You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Anh

Mã SV: 22S6010004

Pháp luật học


Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích trách nhiệm của công dân trong vấn đề phòng,
chống tham nhũng?

Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối của mọi thời đại, mọi dân tộc. Trên thế giới hiện
nay các quốc gia và các nhà cầm quyền đang ra sức ngăn chặn nó bởi tham nhũng chính
là một trong những lý do khiến đất nước đó suy yếu từng ngày. Có thể nói rằng tham
nhũng chính là một con” quái vật khổng lồ “ mà mỗi quốc gia đều phải tìm cách tiêu diệt
nó. Một số nước ở Châu Á có các biện pháp trừng trị những tên quan tham rất mạnh tay
như Trung Quốc, Philippin,... và Việt Nam chúng ta cũng đang từng bước tìm ra và tiêu
diệt những con “ sâu mọt “ đang hoành hành. Ngoài những nỗ lực của Chính phủ thì
người dân cũng là một phần quan trọng trong chiến dịch này. Dân và Đảng đồng lòng
đồng sức.

 Khái niệm tham nhũng: là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
 Các hành vi tham nhũng:
 Trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
 Tham ô tài sản; nhận hối lộ
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
vì vụ lợi; chiếm đoạt tài sản;
 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;.....
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi
phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc
giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án vì vụ lợi.
 Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức
vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực
hiện bao gồm:
 Tham ô tài sản;
 Nhận hối lộ;
 Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh
nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
 Vai trò của nhân dân trong vấn đề phòng, chống tham nhũng
 Thứ nhất, nâng cao nhận thức của Nhân dân về trách nhiệm trong đấu tranh
phòng chống tham nhũng.
 Thứ hai, hoàn thiện cơ chế và pháp luật về quyền công dân, quyền dân chủ
để tạo điều kiện cho Nhân dân đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu
quả.
 Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo, công tác kiểm tra của cấp ủy, tổ chức
Đảng các cấp đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền tố cáo, quyền dân
chủ của Nhân dân.

 Trách nhiệm của nhân dân trong phòng chống tham nhũng
 Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi
tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có
quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.

 Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong phòng, chống tham nhũng.

 Công dân có thể tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng bằng việc
trực tiếp thực hiện quyền tố cáo của mình hoặc thực hiện quyền giám sát của
mình thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

 Công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng

 Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền,
công dân phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông
tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền. Người tố cáo được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập do việc tố cáo hành vi tham nhũng.

 Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát
hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị mình có quyền phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã,
phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà
nước nơi mình cư trú hoặc làm việc. Ban thanh tra nhân dân là một tổ chức để
thực hiện quyền giám sát của nhân dân ở địa phương, cơ sở.
 Việc phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về
hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung
thực

 Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức mà công dân là thành
viên có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của công dân về hành vi có dấu
hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng xem xét và kiến nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật

Tham nhũng chính là vấn đề nhức nhối mà các quốc gia đang phải đối mặt và Việt Nam
cũng không ngoại lệ. Tình trạng tham nhũng đang là vấn đề rất đáng lo ngại không những
chỉ cần sự nỗ lực đẩy lùi từ các nhà cầm quyền mà còn cần sự phối hợp của nhân dân.
Dân chính là nòng cốt của đất nước, của dân, do dân và vì dân. Nhân dân cùng Chính phủ
đoàn kết, đồng sức đồng lòng.

You might also like