You are on page 1of 2

I.

Phân loại VPPL


1. Vi phạm hình sự (tội phạm): là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong
Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Hành vi
này xâm phạm độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế chính trị, kinh tế, văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, Tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…
- Hành vi vi phạm hình sự được phân ra thành các mức độ:
+ Vi phạm có tính ít nghiêm trọng. (mức phạt cao nhất là phạt tiền, cải tạo không giam giữ và 3 năm
tù)
Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự; Tội vi phạm
về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng quy định tại khoản 1 điều 182 Bộ luật hình sự
+ Vi phạm có tính tnghiêm trọng. ( phạt tù từ 3 đến 7 năm)
Ví dụ: Tội Cố ý truyền HIV cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 149; Tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015..
+ Vi phạm có tính rất nghiêm trọng. ( từ 7 đến 15 năm tù)
Ví dụ: Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; Tội bức tử.....
+ Vi phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng. ( từ 15 đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình)
Ví dụ: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Tội giết người
Ví dụ: A 20 tuổi, A vì có xích mích với B nên muốn dạy cho B một bài học, một hôm A hẹn B ra chỗ
vắng người và dùng gậy đánh B một trận khiến B bị thương khá nặng, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 20%.
Như vậy, hành vi của A là hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự
2015, sửa đổi bổ sung 2017.
2. Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
xâm phạm đến các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự theo quy định của pháp
luật và bị xử phạt hành chính.
- Các hình thức phạt vi phạm hành chính:
+ Cảnh cáo.
+ Phạt tiền.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính.
+ Trục xuất.
Ví dụ: A 30 tuổi, A dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Như
vậy, A sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
3. Vi phạm dân sự: là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản.
( có thể phạt cảnh cáo, phạt tiền và phạt tù tùy theo mức độ vi phạm)
- Ví dụ: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: có
lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
- Ví dụ: A cho B thuê nhà, khi thuê nhà B có đặt cọc cho A số tiền 2 triệu đồng, trong hợp đồng quy
định nếu B đã thuê đủ 3 tháng và không tiếp tục thuê nữa thì A sẽ trả lại B số tiền đặt cọc là 2 triệu
đồng. Tuy nhiên, khi B đã thuê đủ thời gian 3 tháng và chuyển đi không thuê nữa thì A lại không chịu
trả số tiền đặt cọc theo như đã quy định trong hợp đồng. Như vậy, A đã vi phạm dân sự.
4. Vi phạm kỉ luật: Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật
tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc
phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
- Các hình thức xử lí vi phạm kỉ luật: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, sa thải.
Ví dụ: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng
đến 17 giờ chiều. Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn
lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế, đây là vi
phạm kỷ luật.
Ví dụ: Sinh viên sử dụng tài liệu để quay cóp, làm bài thi khi đề thi không cho phép.

You might also like