dự luật mới
này sẽ kiểm tra tình trạng tham nhũng ở Nga, và sau đó các chuyên gia
tội phạm sẽ vào cuộc.

Cuối tháng 11, Tổng thống Chile M. Bachelet đã công bố kế hoạch


chống tham nhũng, trong đó nhấn mạnh tính minh bạch trong chính
phủ và đời sống chính trị ở nước này. Ðiểm mấu chốt của kế hoạch là
mỗi cơ quan chính phủ phải bảo đảm quyền của nhân dân được biết ở
mức độ cao nhất các hoạt động của chính phủ cũng như chính sách của
Nhà nước.

Kế hoạch này còn bao gồm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn các
chi tiêu của Chính phủ, làm trong sạch hơn những chiến dịch tranh cử
và hoạt động chính trị.

Theo một quan chức cơ quan phòng, chống tham nhũng của
Singapore, kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore đã có từ
trước khi nước này giành độc lập. Lúc đó, nạn tham nhũng hoành hành
dữ dội mà nguyên nhân một phần là do hệ thống luật quá lỏng lẻo.
Trong quá trình phát triển, Singapore đã hoàn thiện hệ thống pháp lý,
cải thiện hành chính mạnh mẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chính
quyền làm việc hiệu quả hơn, từ đó làm giảm cơ hội tham nhũng. Công
nghệ thông tin hiện đại được ứng dụng sâu rộng, giảm việc tiếp xúc
trực tiếp của công chúng với những nguồn có khả năng nhũng nhiễu.

Hệ thống phòng, chống tham nhũng của Singapore sở dĩ hoạt động hiệu
quả là nhờ tăng cường quyền lực cho cơ quan điều tra chống tham
nhũng (CIB) và mức độ trừng phạt đối với những hành vi hối lộ, tham
nhũng ngày càng nghiêm khắc hơn.
Ngân hàng thế giới (WB) đã hoạch định một chiến lược chống tham
nhũng mới, trong đó ưu tiên cho cuộc chiến chống đói nghèo trên
phạm vi toàn cầu, nâng cao các tiêu chuẩn trong các dự án cho vay
xóa đói nghèo của WB. WB đã phát hiện 2.000 trường hợp sai trái,
tham nhũng và quản lý kém liên quan việc sử dụng khoản vay của WB
từ năm 1999. Trong chiến lược chống tham nhũng mới, WB đặc biệt
nhấn mạnh trách nhiệm của các công ty xuyên quốc gia trong việc
thúc đẩy tệ nạn hối lộ và tham nhũng ở các nước nghèo. Ðã có hơn 330
công ty bị WB trừng phạt và cấm mọi giao dịch sử dụng nguồn vốn của
định chế tài chính này.

Bài 1: CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI (bqllang.gov.vn)


Sự hình thành và quá trình phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện ngay khi có sự phân chia giai cấp và sự hình
thành Nhà nước và xuất hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh
của quyền lực. Nó gây nguy hại cho sự phát triển của các quốc gia và là một trong các nguyên nhân
gây ra nạn đói nghèo cho người dân. Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và từng quốc gia mà có các
biện pháp trừng phạt khác nhau. Từ thời Hy Lạp cổ đại các quan chức cũng đã tham ô công quỹ và
nhận đút lót của dân. Theo luật thời điểm đó của Thành phố Athena quy định: Các quan chức tham
nhũng sẽ bị tước quyền công dân và quyền tham gia vào các tổ chức của thành phố, bang. Đây là
hình phạt được coi là nỗi ô nhục nhất của của người Hy lạp cổ đại. Còn tại thành phố Byzantim các
quan chức tham nhũng thì bị thiến hoặc làm cho mù mắt. Ngoài ra những người nhận hối lộ thường
bị đi đầy và tịch thu tài sản. Tại Cộng hòa La Mã, những quan tòa mà nhận hối lộ thì bị xử tử. Ở nước
ta cách đây hàng nghìn năm, từ thời Lý (1009-1225) đã có tình trạng các quan lại tham ô, nhũng
nhiễu người dân. Triều đình đã có những quy định việc xử phạt quan lại tham ô, tham nhũng. Theo
luật thời điểm đó, các quan nha, thư lại thu thuế của dân, ngoài mười phần phải nộp vào kho triều
đình, thì được thu riêng một phần gọi là “hoành đầu”. Kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn
trộm. Các khố ty thu thuế “lụa”, nếu “ăn lụa” của dân thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng. Vua Lý
Thái Tông năm 1042, đã ban hành bộ luật thành văn đầu tiên - Hình thư (năm 1042). Đến Triều đại
Lê sơ, vua Lê Thánh Tông, năm 1483 đã ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Luật Hồng
Đức coi tội tham nhũng là một tội danh nguy hiểm, làm người dân oán thán và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín của nhà vua. Bộ luật Hồng Đức có 722 điều trong đó có tới 40 điều liên quan đến
chống tham nhũng. Tại Điều 1, chương VI chế đã ghi: Các quan lại có số lượng nhất định, nếu tự ý
bổ dụng hay tuyển chọn quá hạn định thì cứ thừa 1 người, người đứng đầu chịu phạt 60 trượng và
“biếm” 2 tự (hạ chức 2 cấp), hoặc bãi chức. Thừa 2 người thì xử tội “đồ” (phạt lao dịch khổ sai). Điều
42, chương VI chế ghi rõ: “Làm trái pháp luật, ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan, xử tội “biếm” hoặc bãi
chức;… từ 50 quan trở lên xử “tử”. Đến thời vua Gia Long (1762-1820) đã ban hành Hoàng Việt luật
lệ (Luật Gia Long) năm 1815. Bộ luật gồm 22 quyển, chia thành 7 chương với 398 điều trong đó có
79 điều quy định riêng về luật hình đối với các tội tham ô, nhũng nhiễu. Đến thời vua Minh Mạng
(1820-1840), bất kể ai, giữ chức vụ gì, kể cả thân cận nhà vua khi tham nhũng đều bị xử nghiêm
khắc. Năm 1831, vua Minh Mạng ban hành Luật Hồi ty, quy định khi sắp xếp, bố trí bộ máy quan lại,
không được bố trí những người cùng quê nội và quê ngoại, bao gồm cả quê mẹ, quê vợ.
Như vậy nguồn gốc của tham nhũng là kết quả sự kết hợp của quyền lực nhà nước với lòng tham của
con người. Là sự lạm dụng, tha hóa quyền lực của người có chức, có quyền. Tham nhũng là hệ quả
tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo, xã hội mất dân chủ, không
minh bạch và đạo đức xã hội xuống cấp.

You might also like