You are on page 1of 6

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1.Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định
những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật. Đây là các văn bản mang tính cá biệt, chỉ áp dụng một
lần như quyết định bổ nhiệm, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định hay
bản án của Tòa án. Văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau :

Thứ nhất, văn bản áp dụng pháp luật ban hành ra dưới dạng quy định do những cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội
được nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế
nhà nước. Chỉ những chủ thể có có thẩm quyền về những nội dung trong văn bản do pháp luật quy định mới có thẩm quyền ban
hành văn bản áp dụng pháp luật. Nếu văn bản áp dụng pháp luật mà nội dung ban hành xác định về nội dung được ban hành
bởi cá nhân hay tổ chức mà pháp luật không quy định về thẩm quyền ban hành thuộc cá nhân hay cơ quan tổ chức ban hành đó
thì văn bản áp dụng pháp luật đó không có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lí dưới các dang hình thức nhất định nhất định
như : bản án, quyết định, lệnh,…

2. Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật không thực hiện các hành vi xử sự mà pháp luật cấm. Ví dụ: Pháp
luật cấm vượt đèn đỏ à không vượt à tuân thủ pháp luật

Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.Ví dụ: Pháp
luật quy định đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự à đi nghĩa vụ à thi hành pháp luật

Sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật thực hiện các quyền của mình do pháp luật quy định.Ví dụ: Pháp luật
quy định công dân có quyền kết hôn à đi đăng ký kết hôn à sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.Ví dụ: Công dân đến UBND để đăng ký kết hôn à cán bộ UBND xem xét cấp giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn à áp dụng pháp luật

PHÂN TÍCH ĐÚNG SAI

Câu 1: Mọi trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi đều có thể thông qua người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình.

Sai. Vì trong 1 số trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi không thể thông qua người thứ 3 để thực hiện các quyền cho
mình như việc kết hôn, hoặc ly hôn.

Câu 2: Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước do Quốc Hội quy định.

Sai. Vì do pháp luật quy định.

Câu 3: Hình thức của nhà nước gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.

Đúng. Vì hình thức Nhà nước phải bao gồm 3 yếu tố là hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.

Câu 4: Sự ra đời của Nhà nước XHCN luôn gắn liền với Cách mạng XHCN.

Đúng. Vì cách mạng XHCN xoá bỏ áp bức bóc lột.

Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và chỉ được thể hiện bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật, thì pháp luật còn thể hiện dưới hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Câu 6: Người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích dẫn đến phá tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Sai. Vì phải có quyết định của Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 7: Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần phải có một bộ máy quản lý xã hội.

Sai. Vì còn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 8: Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi con người.

Sai. Vì ngoài các quy phạm pháp luật còn có các quy phạm đạo đức, tôn giáo…

Câu 9: Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh của giai cấp thống trị.

Sai. Vì sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh của giai cấp thống trị với giai cấp bị
trị trong xã hội.

Câu 10: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự được áp dụng một lần trong đời sống xã hội.

Sai. Vì được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

Câu 11: Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Trả lời: Sai. Vì trong một số trường hợp vi phạm pháp luật không truy cứu trách nhiệm pháp lý như: Quá thời hiệu truy cứu
trách nhiệm pháp lý.

Câu 12: Nhà nước pháp quyền là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất.

Trả lời: Sai. Vì Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu Nhà nước.

Câu 13: Không hành động cũng có thể vi phạm pháp luật.

Trả lời: Đúng. Vì hành vi vi phạm pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc là hành vi không hành động. Ví dụ: Hành vi không
cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm.

Câu 14: Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra và mất khi chết.

Trả lởi: Sai. Vì khi cá nhân mới sinh ra thì chưa có năng lực hành vi, năng lực hành vi của cá nhân có kể từ khi đạt độ tuổi nhất
định và những điều kiện nhất định.

Câu 15: Tiền lệ pháp chỉ được hình thành từ cơ quan hành pháp.

Trả lời: Sai. Vì tiền lệ pháp: Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết
những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự. Vì vậy tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan hành pháp và tư
pháp.

Câu 16: Để xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện chỉ dựa vào 2 tiêu chí: Tính toàn diện, đồng bộ và tính thống nhất của
hệ thống pháp luật.

Trả lời: Sai. Vì ngoài ra còn tính phù hợp, tính khả thi và ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng pháp luật.

Câu 17: Pháp luật và pháp chế không thể tách rời và không phụ thuộc vào trình độ văn hoá của cán bộ, công chức, công dân.

Trả lời: Sai. Vì pháp luật và pháp chế muốn phát huy hiệu quả cần phải phụ thuộc vào trình độ văn hoá của cán bộ, công chức,
công dân.

Câu 18: Ý thức của pháp luật được cấu thành từ: Ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật có tính lý luận khoa học và ý
thức pháp luật nghề nghiệp.

Trả lời: Sai. Vì ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

Câu 19: Một quy phạm pháp luật có thể khuyết 3 yếu tố: Giả định, quy định và chế tài.

Trả lời: Sai. Vì theo nguyên tắc thì một quy phạm pháp luật sẽ bao gồm đủ 3 yếu tố, tuy nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ
thì vẫn có những quy phạm pháp luật khuyết một trong 3 yếu tố.

Câu 20: Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời khi các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ và quan hệ sản xuất dựa trên sự công hữu về tư liệu
sản xuất.

Trả lời: Đúng. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa trên cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội chủ nghĩa.
Câu 21: Tiền lệ pháp không phải là một hình thức pháp luật chính yếu ở Việt Nam.

Trả lời: Đúng. Vì ở Việt Nam hình thức pháp luật chính là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 22: Trong lịch sử loài người chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới được coi là hình thức của pháp luật.

Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật còn có tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Câu 23: Tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan lập pháp.

Trả lời: Sai. Vì được thành lập từ cơ quan tư pháp, hành pháp.

Câu 24: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực pháp lý.

Trả lời: Sai. Vì nếu đủ 18 tuổi mà mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất năng lực trách nhiệm hành vi thì sẽ không
có năng lực pháp lý.

Câu 25: Tương ứng với mổi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước.

Trả lời: Sai. Vì hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thuỷ không có Nhà nước.

Câu 26: Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam không áp dụng học thuyết tam quyền phân lập.

Trả lời: Sai. Vì Nhà nước Việt Nam đã áp dụng hạt nhân cơ bản của học thuyết tam quyền phân lập khi chia các cơ quan Nhà
nước thành cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu 27: Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành để điều chỉnh tất cả các quan hệ diễn ra trong xã hội.

Trả lời: Sai. Vì chỉ điều chỉnh những quan hệ phổ biến, quan trọng chứ không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.

Câu 28: Việt Nam đã trải qua 3 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu Nhà nước.

Trả lời: Sai. Vì Việt Nam chỉ trải qua 2 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu nhà nước.

Câu 29: Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu.

Trả lời: Sai. Vì Nhà nước có nguyên nhân ra đời có thời kỳ phát triển và thời điểm tiêu vong khi mà những điều kiện cho sự tồn
tại của Nhà nước không còn nữa. Do vậy Nhà nước không thể nào là vĩnh cửu bất biến được.

Câu 30: Người sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Trả lời: Sai. Vì nếu như người sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn
công nhận họ là vợ chồng.

Câu 31: Tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

Trả lời: Sai. Vì nếu như trong thời ký hôn nhâ vợ, chồng được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng thì tài sản đó là tài sản riêng của
vợ, chồng.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1.Nguyễn Văn A (23t) và Trần Văn B (25t) tranh chấp với nhau về phần đất chung. Sau đó A đã xây tường rào bịt lối đi chung lại.
Vì bực tức nên B đã nảy sinh ý định giết cả gia đình A để trả thù. B đặt mua trên mạng một khẩu súng điện,dao,dây rút, băng
keo để chuẩn bị thực hiện ý định của mình. Vào khoảng 23h30p ngày 6/4/2016, B sang nhà A với ý định giết người rồi cướp tài
sản và đã giết chết 3 người trong gia đình A và chiếm đoạt số tài sản gồm 3 chiến điện thoại,1 ipad, 1 máy tính xách tay và hơn
40 triệu đồng tiền mặt (tổng giá trị gần 90 triệu đồng). Anh/Chị hãy cho biết:1) Những quan hệ pháp luật sẽ phát sinh trong tình
huống trên? 2)Phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật của B?

Trả lời: 1) Quan hệ pháp sinh trong trường hợp này là quan hệ pháp luật hình sự.

2) Theo dữ liệu đề bài đưa ra, không nói Nguyễn Văn B bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi. Nên phần tích các yếu tố cấu
thành tội phạm như sau:
Chủ thể: Nguyễn Văn B có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật, ý thức được hành vi của mình.

Khách thể: Tính mạng và tài sản của Nguyễn Văn A được pháp luật bảo vệ và không ai được phép xâm phạm.

Chủ quan: Nguyễn Văn B ý thức được việc làm của mình sẽ cướp đi tính mạng của Nguyễn Văn A và những người khác, nhưng
vẫn cố ý thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khách quan: Nguyễn Văn B đã dùng vũ khí mà pháp luật nghiêm cấm tàng trữ, sử dụng để thực hiện chót lọt hành vi và đã gây
ra hậu quả là 3 người chết, cướp đi một số tài sản gồm 3 chiến điện thoại,1 ipad, 1 máy tính xách tay và hơn 40 triệu đồng tiền
mặt (tổng giá trị gần 90 triệu đồng).

2. Do mâu thuẫn nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằm đầu độc cả gia đình anh B . Kết quả là cả gia đình anh
B bị ngộ độc , anh B qua đời . Việc làm của anh K có được coi là vi phạm pháp luật ko ? tại sao

Anh K đã vi phạm pháp luật vì:

Hành vi của anh K là xác định: anh ta bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B n nhằm đầu độc cả gia đình anh B.

Hành vi đó trái pháp luật, gây hậu quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc , anh B qua đời.

Hành vi đó có yếu tố lỗi mà cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp: anh K nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy rõ
hậu quả hành vi và anh ta mong muốn hậu quả xảy ra.

Anh K là chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật.Anh K phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân, vào lúc 22H00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm
về, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý
trước pháp luật.

– Xác định vi phạm pháp luật của anh A ?

– Trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với anh A ?

– Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ?

Trả lời: Cấu thành tội phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS trong trường hợp này như sau:

1. Khách thể của tội phạm: Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác, xâm hại đến quyền
bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho sức khoẻ của người đó.

– Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 15%.

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra
tổn hại 15% sức khoẻ của người khác.

– Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội, nó có thể là “hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104
BLHS. Trong trường hợp này, A sẽ bị truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.

3. Mặt chủ quan của tội phạm:

– Có thể là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn
hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.

– Có thể là cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn
hại cho sức khoẻ của B và A không mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B nhưng vì lí do nào đó mà A vẫn đánh, chấp
nhận hậu quả đó xảy ra.
– Cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp còn phụ thuộc vào lời khai, tính chất hành vi khách quan, mức độ nguy hiểm của các vị trí bị
đánh…

4. Chủ thể của tội phạm:

A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.

* Nếu chiếc gậy là hung khí nguy hiểm (gậy to, nặng, có góc cạnh…có thể dễ dàng gây thương tích) thì A sẽ bị khởi tố theo khoản
2 Điều 104 BLHS.

* Nếu chiếc gậy không bị coi là hung khí nguy hiểm, và hành vi của A không thuộc một trong các trường hợp quy định thêm tại
khoản 1 Điều 104 BLHS thì A chỉ bị khởi tố theo khoản 1 Điều 104 BLHS, A chỉ bị khởi tố khi B có đơn yêu cầu cơ quan tiến hành
tố tụng khởi tố vụ án.

4. Trong khi Hòa và Bình chơi với nhau , bé Hòa ( đang học lớp 3 ) đã đánh nhau với bè BÌnh ( học lớp 5 ) .Do hòa yếu hơn nên
đã bị Bình vật ngã . Do bực tức , Hòa đã dùng dao chém vào đầu Bình làm Bình bị thương nặng. Hãy cho biết : Hành vi của Hòa
có bị coi là vi phạm pháp luật hay ko ? tại sao ?

Trả lời: Theo Đ12 BLHS1999 thì người từ đủ 16tuổi trở nên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Nhưng ở đây bé Hòa
mới học lớp 3 ( tức 9tuổi ), chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nên bé Hòa không bị coi là vi phạm pháp luật, bố mẹ ( người
đại diện hợp pháp ) của bé Hòa sẽ là người chịu trách nhiệm về hành vi của bé Hòa : chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà
bé Hòa gây ra đối với bé Bình. Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chịu trách nhiệm các tội với lỗi cố ý, nghiêm trọng. Từ đủ 16 tuổi trở
lên phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội đã phạm. Hòa ở đây đc coi là chưa có năng lực chủ thể (mới có năng lực pháp luật,
chưa có năng lực hành vi), do đó ko thể coi hành động của Hòa là vi phạm pháp luật đc.

5. Anh Bưới (32t) và chị Cam (20t) là vk ck. Do nghi ngờ vk mình ngoại tình nên 2 vkck thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Tối ngày
14/02/20010, Bưởi nằm đợi sẵn trong nhà, khi Cam vừa mở cửa vào thì anh chồm dậy dùng dao nhọn đâm vào ngực của vk
mình. Chị Cam kêu cứu và đc hàng xóm đưa đi cấp cứu. Theo bệnh án chị Cam bị tràn dịch màn phổi bên phải, tỉ lệ thương tật
37%.

Trả lòi:

Chủ thể: Anh Bưởi : + Năng lực pháp luật đầy đủ

+ Năng lực hành vi đầy đủ ( 32t, điều kiện trí óc bth)

Khách thể: Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng của chị Cam

Mặt chủ quan: + Anh Bưới có lỗi cố ý

+ Động cơ, mục đích: làm chị Cam bị thương hay cố ý giết chị Cam

Mặt khách quan: +Hành vi trái PL: Anh B dùng dao nhọn đâm vào ngực của chị C

+Thiệt hại: án chị Cam bị tràn dịch màn phổi bên phải, tỉ lệ thương tật 37%.

+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi vi phạm PL của anh B là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả khiến chị C bị
thương. Chị Cam bị tràn dịch màn phổi bên phải, tỉ lệ thương tật 37% à hậu quả trực tiếp từ hành vi VPPL của anh B

Câu 3: Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật trong các điều luật sau đây

1. Điều 47 Hiến pháp năm 2013

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

-Giả định: Mọi người

- Quy định: có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định

2. Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Giả định: Vợ chồng hoặc cả 2

Quy định: Có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

3. Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015

Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp

luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của

người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Giả định: người nào giết trong trạng thái tinh thần kích động mạnh do hành vi trái pháp

luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của

người đó

-Chế tài: phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm

4. Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015

Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ

tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng

đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

-Giả định: Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà

tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

-Chế tài: phạt cảnh cáo , phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải

tạo không giam giữ đến 03 năm.

You might also like