You are on page 1of 4

KHÁI NIỆM THAM NHŨNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HÀNH VI

THAM NHŨNG, CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG

1. Khái niệm
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Phòng chống tham nhũng: “Tham nhũng là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì
vụ lợi.”

2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng


a. Chủ thể tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn
Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có nêu rõ khái niệm của
người có chức cụ quyền hạn:
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển
dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

 Nhìn chung, nhóm đối tượng này có điểm chung là đều là những người có
chức vụ, địa vị quan trọng trong doanh nghiệp hay là cơ quan nhà nước; là
những người thường được mọi người tín nhiệm, tin tưởng; là chuyên gia trong
các lĩnh vực khác nhau và thường sẽ có nhiều kinh nghiệm. Đây là điểm gây
khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng.

b. Chủ thể thường lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình được giao khi thực
hiện hành vi tham nhũng
Chức vụ và quyền hạn được chủ thể sử dụng như một phương tiện để thực hiện
hành vi trái pháp luật. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải
sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi
ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để
xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên,
không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa
hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành
vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ví dụ:
 Ông Nguyễn Bắc Son (Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) với tư
cách là người có chức vụ, quyền hạn cao nhất, có vai trò quyết định trong thực
hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Ông Son với mục đích tư lợi đã
nhận hối lộ của ông Phạm Nhật Vũ (Cựu chủ tịch HĐQT AVG) với số tiền là 3
triệu USD và ông đã sử dụng quyền hạn của mình chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự
án bất chấp trái với quy định của pháp luật. Việc này đã gây thiệt hại 6.500 tỉ
đồng.
 Việc làm của ông Son là hành vi tham nhũng.

 Chị Nguyễn Mỹ Lan là một công chức, chị đã trộm cắp tài sản của đồng
nghiệp của mình.
 Ở đây, hành vi trộm cắp của chị Lan với chức vụ và quyền hạn của chị là
không liên quan đến nhau. Bởi hành vi trộm cắp có thể được thực hiện bởi bất
cứ người nào chứ không phải bắt buộc phải là người có chức vụ quyền hạn hoặc
có chức vụ quyền hạn nhưng chức vụ quyền hạn đó không liên quan đến việc
bảo vệ tài sản. Vậy nên việc làm của chị Lan không được coi là hành vi tham
nhũng bởi chị Lan không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện
hành vi trộm cắp.

c. Động cơ, mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi


Hanh vi tham nhũng là hành vi cố ý với mục đích là vụ lợi. Vụ lợi ở đây được
hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã
đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Hành vi của
người tham nhũng không xuất phát từ lợi ích chung của tất cả mọi người mà
xuất phát từ lợi ích riêng của chính bản thân họ.

Ví dụ, như trong tình huống trên, Ông Son đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự án
với mục đích là nhận được số tiền hối lộ 3 triệu USD của ông Phạm Nhật Vũ.

3. Các hành vi tham nhũng


Các hành vi tham nhũng được nêu rõ tại Điều 2 của Bộ luật Phòng chống tham
nhũng, cụ thể:
Điều 2. Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn
vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công
vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao
gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức
mình vì vụ lợi.

4. Các hình thức nhận diện tham nhũng


Thứ nhất, tham nhũng vật chất là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu
cầu vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản.

Thứ hai, tham nhũng quyền lực là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi
dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền
cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ
vụ lợi.

Thứ ba, tham nhũng chính trị là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết
giữa những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan
chức cấp cao trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm
cách tác động thiên lệch vào những quyết sách của Nhà nước có lợi cho một cá
nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó.

Thứ tư, tham nhũng hành chính là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các
hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính. Ở đó, những
người được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành
chính để gây khó khăn cho công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân.

Thứ năm, tham nhũng kinh tế là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản
lý kinh tế, như: Sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài
sản…được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý Nhà nước
về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp Nhà nước.

You might also like