You are on page 1of 2

d) Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ vì vụ lợi

KN: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi làm trái với
nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do vụ lợi hoặc động cơ cá
nhân khác.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm trước hết hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đồng thời
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn. Theo Khoản 2 Điều 352 BLHS,
người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức
khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất
định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi
gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác. Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu
cầu người phạm tội, trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như
người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá
nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình, cho người khác
hoặc cho một nhóm người nào đó. Động cơ cá nhân khác có thể là củng cố địa vị, uy tín
cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất…
Khách thể của tội phạm
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến sự hoạt
động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức; làm cho các cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy
tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ.
Theo đó, làm trái công vụ là không làm hoặc làm không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ
được giao.
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, cụ thể là hành vi phạm tội phải gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Hậu quả của tội phạm rất đa dạng, chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như
tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín,
danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.
Thủ đoạn phạm tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tức là người phạm tội sử dụng quyền
hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, tội
phạm này hoàn toàn không có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.
Hình phạt
Điều 356 BLHS quy định 3 khung hình phạt chính với tội này, cụ thể:
Nếu người phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến
05 năm;
Nếu người phạm tội phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội 02 lần trở lên hoặc gây thiệt hại
về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm;
Nếu người phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ
10 đến 15 năm.
Ngoài ra, BLHS còn quy định hình phạt bổ sung với tội này, cụ thể là người phạm tội còn
bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực
hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

You might also like