You are on page 1of 5

Các nội dung ôn tập học phần Pháp luật đại cương

1. Cấu trúc đề thi: đề đóng (không sử dụng tài liệu)


Thời gian: 60 phút hoặc 75 phút
Đề thi có 3 câu:
Câu 1: Dạng câu hỏi nhận định đúng sai, giải thích tại sao: (5 điểm)
Câu 2: Thường là câu hỏi so sánh: ví dụ: so sánh các loại lỗi, so sánh các
cơ quan trong bộ máy nhà nước, so sánh các kiểu nhà nước, các hình thức
nhà nước, so sánh các hình thức pháp luật, các hình thức thực hiện pháp
luật, so sánh giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi, so sánh văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật…( 2 điểm)
Câu 3: dạng bài tập tình huống vi phạm pháp luật (3 điểm)

Một số câu hỏi nhận định đúng sai chương 4 chương 5:

Pháp luật về phòng chống tham nhũng


1. Tác hại của hành vi tham nhũng là những thiệt hại về kinh tế.
- Đúng. Vì những hành vi tham những làm thất thoát những khoản tiền
lớn trong chi tiêu ngân sách: các chi phi cho việc đấu thầu, thanh tra,
kiểm toán,... không đảm bảo ý nghĩa, hiệu quả sử dụng triệt để ngân sách
nhà nước, từ đó gây ra những thiệt hại về kinh tế
2. Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để làm trái pháp luật là hành vi tham nhũng.
- Đúng. Những người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
để thực hiện những hành vi trái pháp luật như: tham ô tài sản, nhận hối lộ,
lợi dụng chức quyền để gây ra các hành vi trái pháp luật,... đều được coi
là hành vi tham những.
3. Chỉ có hành vi nhận hối lộ hoặc tham ô tài sản mới được xem là hành vi
tham nhũng.
- Sai. Hành vi tham nhũng là những hành vi lợi dụng quyền hạn, chức vụ
cá nhân vì mục đích vụ lợi: lợi dụng chức vụ để gây ra các hành vi trái
pháp luật,... không chỉ riêng hối lộ hay tham ô tài sản mới được xem là
hành vi tham nhũng
4. Để phòng ngừa tham nhũng, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều phải
thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản.
- Đúng. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng
2018 quy định như sau:

"Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập


1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên
nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân."

Đại cương về một số lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là phương pháp bình đẳng
thoả thuận.
- Đúng, phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là phương pháp
bình đẳng, thỏa thuận dựa trên sự tôn trọng, sự tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận của các bên, đảm bảo cho đôi bên có vị trí bình đẳng
2. Phương pháp quyền uy phục tùng chỉ có trong ngành luật hình sự
- Sai. Vì phương pháp quyền uy phục tùng chỉ có trong ngành luật hành
chính. Còn ngành luật hình sự thì chỉ có phương pháp mệnh lệnh phục
tùng
3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam có cùng đối tượng
điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
- Sai. Vì các ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh khác nhau, đó là đặc trưng để phân biệt các ngành luật với nhau. Lí
do cho việc đó là giữa các ngành luật có sự khác nhau về:
+ Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
+ Trật tự hình thành nên quan hệ pháp luật
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật
+ Các biện pháp đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau
4. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu và định đoạt
- Sai. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo qui định của pháp luật
5. Mọi thoả thuận giữa các bên mang tính chất tự nguyện đều là hợp đồng
dân sự.
- Đúng. Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán,
thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một
việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng
Ý thức pháp luật và pháp chế XHCN
1. Ý thức pháp luật là tâm lý pháp luật của công dân đối với hệ thống pháp
luật của nước đó.
- Sai. Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm,
quan niệm, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện
tượng pháp lí khác, thể hiện mối quan hệ giữa con người đối với pháp
luật (pháp luật đã qua, pháp luật hiện hành và pháp luật cần phải có) và
sự đánh giả về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp hay không
hợp pháp... đổi với các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống
pháp lí và xã hội.
2. Pháp chế là việc mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật
một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
- Đúng. Pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách
nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói đến đời sống pháp chế, tình trạng
pháp chế của một nước.

Một số đề thi mẫu:

ĐỀ 1:
Câu 1. (5 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Xét về bản chất, trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa không tồn tại sự phân
chia giai cấp.
- Đúng. Vì nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do nhân dân lập ra,
không thực sự tồn tại một giai cấp thống trị rõ ràng mà chỉ có sự tồn tại
của giai cấp cầm quyền đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
b. Nhà nước liên minh chính là hình thức cấu trúc Nhà nước liên bang hiện
đại.
c. Hội đồng nhân dân là cơ quan chuyên môn ở địa phương và do Hội đồng
nhân dân cấp trên bầu ra.
- Sai. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do
cử tri ở địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí và quyền làm chủ của nhân
dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên
d. Mọi văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước
ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật.
- Sai. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định. Nếu văn bản có chứa đựng quy phạm pháp
luật nhưng không đảm bảo về tính thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục
thì không được xem là văn bản quy phạm pháp luật
e. Trong một số trường hợp, lỗi không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có để
xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Sai. Vì vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những đặc điểm cơ
bản: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thệt hại
cho xã hội của người năng lực trách nhiệm pháp lý.
Câu 2. (2 điểm) Anh (chị) hãy so sánh năng lực pháp luật với năng lực hành
vi của chủ thể quan hệ pháp luật. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3. (3 điểm) Tình huống
Khoảng 19 giờ ngày 22/5/2016, Quách Văn Tèo và Lương Quốc Tý là sinh
viên của trường Cao đẳng M sau khi ăn nhậu xong chúng rủ nhau chặn xe
người qua đường để xin tiền đi hát karaoke.
Chúng thấy anh Trần Quang Tin đi xe máy từ trong hẻm ra liền chặn lại. Lợi
dụng khi đang đôi co với nhau, anh Tin không chú ý, Tèo đã nhanh tay giật
lấy sợi dây chuyền vàng 5 chỉ, còn Tý rút chìa khóa xe máy của anh bỏ túi
rồi bỏ chạy. Anh Tin hô hoán mọi người đuổi bắt. Thấy vậy, Tý rút con dao
Thái Lan mang theo người quơ qua, quơ lại hù dọa cho anh Tin sợ, còn Tèo
đẩy anh Tin ngã. Sau đó cả hai tên bỏ chạy và bị người dân gần đó vây bắt.
Hỏi:
a. Hành vi của Quách Văn Tèo và Lương Quốc Tý có vi phạm pháp luật hay
không? Tại sao?
b. Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật nếu có?

ĐỀ 2
Câu 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích vì sao? (5đ)
1. Tiền lệ pháp, luật tôn giáo là những kiểu pháp luật đã từng có trong lịch
sử.
- Đúng
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố bằng cách phê chuẩn bản
án đối với các vụ án hình sự.
- Sai. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố được cụ thể hóa
thành các nhiệm vụ, quyền hạn như trực triếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa,...
3. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bổ
nhiệm Chủ tịch nước.
- Đúng. Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015,
Chính phủ do Quốc hội lập nên thông qua việc Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
đề nghị bổ nhiệm.
4. Có những sự biến pháp lý là sự kiện pháp lý.
- Đúng
5. Một người thực hiện một hành vi gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mỹ
quan đô thị thì phải bị áp dụng chế tài pháp luật.
- Đúng. Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên một số
biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những cá nhân,
tổ chức không xử sự đúng mệnh lệnh của nhà nước. Trong trường hợp nêu
trên, người này dã không xử sự đúng mệnh lệnh của nhà nước ( gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị ) nên phải bị áp dụng chế tài
pháp luật
Câu 2: (2đ)
Anh, chị hãy lấy 1 ví dụ về quan hệ pháp luật dân sự và phân tích các yếu tố
cấu thành của quan hệ pháp luật đó.
Câu 3: (3đ)
Anh A chạy xe máy trên quốc lộ 14, đoạn đường đang thi công bởi công ty
TNHH Hoàng Long, thuộc huyện X, tỉnh Y. Do mặt bằng hiện hữu chênh
cao hơn 20 cm so với mặt đường đang làm, đoạn đường này kéo dài khoảng
40 m nhưng không có biển cảnh báo và hàng rào chắn, nên gầm máy xe của
anh A máng vào gờ đường tiếp nối đó nên anh bị ngã, cùng lúc đó có chiếc
xe ôtô tải do anh B điều khiển chạy qua và cán chết anh A.
Hỏi: Chỉ ra các vi phạm pháp luật trong tình huống trên? Phân tích cấu
thành vi phạm pháp luật (nếu có).

You might also like