You are on page 1of 90

Bán trắc nghiệm

Câu 1: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu
thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Nhận định ĐÚNG
Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Nhà Nước chỉ xuất hiện khi có những điều kiện về
kinh tế xã hội nhất định trong đó điều kiện tiên quyết về xã hội là có những mâu thuẫn giai cấp
gay gắt
Câu 2: Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.
Nhận định SAI
Vì: Nhà nước là một hiện tượng luôn vận động thay đổi và có thể tiêu vong khi những điều kiện
cho sự tồn tại của nó không còn
Câu 3: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời không phải từ một bản khế
ước xã hội.
Nhận định ĐÚNG:
Quan niệm Nhà nước ra đời từ bản Khế ước xã hội là quan điểm của những nhà học giả theo
thuyết “Khế ước xã hội” còn theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-lênin Nhà Nước là một bộ máy
mà giai cấp thống trị sử dụng để đàn áp giai cấp khác. Nhà Nước chỉ ra đời khi có những điều
kiện nhất định về kinh tế và xã hội
Câu 4: Đặc trưng duy nhất của Nhà Nước, đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các
đơn vị hành chính, lãnh thổ.
Nhận định SAI
Vì Nhà Nước có 5 đặc trưng: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt ; nhà nước
phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ, Nhà nước có chủ quyền, Nhà
Nước ban hành pháp luật và Nhà Nước ban hành thuế
Câu 5: Không nhất thiết cơ quan Nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước
Nhận định: SAI
Vì đặc trưng chủ yếu và cơ bản của cơ quan Nhà Nước là mang tính chất quyền lực Nhà Nước
nên không thể có cơ quan Nhà Nước nào lại không mang quyền lực Nhà Nước
Câu 6: Bộ máy Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm bốn hệ thống cơ quan Nhà Nước và một chế
định độc lập
Nhận định ĐÚNG
Hệ thống cơ quan Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm 4 cơ quan là: Cơ quan quyền lực Nhà
Nước, cơ quan quản lý Nhà Nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát và một chế định độc lập
là: chủ tịch nước
Câu 7: Chức danh Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà Nước
Nhận định SAI
Chủ tịch nước là một chế định độc lập trong hệ thống cơ quan Nhà Nước ta
Câu 8: Nhà nước là một trong các tổ chức được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt
buộc
Nhận định SAI
Nhà Nước là tổ chức duy nhất được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt buộc
Câu 9: Tất cả các Nhà Nước xã hội chủ nghĩa đều có hình thức cấu trúc Nhà Nước là đơn nhất
Nhận định SAI
Mỗi một quốc gia có thể có hình thức cấu trúc riêng, đây không phải là tiêu chí bắt buộc của
Nhà Nước xã hội chủ nghĩa.
Trong lịch sử có Nhà Nước liên bang Nam Tư hoặc Liên bang cộng hòa xã hội Xô Viết là những
Nhà Nước XHCN có cấu trúc Nhà Nước là liên bang
Câu 10: Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội do đó tương ứng sẽ có 5
kiểu Nhà Nước
Nhận định SAI
Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà Nước( Nhà
Nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà Nước XHCN) trong kiểu hình thái
KTXH là công xã nguyên thủy thì không có Nhà Nước
Câu 11: Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nhận định SAI
Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
mà chỉ có các cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật quy định thì
mới được ban hành
Câu 12: Bộ giáo dục có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là Thông tư
Nhận định SAI
Cơ quan Bộ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Bộ trưởng có
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là Thông tư
Câu 13: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Nhận định: SAI
Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là tiêu chuẩn duy
nhất mà để điều chỉnh hành vi còn có thể sử dụng các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo,
quy phạm đạo đức
Câu 14: Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước
Nhận Định SAI
Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng đây không
phải là cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể được hình thành bằng
cách Nhà Nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn như tập quán
Câu 15: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
Nhận định SAI:
Mỗi hình thức pháp luật đều có những ưu nhược điểm của riêng nó, tiền lệ pháp là hình thức
được rất nhiều nước tư sản áp dụng đặc biệt là các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ.Ưu
điểm của nó là giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử dụng những
bản án đã có hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Nhận định SAI:
Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định và chỉ thị
Nhận định SAI
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ năm 2009, Thủ tướng chính phủ
chỉ có quyền ban hành văn bản tên là Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc
lập
Nhận định SAI
Tổ chức chính trị xã hội không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc
lập, tổ chức chính trị xã hội chỉ có thể phối hợp ban hành văn bản QPPL có tên gọi là thông tư
liên tịch với cơ quan Nhà Nước khác để thực hiện các vấn đề có liên quan
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp
Nhận định SAI
Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển Nhận
định SAI
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Trong đó kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng
tầng. Pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng tích cực và hướng tiêu cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn bản quy phạm
pháp luật và tiền lệ pháp
Nhận định SAI
Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật
Câu 22: Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay
Nhận định SAI
Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật, còn tập
quán pháp chỉ là nguồn bổ trợ
Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
Nhận định: SAI
Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy phạm chỉ có 1
hoặc 2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ có bộ phận giả định và chế tài.
Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang tính bắt buộc đối
với thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật với các quy phạm khác
là có tính bắt buộc chung.
Câu 25: Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp, điều này do
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật
Nhận định SAI
Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách viện dẫn đến điều
luật khác
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả định, quy định và
chế tài
Nhận định SAI
Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định, quy định và
chế tài, tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giả định, quy
định và chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn
Câu 28: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế
Nhận định SAI:
Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn
đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ
quan,tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự. Do đó một người say rượu nếu không có quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế
năng lực hành vi thì không thể coi là người có năng lực hành vi hạn chế
Câu 29: Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI:
Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là khách thể còn sự kiện pháp lý chỉ là
những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự phát sinh thay đổi hay
chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 30: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ hành chính
Câu 31: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ.
Nhận định SAI
Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vì có những cá
nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cho dù có trên 18 tuổi
cũng không có năng lực hành vi đầy đủ
Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau
Nhận định SAI
Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công dân trong một
số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất đai…
Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn
đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật
Nhận định SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi ích xã hội mà
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ xã hội
Câu 34: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
Nhận định SAI Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan hệ
pháp luật đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại quan hệ
pháp luật đó nữa
Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là khác nhau
Nhận định SAI
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng nhau: Vào thời
điểm pháp nhân được cơ quan Nhà Nước cho phép thành lập hoặc từ thời điểm được cấp giấy
phép thành lập trong trường hợp pháp luật quy định việc thành lập phải được đăng ký.
Câu 36: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể
Nhận định SAI
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể
Câu 37: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự thay
đổi, phát sinh hay chấm dứt quan hệ pháp luật.Sự kiện pháp lý bao gồm cả hành vi của con
người và các sự kiện tự nhiên khác
Câu 38: Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
Nhận định: SAI
Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra có thể là thiệt hại về vật chất và thiệt hại
về tinh thần, mặt khác sự thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần đều không phải là dấu hiệu bắt
buộc của vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm: Có hành vi trái pháp
luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 39: Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Vì: Hành vi trái pháp luật mới chỉ là một trong các yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật. Một
Hành vi bị xem là hành vi vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố: hành vi trái pháp luật xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện
Câu 40: Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Chủ thể của vi phạm pháp luật là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Có những trường hợp
người dưới 16 tuổi đã trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật ví dụ như người từ đủ 14 tuổi trở
lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự nếu phạm các tội rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 41: Trách nhiệm pháp lý là chế tài
Nhận định SAI
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp
dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những
biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.Chế tài là bộ phận của quy
phạm pháp luật trong đó nêu lên các biện pháp tác động mà Nhà Nước dự kiến áp dụng đối với
những chủ thể không thực hiện đúng những mệnh lệnh Nhà Nước đã được nêu trong phần Quy
định của quy phạm pháp luật
Câu 42: Trong cấu thành vi phạm pháp luật thì lỗi là yếu tố thuộc mặt khách quan
Nhận định SAI
Trong cấu thành vi phạm pháp luật lỗi thuộc yếu tố chủ quan
Câu 43: Lỗi là yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật
Nhận định SAI
Lỗi chỉ là một trong những yếu tố của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật,ngoài ra
còn có yếu tố khác như động cơ mục đích
Câu 44: Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất
Nhận định SAI
Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra có thể thực hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần. Câu 45:
Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật chỉ
được thực hiện dưới dạng hành động
Nhận định SAI
Hành vi trái pháp luật có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Câu 46: Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được
hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra là biểu hiện
của lỗi vô ý vì quá tự tin
Nhận định SAI
Trạng thái tâm lý của người này có biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp
Câu 47: Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
Nhận định SAI
Trong một số trường hợp có vi phạm pháp luật xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách
nhiệm pháp lý nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Câu 48: Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật
Nhận định: SAI
Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và
ngành luật
Câu 49: Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng
phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Nhận định: SAI
Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ
pháp luật nhưng Nhà Nước có can thiệp gián tiếp bằng cách định ra các khuôn khổ nhất định để
các bên tham gia thỏa thuận
Câu 50: Chế định pháp luật là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã
hội trong cùng một lĩnh vực của đời sống xã hội
Nhận định SAI
Chế định pháp luật là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có
cùng tính chất trong một ngành Luật
Câu 51: Trình độ kỹ thuật lập pháp cao là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự hoàn thiện của một
hệ thống pháp luật
Nhận định SAI
Để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính toàn diện; tính
đồng bộ; tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp cao
Câu 52: Bộ Luật dân sự là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn
bản pháp luật Việt Nam
Nhận định SAI
Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam là Hiến pháp
Câu 53: Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở
lên đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng Nhận
định: ĐÚNG
Theo quy định của Luật hình sự, cá nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự
đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 54: Theo pháp luật hình sự, cấm cư trú là một loại hình phạt chính
Nhận định: SAI
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung ( quy định tại Điều 28- Bộ luật hình sự)
Câu 55: Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta, mọi tội phạm có mức cao nhất của khung
hình phạt là trên 7 năm tù đều là tội phạm rất nghiêm trọng.
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật hình sự, tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7 năm tù
được chia thành hai loại là: tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù thuộc tội
rất nghiêm trọng còn tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 56: Tội phạm là cách gọi khác của người phạm tội
Nhận định SAI
Đây là hai khái niệm khác nhau Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và bị xử lý bằng
hình phạt. Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự có lợi và bị xử lý
bằng hình phạt
Câu 57: Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
Nhận định SAI Chủ thể của Luật hình sự chỉ có thể là cá nhân Pháp nhân không phải là chủ thể
của Luật hình sự
Câu 58: Tịch thu tài sản là chế tài dân sự không phải là hình phạt
Nhận định SAI
Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung của Luật hình sự
Câu 59: Theo quy định của pháp luật hình sự thì Phạt tiền là hình thức phạt bổ sung
Nhận định SAI
Phạt tiền là một trong các hình phạt chính của Luật hình sự
Câu 60: Tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tử hình
Nhận định SAI
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên
15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, mọi tổ chức đều là pháp nhân
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật dân sự 2005, tổ chức là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện Được
thành lập hợp pháp Có tài sản độc lập Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Nhân danh mình khi tham gia
vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 62: Cá nhân dưới 18 tuổi không được trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự
Nhận định: SAI
Vì trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải
có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
Câu 63: Theo quy định của Luật dân sự hiện hành, tài sản bao gồm vật và tiền
Nhận định: SAI
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Câu 64: Luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự
Nhận định SAI
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự
Câu 65: Nhà Nước không phải là chủ thể của Luật dân sự
Nhận định SAI
Nhà Nước là chủ thể đặc biệt của Luật dân sự
Câu 66: Luật dân sự chỉ sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận
Nhận định ĐÚNG
Bình đẳng thỏa thuận là phương pháp đặc trưng của ngành luật dân sự, ngành luật này không sử
dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy
Câu 67: Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 15 tuổi
Nhận định SAI
Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 6 tuổi
Câu 68: Quyền chiếm hữu là yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố của quyền sở hữu Nhận định
SAI
Trong ba yếu tố của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) thì quyền chiếm hữu
là yếu tố quan trọng nhất vì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền quyết định số phận của tài sản: đem
bán, tặng cho, chuyển nhượng…
Câu 69: Hợp đồng phải được làm thành văn bản mới có giá trị pháp lý
Nhận định SAI
Hình thức của Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản và chúng có giá trị pháp lý như
nhau
Câu 70: Hợp đồng bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng bằng miệng
Nhận định SAI
Hợp đồng bằng văn bản thường có giá trị chứng minh cao hơn nhưng về giá trị pháp lý thì hợp
đồng bằng miệng hay hợp đồng bằng văn bản đều như nhau
Câu 71: Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự và Luật dân sự là như nhau
Nhận định SAI
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là phương pháp bình đẳng thỏa thuận còn phương pháp
điều chỉnh của Luật hình sự là mệnh lệnh quyền uy
Câu 72: Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người được chỉ định
hưởng di sản có trong di chúc mới được nhận di sản
Nhận định SAI
Theo quy định của Luật dân sự, có một số đối tượng hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung
di chúc. Khi đó nếu trong di chúc không cho họ hu7o7nbg3
Câu 73: Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000 chỉ cấm việc kết hôn giữa những người
có họ trong phạm vi 3 đời
Nhận định: SAI
Luật hôn nhân gia đình còn cấm kết hôn trong các trường hợp khác như người đang có vợ có
chồng, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức…
Câu 74: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000, việc kết hôn chỉ
được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nhận định: SAI
Vì kết hôn còn có thể đăng ký tại cơ quan tư pháp cấp tỉnh trong trường hợp kết hôn với người
nước ngoài
Câu 75: Theo pháp luật Việt Nam, những người cùng giới không được kết hôn với nhau Nhận
định ĐÚNG
Pháp luật Việt Nam không cho phép người đồng giới kết hôn
Câu 76: Chỉ trong trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không được phép xin ly
hôn
Nhận định SAI
Người chồng không được phép ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai và vợ chồng
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Câu 77: Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn thuộc về người chồng
Nhận định SAI
Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó nghĩa vụ này không phân biệt
là của người chồng hay người vợ

—--------------------

1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo
đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên
thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành
luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn
mực đạo đức đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã
hội
2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong
xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm
giữ.
3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc
bản chất xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.
4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một
liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là nhà nước là một bộ máy trấn
áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của
giai cấp.
5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử dụng để thể
hiện sự thống trị đối với xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai
cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
6. Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại từ
xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ
máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.
7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối
kháng.
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của nhà nước cho thấy: nhà nước là
một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng .
8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị
giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức
thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính trị
đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với
giai cấp bị trị.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó
đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
10. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để thực hiện
quyền lực nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện
bản chất giai cấp,vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của nhà nước trong một
hình thái kinh tế xã hội nhất định.
11. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật.
=> Nhận định này Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn
bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
12. Chức năng hành pháp của nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.
=> Nhận định này Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành
chính:
+) Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật pháp do cơ quan
lập pháp ban hành
+) Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng
quyền lực nhà nước.
13. Chức năng tư pháp của nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của nhà nước có trách nhiệm duy trì, bảo
vệ công lý và trật tự pháp luật.
14. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ
tư tưởng thống trị trong xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai
cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội
buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
15. Chức năng xã hội của nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Chức năng xã hội của nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt động vì
sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.
16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.
=> Nhận định này Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có: Lãnh thổ xác định, cộng
đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc
tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp
luật.
=> Nhận định này Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra nhằm điều
chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của nhà nước.
18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong xã
hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm:
– Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ
máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
– Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao
gồm cả nội thương và ngoại thương.
– Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ
ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ
thuế”).
– Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống,
nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người
nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
– Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật
giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
– Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
– Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
19. Thông qua hình thức nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực nhà nước và việc tổ
chức thực thi quyền lực nhà nước như thế nào.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách thức tổ chức và
phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã
hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên, ngoài hình thức nhà nước, phải xác định
xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.
20. Căn cứ chính thể của nhà nước, ta biết được nhà nước đó có dân chủ hay không.
=> Nhận định này Sai. nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của nhà nước, mà còn
căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của nhà nước đó.
21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, cách thức thực hiện quyền lực của nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai
cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước của mình.
22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của nhà nước
=> Nhận định này Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của nhà nước,
ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của nhà nước đó.
23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.
=> Nhận định này Đúng. Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn nhất,
được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng
biển và vùng trời.”
24. Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm
bảo bởi nhà nước.
25. Bộ máy nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
=> Nhận định này Đúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước tử TW đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những
nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
26. Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận dân chủ,
quyết định theo đa số.
=> Nhận định này Sai. Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn bản
chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.
27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.
28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
=> Nhận định này Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và
là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu
ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
=> Nhận định này Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong lĩnh
vực đối nội và đối ngoại.
31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=> Nhận định này Đúng. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong
số các đại biểu quốc hội.
32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu
trong số đại biểu quốc hội.
33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
=> Nhận định này Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (2003)
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.
=> Nhận định này Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.
35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan duy nhất có chức năng xét xử ở
nước ta.
=> Nhận định này Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
=> Nhận định này Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.
38. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng,chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là những
quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành vi của một cá nhân hay tổ
chức.
39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các cá nhân tổ chức ban hành.
=> Nhận định này Sai. Văn bản quy phạm nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
các cá nhân có thẩm quyền ban hành.
40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như giáo dục thuyết
phục, khuyến khích và cưỡng chế.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng chế.
41. Pháp luật việt nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt
Nam.
42. Pháp luật việt nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là các văn bản quy
phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bắt
nguồn từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế…
43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời này sang đời khác.
=> Nhận định này Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
=> Nhận định này Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét xử trước đó,
được nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được nhà nước ban hành, không
phải tiền lệ.
45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ
pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để
trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một
quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải
có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
46. Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ của nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp luật
do nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ đó luôn luôn thể
hiện ý chí của nhà nước.
47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.
=> Nhận định này Đúng. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước và ý chí các bên tham
gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.
48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý.
49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân phải có năng
lực hành vi.
50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ người dưới 18
tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.
51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở mức độ khác nhau,
dựa trên quy định của pháp luật.
52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do chủ thể đó tự
quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa
vụ do pháp luật quy định.
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của từng
quốc gia.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy định, mỗi pháp luật lại
phụ thuộc vào quốc gia ban hành.
54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của chủ
thể.
=> Nhận định này Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể.
55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các quan hệ pháp
luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…
56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.
=> Nhận định này Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết.
57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực
hành vi.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 luật dân sự) do đó khi bị
chế năng lực pháp luật, thì đương nhiền cũng bị hạn chế về nưang lực hành vi.
58. Năng lực pháp luật của nhà nước là không thể bị hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật.
59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và
nghĩa vụ pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ pháp luật phụ
thuộc vào một số yêu tố khác(ví dụ đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn…)
60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các cá nhân, tổ
chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con
người( VD hành vi trộm cắp… )
61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào
quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong
muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với
những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ thể
63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân, tuy nhiên cũng phải
trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.
64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và do các cá nhân đó
tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.
65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hạn chế về
năng lực hành vi.
66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không bị hạn chế năng lực
pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (VD: không có năng
lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)
67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên bố bị hạn
chế năng lực hành vi.
68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính giai cấp.
=> Nhận định này Đúng.
– NLPL là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức, cơ quan) hưởng quyền và nghĩa
vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính giai cấp, và do đặc
trưng giai cấp quyết định. Mỗi giai cấp cầm quyền sẽ có đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế
độ khác nhau nên sẽ trao cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
– Còn NLHV (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là khả năng của một người,
thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối
với người khác. Như vậy, có thể hiểu là năng lực hành vi dân sự gắn với từng người, mang tính
cá nhân, phát sinh khi cá nhân mỗi người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình, xác lập quan hệ với người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc vào đặc trưng giai cấp.
69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân.
70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của các quan hệ pháp luật có thể là các cá nhân có đầy đủ năng
lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản pháp lý.
Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có thể phù hợp hoặc vi
phạm văn bản pháp lý)
72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ thể của
hành vi pháp luật thì không.
73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ khi ra đời
(trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).
74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật
mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những quy định
trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
76. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà
nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa
trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh,
giải phóng mặt bằng…
77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài
(mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan
điểm.
78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.
=> Nhận định này Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về mặt vật
chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần.
80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải ngồi
tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi.
=> Nhận định này Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy trước hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy trước.
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, được quy
định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ cá nhân tổ chức
nào có năng lực trách nhiệm pháp lý.
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm
pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu trong mặt
khách quan của vi phạm pháp luật.
85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật hành
chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân sự, vừa là vi phạm pháp luật hình sự
=> Nhận định này Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu thành tội phạm, còn
hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho
xã hội.
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng tiêu cực. Theo
hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nhắm ngăn chặn dịch bệnh không là bộ
phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
87. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và ngược lại.
=> Nhận định này Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp cưỡng chế
của nhà nước.
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Ví dụ: hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa số trường
hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp
lý.
89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ
có hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành
vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm
pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi Nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của người
thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thưc hiện do những điều
kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được
cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em
(chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng không được coi là VPPL vì họ không có khả năng
nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài của
vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan
điểm.
91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới dạng vật chất.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa tổn hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành chính, vừa
gánh trách nhiệm dân sự.
—-----------

Bài tập tình huống Hình sự


Cấu thành tội phạm: Yếu tố lỗi:
1. Lỗi cố ý trực tiếp
—Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức
rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra.
—Lý trí : nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó
—Ý chí: Mong muốn cho hậu quả xảy ra
—Ví dụ: A thấy B đi với người yêu mình, nảy sinh ghen tuông nên muôn giết B, A về nhà lấy
dao chém liên tiếp vào B dẫn đến B chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy
trước hậu quả của mình.
2. Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính
nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lý trí: nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả có thể xảy ra của
hành vi
Ý chí: Không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra
Ví dụ: Ruộng nhà A nhiều chuột, A giăng bẫy điện để bẫy chuột. Chị B đi đồng bị rơi mũ xuống
và vào ruộng A nhặt, bị điện giật chết. A thấy trc hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả
nhưng vẫn có ý thức để mặc.
3. Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể
gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Lý trí: Thấy trước hậu quả có thể xảy ra
Ý chí: Tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc tin rằng hậu quả có thể ngăn ngừa được.
Ví dụ: A đi săn thú, thấy một con thỏ đi qua và một người đi lấy củi bên cạnh con thỏ. Vì tự tin
về tài bắn súng của mình nên A vẫn bắn, do lệch tay bắn trúng người lấy củi. A thấy trước hậu
quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không xảy ra.
4. Lỗi vô ý do cẩu thả
Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu
quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.
Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã
hội.
Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước”
hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
Ví dụ: A chạy qua đường, vì để tránh A nên B và C đã đâm vào nhau.

Tình huống 1: Xác định tội danh


X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai
người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy
phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X
nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của
P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía
con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P
đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi.
Câu hỏi:
1. Xác định tội danh của X? (5 điểm)
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách
nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)

Lời giải:
1. Xác định tội danh của X?
Căn cứ vào tình huống đã cho thì X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội vô ý làm chết người)
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những khách thể
quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính
mạng. Đối tượng của tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng.
Đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là
con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong tình huống trên X tước đoạt tính mạng
của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là
những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử
sự xã hội thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận.
Trong tình huống trên thì X và P rủ nhau đi săn thú rừng và hai người thỏa thuận người nào
phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau
đó X lên phía đồi còn P xuống khe cạn. Và khi X nghe thấy có tiếng động, đã X huýt sáo 3 lần
nhưng không nghe thấy phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh mắt
con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X xách súng chạy đến thì phát hiện là P
đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội vã đưa P đi đến trạm xá địa phương nhưng P đã
chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy, hành vi của X do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong
khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người P làm cho P chết.
– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người. Hậu quả
này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của X đã gây ra hậu quả
làm cho P chết.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm và hậu
quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về
hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách
khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có QHNQ với nhau. Trong tình
huống trên thì hậu quả chết người của P là do hành vi của X gây ra. Đó là X nhằm bắn về phía
con thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết, như vậy nguyên nhân P chết là do
hành vi bắn súng của X vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì X tuy
thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người đó.
– Về lí trí: X nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy
trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng
hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là
sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả
năng hậu đó quả xảy ra.
– Về ý chí: X không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó thể hiện ở chỗ, sự
không mong muốn hậu quả của X gắn liền với việc X đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. X đã
cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở chỗ X đã huýt sáo như thỏa thuận với P và
chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng gì của P, X mới nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú
nhưng hậu quả là đã bắn chết P. Và khi X xách súng chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn
nhưng chưa chết hẳn, X đã vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên
đường đi. Điều này đã chứng tỏ X không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình
thức lỗi của X trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi
luật định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng lực TNHS và đạt độ
tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để kết
luận X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017).
Ngoài ra, trong trường hợp này X sẽ bị phạt hành chính vì sử dụng vũ khí cấm tại khoản 3 Điều
10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm
hình sự không? Tại sao?
X không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo nội dung tình huống bài ra và hậu quả là P bị thương, với tỷ lệ thương tật là 29%. Có thể
thấy, hành vi của X là đã vô ý gây thương tích cho P với lỗi vô ý vì quá tự tin. Căn cứ vào khoản
1 Điều 108 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ, sung 2017):
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Vậy, với hậu quả P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật 29%, thì X không phải chịu TNHS
nhưng X sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình theo Nghị Quyết 03/2006 về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.

Câu 1: Anh Bình là nhân viên lái xe hang taxi sao việt. Trong một ngày làm việc anh Bình đã
uống rượi say điều khiển xe quá tốc độ quy định và gây tai nạn; hậu quả làm chị Hoa đi xe máy
ngược chiều bị thương nhẹ, xe máy của chị Hoa bị hỏng, xe ô too của hãng taxi sao việt bị xây
xước. trong tình huống này hãy cho biết:
A, Anh Bình có các hành vi vi phạm pháp luật nào?
B, anh Bình có phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào?
Trình bày rõ lập luận của bạn đối với câu hỏi nêu trên
Trả lời:
a, Anh Bình đã vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Cụ thể:
Anh Bình đã lái xe trong tình trạng say rượu và điều khiển xe với tốc độ cao gây tai nạn. Hành vi
của anh Bình thuộc hành vi cấm được quy định tại khoản 8 Điều 8 và khoản 11 Điều 8 Luật giao
thông đường bộ năm 2008:
“8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít
máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”
“11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.”
Tùy vào trường hợp cụ thể mà anh Bình bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính
theo nghị định 171/ 2013/NĐ – CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt.
b, Anh Bình phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý sau:
Thứ nhất, anh Bình phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm phạm luật giao thông
đương bộ năm 2008 như đã phân tích trên. Đó là lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nòng độ
cồn và vượt quá tốc độ cho phép.
Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
các chủ thể vi phạm hành chính. Với hành vi vi phạm điều cấm của Luật giao thông thì anh Bình
phải chịu trách nhiệm hành chính theo nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trng
lĩnh vực giao thng đường bộ và đường sắt:
 Với hành vi điều khiển xe ô tô khi say rượu anh Bình có thể bị xử phạt theo điểm b khoản
5 Điều 5 hoặc điểm b khoản 7 Điều 5 hoặc điểm a khoản 8 Điều 5 của nghị định 71/2013/
NĐ – CP tùy theo mức độ vi phạm.
 Với hành vi điều khiển xe quá tốc độ cho phép, anh Bình có thể bị xử phạt hành chính
theo:
+ Điểm a khoản 3 Điều 5 nghị định 171: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với
người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá
tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
+ Điểm a khản 5 Điều 5 phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định từ 10 km/h đến 20 km/h;
+ Điểm a khoản 6 Điều 5 phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định trên 20 km/h đến 35 km/h;
+ Điểm a Khoản 7 Điều 5 NĐ 171 phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người
điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ
quy định trên 35 km/h;
Tùy vào trường hợp cụ thể mà anh Bình phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi của mình
căn cưa vào một trông các điều luật trên.
Thứ hai, anh Bình phải chịu trách nhiệm dân sự do hành vi gây tai nạn cho chị
Hoa và gây thiệt hại ch công ty. Cụ thể:
Anh Bình phải bồi thường cho chị Hoa chi phí về khôi phục sức khỏe và chi phí sửa chữa hoặc
khôi phục chiếc xe máy của chị Hoa theo quy định tại khoản 2 Điều 623 của BLDS năm 2005 về
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Anh Bình phải bồi thường chi phí sửa chữa chiếc xe ô tô của công ty bị xây xước nếu trong hợp
đồng lao động không có thỏa thuận khác.
Thứ ba, anh Bình có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật do hành vi vi phạm nội quy của công ty
và hợp đồng lao động mà anh đã kí kết với công ty Sao Việt gây ảnh hưởng đến uy tín của công
ty.
Câu 2: ( tương tự câu 2)
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên
địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây
dựng hiện hành. Công ty PK phản đối quyết định này và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.
1. Trong trờng hợp này, đơn khiếu nại của công ty PK phải gửi đến cơ quan nhà n -
ớc nào để đề nghị xem xét giải quyết? Vì sao?
2. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở Mục a đã giải quyết mà Công ty PK
vẫn phản đối thì Công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan Nhà nớc
nào, theo thủ tục gì? Vì sao?
Trả lời:
1. Trong trường hợp này công ty PK phải gửi đơn khiếu nại lên chủ tịch UBND quận H thành
phố Hà Nội người đã ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một
công trình xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Căn cứ khoản 1
Điều 7 Luật khiếu nại năm 2012: “1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi
hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người
khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có
hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn
quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp
trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành
chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết
thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính
tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
2. Theo căn cứ tại đoạn 2 khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2012 thì nếu trong trường hợp này
chủ tịch UBND quận H giải quyết mà công ty PK không đồng ý thì công ty PK có thể tiếp tục
gửi đơn khiếu nại lần 2 lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp là chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp công ty PK không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của chủ tịch
UBND thành phó Hà Nội hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính theo
đoạn 3 Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2012.

Câu 4: công ty cổ phần hoa đào trong quý trình sản xuất kinh doanh đã vi phạm quy định
của Nhà nước về bảo vệ môi trường nên gây ô nhiểm nguồn nước gây hại cho các hộ gia
định nuôi trồng thủy sản khu vực xung quanh. Trong trường hợp này hãy cho biết:
A, công ty cổ phần Hoa Đào có các hành vi vi phạm pháp luật nào?
 Công ty cổ phần Hoa Đào đã có hành vi vi phạm hành chính các yêu cầu của Luật bảo
vệ môi trường năm 2005 về quy định bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đó là: Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn môi trường (Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập
trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập
trung); Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân
loại chất thải rắn tại nguồn; Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn
trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra
môi trường; …
 Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và
chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước gây ô nhiểm nguồn nướ và gây thiệt hại cho
người nuôi trồng thủy sản.
B, công ty phải chịu các trách nhiệm pháp lý:
 Trách nhiệm hành chính trong việc có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;
 Trách nhiệm dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại cho các hộ nuôi trồng hủy sản xung
quoanh;
Câu 2
Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ đã phát hiện một hành vi vi phạm luật an toàn
giao thông trên đường phố. Chiến sĩ cảnh sát này sẽ phải làm các thủ tục pháp lý như thế nào nếu
cho rằng:
1. Hành vi vi phạm thuộc trờng hợp phạt tiền 100.000 đồng?
2. Hành vi vi phạm thuộc trờng hợp phạt tiền 500.000 đồng?
 Giải thích rõ vì sao?
Trả lời:
1. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 100k
Theo Điều 70 nghị định 71/2013/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, đường sắt quy định về thẩm quyền của cảnh sát nhân dân:
“1.Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.”
Trong trường hợp mức xử phạt chỉ 100.000 đồng thì thủ tục tiến hành xử phạt bao gồm lập biên
bản và ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 74 nghị định 171: .
“1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm
quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành
chính theo các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.
2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có
thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ
phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện
phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành
quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không
chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến
hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện”
2. Trường hợp mức phạt là 500k:
- Nếu chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không phải là đội trưởng trạm trưởng thì
chỉ được lập biên bản mà không có quyền ra quyết định xử phạt.
- Nếu chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ là đội trưởng, trạm trưởng thì có quyền lập
biên bản và ra quyết định xử phạt theo khoản 2 Điều 70 NĐ 171/2013.
Câu 3
CQNN nhận đợc đơn phản ánh của một số ngời tiêu dùng về việc sau khi sử dụng hoa quả
mua tại cửa hàng H (có đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh Quận K, thành
phố Hà Nội cấp) đã bị ngộ độc sau khi sử dụng làm 10 ngời phải đi cấp cứu tại bệnh viện.
Những ngời này đã đợc xuất viện sau 24 giờ điều trị. Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đã bán
hàng cho những ngời này. Qua điều tra và xét nghiệm tại chỗ, các cơ quan chuyên môn kết
luận: Nguyên nhân của vụ ngộ độc là do số hoa quả trên đã đợc chủ cửa hàng tẩm chất bảo
quản thực phẩm có chứa một hàm lợng độc tố đã bị cấm sử dụng.
- Hành vi của chủ cửa hàng H có phải vi phạm pháp luật không? Loại gì? Vì sao?
 Hành vi của chủ của hàng đã vi phạm Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thuộc hành vi
cấm trong sản xuất, kinh doanh thực thẩm tại điểm d khoản 5 Điều 5: “Thực phẩm có
chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho
phép”.
Hành vi của chủ cửa hàng H thuộc hành vi vi phạm hành chính vê an toàn thực phẩm quy định
tại điểm b Khoản 3 Điều 1 nghị định 91/2012/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính về an toàn
thực phẩm, đó là hành vi: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm
- Nếu hành vi trên là VPPL thì Cơ quan nhà nớc nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật
này? Vì sao?
 Những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm về an toàn thực
phẩm:
- Chủ tịch UBND các cấp quy định tại Điều 33 nghị định 91/ 2012
- Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành: Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công
Thương, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở thuộc các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công Thương…(Điều 34 nghị định 91)
- Cơ quan quản lý thị trường: kiểm soát viên thị trường, đội trưởng đội quản lý thị trường,chi cục
trưởng chi cục quản lý thị trường, cục trưởng cục quản lý thị trường (Điều 35 nghị định 91)
- Các cơ quan khác: Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan; cơ quan
Thuế và những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các cơ quan khác theo
quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. (Điều 36 nghị định 91)
- Theo quy định của PL xử lý vi phạm hành chính thì chủ cửa hàng hoa quả có thể bị áp
dụng những hình thức xử lý nh thế nào? Vì sao?
Các hình thức xử phạt:
+ Phạt tiền theo khoản 2 khoản 3 Điều 7 1 nghị định 91/2012/NĐ – CP quy định xử phạt hành
chính về an toàn thực phẩm:
“2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm
sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này
nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 2 Điều này thấp hơn 07 lần
giá trị thực phẩm vi phạm tại thời Điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000
đồng”.
+ Phạt bổ sung nếu tái phạm theo điểm b khoản 4 Điều 7 nghị định 91/2012: tước quyền sử dụng
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 5 Điều 7: Buộc tiêu hủy tang vật
vi phạm là hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm;
thực phẩm có chứa hóa chất.

a. Hãy cho biết: Trong trường hợp này theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính do Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 07 năm 2002, chủ cửa hàng hoa quả có thể bị
xử lý như thế nào?
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được thay bằng luật xử phạt vi phạm hành chính
2012 rồi nên xử phạt theo nghị định 91/2012/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính về an toàn
thực phẩm (như trên).
b. Có gì khác nếu trong trường hợp này có hai người chết do bị ngộ độc quá nặng và đây là
vụ ngộ độc thứ 2 xảy ra tại cửa hàng này chỉ trong 3 tháng gần đây?
Trong trường hợp này, chủ của hàng sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự chứ không phải xử lý theo
pháp luật hành chính nữa.
Câu 4:Trong khi thi hành nhiệm vụ chiến sĩ cảnh sỏt đó phỏt hiện Nguyễn Văn H điều khiển
phương tiện giao thông vô ý đi vào đường cấm.
1. Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêu căn cứ
pháp lý?
TL: Theo Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về trường hợp không bị xử
phạt hành chính:
“Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính;
người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”.
Như vậy, H không phải chịu trách nhiệm hành chính khi:
 Chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử phạt vi
phạm hành chính tức là dưới 14 tuổi hoặc trường hợp từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành
vi vi phạm hành chính do cố ý.
 Thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do
trường hợp bất khả kháng,...
2. Giả sử H đó 17 tuổi, điều khiển xe Dream thỡ H phải chịu trỏch nhiệm hành chớnh
với những hỡnh thức xử lý như thế nào? Giải thớch vỡ sao?
H có thể bị xử phạt: Phạt tiền.
Cụ thể:
 Xử phạt về hành vi đi vào đường cấm theo điểm b khản 4 Điều 5 nghị định 171/2013 quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Với mức phạt từ Phạt tiền
từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
 Xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy dung tích trên 50cm3 nhưng chưa đủ tuổi theo
điểm a khoản 4 Điều 21 nghị định 171/2013 phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều
khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Câu 5
 Ông Nguyễn Văn Nam là chủ sở hữu hợp pháp một ngôi nhà 120 m2 đang thơng lợng
vay 70 triệu đồng với thời hạn 3 năm của Ngân hàng thương mại AC để chi phí cho
con đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Ngân hàng AC đồng ý nhưng yêu cầu Ông
Nam phải thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản.
Những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào quy định trong Bộ luật dân sự 2005 có thể đợc áp
dụng trong trờng hợp này và hãy giải thích khái quát quyền và nghĩa vụ của Ông Nam trong
mỗi biện pháp để giúp Ông có thể lựa chọn sử dụng.
Trả lời:
Những biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng:
Trong trường hợp này, phải thực hiện biện pháp đảm bảo là biện pháp thế chấp theo quy định tại
Điều 342 BLDS năm 2005.
Ông Nam có quyền và nghỉa vụ sau:
 Quyền của ông Nam là người thế chấp tài sản qquy định tại Điều 349 BLDS năm
2005 như sau:
 Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi
tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
 Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
 Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá
trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh
doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số
tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
 Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong
quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
 Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn
biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo
cho bên nhận thế chấp biết;
 Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp
chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
 Ông Nam có nghĩa vụ quy định tại Điều 348 BLDS năm 2005:
1. Ðược khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi
tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
2. Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
3. Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá
trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh
doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số
tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
4. Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong
quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
5. Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn
biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo
cho bên nhận thế chấp biết;
6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp
chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Câu 6: Anh Nguyễn Văn T là công nhân làm việc tại phân xởng hàn của Công ty trách nhiệm
hữu hạn PK. Trong khi làm việc do không thực hiện đúng quy trình an toàn lao động mà Công ty
đã quy định nên anh T đã để xảy ra một vụ cháy tại xởng sản xuất. Đám cháy đã lan sang cả 2
nhà dân xung quanh, tuy không có thiệt hại về ngời nhng thiệt hại về tài sản cho 2 nhà dân là 140
triệu đồng và cho công ty là 18 triệu đồng .
a. Trong trờng hợp này ai là ngời phải chịu trách nhiệm bồi thờng đối với những thiệt hại
xảy ra cho các nhà dân xung quanh xưởng và cho công ty PK. Vì sao?
Trong trường hợp này công ty TNHH PK phải có trách nhiệm bồi thường cho nhà dân do cháy
theo quy định tại Điều 618 về bòi thường thiệt hại do pháp nhân gây ra:
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ
được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi
trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Do: anh T là công nhân của công ty PK tức là do người của pháp nhân gây ra nên trước hết cong
ty PK phải bồi thường cho 2 nhà dân. Sau đó, có quyền yêu cầu anh T hoàn trả số tiền theoo quy
định của PL đồng thời anh T cũng phải bồi thường thiệt hại cho công ty do làm cháy xưởng.

b. Trách nhiệm bồi thường trong trờng hợp này thuộc những loại trách nhiệm pháp lý nào?
Vì sao?
Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do hành vi của con người gây ra. Vì trong trường hợp này không phải thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng gây ra. Trách nhiệm bồi thường phát sinh trong trường hợp này là do vô
ý xâm phạm đến tài sản của pháp nhân và các chủ thể khác.
Câu 7
Điều 142 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản nh sau:
“Ngời nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của ngời khác có giá trị từ năm mơi triệu đồng
trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, cha đợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm m-
ơi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
a. Hãy xác định độ tuổi tối thiểu của một ngời phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện
một hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 142 này. Vì sao?
Độ tuổi tối thiểu trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 142 là 16 tuổi. Căn cứ:
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009 thì tội phạm quy định tại khoản 1
Điều 142 là tồi phạm ít nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ít
nghiêm trọng là đến 3 năm tù.
Căn cứ Điều 12 BLHS về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do
cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng và người đử 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu TNHS về mọi tội
phạm. Mà tội phạm quy định tại khoản 1 điều 142 là tội ít nghiêm trọng. Do đó, độ tuổi tối thiểu
phải chịu TNHS là 16 tuổi.

b. Trong trờng hợp Nguyễn Văn A đã 20 tuổi, vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của ngời
khác có giá trị là 40 triệu đồng gây thiệt hại vật chất 120.000 đồng và Nguyễn Văn A cha bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, cũng cha bị kết án về tội này thì Nguyễn Văn A
sẽ phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? Vì sao?
A sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự.
 Trách nhiệm hành chính: vì hành vi của A chưa cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1
điều 142 BLHS vì giá trị tài sản ở đây là 40 triệu, A chưa bị xử phạt hành chính cũng
chưa bị kết án.
 Trách nhiệm dân sự: hành vi của A gây thiệt hại cho người có tài sản do đó, A phải bồi
thường số tiền 120 000 đồng.
Câu 8
Nguyễn Văn T sinh ngày 14- 4-1991 bị bắt ngày 15- 4-2005 trên một chuyến xe khách khi trong
hành lý mang theo có hai bánh Hêrôin (mỗi bánh 375 gam).
- Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trờng hợp này theo phân loại tội
phạm trong Bộ Luật hình sự 1999 và hình phạt có thể áp dụng đối với T trong tr ờng hợp này.
Vì sao?
Hành vi của T cấu thành tội phạm quy định tại Điều 194: “tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”. Với khung hình phạt quy định tại điểm b khoản 4 Điều 194
BLHS: hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên. Mức hình phạt đối với
khoản 4 Điều 194 là hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội này là tử hình.
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Xác định hành vi của T thuộc tội phạm của A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với khung
hình phạt tù trên hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, T sinh ngày 14- 4-1991 đến thời điểm bị bắt ngày 15- 4-2005 đã đủ `4 tuổi 1 ngày.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì T đã độ tuổi chịu TNHS. T phạm toioi theo điểm b khoản 4
Điều 14 BLHS với khung hình phạt tù trên hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng do
T là người chưa thành niên nên không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình theo
khoản 5 Điều 69 BLHS.
- Có gì khác nếu trong trờng hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì sao?
Trường hợp này hành vi của T thuộc tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 194 BLHS: người nào
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS hành vi của T thuộc tội phạm nghiêm trọng với mức cao nhất của
khung hình phạt là 7 năm tù.
Căn cứ Điều 12 BLHS và độ tuổi của T lầ 14 tuổi 1 ngày thì trường hợp này T không phải chịu
trách nhiệm hình sự

Câu 9
Đang chạy trên đờng quốc lộ dọc theo đờng sắt, Phạm Văn T là lái xe của công ty cổ phần Minh
Đức nhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều và chạy giữa hai đờng ray tàu hỏa, dờng nh
không nghe thấy những tiếng quát gọi của rất nhiều ngời. Trong khi đó, đoàn tàu S2 đang đến rất
gần và một vụ tai nạn tởng nh chắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao vào và kịp đẩy mạnh hai
đứa trẻ bật ra khỏi đờng ray, đúng lúc đoàn tàu vùn vụt lao qua. Thoát chết, nhng một cháu bị
gẫy tay phải, còn cháu kia bị gẫy chân trái.
Trong trờng hợp gây ra thơng tích cho ngời khác nh vậy, hành động của lái xe Phạm Văn T
có đợc coi là tình thế cấp thiết để đợc loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?
Trả lời:
Hành động của T được coi là tình thế cấp thiết, bởi vì:
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích
của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không
còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong trường hợp
này hành động của anh T là ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn là thiệt hại về tính mạng cho 2 cháu bé.
Thiệt hại xảy ra cho 2 cháu là gãy tay, gãy chân là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cẩn ngăn ngừa.
Do đó, hành vi của T không phải là tội phạm căn cứ khoản 1 Điều 16 BLHS veeff tình thế cấp
thiết.
Câu 10
A (17 tuổi), B (20 tuổi) biết C 18 tuổi) không biết uống rượu nên rủ C đi nhậu. Do C không uống
rượu nên bị A và B trói lại và đổ rượu vào mồm, sau đó cả 3 đều bị say không thể làm chủ được
hành vi của mình. Thấy anh M (trước đó có hiềm khích với B) đi qua A, B cởi trói cho C và cả
ba đã xông vào đánh tập thể anh M gây thường tích 19%. Hỏi A,B,C có phải chịu trách nhiệm
hình sự không? Tại sao?
Trả lời:
Hành vi của A, B, C thuộc là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe ch người khác quy định tại Khoản 1 Điều 104.
Tuy nhiên, do điều kiện phạm tội không giống nhau nên A, B, C phải gánh chịu TNHS khác
nhau:
1. Đối với A (17 tuổi) và B (20 tuổi)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì A phải chịu TNHS về mọi
tội phạm, trong đó có hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS.
2. Đối với C:
Tuy căn cứ Điều 12 BLHS thì C đã đủ tuổi chịu TNHS nhưng C sẽ không phải chịu TNHS vì
trong trường hợp này không thỏa mãn yếu tố lỗi. Tuy cả 3 đều ở trong tình trạng say rượu nhưng
tình trạng say rượu của C không phải tự C đưa mình vào tình trạng say rượu như A và B mà do
bị A và B ép buộc. Do trong say không làm chủ được hành vi của mình nên C đã thực hiện hành
vi phạm tội.
Mà các dấu hiệu cấu thành tội phạm bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính
phải chịu hình phạt. Nhưng trường hợp này C không thõa mãn dấu hiệu lỗi.
(Đây là quan điểm của bạn còn có quan điểm khác là cả 3 đều phải chịu TNHS căn cứ Điều
14: người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì
vẫn phải chịu TNHS và căn cứ Điều 12 các chue thể đã đủ độ tuổi chịu TNHS)
Câu 11 (2d):
a) Ông trần Văn K cho Nguyễn văn A (17 tuổi), A phóng nhanh, vượt ẩu gây ra tai nạn, người bị
hại có mức độ thương tật 10%.
b) Nguyễn Văn B (14 tuổi) ăn cắp máy tính xách tai trị giái 15 triệu đông, trong lúc tiêu thụ, thì
bị bắt
Hỏi, chế tài sử phạt ở đây là gì? Đối tượng nào bị xử phạt, vì sao?
Trả lời
a) Xử phạt hành chính: đối tượng bị xử phạt là A và A trực tiếp có hành vi vi phạm pháp luật
giao thông đường bộ
K và A phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.............
b) Xử phạt vi phạm hành chính đối với A vì:
B phạm tôi trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 138 BLHS với mức cao nhất của
khung hình phạt là ba năm tù.
Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS thì B phạm tội ít nghiêm trọng.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 thì: 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, B không phải chịu TNHS trong trường hợp này.
Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính thì B đã đủ tuổi chịu TN hành chính do hành vi
của B là cố ý: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm
hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính...”
Câu 12: Công ty cổ phần B đã làm trái quy định của pháp luật Nhà nước về bảo vệ môi trường,
xả nước thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước và làm chết tôm, cá đang vào mùa thu hoạch của
các hộ nuôi trồng thủy sản xung quanh. Công ty cổ phần B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
Trả lời:
Công ty Cổ phần B phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự
 Trách nhiệm hành chính : theo điểm k khoản 1 Điều24 của luật xử phạt vi phạm hành
chính năm 2012 và nghị định 179/2013quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường với mức phạt tối đa đến 1 000 000 000 đồng.
 Trách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại đối với người dân xung quanh theo quy định tại
điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính và điều 624 BLDS năm 2005.
Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Điều 13. Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”
“Điều 624: bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”
—-------------
Bài 1: Mạnh và Nam mâu thuẫn trong việc làm ăn. Sau khi uống rượu say, Mạnh rút con dao
nhọn dài 18cm mang theo để sử dụng cho công việc đâm một nhát vào ngực Nam. Nam sững
người lại và hô to “nó có dao” rồi ngã xuống. Do vết thương quá nặng Nam đã chết trên đường
đi cấp cứu. Tại bản giám định pháp y kết luận: “Nam chết do mất máu nhiều không hồi phục, vết
thương thủng qua thành cơ tim, thương tích do vật nhọn có lưỡi sắc gây nên”. Hỏi: a. Khi nào
phát sinh quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội? b. Tội giết người mà Mạnh thực hiện thuộc
loại tội phạm gì theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015? Tại sao ?c. Phân tích mối quan
hệ nhân quả trong hành vi của Mạnh và hậu quả chết người xảy ra đối với Nam ?
Trả lời: a. Quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội phát sinh khi người phạm tội thực hiện
hành vi tội phạm. Theo khoản 1 Điều 8 BLHS 2015, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự”. Theo đó người phạm
tội phải có 4 điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sựDấu hiệu lỗiGây nguy hiểm cho xã
hộiTrái PL hình sự b. Theo Khoản 1 Điều 13 BLHS 2015 “Người phạm tội trong tình trạng mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích
thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”Phân tích CTTP: Mặt khách quan: việc
làm của Mạnh là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, gây nên cái chết của Nam.
Mặt khách thể: hành vi của Mạnh đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tínhmạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến QHXH được PL bảo vệ.Mặt chủ quan:
+ Lỗi: hành vi của Mạnh là lỗi cố ý trực tiếp, Mạnh là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự,
biết rõ việc mình làm là trái PL gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy
ra. Mạnh có mang theo hung khí là dao 18cm. + Động cơ: Mạnh thực hiện hành vi là do
mâu thuẫn với Nam + Mục đích: giết Nam để chút cơn tức giậnChủ thể vi phạm: anh
Mạnh là người lao động ( đủ tuổi + NLHVDS )Theo Điều 123 BLHS 2015 “Tội giết người” thì
Mạnh là tội phạm giết người phải chịukhung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, từ chung thân
hoặc tử hình.Như vậy, theo Khoản 1 Điều 9 Mạnh thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.c.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình nếu giữa hành vi đó
và hậu quả của tội phạm có mối quan hệ nhân quả.Do Mạnh dùng dao đâm Nam là lỗi cố ý trực
tiếp dẫn đến Nam chết. Kết quả giám định pháp y kết luận: “Nam chết do mất máu nhiều không
hồi phục, vết thương thủng qua thành cơ tim, thương tích do vật nhọn có lưỡi sắc gây nên”.Vậy
Mạnh phải chịu TNHS về tội giết người. Bài 2: Nhà Ân vừa mua 2 chiếc xe máy mới, do mâu
thuẫn với Ân từ trước nên Bình nói với Can “nhà đó hay đi nghỉ cuối tuần, mày vào mà lấy xe,
dễ lấy lắm”. Nhân một hôm gia đình Ân đi chơi xa, Can mang theo chiếc cưa sắt đến nhà Ân lấy
được một chiếc xe máy, bán cho Dũng được 15 triệu đồng. Sau đó Can bị bắt về tội trộm cắp tài
sản.Hỏi: a) Xác định vai trò của Bình trong vụ việc trên. Căn cứ vào cơ sở nào để xác định được
vai trò đó ? b) Do ham rẻ nên Dũng đã mua chiếc xe mà Can lấy trộm được, Dũng có được coilà
đồng phạm với Can không? Tại sao?c) Xác định hình thức lỗi của Can khi phạm tội ?Trả lời: a)
Can phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS, Bình là đồng phạm của Can với vai trò là
người xúi giục theo khoản 3 Điều 17 BLHSb) Dũng không thuộc 1 trong 4 trường hợp: người
thực hành, người tổ chức, ngườixúi giục, người giúp sức theo Điều 17 BLHS

Dũng phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 323, tội
danh này không trùng với tội của Can nên không được coi là đồng phạm.c) Theo K1 Điều 10
BLHS 2015 lỗi của Can là lỗi cố ý trực tiếp: Can là người có đủ năng lực TNHS, biết rõ việc làm
của mình là trái PL gây ra hậu quả nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra, Can có mang theo
công cụ gây án là chiếc cưa sắt. Bài 3: Bắc phụ trách cửa hàng kinh doanh vàng bạc của công ty
TNHH Bắc Việt, do thiếu trách nhiệm Bắc đã làm mất số vàng bạc có giá trị lớn. Tòa án xác
định Bắc phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp ( theo Khoản 2 Điều 179 BLHS 2015 ) Hỏi: a) Tội phạm mà Bắc thực hiện thuộc
loại tội phạm nào? Tại sao? b) Hãy chỉ ra cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng
nặng trong điều luật này? c) Xác định khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội
phạm trong trường hợp này ?Trả lời: a) Theo K2 Điều 179: “Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm” Bởi vì Bắc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm nên
Bắc thuộc loại tội phạm nghiêm trọng Theo K1 Điều 9 BLHS 2015. b) CTTP cơ bản:+ phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp CTTP tăng nặng: + trị giá
từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồngc) Khách thể: + Hành vi phạm tội nêu trên xâm
phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơquan, tổ chức, doanh nghiệp. Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng các tài sản mà giao hoặc cấp
phát cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
-xã hội trực tiếp quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật. Đối tượng tác động: tài sản của
Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
—----------

các tình huống


I. CÁC TÌNH HUỐNG VỀ HÌNH SỰ, MA TÚY, TỆ NẠN XÃ HỘI
1. Tình huống 1: B thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên T dùng gậy đánh vào sau
gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Vậy B phạm tội
gì?
Trả lời:
B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào đầu chị H) để nhằm chiếm đoạt
tài sản (lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H) và thực tế là B đã lấy hai chiếc nhẫn vàng của
chị H, do đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm
2015.
Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 thì một trong các hành vi
khách quan của tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực. Hành vi dùng vũ lực được hiểu
là hành vi hành động dùng sức mạnh vật chất (có thể có vũ khí hoặc không có vũ khí) để
tác động, tấn công vào cơ thể của người bị tấn công như: dùng chân tay đấm, đánh, bóp
cổ, dùng dây trói, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, đập, dùng dao đâm, chém... Hành động
tấn công này có thể làm cho người bị tấn công bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ
hoặc bị chết nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể cho nạn nhân. Việc
dùng vũ lực là nhằm mục đích là làm cho người bị tấn công mất khả năng chống cự
nhằm để cướp tài sản. Việc dùng vũ lực được thực hiện ở cả hai phương thức đó là
phương thức bí mật (như: bắn lén lút, đánh vào sau gáy...) và phương thức công khai
(tấn công trước mặt người bị tấn công để cho người đó biết, bất luận có người nào khác
biết hay không).
Tình huống 2: T vừa lĩnh 50 triệu đồng tiền gửi ngân hàng đi ra đến đường
quốc lộ thì K dùng dao dí vào cổ T và yêu cầu T đưa tiền, nếu không đưa thì K sẽ
đâm. Ngay lúc đó quần chúng nhân dân chạy tới bắt giữ K. Vậy K có phạm tội
không?
Trả lời:
K đã có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực (dùng dao dí vào cổ T) để
buộc T là người bị tấn công phải sợ và tin tưởng nếu không đưa tiền cho K thì tính mạng
của T sẽ bị nguy hại (bị đâm dao vào người), do đó K đã phạm tội cướp tài sản được quy
định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Bởi theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm
2015 thì một trong các hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi đe doạ dùng
vũ lực ngay tức khắc.
Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc được hiểu là đe doạ dùng ngay tức thì sức
mạnh vật chất (có thể có vũ khí hoặc không có vũ khí) để tác động, tấn công vào cơ thể
của người bị tấn công như: dùng chân tay đấm, đánh, bóp cổ, dùng dây trói, dùng súng
bắn, dùng gậy đánh, đập, dùng dao đâm, chém... nếu người bị tấn công không chịu khuất
phục để buộc người bị tấn công phải sợ và tin tưởng rằng nếu không để cho lấy tài sản
thì tính mạng và sức khoẻ sẽ bị nguy hại. Ở đây thông thường được kết hợp giữa hành vi
sẽ dùng vũ lực với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị
tấn công sợ và tin tưởng rằng người phạm tội sẽ dùng vũ lực.
Ngay tức khắc là ngay lập tức, không chần chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu
người bị tấn công không giao tài sản cho người phạm tội. Đe doạ dùng vũ lực ngay tức
khắc, cũng có nghĩa là nếu người bị hại không giao tài sản hoặc không để cho người
phạm tội lấy tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện.
Tình huống số 3: T lập kế hoạch và bàn bạc với M và P cướp tiền của những
người mới lĩnh tiền từ Ngân hàng Đ. T phân công cho M dùng dao đe doạ người bị
tấn công, còn M lao vào cướp tiền rồi lên xe máy do T đang đứng đợi sẵn. Vậy T, M
và P phạm tội gì và theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 thì cướp tài sản có tổ chức
được hiểu là hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện tội cố ý cướp tài sản mà giữa họ có
sự cấu kết chặt chẽ để thực hiện tội phạm (có sự bàn bạc, chuẩn bị chu đáo, vạch trương
trình kế hoạch phạm tội, phân công vai trò, vị trí của từng người), trong đó có người tổ
chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên không phải vụ án
cướp tài sản có tổ chức nào cũng đủ những người giữ vai trò như trên, mà tuỳ từng
trường hợp có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi giục
hoặc người giúp sức nhưng nhất định phải có người thực hành và người tổ chức thì mới
phạm tội có tổ chức.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi sướng việc phạm tội; vạch kế hoạch
thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; phân công trách nhiệm cho
những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động
của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội
phạm...
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm như: trực tiếp cầm dao
chém người bị tấn công, trực tiếp cầm súng đe doạ người bị tấn công hay trực tiếp chiếm
đoạt tài sản của người bị tấn công...
Như vậy, trong vụ án cướp tài sản trên thì có ba người đó là T, M và P cùng cố ý
thực hiện tội cướp tài sản, trong đó T là người tổ chức vì là người vạch kế hoạch, chủ
động bàn bạc với M và P thực hiện hành vi cướp tài sản và phân công trách nhiệm cho
M và P, còn M và P là những người thực hành vì có hành vi trực tiếp dùng dao đe doạ và
cướp tài sản của người bị tấn công. Do đó T, M và P đã phạm tội cướp tài sản với tình
tiết có tổ chức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tình huống 4: H là thợ điện dựng xe máy loại xe LEAD có giá trị 35 triệu
đồng ở ria đường để trèo lên cột điện sửa chữa điện nhưng quên không rút chìa
khoá. C đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của H, gạt chân chống xe lên rồi nổ xe
phóng đi. H ở trên cột điện nhìn thấy C lấy xe máy của mình nhưng không làm gì
được. Vậy C có phạm tội không? Nếu có thì đó là tội gì?
Trả lời:
C có hành vi công khai, ngang nhiên, trắng trợn chiếm đoạt tài sản (lấy xe máy
của H có giá trị 35 triệu đồng), H là chủ xe máy biết là C lấy xe máy của mình mà không
thể giữ được. Hành vi đó của C là hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản. Do đó C đã
phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm
2015.
Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt
bằng hình thức công khai, ngang nhiên. Người phạm tội lấy tài sản ngay trước mắt chủ
sở hữu tài sản mà người này không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được
hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không
đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai).
Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể
hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong
hoặc ngay sau khi chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu tài sản biết ngay người lấy tài sản của
mình nhưng không thể giữ được.
Tình huống 5: T và K đang cắt lúa ở cánh đồng thì đột nhiên K bị cảm, thấy
vậy T liền bế K lên đường thì nhìn thấy xe máy của G đang để ở ria đường, xe
không khoá. T đặt K ngồi lên xe máy đó và nổ máy với mục đích để đưa K vào
bệnh viện cấp cứu. G đang tắm ở dưới ao nhìn thấy T lấy xe của mình nhưng cũng
không làm gì được. Vậy T có phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là
mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể
có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, vì hành vi
chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội.
Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, T lấy công khai lấy xe máy của G nhưng không có mục đích chiếm
đoạt mà chỉ có mục đích đưa K đi bệnh viện cấp cứu vì K bị cảm, do đó T không phạm
tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự.
Tình huống 6: H đang đi xe máy loại xe Jupiter vừa mới mua với giá 24
triệu đồng thì K là người quen của H vẫy tay xin đi nhờ. H dừng xe lại và đèo K đi
cùng. Khi đi được một lúc thì H dừng xe trước quán nước và bảo K cùng vào quán
uống nước. Lợi dụng lúc H đi rửa tay thấy xe vẫn đang mở khoá, K liền nổ máy
phóng xe máy của H đi đến chợ T bán xe lấy tiền tiêu sài. Khi H rửa tay quay ra và
hỏi Đ là chủ quán về xe của mình thì Đ vẫn tưởng xe đó là xe của K. Vậy K phạm
tội gì?
Trả lời:
Lợi dụng lúc H đi rửa tay, K đã lén lút (bí mật) lấy xe máy của H và mặc dù K
lấy xe máy của H ngang nhiên trước mặt Đ là chủ quán nước nhưng đó chỉ là ý thức che
giấu tính hợp pháp cho hành vi của K để cho Đ tưởng đó là xe máy của K. Do đó hành vi
của K chính là hành vi trộm cắp tài sản nên K đã phạm tội trộm cắp tài sản được quy
định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 thì mặt khách quan của tội
trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc
người quản lý tài sản mà người này không hề hay biết tài sản của mình đang bị chiếm
đoạt, chỉ sau khi mất thì thì người đó mới biết bị mất tài sản.
Tính chất lén lút, bí mật của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm
tội che giấu, giấu diếm hành vi chiếm đoạt tài sản của mình đối với chủ sở hữu tài sản.
Người phạm tội không những chỉ có ý thức bí mật đối với người quản lý tài sản
mà còn bí mật đối với người xung quanh khu vực có tài sản nhưng có những trường hợp
người phạm tội không hề che giấu hành vi trộm cắp tài sản đối với người xung quanh
nhưng lại có những hành động để người xung quanh tưởng lầm đó không phải là hành vi
trộm cắp tài sản. Ví dụ như: giả vờ đi nhờ xe để người xung quanh tưởng nhầm là xe của
người đó và đợi cho đến khi chủ sở hữu của xe đó sơ hở, mất cảnh giác thì trộm cắp xe.
Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản
bị chiếm đoạt. Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 500.000 đồng trở lên mới cấu
thành tội trộm cắp tài sản, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng thì phải
kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người có hành vi trộm cắp đã bị xử
phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để
xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm
đoạt trong từng trường hợp cụ thể.
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt nhỏ, gọn thì tội trộm cắp hoàn thành kể từ thời điểm
người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người.
Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt to, cồng kềnh thì tội trộm cắp hoàn thành
kể từ thời điểm người phạm tội mang tài sản đó ra khỏi nơi quản lý của chủ sở hữu.
Tình huống 7: Sau khi Q lập kế hoạch trộm cắp xe máy của công ty K thì Q
rủ rê P, T và V cùng trộm cắp xe máy. Sau khi P, T và V đồng ý Q đã chủ động bàn
bạc về kế hoạch trộm cắp. Q có nhiệm vụ chuẩn bị các dụng cụ phá khoá cửa và
theo dõi, chỉ huy hoạt động trộm cắp, Q phân công P thực hiện việc phá khoá, phân
công T dắt xe máy ra và phân công V đưa xe máy đến nơi cất giấu mà Q đã chuẩn
bị sẵn. Q, P, T và V trộm cắp đến lần thứ ba với tổng cộng là 7 chiếc xe máy thì bị
phát hiện và bị bắt giữ. Vậy Q, P, T và V phạm tội gì và theo điều khoản nào của
Bộ luật hình sự?
Trả lời:
Q, P, T và V đã phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng “có
tổ chức” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi vì
Q, P, T và V cố ý cùng thực hiện tội trộm cắp tài sản (trộm cắp xe máy) mà giữa họ có
sự cấu kết chặt chẽ để thực hiện tội phạm (có sự bàn bạc, chuẩn bị chu đáo, vạch trương
trình kế hoạch phạm tội, phân công vai trò, vị trí của từng người), trong đó Q là người tổ
chức, P, T và V là những người thực hành.
Q là người tổ chức bởi vì Q là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc trộm cắp xe
máy, Q khởi sướng việc phạm tội, vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch
che giấu tội phạm, phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác (P, T và V)
thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
P, T và V là những người thực hành vì là những người trực tiếp lén lút trộm cắp
xe máy, trực tiếp phá khoá cửa, trực tiếp đưa xe máy đến nơi cất giấu.
Tình huống 8: H là công nhân công ty giầy da Đ lấy trộm một đôi giầy của
công ty Đ, rồi buộc từng chiếc giầy vào ống chân của H, sau đó phủ ống quần lên và
đi về. Khi ra đến cổng bảo vệ của công ty Đ, thì K phát hiện H giấu đôi giầy trong
ống quần, K yêu cầu H vào phòng bảo vệ thì lập tức H bỏ chạy, thấy thế K đuổi
theo và túm được tay H để giữ H lại, liền lúc đó H rút dao trong người ra đâm vào
tay K để cố giữ bằng được đôi giầy. Vậy H phạm tội gì và theo điều khoản nào của
Bộ luật hình sự?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tình tiết
hành hung để tẩu thoát trong tội trộm cắp tài sản được hiểu là trường hợp sau khi đã
trộm được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt đã có hành vi dùng vũ lực
đối với chủ sở hữu hoặc đối với người đã bắt giữ để người này không dám đuổi bắt hoặc
không thể bắt giữ được nhằm để tẩu thoát.
Người phạm tội hành hung đối với người đuổi bắt (có thể là chủ sở hữu tài sản bị
trộm cắp hoặc là người khác) nhằm mục đích tẩu thoát. Nhưng nếu người phạm tội sau
khi đã trộm cắp được tài sản mà bị đuổi bắt hoặc đã bị chủ sở hữu tài sản bị trộm cắp hay
người khác bắt giữ nhưng cố tình giữ bằng được tài sản đã trộm cắp bằng cách hành
hung người đuổi bắt hoặc người đang bắt giữ thì ngườiphạm tội bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội cướp tài sản. Trong trường hợp này, khoa học luật hình sự gọi là chuyển
hoá từ tội trộm cắp sang tội cướp tài sản (hay còn gọi là đầu trộm đuôi cướp).
Như vậy, H là người trộm cắp tài sản bị K phát hiện thì đã bỏ chạy, K đuổi theo
thì H đã hành hung K (rút dao trong người đâm vào tay K) nhưng H hành hung K không
phải để tẩu thoát mà để giữ bằng được tài sản đã trộm cắp (đôi giầy). Do vậy H đã phạm
tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tình huống 9: Vì muốn có tiền để đánh bạc nên H đã đến nhà B giả vờ hỏi
mượn xe máy loại xe Wave trị giá 15 triệu đồng để đi thăm người ốm. Khi B cho H
mượn xe thì H đã đi xe máy này đến cửa hàng mua bán xe máy và bán được 5 triệu
đồng và H lấy số tiền này để đánh bạc. Vậy H phạm tội gì?
Trả lời :
H có hành vi dùng thủ đoạn gian dối (giả vờ mượn xe máy loại xe LEAD trị giá
35 triệu đồng để đi thăm người ốm) làm cho B là chủ sở hữu chiếc xe máy tưởng là thật
nên đã tự nguyện giao xe máy cho H. Khi H nhận được xe máy của B thì H đã có hành
vi chiếm đoạt chiếc xe máy (bán xe máy được 5 triệu đồng để lấy tiền đánh bạc). Hành
vi đó của H là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do đó H đã phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi theo quy định tại
Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 thì mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản thể hiện ở hành vi duy nhất đó là hành vi chiếm đoạt nhưng chiếm đoạt bằng thủ
đoạn gian dối. Trong đó thủ đoạn gian dối là điều kiện để thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Gian dối là đưa ra thông tin hay hành động không đúng sự thật nhằm đánh lừa
người khác để người khác tin đó là sự thật. Thủ đoạn gian dối được thực hiện rất đa dạng
có thể qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả, giả danh người có chức vụ, quyền hạn… Hành vi
gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm để chiếm đoạt tài sản, còn nếu có
hành vi gian dối không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác, dù
mục đích này có tính tư lợi cũng không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện bằng
những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý
tài sản. Luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có thủ
đoạn gian dối thuộc về tư tưởng, suy nghĩ mà không biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi.
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc
giao tài sản giữa người người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì
không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp có thể phạm tội khác.
Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch
tài sản của người khác thành tài sản của mình bằng thủ đoạn gian dối.
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá
trị tài sản bị chiếm đoạt. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 500.000 đồng trở lên mới cấu
thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000
đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc người có hành vi lừa
đảo đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt
tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Tội phạm hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra.
Tình huống 10: C có nhu cầu xây dựng nhà ở nên đã hỏi vay của T 50 triệu
đồng để xây dựng nhà ở. T đồng ý và đưa cho C vay 50 triệu đồng (việc vay mượn
có làm hợp đồng và viết giấy biên nhận). Sau khi nhận tiền của T thì C lại không
xây nhà vì C không muốn ở Việt Nam mà muốn sang nước Nga cư trú cùng anh
ruột của C. Vì không định trả lại tiền vay cho T nên khi đi C mang theo 50 triệu
đồng đã vay của T. Vậy C có phạm tội không?
Trả lời:
C vay được tài sản của người khác (vay được 50 triệu đồng của T) bằng hợp
đồng bằng văn bản hợp pháp (việc vay mượn có làm hợp đồng và viết giấy biên nhận)
nhưng sau khi vay được tiền thì C đã bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản (bỏ sang nước Nga cư
trú cùng anh ruột của C để chiếm đoạt 50 triệu đồng tiền vay của T). Hành vi đó của C
chính là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, do đó C đã phạm tội lạm dụng
tính nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi
theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 thì mặt khách quan của tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm hành vi sau:
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng các hình thức hợp đồng hợp pháp (hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản
hoặc bằng miệng) rồi dùng thủ đoạn gian dối (như: giả tạo bị mất tài sản; đánh tráo tài
sản; rút bớt tài sản...) hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn để chiếm đoạt tài sản chỉ xuất hiện sau khi đã nhận được tài sản thông qua hợp đồng
hợp pháp. Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh
lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Tình huống 11: Anh K vừa qua đã bị cơ quan có thẩm quyền truy tố do
hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự. Quá trình luận tội, xét thấy anh K
đang có nơi làm việc ổn định, cư trú rõ ràng, phạm tội ít nghiêm trọng, không cần
thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội, nên anh K đã bị Tòa án tuyên phạt
cải tạo không giam giữ 1 năm. Một số ý kiến thắc mắc cho rằng Tòa án đã xét xử
chưa đúng người, đúng tội. Xin hỏi trường hợp này pháp luật quy định như thế
nào?
Trả lời:
Việc áp dụng hình phạt cải tạo không giữ giữ 1 năm đối với trường hợp anh K ở
trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật vì theo Điều 36 của Bộ luật, cải tạo
không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định
hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi
xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được
trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm
giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người
đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo
dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ
theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05%
đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.
Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải
ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất
việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao
động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và
không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai
hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người
khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định
tại Luật thi hành án hình sự.
Tình huống 12: Chị Nguyễn Thị H sống độc thân, do thiếu hiểu biết, chị đã
cho một gái bán dâm ở trong nhà chị và thực hiện hành vi mua bán dâm với nhiều
người trong nhiều lần khác nhau, xin hỏi trường hợp của chị có phải là phạm tội
nhiều lần không?
Theo hướng dẫn tại mục 4, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm
tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác
nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng
thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn);
b) Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một
khoảng thời gian;
c) Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng
thời gian khác nhau.
Trường hợp của chị Nguyễn Thị H nêu trên vi phạm điểm c “Chứa mại dâm một
người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau” được
coi là “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 254 của Bộ luật hình
sự.
Tình huống 13: Trần Tiến D là kế toán trưởng của Tập đoàn chuyên kinh
doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, D đã móc
nối với một số đối tác để làm chứng từ khống, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng và đã
bị cơ quan điều tra phát hiện. Xin hỏi trong trường hợp này, việc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của D có bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật, việc Trần Văn D lợi dụng chức vụ, quyền
hạn phạm tội sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt. Theo đó, tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 bao gồm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết
tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người
lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc
những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để
phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội
phạm.
Các tình tiết đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định
khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Tình huống 14: Nguyễn Văn V do bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê đã cùng đồng
bọn đột nhập vào nhà bà M trộm cắp. Khi bị phát hiện V đã chủ động tấn công và
đâm chết cháu trai của bà M khi anh này cố tình ngăn cản không cho V chạy thoát.
Sau khi V bị bắt, cơ quan điều tra đã có quyết định khởi tố V về tội giết người thì
gia đình V đã có đơn kiện, cho rằng do V còn nhỏ (mới hơn 14 tuổi), nhận thức
kém, chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi pháp luật quy định về
vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Điều 12 Bộ luật quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau
đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua
bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173
(tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép
chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán
trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào
mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở
hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử);
Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện
điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
Căn cứ quy định ở trên, V bị truy tố tội giết người khi V đã hơn 14 tuổi, là đủ
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra nên việc gia đình V có
đơn kiện là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
Tình huống 15: Do mâu thuẫn về đất đai trong quá trình xây dựng nhà ở,
Nguyễn Tiến D đã bàn bạc âm mưu cùng 2 anh trai sang nhà ông B hàng xóm gây
rối và đánh người nhà ông B. Kết quả ông B và con trai ông đã bị anh em D đánh
gây thương tích đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Quá trình điều tra cơ
quan công an còn phát hiện bố đẻ D là ông H cũng biết trước việc này. Đề nghị cho
biết trường hợp này ông H có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do không tố giác
tội phạm hay không?
Trả lời:
Theo Điều 19 của Bộ luật, người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang
được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ
luật hình sự. Tuy nhiên, Điều luật cũng quy định người không tố giác là ông, bà, cha,
mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách
nhiệm theo quy định như trên, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.
Đối chiếu với quy định trên, ông H sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do
không tố giác tội phạm là con đẻ của mình.
Tình huống 16: Anh Nguyễn Văn H uống rượu say nên trên đường đi làm về
đã gây ra tai nạn giao thông làm trọng thương một người đi bộ sang đường; sau đó
gia đình anh H đã gặp gỡ gia đình người bị nạn và đã thực hiện việc bồi thường đầy
đủ các chi phí cho họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối
với anh H. Trong trường hợp này, anh H có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa
không ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, người nào tham gia giao
thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh
khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp
người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Đối chiếu với quy định ở trên, việc anh H khi gây tai nạn trong tình trạng say
rượu là tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của Điều luật nói trên. Mặc
dù người gây tai nạn đã bồi thường thiệt hại về vật chất nhưng theo quy định của pháp
luật, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra. Việc người gây án
đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự đặc biệt khi vụ án được đưa ra xét xử.
Tình huống 17: Anh Trần Văn D bị tòa án phạt 20 tháng tù về tội vi phạm
các qui định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh Đ rất ăn năn, hối
cải, khai báo thành khẩn. Trong khi chờ đi thụ hình đã có công cứu được 3 trẻ nhỏ
bị nước lũ cuốn trôi. Như vậy anh D có được được miễn chấp hành hình phạt tù
không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội có thể được
miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ
luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm
hình sự.
Khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự quy định: Tòa án có thể quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm
nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự.
Đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự, anh D đã có ít
nhất 2 tình tiết giảm nhẹ nhờ việc hối cải, khai báo thành khẩn và lập công chuộc tội thì
có thể được xét miễn chấp hành hình phạt.
Tình huống 18: Nguyễn Thị A phạm tội buôn bán ma túy. Trong quá trình
điều tra, truy tố xét xử, cơ quan có thẩm quyền phát hiện A đang có thai. Xin hỏi
trong trường hợp này A có được hoãn chấp hành hình phạt tù hay không?
Trả lời:
Theo Điều 67 của Bộ luật, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình
phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến
khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì
gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết
án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến
01 năm.
Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp
hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp
hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56
của Bộ luật hình sự.
Đối chiếu với quy định nêu trên, Nguyễn Thị A sẽ được hoãn chấp hành hình
phạt tù đến khi đứa con được 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, trường hợp trong thời gian được
hoãn, A lại tiếp tục phạm tội thì A sẽ bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt trước đó
theo quy định nêu trên.
Tình huống 19: Nguyễn Hữu T cùng đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản
khi T mới được 17 tuổi 5 tháng. Quá trình điều tra xác định T phạm tội với tư cách
là đồng phạm giúp cho đồng bọn bỏ trốn, không trực tiếp tham gia vào vụ cướp
giật tài sản. Trong trường hợp này, T có thể bị áp dụng biện pháp khiển trách hay
không?
Trả lời:
Theo Điều 93 của Bộ luật, khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trong những trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội
và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Căn cứ quy định trên, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp
dụng biện pháp khiển trách đối với T. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18
tuổi.
Đồng thời, điều luật cũng quy định T phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia
lao động với hình thức phù hợp.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện
các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.
Tình huống 20: Trần Văn D làm nghề lái xe tắc xi. Trong một lần chở khách
ban đêm, H đã vô tình tông phải vợ chồng anh G làm cho anh bị thương tích nặng.
Quá hoảng sợ, D đã lái xe bỏ chạy, bỏ mặc vợ chồng anh G trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng. Hành vi của D phạm tội gì và bị xử lý ra sao?
Trả lời:
Hành vi của D đã phạm vào tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điều 132 của Bộ luật. Theo đó, người nào thấy
người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không
cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa
vụ phải cứu giúp.
Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

II. TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI


Tình huống 1: Gia đình ông N được giao 3 ha đất để trồng lúa đến nay đã
được 3 năm nhưng do điều kiện khí hậu hạn hán, đất đai khô cằn nên năng suất
trồng lúa không cao. Qua một 3 năm trồng lúa ông N nhận thấy đất ở đây không
phù hợp với việc trồng lúa vì vậy ông muốn chuyển đổi sang trồng một số loại cây
như đỗ, lạc. Hỏi: Xin hãy trường hợp của ông N có phải làm chuyển đổi mục đích
sử dụng đất không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử
dụng đất?
Trả lời
Căn cứ tại Điều 57 Luật đất đai 2013 có quy định chuyển mục đích sử dụng đất
như sau:
"1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn,
đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử
dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng
đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê
đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công
cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là
đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ,
đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người
sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử
dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi
được chuyển mục đích sử dụng".
Như vậy, trường hợp của ông N là chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp nên cần phải tiến hành thủ tục xin phép. Đồng thời ông N phải đến Uỷ ban nhân
dân nơi ra quyết định giao đất để làm thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo
quy định của Khoản 2 Điều 37 Luật đất đai 2003, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau : “Uỷ ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.”
Tình huống 2: Vợ chồng ông A bà B năm 1968 có nhận chuyển nhượng một
thửa đất bằng giấy tay và làm nhà ở từ trước đến nay, có đăng ký kê khai theo bản
đồ 299 (năm 1984), 202 (năm 1997). Vợ chồng ông A bà B sử dụng thửa đất liên tục
từ đó đến nay ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch. Nay vợ chồng
ông A bà B muốn lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng
không biết mình có đủ điền kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay
không. Xin hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Trả lời:
Thời điểm sử dụng đất của ông A bà B là từ năm 1968. Từ đó đến nay, vợ chồng
ông A bà B đã sử dụng, ở ổn định liên tục, không tranh chấp, có tên trong sổ địa chính
năm 1984, có đăng ký kê khai năm 1997. Theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 20 Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (công nhận quyền sử dụng đất) cho hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị
định này và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 của Luật Đất đai,
Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định như sau:
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận
không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc
không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy
hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất
như sau:
a) Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức
công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 của Luật Đất đai (sau đây gọi là hạn
mức công nhận đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.
Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận
đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện
tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận
đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công
trình phục vụ đời sống đó;
b) Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi
nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ
theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận
như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài;
c) Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại,
dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện
tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản này; phần diện tích còn lại đã
xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận
theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại
các Điểm a, b và c Khoản này thì được xác định là đất nông nghiệp và được công nhận
theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Như vậy chiếu theo quy định nêu trên thì ông A và bà B đủ điều kiện để được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tình huống 3: Trong quá trình thương lượng, bàn bạc làm ăn, kinh doanh
giữa doanh nghiệp K có vốn đầu tư nước ngoài với một doanh nghiệp trong nước C
đã thỏa thuận: Doanh nghiệp K đã nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền
sử dụng đất của doanh nghiệp C đang sử dụng có nguồn gốc được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất với điều kiện doanh nghiệp C phải thực hiện đầy đủ
xong các nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Xin hỏi, thỏa thuận
này của hai bên có đúng với các quy định của pháp luật hay không? Việc chuyển
nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế
nào?
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi tắt là
Nghi định số 43/2014/NĐ-CP) quy định về chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử
dụng đất:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư
là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê
mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp
chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp.
- Doanh nghiệp, các thành viên là chủ sở hữu doanh nghiệp khi chuyển nhượng
vốn đầu tư phải xác định phần vốn là giá trị quyền sử dụng đất trong tổng giá trị vốn
chuyển nhượng và phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thỏa thuận nêu trên của hai bên K và C hoàn toàn đúng với các quy
định của pháp luật.
Tình huống 4: Cách đây 10 năm, gia đình nhà ông Q - một hộ dân tộc thiểu
số ở tỉnh miền núi phía Bắc được Nhà nước được hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh
hoạt để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo… Nhờ
chăm chỉ lao động, gia đình ông Q đã khai phá mảnh đất, trồng trọt, canh tác, nuôi
sống gia đình và có điều kiện cho các con ăn học. Nay do già cả, sức khỏe có phần
yếu đi, con cái lại đi làm ăn xa, nên Q đã lên Ủy ban nhân dân xã nơi cú trú để
trình bày nguyện vọng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình em
trai của mình. Xin hỏi, pháp luật quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được
Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về điều kiện chuyển
nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số
sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ:
- Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước
giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền
sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường,
thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn
khả năng lao động.
- Tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà
nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà không thuộc trường hợp được
chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định nêu trên.
Như vậy, theo qui định pháp luật, gia đình ông Q có thể chuyển nhượng quyền
sử dụng đất cho gia đình em trai, nếu đó là đất được nhà nước cấp theo chính sách hỗ trợ
quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được ủy ban nhân
dân cấp xã xác nhận không còn nhu cầu sử dụng.
Tình huống 5: Anh H là tổng giám đốc công ty đầu tư và tư vấn xây dựng
PQ đã tiến hành đầu tư vốn để xây dựng 01 dự án kinh doanh nhà ở để bán trong
trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi dự án đang triển khai thì phát sinh một số
thay đổi về vốn và nhân lực, nên công ty của anh đã thương lượng để tiến hành
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở
này cho một công ty xây dựng khác trong thành phố. Giám đốc công ty này yêu cầu
công ty PQ phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công
trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết đã
được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi
thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở;
đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu
gom rác thải…mới tiến hành nhận chuyển nhượng. Xin hỏi các điều kiện để chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán
hoặc để bán kết hợp cho thuê được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về điều kiện chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để
bán kết hợp cho thuê:
- Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp
cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao
gồm:
+ Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
+ Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm
các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết
xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu
vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây
dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước,
thu gom rác thải;
+ Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án
gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);
+ Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới
hình thức phân lô, bán nền theo quy định pháp luật.
- Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho
thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu
vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có
yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là
điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các
tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.
- Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng
nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy
hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
Như vậy công ty đầu tư và tư vấn xây dựng PQ phải đáp ứngđủ các điều kiện nêu
trên để chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở
để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê

Tình huống 6: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn A sinh sống bằng nghề
nuôi cá basa ở tỉnh K, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất nuôi
trồng của gia đình ông vào khoảng 2 héc ta (ha). Do giá cá basa trên thế giới gần
đây tăng nên ông A và gia đình quyết định mở rộng diện tích nuôi trồng lên 25 héc
ta bằng cách nhận chuyển nhượng những diện tích đất nuôi trồng thủy sản của các
hộ gia đình khác ở xung quanh. Việc nhận chuyển nhượng diện tích đất này của gia
đình ông A có thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo các quy định của Luật đất đai
năm 2013 hay không?
Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm thực
hiện liên quan đến đất đai, trong đó, tại Khoản 5 quy định: “5. Nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật
này.”
Như vậy, việc nhận chuyển nhượng diện tích đất để nuôi trồng thủy sản vượt hạn
mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này mới là hành vi bị cấm.
Do đất ông A nhận chuyển nhượng là đất sử dụng để nuôi trồng thủy sản và khu
vực đất đều thuộc tỉnh K thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên áp dụng Điểm a
Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai năm 2013, cụ thể: “1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng
năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;”
Theo Khoản 1 Điều 130 Luật đất đai năm 2013 thì hạn mức nhận chuyển quyền
sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể như sau: “Hạn
mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá
10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.”
Theo đó, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình
ông A là không vượt quá 30 héc ta. Đối chiếu với trường hợp của ông A, gia đình ông đã
có 2 héc ta và muốn mở rộng lên 25 héc ta. Như vậy, ông A phải mua thêm 23 héc ta.
Diện tích đất mua thêm này chưa vượt quá hạn mức cho phép nhận chuyển nhượng đất
nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Vì vậy, hành vi nhận chuyển
nhượng diện tích đất này của gia đình ông A không thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo
quy định của Luật đất đai năm 2013.
Tình huống 7: Doanh nghiệp X là một công ty xây dựng có uy tín tại Hà Nội.
Do nhận thấy thị trường nhà ở cho công nhân khu công nghiệp gần đó rất có tiềm
năng phát triển nên doanh nghiệp có ý định tham gia vào một dự án đầu tư xây
dựng nhà chung cư. Để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất cho việc thực hiện dự án đầu tư này thì doanh nghiệp X phải
đáp ứng các điều kiện nào?
Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP) thì các dự án có sử dụng đất phải áp dụng các điều kiện quy
định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật đất đai gồm:
“a) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán
kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;”
Như vậy, dự án mà doanh nghiệp X muốn tham gia (xây dựng nhà chung
cư để bán cho công nhân) thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Để được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì doanh nghiệp X
phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật đất đai năm 2013 như
sau:
- Thứ nhất, có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự
án đầu tư. Theo đó, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định điều kiện
về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư gồm:
+ Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng
mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15%
tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên;
+ Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.
- Thứ hai, ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Thứ ba, không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp
đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
Việc xác định người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai
đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự
án đầu tư khác xác định theo các căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP:
+ Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với các dự án tại địa phương
được lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Nội dung công bố về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và kết quả xử lý vi
phạm pháp luật đất đai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Tổng cục Quản lý đất đai đối với các dự án thuộc địa phương khác.
Lưu ý, thời điểm thẩm định các điều kiện trên được thực hiện đồng thời với việc
thẩm định nhu cầu sử dụng đất của chủ đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm
định dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định
của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất
không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp
đấu giá quyền sử dụng đất thì thời điểm thẩm định được thực hiện trước khi tổ chức
phiên đấu giá quyền sử dụng đất.
Tình huống 8: Tập đoàn ABC là một tập đoàn lớn chuyên xây dựng các dự
án khu trung tâm mua sắm và nhà ở thương mại. Tập đoàn đang có ý định sử dụng
một diện tích đất lớn tại khu vực quận H ở thành phố HN. Việc sử dụng đất để thực
hiện dự án này của tập đoàn có thuộc phạm vi được Nhà nước thu hồi đất hay
không? Nếu không thì việc sử dụng đất này sẽ thông qua hình thức và nguyên tắc
nào?
Có thể thấy việc sử dụng đất của tập đoàn ABC để xây dựng dự án khu trung tâm
mua sắm và nhà ở thương mại không thuộc các trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo
quy định của Luật đất đai (các trường hợp Nhà nước thu hồi đất đã được trình bày ở các
câu 16, 17, 19, 20). Do đó, việc sử dụng đất này của tập đoàn không thể được thực hiện
dưới hình thức Nhà nước thu hồi đất, mà sẽ thực hiện thông qua hình thức nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh
doanh được quy định tại Điều 73 Luật đất đai năm 2013.
Theo Khoản 1 Điều 73 Luật đất đai năm 2013, việc sử dụng đất để thực hiện dự
án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy
định tại Điều 61, Điều 62 của Luật mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật.
Khoản 2 Điều 73 Luật đất đai năm 2013 cũng quy định rõ Nhà nước có chính
sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh
doanh.
Ngoài ra, việc sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thông qua hình
thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận
góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tập đoàn ABC phải đảm bảo các nguyên tắc được
quy định tại Điều 16 Nghị định sô 43/2014/NĐ-CP như sau:
- Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt
và công bố.
- Trên địa bàn không còn quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng để sử dụng vào
mục đích sản xuất, kinh doanh phù hợp, trừ trường hợp các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn
khuyến khích đầu tư.
- Trường hợp chủ đầu tư thực hiện phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất thì chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho
phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp với việc sử dụng đất để sản xuất, kinh
doanh.
- Trường hợp diện tích đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh có phần diện tích
đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì chủ đầu tư được phép thỏa
thuận mua tài sản gắn liền với đất của người đang sử dụng đất, Nhà nước thực hiện thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho chủ đầu tư thuê đất để thực hiện dự án. Nội
dung hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất phải thể hiện rõ người bán tài sản tự
nguyện trả lại đất để Nhà nước thu hồi đất và cho người mua tài sản thuê đất.
Tình huống 9: Ông C vốn là người Miền Nam nhưng trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ đã chuyển ra sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hiện mảnh đất mà
ông và gia đình đang ở được ông C gây dựng từ khi ra Hà Nội vẫn chưa được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất, nên ông C có nguyện vọng muốn làm Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, do mấy
năm trước nhà ông bị cháy nên các giấy tờ về quyền sử dụng đất chứng minh mảnh
đất là của ông và gia đình đã không còn. Vậy trường hợp ông C có được cấp Giấy
chứng nhận hay không?
Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai năm 2013 có quy định: “Hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã
được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về
đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có
quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.”
Theo đó, gia đình ông C sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu gia đình ông đã sử dụng đất ổn định từ
trước ngày 01/7/2014 và không vi phạm pháp luật về đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp
xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch (Theo quy định tại Điều
21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
Tình huống 10: Doanh nghiệp X là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất
động sản của tỉnh H. Hiện doanh nghiệp X đang muốn thuê ngôi nhà tại địa chỉ 27
đường Nguyễn Chí Thanh của ông Y để làm trụ sở kinh doanh. Vậy, hợp đồng thuê
giữa doanh nghiệp X và ông Y có bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy
định của pháp luật đất đai hay không?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì “ b) Hợp
đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất
mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động
sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Đối chiếu với hợp đồng thuê nhà giữa doanh nghiệp X và ông Y, có thể thấy hợp
đồng này là hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (ngôi nhà)
mà trong đó có một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp X).
Như vậy, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ khi có
yêu cầu của các bên trong hợp đồng mới phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
Ngoài ra, nếu có yêu cầu việc công chứng sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành
nghề công chứng, còn việc chứng thực sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tình huống 11: Gia đình ông A có thửa đất diện tích 720 m 2, đã được UBND
huyện X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng là đất trồng
lúa. Năm 2015, con trai ông A là anh K lấy vợ. Ông A sử dụng 360 m 2 trong thửa
đất nêu trên để xây nhà cho con trai. Hỏi hành vi của ông A có vi phạm pháp luật
đất đai không? Nếu có vi phạm thì bị xử phạt thế nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử
dụng đất như sau:
“Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích,.[…]”
Như vậy, ông A đã có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, cụ thể là đã sử dụng đất
không đúng mục đích: chuyển mục đích 360 m 2 diện tích đất trồng lúa đã được cấp
GCNQSDĐ thành đất ở mà không xin phép. Căn cứ quy định tại Điều 206 Luật đất đai
2013 thì người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai quy định như sau:
“Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép
[…] 3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;[…]”
Trong trường hợp này, ông A đã có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng
lúa sang đất ở là đất phi nông nghiệp, với diện tích 360 m 2 (nhỏ hơn 0,5 héc ta). Do đó,
ông A có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy
định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì ông A còn buộc phải khôi phục
lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi vi phạm (nếu có) do hành vi vi phạm nêu trên.
Tình huống 12: Ông A, ông B lần lượt là chủ sử dụng hợp pháp của hai
mảnh đất a, b tại thôn X, có mục đích sử dụng là đất ở. Tuy nhiên mảnh đất của
ông A chưa sử dụng do hiện tại ông sinh sống ở thôn Y. Còn ông B đã xây nhà và
sinh sống trên thửa đất của mình. Sau một thời gian, ông A phát hiện cột mốc ranh
giới giữa hai thửa đất a và b đã bị dịch chuyển, diện tích thửa đất a của ông A bị
ông B lấn sang khoảng 2 m2.. Hỏi, hành vi của ông B bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 (có hiệu lực từ 01/07/2014)
thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
“Điều 12: Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai […]”.
Trong đó, khoàn 1 điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai giải thích:
“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh
giới thửa đất để mở rộng diện tích đất[…]."
Như vậy, ông B đã thực hiện việc chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng
diện tích đất của nhà mình, nên được xem là hành vi lấn đất. Đây là hành vi bị nghiêm
cấm.
Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-
CP nói trên. Cụ thể:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất
ở.”
Ngoài ra, phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng
của đất trước khi vi phạm và trả lại đất đã lấn theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị
định 102/2004/NĐ-CP.
Có nghĩa ông B có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, và
phải trả lại nguyên trạng đất cho ông A.
Tình huống 13: Ông A khởi kiện ông B lên Tòa án nhân dân huyện Y yêu
cầu trả lại thửa đất K tọa lạc tại xã X, huyện Y vì cho rằng đây là đất của ông A bị
ông B chiếm. Ông A không xin được trích lục hồ sơ địa chính tại xã X của thửa đất
này nên có đơn đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ. Tòa án đã tiến hành thực hiện
việc thu thập chứng cứ là yêu cầu xã X trích lục hồ sơ thửa đất. Tuy nhiên quá thời
hạn yêu cầu mà UBND xã X không cung cấp tài liệu. Hỏi, hành vi của xã X có vi
phạm pháp luật không?
Trả lời:
Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền: “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và
đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm
sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa
án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.” Như vậy,
hành vi không cung cấp chứng cứ trong thời hạn yêu cầu xã X là vi phạm nghĩa vụ trong
việc cung cấp chứng cứ là trích lục hồ sơ địa chính của thửa đất K nêu trên. Khoản 3
Điều 29 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh
tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân
[…]
3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không
cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra, thu thập
chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân.”
Trong trường hợp này, do có hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất
đai liên quan đến việc thu thập chứng cứ, UBND xã X có thể bị phạt tiền từ trên
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định như trên.
Tình huống 14: Công ty TNHH X có lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hoạt động thương mại. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động, Công ty X mở tổng đài tư vấn giá đất cho khách hàng (ngành nghề
này không được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp). Hỏi, hành vi của công ty X
có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Công ty X chưa đăng ký ngành nghề tư vấn giá đất, do đó chưa đủ điều kiện thực
hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai. Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 30 Nghị didhj 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai như sau:
“Điều 30. Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
1. Tổ chức có hành vi vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn xác định giá
đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động tư
vấn xác định giá đất nhưng không có chức năng tư vấn giá đất hoặc thẩm định giá hoặc
tư vấn định giá bất động sản;[…]”
Như vậy trong tình huống này, công ty X đã có hành vi vi phạm điều kiện về
hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, cụ thể là hoạt động tư vấn xác định giá đất
nhưng không có chức năng tư vấn giá đất. Do đó, căn cứ quy định trên, Công ty X bị
phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, căn cứ điểm b khoản 4 Điều 30 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, Công ty
X còn bị đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng do đây là tổ chức không có giấy
phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giá đất.
Tình huống 15: Công ty cổ phần Bất động sản A là đơn vị được Nhà nước
giao đất xây dựng chung cư X để bán. Công ty A nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp
Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở tại chung cư X. Trong Hợp đồng mua bán
căn hộ với khách hàng có nêu rõ, Công ty A sẽ thực hiện việc làm hồ sơ cấp Giấy
chứng nhận và bàn giao nhà ở cho khách hàng ngay sau khi nhận được toàn bộ số
tiền thanh toán. Tuy nhiên, có khoảng 12 hộ dân trong khu chung cư vẫn chưa
được cấp Giấy chứng nhận dù đã thanh toán đầy đủ và được bàn giao nhà ở từ 5
tháng trước. Hỏi, hành vi của công ty A bị xử phạt như thế nào?
Trà lời:
Trong tình huống này, Công ty A đã có hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng
nhận cho người mua nhà ở, cụ thể là chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho 12 hộ
dân (khách hàng) trong 5 tháng (kể từ khi khách hàng được bàn giao nhà ở).
Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 26 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai như sau:
“Điều 26. Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người
nhận quyền sử dụng đất ở
Trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách
nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử
dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở
thì hình thức và mức xử phạt như sau:
1. Chậm làm thủ tục từ 03 tháng đến 06 tháng:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chậm
làm thủ tục cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân;[…]”
Vậy, với hành vi vi phạm như trên, công ty X bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng.

III. CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG


Tình huống 1: Công ty TNHH Dược X là công ty chuyên sản xuất thuốc.
Công ty X chưa được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Trong quá trình
hoạt động, công ty X đã thực hiện hành vi xả nước thải có nhiều hóa chất độc vào
nguồn nước ước tính với lưu lượng nước thải từ 60 m3/ngày đêm. Hỏi: Hành vi của
công ty X có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 3 Điều 37 Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định về xả nước thải
vào nguồn nước thì tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép, trừ trường
hợp xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật tài nguyên nước đã xác định các trường hợp khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin
phép:
“3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định
tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không
vượt quá 5m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ; [..]”.
Do doanh nghiệp X có lưu lượng nước thải từ 60 m3/ngày đêm, lại kèm theo
nhiều hóa chất độc nên phải có thủ tục xin cấp giấy phép xả thải tại cơ quan có thẩm
quyền. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày
24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
nước và khoáng sản thì hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo
quy định của pháp luật của Công ty X bị xử phạt như sau:
“[…]3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến
dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;[..]”
Như vậy, với hành vi vi phạm như trên, Công ty X có thể bị phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đồng thời, Công ty X buộc thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm
mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước nhằm khắc phục hậu quả theo quy
định tại khoản 11 Điều 12 Nghị định 142/2013/NĐ-CP.
Tình huống 2: Công ty A được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép thăm
dò khoáng sản. Theo đó diện tích thăm dò khoáng sản là 1000 ha. Tuy nhiên trong
quá trình thăm dò, công ty A đã thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới theo Giấy
phép thăm dò khoáng sản đã được cấp. Diện tích đã thăm dò bên ngoài ranh giới là
200 ha. Hỏi Công ty A có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt
như thế nào?
Trả lời:
Khoản 3 Điều 24 Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với hành vi vi phạm các quy
định về khu vực thăm dò khoáng sản như sau:
“3. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích
đã thăm dò bên ngoài ranh giới vượt đến 10% tổng diện tích khu vực được phép thăm dò
khoáng sản, cụ thể như sau:
[…]
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng
sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định
tại Điểm a Khoản này;
[…]”
Công ty A đã có hành vi vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản.
Cụ thể là hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới đã được phê duyệt và quy định
trong Giấy phép thăm dò khoáng sản do UBND tỉnh cấp, diện tích thăm dò bên ngoài
ranh giới là 200 ha (vượt quá 20% tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng
sản). Như vậy, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 142/2013/NĐ-CP, công ty
A có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, Công ty A còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc san
lấp, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích
được phép thăm dò, cụ thể đối với diện tích 200 ha vượt quá.
Tình huống 3: Doanh nghiệp A được cấp UBND tỉnh K cấp phép khai thác
khoáng sản tại khu vực X. Sau khi đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa
mỏ vào khai thác thì do không đảm bảo được số vốn nên đã chuyển nhượng cho
Doanh nghiệp B là một đơn vị có nhu cầu khai thác (Doanh nghiệp B có đủ điều
kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.). Hai bên đã ký kết hợp đồng
chuyển nhượng, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng. Sau khi ký kết,
doanh nghiệp B đã thay thế doanh nghiệp A tiến hành khai thác tại khu vực X nêu
trên. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản của Doanh nghiệp A cho
Doanh nghiệp B có hợp pháp không? Nếu có vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 55 Luật khoáng sản 2010 thì Doanh
nghiệp A có quyền chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Theo đó, khi chuyển
nhượng, Doanh nghiệp A phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 66 Luật khoáng
sản 2010 quy định về việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành
công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai
thác khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ
điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường hợp
được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.
Trong tình huống này, Doanh nghiệp A đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản,
đưa mỏ vào khai thác nên được phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; doanh
nghiệp B cũng đủ điều kiện nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Tuy
nhiên, do việc chuyển nhượng này mới chỉ được thực hiện giữa Doanh nghiệp A và
Doanh nghiệp B, chưa được sự chấp thuận của UBND tỉnh K nên chưa đảm bảo đầy đủ
các điều kiện tại điều 66 Luật khoáng sản 2010. Đây là hành vi vi phạm quy định về việc
chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và bị xử phạt theo quy định tại Điều 35
Nghị định số 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tài nguyên nước và khoáng sản, cụ thể:
“Điều 35. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Phạt tiền đối với hành vi thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng
sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận,
cụ thể như sau:
[…] 2. Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc
thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định Khoản 1
Điều này.[…]
Như vậy, với hành vi vi phạm như trên, Doanh nghiệp A có thể bị phạt tiền từ
120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Tình huống 4: Công ty cổ phần X được Ủy ban nhân dân tỉnh X cấp Giấy
phép xả nước thải vào nguồn nước. Trong giấy phép ghi rõ vị trí xả nước thải vào
nguồn nước tại điểm A. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty X đã thực
hiện việc xả nước thải vào nguồn nước tại vị trí B (cách vị trí A 10m). Hỏi, hành vi
của công ty X có bị xử phạt không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 38 Luật tài nguyên nước quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước như sau:
“[…] 2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có
các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và thực hiện đúng nội
dung của giấy phép; […]”
Như vậy, trong trường hợp trên, công ty X đã vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện
đúng nội dung của giấy phép. Cụ thể, không thực hiện việc xả nước thải vào nguồn nước
tại vị trí quy định trong giấy phép (trong giấy phép là điềm A, thực tế là điểm B). Công
ty X đã có hành vi vi phạm quy định của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Hành
vi vi phạm của Công ty X bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định 142/2013/NĐ-
CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng
sản như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
[…]4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục
sự cố trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước;
b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;
[…]”
Vậy, căn cứ theo quy định trên, công ty X có thể bị xử phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định
142/2013/NĐ-CP, công ty X còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm trên gây ô
nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Tình huống 5: Doanh nghiệp H đã được UBND tỉnh T cấp Giấy phép khai
thác khoáng sản trong khu vực X, thời hạn 10 năm (từ tháng 10/2005 đến tháng
10/2015). Sau khi hết hiệu lực của Giấy phép khai thác khoáng sản, doanh nghiệp H
đã lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trình UBND tỉnh T và đã được phê duyệt.
Theo đề án, khi đóng cửa mỏ khoáng sản, Doanh nghiệp H sẽ thực hiện các công
việc nhằm đưa khu vực khai thác trở lại trạng thái an toàn: phá hỏa toàn phần
hoặc đưa vật liệu chèn lấp từ mặt đất xuống khu vực kết thúc khai thác, xử lý các
đường lò thông gió, đường lò vận chuyển,....Tuy nhiên, sau khi đóng cửa mỏ
khoáng sản, doanh nghiệp H đã không thực hiện các biện pháp này. Hỏi, hành vi
của doanh nghiệp H có vi phạm pháp luật không? Xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm i khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản năm 2010 quy định về quyền và nghĩa
vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau:
“[…] 2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng
sản chấm dứt hiệu lực; […]”
Như vậy, sau khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, doanh
nghiệp H có nghĩa vụ đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai. Doanh nghiệp H đã
thực hiện đúng trình tự về việc trình đề án đóng cửa mỏ và đã được phê duyệt. Tuy
nhiên, việc không thực hiện các hành vi nhằm đưa khu vực khai thác trở lại trạng thái an
toàn: phá hỏa toàn phần hoặc đưa vật liệu chèn lấp từ mặt đất xuống khu vực kết thúc
khai thác, xử lý các đường lò thông gió, đường lò vận chuyển,...là vi phạm nghĩa vụ
phục hồi môi trường, đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực. Hành vi vi
phạm quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản bị xử phạt theo quy định tại Điều 38 Nghị
định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước và khoáng sản như sau:
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản
[…] 2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện các giải pháp đưa khu vực khai
thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng
sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc
thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a
Khoản này; […]”
Như vậy, theo quy định của điều này, Doanh nghiệp H bị phạt từ 50.000.000
đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại điệm a khoản 5 điều 38 Nghị định 142/2013/NĐ-CP
thì doanh nghiệp X buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện
đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai theo
đề án đóng cửa mỏ đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Tình huống 6: Gia đình anh L sinh sống ở Xã B từ năm 2001 song không có
bất kỳ giấy tờ nào chứng tỏ anh có quyền sử dụng đối với mảnh đất mà gia đình
đang sinh sống. Trong khi đó các hộ dân xung quan đều đã được cấp sổ đỏ. Tháng
5/2015 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi mảnh đất của gia đình anh L
cùng một số hộ dân xung quanh để làm dự án mở đường liên tỉnh. Được biết từ
tháng 5/2015 trở về trước toàn bộ xã B là khu vực đã được quy hoạch ổn định và đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khi bị thu hồi đất, hàng xóm của
anh L có sổ đỏ và đều đã được nhận bồi thường về đất. Anh L băn khoăn rằng
mảnh đất của gia đình anh không có sổ đỏ, liệu anh có được bồi thường khi đất bị
thu hồi hay không?
Theo khoản 1Điều 13, Nghị định 47/2014 quy định một số trường hợp
không có giấy tờ về quyền sử dụng đất song vẫn được bồi thường khi đất bị thu hồi như
sau:
“ Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử
dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102
của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
thì được bồi thường về đất.”
Đồng thời tại Khoản 2, Điều 101, Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều
100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm
2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác
nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết
xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy hộ nhà anh L vẫn có thể được nhận bồi thường khi bị thu hồi đất nếu có
xác nhận của UBND xã B rằng gia đình anh L đã sinh sống ổn định trên mảnh đất từ
năm 2001, đất mà gia đình anh đang sinh sống không có tranh chấp và phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của xã B.
Tình huống 7: Bà N là công chức nhà nước. Năm 2003 gia đình bà được cơ
quan có thẩm quyền cho thuê một căn nhà cấp 4 ở gần đường của thị xã để làm nơi
ở. Trong quá trình sinh sống tới nay gia đình chị đã 3 lần đầu tư kinh phí để nâng
cấp căn nhà đang xuống cấp, bao gồm sửa mái ngói, sửa bếp, lát sàn gạch …. Mỗi
lần sửa chữa với kinh phí 20 triệu đồng. Tháng 1 năm 2015 cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định thu hồi căn nhà cấp 4 mà gia đình bà B đang sinh sống để làm dự án
mở đường. Bà B băn khoăn liệu mình có được nhà nước bồi thường kinh phí đã bỏ
ra để sửa chữa, nâng cấp nhà hay không?
Theo Khoản 1, Điều 14, Nghị định 47/2014 quy định:
“ Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ
chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà
không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi
nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi
thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.”
Như vậy, gia đình chị Trần Thị Q thuộc diện được bồi thường đối với chi
phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp căn nhà mà chị đang ở.”
Tình huống 8: Gần nhà tôi có một khu chăn nuôi gia súc tập trung. Khu
chăn nuôi thường xuyên xả rác và chất thải ra đường cống chung của bà con lối
xóm, gây tắc nghẽn cống và mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường. Bà con nhiều lần nói
chuyện phải trái với gia đình này nhưng họ vẫn tiếp tục tái diễn. Xin hỏi pháp luật
quy định như thế nào về hành vi gây ô nhiễm môi trường này.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì việc xả chất thải chưa được xử lý
vào môi trường là một trong nhưng hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Cụ thể tại Khoản
5 Điều 7 Luật bảo vệ môi trưởng năm 2014 quy định như sau: “Thải chất thải chưa
được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy
hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.”
Đồng thời, Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi
trường, cụ thể theo Khoản 3 Điều 6 Luật bảo vệ môi trưởng năm 2014 quy định như sau:
“ Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu
cầu sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch
bệnh;
d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh”.
Tình huống 9. Tháng 10/2015, công ty trách nhiệm hữu hạn T là chủ dự án
xây dựng cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc. Trong qua trình sản
xuất công ty phải sử dụng thuốc nhuộm quần áo và chất tẩy trắng. Công ty trách
nhiệm hữu hạn T nhận được thông báo cần phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường. Vậy xin hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Điều 12 Nghị định số
18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường thì công ty
trách nhiệm hữu hạn T phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cụ thể như sau::
Công ty trách nhiệm hữu hạn T có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư
vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi
trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi
trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước
chủ dự án và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các
thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, Công ty trách nhiệm
hữu hạn T phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư
chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến
nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất
lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.
Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ
chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:
+ Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm
theo văn bản đề nghị cho ý kiến;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực
tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong
trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.
+ Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến
hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt
trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân
phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự
cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng.
Tình huống 10: Cách đây 2 năm gần cánh đồng lúa của xã C xuất hiện một
cơ sở sản xuất thức ăn gia súc của Công ty M. Được biết Công ty M không hệ có hệ
thống sự lý nước thải, toàn bộ nước thảo của công ty đều xả thắng ra con kênh nơi
bà con hay dùng hàng ngày múc nước vào đồng gây ảnh hưởng đến năng suất lúa,
làm năng suất lúa giảm hơn so với mọi năm. Xin hãy cho biết hành vi của công ty
M có vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường hay không?
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “ Bảo vệ môi
trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.”
Đồng thời tại khoản 5 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định
“Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất
phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí” là một trong những
hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực môi trường.

IV. CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC
PHẨM
Tình huống 1: Cửa hàng chả lụa T là cửa hàng làm giò chả có tiếng và lâu
đời ở Hà Nội. Một ngày cửa hàng có thể tiêu thu hàng chục tạ thịt lợn. Tuy nhiên,
thời gian gần đây cạnh cửa hàng T xuất hiện một siêu thị lớn làm ảnh hưởng tới
doanh thu của cửa hàng. Để thu hút trở lại khách hàng, cửa hàng quyết định giảm
giá bán tất cả loại giò chả của cửa hàng. Do cửa hàng giảm giá cao nên đã thu hút
được một lượng lớn người mua. Nhưng không may, trong một lần kiểm tra, thanh
tra y tế Hà Nội phát hiện cửa hàng T đã sử dụng thịt lợn chưa qua kiểm tra vệ sinh
thú y để làm giò chả nhằm giảm chi phí sản xuất. Tại thời điểm phát hiện, số thịt
lợn vi phạm có giá trị lên đến 40 triệu đồng. Thanh tra y tế đã lập biên bản xử phạt
đối với cửa hàng T.
Bình luận
Trường hợp sử dụng thịt lợn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định để
làm giò chả của cửa hàng T là hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực
phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số
178/2013/NĐ-CP
Theo quy định mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm là bằng 80%
đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm và mức phạt tiền đối với
tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi, do đó cửa hàng T sẽ bị
phạt tiền bằng 160% đến 200% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm
tức là từ 64 đến 80 triệu đồng do số thịt lợn vi phạm có tổng giá trị là 40 triệu đồng.
Ngoài ra, cửa hàng T còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện
kiểm tra vệ sinh thú y đối với số thịt lợn trên theo điểm a khoản 9 Điều 5 Nghị định số
178/2013/NĐ-CP.
Tình huống 2: Doanh nghiệp A kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nước giải
khát. Là một doanh nghiệp có tiếng trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm nước ép
hoa quả rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì độ ngọt và màu sắc tươi mới. Tuy
nhiên do sơ sót trong quá trình quản lý, sử dụng hóa chất tạo màu, doanh nghiệp A
đã để quá thời hạn sử dụng của lô hóa chất tạo màu sử dụng cho sản phẩm nước
ngọt của mình. Sự việc đã bị thanh tra phát hiện và lập biên bản xử lý.
Bình luận:
Trường hợp của doanh nghiệp A do đã sử dụng hóa chất tạo màu được phép sử
dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến nước ngọt nhưng để quá thời hạn sử dụng nên
hành vi của doanh nghiệp A thuộc hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị
định số 178/2013/NĐ-CP.
Theo đó hành vi của doanh nghiệp A sẽ bị phạt tiền với mức gấp 02 lần mức phạt
của cá nhân có cùng hành vi vi phạm được, theo đó là từ 40.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp A sẽ phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là
đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 04 tháng và phải tiêu
hủy số hóa chất quá thời hạn sử dụng nêu trên.
Tình huống 3: Ông A là chủ một hồ đẩm chuyên nuôi tôm bán cho các
thương lái. Năm 2015, do giá thành thức ăn tôm tăng nên nếu tiếp tục nuôi tôm như
thông thường, trừ chi phí bỏ ra, tiền lãi sẽ không được bao nhiêu. Được người bạn
mách cho việc tiêm tạp chất vào tôm nguyên liệu sẽ giúp tăng trọng lượng của tôm,
tôm sẽ đẹp và bán được giá hơn, ông A đã ra thực hiện bơm, chích tạp chất vào 150
kg tôm nguyên liệu mới nhập về. Trong quá trình thực hiện, hành vi của ông A đã
bị cơ quan chức năng bắt quả tang.
Bình luận:
Việc bơm tạp chất vào tôm của ông A thuộc hành vi đưa tạp chất vào thủy sản có
mức phạt tiền được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP,
cụ thể như sau: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trực tiếp
đưa tạp chất vào thủy sản;”. Ngoài ra, ông A còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả là buộc loại bỏ tạp chất đối với 150kg tôm bị tiêm tạp chất, trường hợp không loại
bỏ được tạp chất thì buộc tiêu hủy đối với số tôm trên (điểm b khoản 9 Điều 16).
Tình huống 4: Chị M là chủ một cửa hàng ăn nhanh chuyên phục vụ ăn
sáng cho công nhân tại khu công nghiệp X. Do mặt bằng cửa hàng nhỏ lại chưa có
nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống nên việc bố trí khu vực chế
biến thức ăn và nơi bày bán thức ăn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Khu vực chế biến
thực ăn phải đặt sát khu vực vệ sinh của cửa hàng. Trong một lần bị thanh tra kiểm
tra, cửa hàng chị đã bị xử phạt 1.000.000 đồng do vi phạm quy định về điều kiện
bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa
hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.
Hành vi được xác định là do cửa hàng chị không có bàn bày thức ăn cao hơn mặt
đất theo quy định và sử dụng khu vực chế biến, bảo quản, nơi ăn không bảo đảm vệ
sinh.
Việc xử phạt của thanh tra đã đúng hay chưa? Trường hợp có người bị ngộ
độc sau khi sử dụng thức ăn của cửa hàng chị thì cửa hàng chị M sẽ bị xử lý như
thế nào?
Bình luận:
Việc xử phạt của thanh tra đối với cửa hàng chị M là chính xác, theo đúng quy
định tại điểm a và c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Bày bán thức ăn ngay, thực phẩm chín không có thiết bị bảo quản hợp vệ sinh,
không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định;
c) Sử dụng khu vực chế biến, bảo quản, nơi ăn không bảo đảm vệ sinh hoặc có
côn trùng, động vật gây hại;”
Trường hợp có người bị ngộ độc sau khi sử dụng thức ăn của cửa hàng chị M, thì
cửa hàng chị sẽ phải chịu xử lý theo điểm đ khoản 2 Điều 20 đối với hành vi kinh doanh
dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Hành vi
này có mức xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và phải chịu mọi chi phí
cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm do sử
dụng thực ăn của cửa hàng chị.
Ngoài ra trong trường hợp cửa hàng chị tiếp tục để xảy ra trường hợp ngộ độc
khác thì sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh ăn uống từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tình huống 5: Năm 2015, công ty X thuê công ty Y là doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ ăn uống cung cấp các suất ăn sẵn cho nhân viên. Qua một thời gian
sử dụng dịch vụ của công ty Y, công ty X đã nhận được nhiều phản ánh từ nhân
viên là suất ăn không bảo đảm vệ sinh. Công ty X đã gửi các phản ánh này đến
công ty Y và yêu cầu công ty Y phải cải thiện chất lượng bữa ăn và nâng cao công
tác vệ sinh bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chất lượng vẫn không được cải
thiện và đã xuất hiện một số nhân viên sau khi sử dụng suất ăn của công ty Y có
dấu hiệu ngộ độc. Công ty X đã báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
Bình luận:
Trong trường hợp này, nếu việc ngộ độc của nhân viên công ty X sau khi sử dụng
suất ăn của công ty Y được các cơ quan chức năng xác định là do hành vi kinh doanh
dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm của công ty Y gây nên thì công ty Y
sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (theo khoản 4 Điều 21 Nghị
định số 178/2013/NĐ-CP) và bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống từ 01
tháng đến 03 tháng trong trường hợp tiếp tục để xảy ra trường hợp ngộ độc do kinh
doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm của mình gây nên. Ngoài ra,
công ty Y phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người
bị ngộ độc thực phẩm
Trong trường hợp, các cơ quan chức năng xác định công ty Y không có hành vi
kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến việc ngộ độc thì
công ty sẽ chỉ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại
điểm e khoản 3 Điều 21 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh
nơi có cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể, bếp ăn,
nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống xảy ra ngộ độc
thực phẩm.”
Tình huống 6: Anh A là người kinh doanh nem chua rán tại cổng trường
tiểu học X. Trong quá trình chế biến thực ăn, anh A nhiều lần dùng tay trực tiếp
cầm đề rán nem chua. Hành vi này của anh A có vi phạm các quy định về vệ sinh
an toàn thực phẩm hay không và chế tài xử lý đối với hành vi này?
Bình luận
Việc sử dụng tay trực tiếp tiếp xúc với nem chua của anh A là hành vi vi phạm
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 Nghị định
số 178/2013/NĐ-CP: “Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn”.
Hành vi này của anh A có mức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000
đồng đến 500.000 đồng theo khoản 1 Điều 22 Nghị định sô 178/2013/NĐ-CP.
Tình huống 7: Ngày 20/5/2014, anh X được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở nấu rượu thuộc phạm vi quản lý của huyện Y.
Ngày 20/7/2017, thanh tra ngành công thương phát hiện giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn thực phẩm của cơ sở nấu rượu của anh X đã hết thời hạn nhưng anh
X chưa làm thủ tục cấp lại. Thanh tra đã lập biên bản để xử phạt đối với hành vi
này.
Bình luận:
Việc anh X để giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn
nhưng chưa làm thủ tục cấp lại mà vẫn tiếp tục sử dụng là hành vi vi phạm về an toàn vệ
sinh thực phẩm. Do cơ sở sản xuất rượu của anh X thuộ phạm vi quản lý của cấp huyện
nên mức xử phạt đối với hành vi này của anh X được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị
định số 178/2013/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 quy định
cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm
quản lý của Bộ công thương thì hiệu lực của giấy chứng nhận là 03 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, thời điểm giấy chứng nhận của cơ sở anh X là vào ngày 20/5/2017, do đó thời
điểm phát hiện ra hành vi vi phạm (20/7/2017), giấy chứng nhận đã hết thời hạn được 02
tháng vì thế mức xử phạt đối với hành vi này của anh X được quy định tại điểm b khoản
2 Điều 24 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: “b) Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Tình huống 8: Hải quan tỉnh X vừa thu giữ một lô hàng gồm 1 tấn táo có
xuất xử từ Mỹ được công ty B nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ. Lý do là trong
quá trình kiểm tra, hải quan đã phát hiện một số giấy tờ do công ty B cung cấp là
giả mạo. Giấy tờ giả mạo được xác định là bản thông báo kết quả xác nhận thực
phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu. Vậy theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty B sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Do công ty B đã cung cấp và sử dụng bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm
đạt yêu cầu nhập khảo giả nên căn cứ vào khoản 4 Điều 25 Nghị định số 178/2013/NĐ-
CP thì công ty B sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
(mức phạt gấp 02 lần mức phạt cho cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 25).
Ngoài ra, công ty B phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy
giấy tờ giả đã sử dụng là bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập
khảo.
Tình huống 9: Trong một lần tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh ăn uống
trên địa bàn thành phố Y, thanh tra đã phát hiện một lượng lớn heo đã bị ôi thiu,
biến đổi màu sắc được cơ sở giết mổ Z nhập về để chế biến bán lại cho các tiểu
thương tại các chợ trong thành phố. Qua đánh giá ban đầu, số lượng thịt heo bị ôi
thiu có giá trị khoảng 50 triệu đồng. Với hành vi vi phạm này, cơ sở Z sẽ bị xử lý
như thế nào
Trả lời:
Hành vi chế biến và bán lại thịt heo đã bị ôi thiu, biến đổi màu sắc của cơ sở Z
đã vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh
động vật,sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm căn cứ vào điểm a khoản
2 Điều 17 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: “a) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có
nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị;”
Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi này của tổ chức là bằng 200% đến 240%
tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau
đây nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 200.000.000 đồng. Do giá trị số thịt heo bị
ôi thiu được phát hiện tại thời điểm vi phạm được định giá là khoảng 50 triệu đồng nên
số tiền cơ sở X phải nộp vào khoảng 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở
X bị buộc tiêu hủy số thịt heo vi phạm.
Tình huống 10: Trong quá trình kiểm tra nhà mày bánh kẹo X, thanh tra
nghi ngờ một số mẫu bánh kẹo của doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thanh tra đã yêu cầu doanh nghiệp X cung cấp đầy
đủ các giầy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng… Tuy nhiên, doanh
nghiệp X tỏ ý không hợp tác và nhiều lần từ chối việc chuyển giao các giấy tờ theo
yêu cầu lấy lý do là giầy tờ đã bị thất lạc. Vậy trong trường hợp này, thanh tra có
thể xử lý đối với doanh nghiệp X hay không?
Trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp X từ chối không cung cấp thông tin về các mẫu bánh
kẹo theo yêu cầu của thanh tra thì có thể xử lý doanh nghiệp X đối với hành vi vi phạm
quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm theo điểm a khoản 1
Điều 27 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: “a) Không cung cấp thông tin
về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”. Mức xử phạt
đối với hành vi này của doanh nghiệp là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, trường hợp thanh tra xác minh được số bánh kẹo này vi phạm các quy
định về an toàn thực phẩm thì có thể tiếp tục xử phạt doanh nghiệp theo những quy định
tương ứng với hành vi vi phạm.
Tình huống 11: Cơ sở sản xuất giò lụa Ngọc Mai lâu nay nổi tiếng trên địa
bàn huyện X với sản phẩm giò lụa rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đã 2 tuần nay,
tình hình kinh doanh của cơ sở này rơi vào tình trạng ế ẩm, sản phẩm vẫn như vậy
mà người đến mua thì thưa thớt. Qua thăm dò tìm hiểu nguyên nhân thì được biết,
người dân địa phương rỉ tai nhau việc cơ sở sản xuất Ngọc Mai vi phạm pháp luật
vì sử dụng 02 nhân công mắc bệnh truyền nhiễm ngoài ra nên người dân không
muốn đến mua hàng nữa. Tuy nhiên, khi được hỏi, bà Mai chủ cơ sở này cho biết,
vì cơ sở đang rất thiếu người làm, mặt khác truyền nhiễm ngoài da là bình thường,
quá trình làm có dùng găng tay nên việc sử dụng 02 nhân công này không thể coi là
vi phạm. Quan điểm của bà Mai bị phản ứng rất mạnh mẽ
Trả lời:
Theo khoản 9, Điều 5, Luật An toàn thực phẩm 2010, một trong những hành vi bị
cấm là : “Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
Căn cứ quy định trên, việc cơ sở Ngọc Mai sử dụng 02 nhân công bị mắc truyền
nhiễm 1 2: Ngay khi bị cơ quan chức năng đến kiểm tra và kết luận lô hàng mà nhà
máy thực phẩm đông lạnh ABC vừa xuất ra thị trường có sử dụng một số loại hoá
chất tuy được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm nhưng
không có thời hạn sử dụng, đại diện nhà máy ABC vẫn nhất mực cho rằng, nhà
máy ABC không hề sai phạm vì hoá chất không có thời hạn sử dụng tức là được sử
dụng mãi mãi. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn tiến hành xử phạt, nhiều công
nhân nhà máy cho rằng điều này là không đúng với quy định pháp luật.
Trả lời:
Việc cơ quan chức năng xử phạt hành vi vi phạm của nhà máy ABC là hoàn toàn
chính xác.
Theo Điều 7, Nghị định Số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt
hành chính về an toàn thực phẩm:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá
thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.”
Như vậy, hành vi của nhà mát ABC sử dụng một số loại hoá chất tuy được phép
sử dụng trong hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm nhưng không có thời hạn sử dụng
là vi phạm pháp luật và như vậy phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tình huống 13: Từ khi khai trương đến nay, nhà hàng Linh Chi có doanh
thu về dịch vụ ăn uống rất cao vì được đánh giá là đồ ăn ngon, giá cả phải chăng,
phục vụ chu đáo và đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh
thực phẩm nên khách hàng rất tin tưởng. Tuy nhiên, qua đợt kiểm tra của cơ quan
chức năng, đã phát hiện nhà hàng Linh Chi sử dụng Giấy chứng nhận an toàn vệ
sinh thực phẩm giả. Khi được biết thông tin, nhiều khách hàng rất bức xúc, cho
rằng phải xử phạt thật mạnh tay, tuy nhiên, phần nhiều trong số họ không biết
chính xác mức xử phạt đối với hành vi này là như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 1, Điều 24, Nghị định Số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy
định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm:
“1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp
xã theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết
thời hạn trên 03 tháng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy
xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.”
Như vậy, trường hợp của nhà hàng Linh Chi được quy định tại điểm đ, vì vậy
mức phạt cụ thể là từ 2,000,000 đồng đến 3,000,000 đồng.
Tình huống 14: Chị Nguyễn Thị A là người rất thích các món ăn đường phố,
chị thường xuyên đến quán bún ốc của bà Lê Thị M để thưởng thức món ăn này.
Tuy nhiên, mấy lần gần đây, chị đến quán thì thấy quán không còn mở cửa nữa,
nghe người dân xung quanh nói, bà M quyết định đóng cửa quán một thời gian vì
vừa mới bị kiểm tra và phát hiện không đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chị A vẫn
băn khoăn không hiểu tại sao quán của bà M không đủ điều kiện an toàn vì theo
chị bún ốc ở quán bà M rất ngon.
Trả lời:
Theo Điều 32, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh
doanh thức ăn đường phố là:
“1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực
phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô
nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.
4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.
5. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp
sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
Quán của bà M bị phát hiện và kiểm tra không đủ điều kiện an toàn thực phẩm vì
có thể không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.
Tình huống 15: Gần đến dịp tết nguyên đán, cơ quan chức năng huyện X
tiến hành đợt kiểm tra đột xuất với một loạt cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn
huyện. Tại cơ sở chế biến thịt hộp của anh Trần Văn K, sau khi truy xuất về nguồn
gốc đối với thịt lợn mà cơ sở của anh K sử dụng, cơ quan chức năng quyết định tiến
hành xử phạt với lí do hồ sơ chứng minh về nguồn gốc của anh không đầy đủ, anh
K băn khoăn không hiểu hành vi vi phạm của mình được quy định cụ thể ở đâu và
Trả lời:
Theo Điều 30 Nghị định Số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt
hành chính về an toàn thực phẩm:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu
giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm và các tài liệu khác về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Không thông báo lô sản phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Không báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm không bảo đảm an toàn,
tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường; kế hoạch thu hồi và các biện pháp xử
lý.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện
thu hồi, xử lý không theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
thực phẩm không bảo đảm an toàn.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiến
hành thu hồi, thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.”
Như vậy hành vi vi phạm của cơ sở sản xuất thịt hộp của anh K được quy định tại
khoản 1 điều này.

V. TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN GIAO THÔNG


Tình huống 1: Anh A đang điều khiển ô tô đến cơ quan. Do mải mê nghe
điện thoại không để ý nhìn đường, anh A đã đâm phải một xe máy đi ngược chiều
do anh B điều khiển. Khi thấy anh B ngã ra đường do quá lo sợ anh A đã điều
khiển xe chạy trốn. Do khu vực này ít người qua lại nên phải hơn 30 phút sau mới
có người phát hiện đưa anh B vào bệnh viện. Qua lời khai của anh B, công an đã
xác minh thủ phạm gây ra tai nạn là anh A. Vậy trong trường hợp này, theo các
quy định về an toàn giao thông, anh A sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, việc anh A gây tai nạn và lái xe bỏ trốn được coi là hành
vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không
đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn quy định
tại điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, anh
A sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trong trường hợp, xác định được việc gây tai nạn của anh A là do không chú ý
quan sát và điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định đối với đoạn đường đó khi gây tai
nạn, anh A còn phải bị xử lý theo điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài việc bi phạt tiền, anh A còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô tô
02 tháng theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
Tình huống 2: Anh A là người thích tụ tập với bạn bè để ăn nhậu. Trong
một lần tụ tập bạn bè mừng tân gia của một người bạn trong nhóm, do uống khá
nhiều nên dù tửu lượng cao, A cũng cảm thấy chếnh choáng. A đã xin ngủ nhờ lại
nhà B cho tỉnh rượu. Sau khi ngủ lại khoảng 1 tiếng thấy mình đã bớt say, A liền
lấy xe máy chạy về nhà. Khi lưu thông trên đường do còn hơi rượu trong người, A
đã cởi mũ bảo hiểm đi cho thoáng. Đến ngã tư gần nhà, A bị công an giao thông giữ
lại để xử phạt vì hành vi không đội mũ bảo hiểm. Thấy A có hơi rượu, công an đã
yêu cầu A cho thử nồng độ cồn nhưng A không chấp hành yêu cầu do bản thân đã
tỉnh rượu. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã xác
định nồng độ cồn của A là 0,3 miligam/1 lít khí thở. Vậy theo quy định của pháp
luật, trường hợp A sẽ được xử lý như thế nào?
Bình luận:
Trong trường hợp này A đã thực hiện 03 hành vi vi phạm pháp luật giao thông cụ
thể như sau:
- Hành vi thứ nhất, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy (điểm i khoản
3 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP)
- Hành vi thứ hai, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người
kiểm soát giao thông (điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP);
- Hành vi thứ ba, điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn trong hơi thở vượt
quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm b khoản 5 Nghị định số
171/2013/NĐ-CP).
Đối với mỗi hành vi trên, A sẽ có mức xử phạt tương ứng cụ thể như sau:
- Đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm, anh A sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng
đến 200.000 đồng
- Đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người
kiểm soát giao thông, anh A sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, anh A sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lai xe 02 tháng đối với hành vi này.
- Đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn trong hơi thở vượt
quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, anh A sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, anh A sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01
tháng.
Tình huống 3: Sau khi kết thúc vụ xuân, chị C định đem thóc ra sân phơi
khô để kịp đem vào trong nhà bảo quản. Tuy nhiên do số lượng lớn, nên nếu chỉ
phơi trong nhà thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Được một số người mách, con đường
liên huyện buổi tối ít người qua lại, mặt đường lại rộng rất tiện cho việc phơi thóc,
chị liền đem thóc ra ngoài đường phơi . Sau khi đem thóc ra phơi được một hôm,
chị bi công an xã gọi lên lập biển bản xử phạt vì hành vi vi phạm quy tắc giao thông
đường bộ. Số tiền xử phạt chị là 100.000 đồng.
Bình luận
Hành vi phơi thóc ra đường liên huyện của chị đã vi phạm điểm a khoản 1 Điều
11 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP: “a) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên
đường bộ”
Theo đó mức xử phạt đối với cá nhân thực hiện hành vi này là phạt tiền từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng. Như vậy, việc xử phạt của công an xã đối với hành vi
của chị là chính xác và đúng theo quy định của pháp luật.
Tình huống 4: Anh A có một cửa hàng ăn nằm mặt đường phố Nguyễn Thái
Học. Do lượng khách ra vào quán đông, quán lại không có chỗ gửi xe, anh A quyết
định lấy 15 m2 hè phố trước cửa quán làm nơi để xe cho khách. Vậy theo quy định
của pháp luật, hành vi này của anh A có vi phạm các quy định về trật tự an toàn
giao thông hay không? Được biết việc để xe của quán anh A chưa được các cấp có
thẩm quyền cho phép.
Bình luận:
Hành vi chiếm dụng 15 m2 hè phố làm nơi trông, giữ xe của anh A mà chưa được
các cấp có thẩm quyền cho phép là hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao
thông được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP: “b)
Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m 2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ
xe”
Theo đó, đối với hành vi này anh A sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
7.000.000 và anh A còn phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của hè phố đã bị thay
đổi do việc trông, giữ xe của mình gây nên.
Tình huống 5: Em Nguyễn Văn B là học sinh trường lớp 12 trường trung
học phổ thông X. Do là học sinh cuối cấp, chuẩn bị thi đại học nên bố mẹ quyết
định mua cho B một chiếc xe máy để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc đi
lại. Tuy nhiên, trong một lần tham gia giao thông, do thấy B mặc đồng phục trường
cấp 3, công an giao thông đã giữ B lại để kiểm tra giấy tờ thì phát hiện B mới được
17 tuổi 6 tháng. Ngoài ra, khi kiểm tra B có mang theo giấy đăng ký xe nhưng lại
không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Vậy theo quy định của pháp luật, trường hợp của B sẽ được xử lý như thế nào?
Được biết xe mô tô mà B điều khiển có dung tích xi lanh dưới 50 cm3
Bình luận:
Trường hợp này, do B điều khiển xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm 3 khi đã
trên 16 tuổi (17 tuổi 6 tháng) nên căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật
giao thông đường bộ năm 2008 thì B được phép lái loại xe gắn máy. Vì thế hành vi của
B không vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về giấy phép lái xe (Điều 59 Luật giao
thông đường bộ) thì không có giấy phép lái xe cho xe mô tô hai bánh có dung tích xi
lanh dưới 50 cm3, do đó không thể xử phạt B do không có giầy phép lái xe.
Tuy nhiên căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
quy định: “2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;”
Do đó, việc B không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới là hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông và sẽ bị xử
phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
Tình huống 6: Trần Văn Q và Nguyễn Văn T là hai thanh niên sinh sống tại
quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Chiều ngày 12/12/2014 hai thanh niên này
đèo nhau trên một chiếc xe máy Honda Wave. Đi tới phố Huế, Q ngồi sau thách T
phi xe thật nhanh trên đường phố Huế lúc đó đang rất đông đúc. Nhận lời thách, T
lập tức tăng tốc, bốc đầu xe và lạng lách trong dòng người trên phố. Chạy tới ngã
tư phố Lý Thường Kiệt cắt phố Hàng Bài, hai thanh niên này bị cảnh sát giao thông
đuổi kịp và chặn lại. Trong trường hợp trên, cảnh sát giao thông sẽ xử phạt hành
chính đối với hai thanh niên trên theo mức nào?
Trả lời:
Khoản 7, điều 6, Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực giao thong đường bộ và đường sắt quy định như sau:
“7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về
một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang
chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối
với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.”
Như vậy, hành vi của T và Q trong tình huống trên đã vi phạm điểm b và khoản c
của khoản 7, điều 6 nêu trên. Mức phạt tối đa đối với hai thanh niên trên có thể lên tới 14
triệu đồng.
Tình huống 7: Chị Phạm Thị B là người trồng cây cảnh ở xã Văn Giang tỉnh
Hưng Yên. Ngày 20/1/2015, vào dịp Tết Ất Mùi chị B cùng chồng đem cây quất
cảnh lên ngã ba đường tỉnh lộ gần nhà bán. Chồng chị B nảy ra sáng kiến làm giá
để cây theo tầng để đặt cây quất cảnh lên cao cho người đi đường nhìn thấy gian
hàng của anh chị từ đằng xa. Tuy nhiên, giá đỡ cây quất cảnh quá cao làm cho dàn
quất cảnh của anh chị khi để lên giá cao nhất đã che khuất biển báo giao thông cấm
dừng đỗ xe cắm ở ngã ba đường. Cùng ngày hôm đó, cảnh sát Tống Văn H được cử
làm nhiệm vụ tại ngã ba nơi anh, chị B bán quất cảnh. Thấy giá quất cảnh của anh,
chị B như vậy, cảnh sát H sẽ xử trí như thế nào?
Trả lời:
Điều 11, Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giao thong đường bộ và đường sắt quy định:
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng
đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ;
b) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường gây cản trở giao thông;
c) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên
đường giao thông; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe
chạy.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng
đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ ngoài đô thị;
b) Để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao,
diễu hành, lễ hội;
b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây
ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Đặt, treo biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;
đ) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
e) Đổ rác, xả nước thải ra đường phố, hầm đường bộ không đúng nơi quy định,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này, Khoản 5 Điều 20 Nghị
định này.”
Theo điều 11, khoản 2, điểm b trên đây, hành vi để cây quất cảnh che
khuất biển báo giao thông của anh, chị B đã vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ và có thể bị phạt từ 200.000 đồng – 400.000. Cảnh sát Nguyễn Văn H cần giải
thích rõ hành vi vi phạm đó cho vợ chồng chị B và áp dụng các biện pháp xử phạt theo
quy định.
Tình huống 8: Vợ chồng anh Trần Quyết T và chị Trương Thị M sinh sống
trong làng H gần đường quốc lộ 1A. Do tình hình làm nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn, từ đầu năm 2011, hai vợ chồng anh chị đã ra mép đường ngã 4 giao cắt giữa
đường quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ gần đó đặt sạp hàng bán bánh mỳ và đồ tạp
hóa. Lâu ngày công việc bán hàng thuận lợi, đến đầu năm 2014, anh, chị quyết định
xây cất một ngôi nhà cấp 4 bằng gạch ở nơi bán hàng để vừa bán hàng vừa làm nơi
ở. Do ngã tư đó chưa có vỉa hè nên anh, chị xây nhà cấp 4 của mình ra sát mép
đường để bán hàng cho tiện. Đến tháng 5/2014 công việc xây dựng hoàn tất. Ngay
sau khi xây nhà xong, anh, chị bị cơ quan có thẩm quyền tới lập biên bản xử lý.
Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền cần xử lý vi phạm của vợ chồng anh
T và chị M như thế nào?
Trả lời:
Điều 12, Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giao thong đường bộ và đường sắt quy định:
“Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán
hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến
phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3,
Điểm e Khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng
đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích
canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông;
b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của
người điều khiển phương tiện giao thông;
c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Để xe; trông, giữ xe;
bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a,
Điểm d Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000
đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường
ngoài đô thị;
b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái
phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ
Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe,
đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực
hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở
giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g
Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này;
d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.”
Như vậy, việc xây nhà ở kiêm bán hàng của vợ chồng anh T và chị M đã vi phạm
điều 12, khoản 3, điểm a. Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành xử phạt hành vi vi
phạm của anh, chị với mức phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng.
Tình huống 9: Lâm Văn T và Lò Văn Q là hai thanh niên đang không có
nghề nghiệp ổn định ở Huyện K, Tỉnh H. Ngày 1/5/2015 hai thanh T và Q đi xe máy
trong thị trấn, va chạm với anh Quàng Văn N. Hai bên cãi vã nhau một hồi rồi
không ai chịu ai. Rút cục T và Q lao vào đánh anh N. Anh N cũng không chịu nên
cũng lao vào đánh nhau với T và Q gây náo loạn cả một góc phố thị trấn. Rất may
là lực lượng công an thị trấn đã có mặt kịp thời để khống chế và đưa cả ba thanh
niên về trụ sở công an thị trấn để giải quyết. Công an thị trấn sẽ xử lý hành vi đánh
nhau của ba thanh niên T, Q và N như thế nào?
Trả lời:
Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu
diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ,
trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên
đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao
thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật
bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý
ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao,
búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng
ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại
cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người
khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu
vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với
thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh
hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ
hỗ trợ;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".”
Như vậy, hành vi của T, Q và N đã vi phạm điểm a, khoản 2, điều 5 nói
trên. Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành phạt mỗi thanh niên mức phạt từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng vì hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng.
Tình huống 10: Nhà trung cư cao tầng M5 nằm trong khu đô thị mới Linh
Trung, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nhà M5 có 200 căn hộ được bố trí theo thiết kế
10 căn hộ/sàn. Ngày 30/6/2015, anh Nguyễn Văn T là chủ căn hộ mới mua tại nhà
M5 tiến hành sửa chữa căn hộ của mình. Nội dung sửa chữa bao gồm phá 3 bức
tường gạch bên trong căn hộ. Do muốn đẩy nhanh tiến độ, anh T đã giục thợ của
mình dùng khoan phá bê tông để phá 3 bức tường xong trong ngày 30/6/2015. Công
việc phá tường dự kiến tới tận 24h đêm mới kết thúc. Quá trình khoan phá tường
gây ra tiếng ồn rất lớn khiến các hộ dân xung quan đều hết sức khó chịu. Một trong
những người hàng xóm của anh T đã điện thoại phản ánh với cơ quan có thẩm
quyền ở phường. 23h cùng ngày, khi quá trình khoan phá vẫn đang diễn ra, đại
diện cơ quan có thẩm quyền có mặt và lập biên bản nhà anh T. Trong trường hợp
này, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý hành vi vi phạm của anh T như thế nào?
Trả lời:
Điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong
khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng,
trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng
thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà
không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, anh Nguyễn Văn T đã vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1,
điều 6 nói trên, cụ thể là đã gây tiếng ồn lớn trong khu dân cư vào sau 22h đêm. Cơ quan
có thẩm quyền có thể xử phạt anh T từ 100.00 đồng đến 300.000 đồng.

1. Bán trắc nghiệm đúng sai, giải thích (5đ)


-Ví dụ: Việt Nam là nước pháp quyền Tư bản chủ nghĩa.
Sai. Theo K1 Đ2, Hiến pháp 2013,….
—Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 quy định: “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân.”
Thế nào là nhà nước pháp quyền
—Phải là nhà nước được thành lập một cách hợp pháp
—Phải có hệ thống pháp luật tiến bộ, loại trừ được sự chuyên quyền của nhà nước
—Hệ thống pháp luật phải là tối thượng. Mọi hoạt động (kể cả nhà nước) đều phải diễn ra trong
khuôn khổ pháp luật
—Phải có hệ thống tòa án xét xử độc lập
=> Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở quyền làm chủ
của nhân dân, sự phân chia quyền lực nhà nước, hệ thống pháp luật dân chủ, minh bạch, tiến bộ.
Pháp luật phải đảm bảo tự do cá nhân, công bằng xã hội và sự thống trị của nó trong đời sống
nhà nước và xã hội
Luật hình sự:
—Định nghĩa:
-Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện tội phạm
đó
Case phạt hành vi không tuân thủ chỉ thị 16 của thủ tướng: Phân biệt luật hành chính và
luật hình sự
-Ngày 6.4, UBND P.8 (thành phố Cà Mau) đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 13 người
không đeo khẩu trang nơi công cộng, mức phạt cho mỗi người là 200 ngàn đồng. => luật hành
chính
-Ngày 7-4, Quýnh không đeo khẩu trang, 3 lần lái xe máy đi qua chốt kiểm soát phòng chống
dịch COVID-19 được lập tại khu vực sân bóng thôn Thiểm Xuyên. Mặc dù được lực lượng chức
năng nhắc nhở nhiều lần về việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19
nhưng Quýnh cố tình không chấp hành, ngang nhiên thách thức, xúc phạm lực lượng thi hành
công vụ. Do Quýnh có hành vi chống đối, không chấp hành nên thượng úy Nguyễn Văn Đức,
phó trưởng Công an xã Thụy Hòa, đã sử dụng điện thoại di động để ghi lại hành vi vi phạm của
Quýnh. Ngay lập tức, Quýnh đến giật điện thoại, ném xuống đất với mục đích không cho ông
Đức tiếp tục ghi hình. Ngày 14-4, TAND huyện Yên Phong (Bắc Ninh) mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm bị cáo Nguyễn Văn Quýnh (34 tuổi, ở xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong) về tội chống người
thi hành công vụ theo khoản 1, điều 330 Bộ luật hình sự.

1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo
đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên
thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành
luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn
mực đạo đức đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã
hội
2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong
xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm
giữ.
3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp
hoặc bản chất xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.
4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc
một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là nhà nước là một bộ máy trấn
áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của
giai cấp.
5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử dụng
để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai
cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
6. Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn
tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ
máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.
7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp
đối kháng.
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của nhà nước cho thấy: nhà nước là
một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng .
8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa
vị giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức
thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực
chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp
thống trị đối với giai cấp bị trị.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó
đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
10. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để thực
hiện quyền lực nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện
bản chất giai cấp,vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của nhà nước trong một
hình thái kinh tế xã hội nhất định.
11. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực
hiện pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn
bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
12. Chức năng hành pháp của nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật
được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.
=> Nhận định này Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành
chính:
+) Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật pháp do cơ quan
lập pháp ban hành
+) Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng
quyền lực nhà nước.
13. Chức năng tư pháp của nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của nhà nước có trách nhiệm duy trì, bảo
vệ công lý và trật tự pháp luật.
14. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình
thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai
cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội
buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
15. Chức năng xã hội của nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã
hội.
=> Nhận định này Sai. Chức năng xã hội của nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt động vì
sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.
16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.
=> Nhận định này Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có: Lãnh thổ xác định, cộng
đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc
tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng
pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra nhằm điều
chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của nhà nước.
18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng
trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm:
– Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ
máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
– Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao
gồm cả nội thương và ngoại thương.
– Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ
ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ
thuế”).
– Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống,
nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người
nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
– Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật
giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
– Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
– Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
19. Thông qua hình thức nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực nhà nước và việc
tổ chức thực thi quyền lực nhà nước như thế nào.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách thức tổ chức và
phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã
hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên, ngoài hình thức nhà nước, phải xác định
xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.
20. Căn cứ chính thể của nhà nước, ta biết được nhà nước đó có dân chủ hay không.
=> Nhận định này Sai. nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của nhà nước, mà còn
căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của nhà nước đó.
21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, cách thức thực hiện quyền lực của nhà
nước.
=> Nhận định này Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai
cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước của mình.
22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của nhà nước
=> Nhận định này Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của nhà nước,
ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của nhà nước đó.
23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc nhà nước đơn
nhất.
=> Nhận định này Đúng. Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn
nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền,
hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
24. Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm
bảo bởi nhà nước.
25. Bộ máy nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
=> Nhận định này Đúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước tử TW đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những
nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
26. Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận dân
chủ, quyết định theo đa số.
=> Nhận định này Sai. Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn bản
chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.
27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt
Nam.
=> Nhận định này Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.
28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
=> Nhận định này Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và
là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu
ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
=> Nhận định này Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong lĩnh
vực đối nội và đối ngoại.
31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=> Nhận định này Đúng. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong
số các đại biểu quốc hội.
32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu
trong số đại biểu quốc hội.
33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
=> Nhận định này Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
(2003) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.
=> Nhận định này Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.
35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan duy nhất có chức năng xét
xử ở nước ta.
=> Nhận định này Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.
38. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng,chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là những
quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành vi của một cá nhân hay tổ
chức.
39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các cá nhân tổ chức ban hành.
=> Nhận định này Sai. Văn bản quy phạm nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
các cá nhân có thẩm quyền ban hành.
40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như giáo dục
thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng chế.
41. Pháp luật việt nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt
Nam.
42. Pháp luật việt nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là các văn bản
quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bắt
nguồn từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế…
43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời này sang đời
khác.
=> Nhận định này Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
=> Nhận định này Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét xử trước đó,
được nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được nhà nước ban hành, không
phải tiền lệ.
45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ
pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để
trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một
quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải
có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
46. Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ của nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp luật
do nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ đó luôn luôn thể
hiện ý chí của nhà nước.
47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.
=> Nhận định này Đúng. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước và ý chí các bên tham
gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.
48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý.
49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân phải có năng
lực hành vi.
50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ người dưới 18
tuổi so với người từ 18 tuổi trở lên.
51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở mức độ khác nhau,
dựa trên quy định của pháp luật.
52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do chủ thể
đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa
vụ do pháp luật quy định.
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của
từng quốc gia.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy định, mỗi pháp luật lại
phụ thuộc vào quốc gia ban hành.
54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ
của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể.
55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các quan hệ pháp
luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…
56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.
=> Nhận định này Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết.
57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng
lực hành vi.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 luật dân sự) do đó khi bị
chế năng lực pháp luật, thì đương nhiền cũng bị hạn chế về nưang lực hành vi.
58. Năng lực pháp luật của nhà nước là không thể bị hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật.
59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền
và nghĩa vụ pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ pháp luật phụ
thuộc vào một số yêu tố khác(ví dụ đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn…)
60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các cá nhân, tổ
chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con
người( VD hành vi trộm cắp… )
61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia
vào quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong
muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với
những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ thể
63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân, tuy nhiên cũng phải
trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.
64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và do các cá
nhân đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.
65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hạn chế về
năng lực hành vi.
66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không bị hạn chế
năng lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (VD: không có năng
lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)
67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên bố bị hạn
chế năng lực hành vi.
68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính giai cấp.
=> Nhận định này Đúng.
– NLPL là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức, cơ quan) hưởng quyền và nghĩa
vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính giai cấp, và do đặc
trưng giai cấp quyết định. Mỗi giai cấp cầm quyền sẽ có đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế
độ khác nhau nên sẽ trao cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
– Còn NLHV (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là khả năng của một người,
thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối
với người khác. Như vậy, có thể hiểu là năng lực hành vi dân sự gắn với từng người, mang tính
cá nhân, phát sinh khi cá nhân mỗi người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình, xác lập quan hệ với người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc vào đặc trưng giai cấp.
69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân.
70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của các quan hệ pháp luật có thể là các cá nhân có đầy đủ năng
lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản pháp lý.
Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có thể phù hợp hoặc vi
phạm văn bản pháp lý)
72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ thể của
hành vi pháp luật thì không.
73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ khi ra đời
(trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).
74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật
mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những quy định
trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
76. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà
nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa
trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh,
giải phóng mặt bằng…
77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên
ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan
điểm.
78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.
=> Nhận định này Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về mặt vật
chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần.
80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải ngồi
tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi.
=> Nhận định này Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy trước hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy trước.
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, được quy
định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ cá nhân tổ chức
nào có năng lực trách nhiệm pháp lý.
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi
phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu trong mặt
khách quan của vi phạm pháp luật.
85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp
luật hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân sự, vừa là vi phạm
pháp luật hình sự
=> Nhận định này Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu thành tội phạm, còn
hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho
xã hội.
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng tiêu cực. Theo
hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nhắm ngăn chặn dịch bệnh không là bộ
phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
87. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và ngược
lại.
=> Nhận định này Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp cưỡng chế
của nhà nước.
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Ví dụ: hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa số trường
hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp
lý.
89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ
có hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành
vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm
pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi Nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của người
thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thưc hiện do những điều
kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được
cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em
(chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng không được coi là VPPL vì họ không có khả năng
nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài
của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan
điểm.
91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới dạng vật chất.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa tổn hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành chính, vừa
gánh trách nhiệm dân sự.
Câu 1: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu
thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Nhận định ĐÚNG
Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Nhà Nước chỉ xuất hiện khi có những điều kiện về
kinh tế xã hội nhất định trong đó điều kiện tiên quyết về xã hội là có những mâu thuẫn giai cấp
gay gắt
Câu 2: Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.
Nhận định SAI
Vì: Nhà nước là một hiện tượng luôn vận động thay đổi và có thể tiêu vong khi những điều kiện
cho sự tồn tại của nó không còn
Câu 3: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời không phải từ một bản khế
ước xã hội.
Nhận định ĐÚNG:
Quan niệm Nhà nước ra đời từ bản Khế ước xã hội là quan điểm của những nhà học giả theo
thuyết “Khế ước xã hội” còn theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-lênin Nhà Nước là một bộ máy
mà giai cấp thống trị sử dụng để đàn áp giai cấp khác. Nhà Nước chỉ ra đời khi có những điều
kiện nhất định về kinh tế và xã hội
Câu 4: Đặc trưng duy nhất của Nhà Nước, đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các
đơn vị hành chính, lãnh thổ.
Nhận định SAI
Vì Nhà Nước có 5 đặc trưng: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt ; nhà nước
phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ, Nhà nước có chủ quyền, Nhà
Nước ban hành pháp luật và Nhà Nước ban hành thuế
Câu 5: Không nhất thiết cơ quan Nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước
Nhận định: SAI
Vì đặc trưng chủ yếu và cơ bản của cơ quan Nhà Nước là mang tính chất quyền lực Nhà Nước
nên không thể có cơ quan Nhà Nước nào lại không mang quyền lực Nhà Nước
Câu 6: Bộ máy Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm bốn hệ thống cơ quan Nhà Nước và một chế
định độc lập
Nhận định ĐÚNG
Hệ thống cơ quan Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm 4 cơ quan là: Cơ quan quyền lực Nhà
Nước, cơ quan quản lý Nhà Nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát và một chế định độc lập
là: chủ tịch nước
Câu 7: Chức danh Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà Nước
Nhận định SAI
Chủ tịch nước là một chế định độc lập trong hệ thống cơ quan Nhà Nước ta
Câu 8: Nhà nước là một trong các tổ chức được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt
buộc
Nhận định SAI
Nhà Nước là tổ chức duy nhất được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt buộc
Câu 9: Tất cả các Nhà Nước xã hội chủ nghĩa đều có hình thức cấu trúc Nhà Nước là đơn nhất
Nhận định SAI
Mỗi một quốc gia có thể có hình thức cấu trúc riêng, đây không phải là tiêu chí bắt buộc của
Nhà Nước xã hội chủ nghĩa.
Trong lịch sử có Nhà Nước liên bang Nam Tư hoặc Liên bang cộng hòa xã hội Xô Viết là những
Nhà Nước XHCN có cấu trúc Nhà Nước là liên bang
Câu 10: Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội do đó tương ứng sẽ có 5
kiểu Nhà Nước
Nhận định SAI
Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà Nước( Nhà
Nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà Nước XHCN) trong kiểu hình thái
KTXH là công xã nguyên thủy thì không có Nhà Nước
Câu 11: Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nhận định SAI
Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
mà chỉ có các cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật quy định thì
mới được ban hành
Câu 12: Bộ giáo dục có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là Thông tư
Nhận định SAI
Cơ quan Bộ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Bộ trưởng có
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là Thông tư
Câu 13: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Nhận định: SAI
Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là tiêu chuẩn duy
nhất mà để điều chỉnh hành vi còn có thể sử dụng các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo,
quy phạm đạo đức
Câu 14: Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước
Nhận Định SAI
Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng đây không
phải là cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể được hình thành bằng
cách Nhà Nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn như tập quán
Câu 15: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
Nhận định SAI:
Mỗi hình thức pháp luật đều có những ưu nhược điểm của riêng nó, tiền lệ pháp là hình thức
được rất nhiều nước tư sản áp dụng đặc biệt là các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ.Ưu
điểm của nó là giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử dụng những
bản án đã có hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Nhận định SAI:
Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định và chỉ thị
Nhận định SAI
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ năm 2009, Thủ tướng chính phủ
chỉ có quyền ban hành văn bản tên là Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc
lập
Nhận định SAI
Tổ chức chính trị xã hội không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc
lập, tổ chức chính trị xã hội chỉ có thể phối hợp ban hành văn bản QPPL có tên gọi là thông tư
liên tịch với cơ quan Nhà Nước khác để thực hiện các vấn đề có liên quan
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp
Nhận định SAI
Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển Nhận
định SAI
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Trong đó kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng
tầng. Pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng tích cực và hướng tiêu cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn bản quy phạm
pháp luật và tiền lệ pháp
Nhận định SAI
Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật
Câu 22: Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay
Nhận định SAI
Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật, còn tập
quán pháp chỉ là nguồn bổ trợ
Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
Nhận định: SAI
Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy phạm chỉ có 1
hoặc 2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ có bộ phận giả định và chế tài.
Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang tính bắt buộc đối
với thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật với các quy phạm khác
là có tính bắt buộc chung.
Câu 25: Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp, điều này do
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật
Nhận định SAI
Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách viện dẫn đến điều
luật khác
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả định, quy định và
chế tài
Nhận định SAI
Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định, quy định và
chế tài, tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giả định, quy
định và chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn
Câu 28: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế
Nhận định SAI:
Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn
đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ
quan,tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự. Do đó một người say rượu nếu không có quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế
năng lực hành vi thì không thể coi là người có năng lực hành vi hạn chế
Câu 29: Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI:
Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là khách thể còn sự kiện pháp lý chỉ là
những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự phát sinh thay đổi hay
chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 30: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ hành chính
Câu 31: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ.
Nhận định SAI
Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vì có những cá
nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cho dù có trên 18 tuổi
cũng không có năng lực hành vi đầy đủ
Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau
Nhận định SAI
Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công dân trong một
số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất đai…
Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn
đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật
Nhận định SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi ích xã hội mà
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ xã hội
Câu 34: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
Nhận định SAI Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan hệ
pháp luật đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại quan hệ
pháp luật đó nữa
Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là khác nhau
Nhận định SAI
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng nhau: Vào thời
điểm pháp nhân được cơ quan Nhà Nước cho phép thành lập hoặc từ thời điểm được cấp giấy
phép thành lập trong trường hợp pháp luật quy định việc thành lập phải được đăng ký.
Câu 36: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể
Nhận định SAI
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể
Câu 37: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự thay
đổi, phát sinh hay chấm dứt quan hệ pháp luật.Sự kiện pháp lý bao gồm cả hành vi của con
người và các sự kiện tự nhiên khác
Câu 38: Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
Nhận định: SAI
Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra có thể là thiệt hại về vật chất và thiệt hại
về tinh thần, mặt khác sự thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần đều không phải là dấu hiệu bắt
buộc của vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm: Có hành vi trái pháp
luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 39: Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Vì: Hành vi trái pháp luật mới chỉ là một trong các yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật. Một
Hành vi bị xem là hành vi vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố: hành vi trái pháp luật xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện
Câu 40: Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Chủ thể của vi phạm pháp luật là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Có những trường hợp
người dưới 16 tuổi đã trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật ví dụ như người từ đủ 14 tuổi trở
lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự nếu phạm các tội rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 41: Trách nhiệm pháp lý là chế tài
Nhận định SAI
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp
dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những
biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.Chế tài là bộ phận của quy
phạm pháp luật trong đó nêu lên các biện pháp tác động mà Nhà Nước dự kiến áp dụng đối với
những chủ thể không thực hiện đúng những mệnh lệnh Nhà Nước đã được nêu trong phần Quy
định của quy phạm pháp luật
Câu 42: Trong cấu thành vi phạm pháp luật thì lỗi là yếu tố thuộc mặt khách quan
Nhận định SAI
Trong cấu thành vi phạm pháp luật lỗi thuộc yếu tố chủ quan
Câu 43: Lỗi là yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật
Nhận định SAI
Lỗi chỉ là một trong những yếu tố của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật,ngoài ra
còn có yếu tố khác như động cơ mục đích
Câu 44: Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất
Nhận định SAI
Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra có thể thực hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần. Câu 45:
Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật chỉ
được thực hiện dưới dạng hành động
Nhận định SAI
Hành vi trái pháp luật có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Câu 46: Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được
hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra là biểu hiện
của lỗi vô ý vì quá tự tin
Nhận định SAI
Trạng thái tâm lý của người này có biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp
Câu 47: Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
Nhận định SAI
Trong một số trường hợp có vi phạm pháp luật xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách
nhiệm pháp lý nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Câu 48: Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật
Nhận định: SAI
Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và
ngành luật
Câu 49: Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng
phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Nhận định: SAI
Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ
pháp luật nhưng Nhà Nước có can thiệp gián tiếp bằng cách định ra các khuôn khổ nhất định để
các bên tham gia thỏa thuận
Câu 50: Chế định pháp luật là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã
hội trong cùng một lĩnh vực của đời sống xã hội
Nhận định SAI
Chế định pháp luật là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có
cùng tính chất trong một ngành Luật
Câu 51: Trình độ kỹ thuật lập pháp cao là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự hoàn thiện của một
hệ thống pháp luật
Nhận định SAI
Để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính toàn diện; tính
đồng bộ; tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp cao
Câu 52: Bộ Luật dân sự là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn
bản pháp luật Việt Nam
Nhận định SAI
Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam là Hiến pháp
Câu 53: Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở
lên đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng Nhận
định: ĐÚNG
Theo quy định của Luật hình sự, cá nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự
đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 54: Theo pháp luật hình sự, cấm cư trú là một loại hình phạt chính
Nhận định: SAI
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung ( quy định tại Điều 28- Bộ luật hình sự)
Câu 55: Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta, mọi tội phạm có mức cao nhất của khung
hình phạt là trên 7 năm tù đều là tội phạm rất nghiêm trọng.
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật hình sự, tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7 năm tù
được chia thành hai loại là: tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù thuộc tội
rất nghiêm trọng còn tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 56: Tội phạm là cách gọi khác của người phạm tội
Nhận định SAI
Đây là hai khái niệm khác nhau Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và bị xử lý bằng
hình phạt. Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự có lợi và bị xử lý
bằng hình phạt
Câu 57: Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
Nhận định SAI Chủ thể của Luật hình sự chỉ có thể là cá nhân Pháp nhân không phải là chủ thể
của Luật hình sự
Câu 58: Tịch thu tài sản là chế tài dân sự không phải là hình phạt
Nhận định SAI
Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung của Luật hình sự
Câu 59: Theo quy định của pháp luật hình sự thì Phạt tiền là hình thức phạt bổ sung
Nhận định SAI
Phạt tiền là một trong các hình phạt chính của Luật hình sự
Câu 60: Tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tử hình
Nhận định SAI
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên
15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, mọi tổ chức đều là pháp nhân
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật dân sự 2005, tổ chức là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện Được
thành lập hợp pháp Có tài sản độc lập Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Nhân danh mình khi tham gia
vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 62: Cá nhân dưới 18 tuổi không được trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự
Nhận định: SAI
Vì trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải
có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
Câu 63: Theo quy định của Luật dân sự hiện hành, tài sản bao gồm vật và tiền
Nhận định: SAI
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Câu 64: Luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự
Nhận định SAI
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự
Câu 65: Nhà Nước không phải là chủ thể của Luật dân sự
Nhận định SAI
Nhà Nước là chủ thể đặc biệt của Luật dân sự
Câu 66: Luật dân sự chỉ sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận
Nhận định ĐÚNG
Bình đẳng thỏa thuận là phương pháp đặc trưng của ngành luật dân sự, ngành luật này không sử
dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy
Câu 67: Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 15 tuổi
Nhận định SAI
Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 6 tuổi
Câu 68: Quyền chiếm hữu là yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố của quyền sở hữu Nhận định
SAI
Trong ba yếu tố của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) thì quyền chiếm hữu
là yếu tố quan trọng nhất vì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền quyết định số phận của tài sản: đem
bán, tặng cho, chuyển nhượng…
Câu 69: Hợp đồng phải được làm thành văn bản mới có giá trị pháp lý
Nhận định SAI
Hình thức của Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản và chúng có giá trị pháp lý như
nhau
Câu 70: Hợp đồng bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng bằng miệng
Nhận định SAI
Hợp đồng bằng văn bản thường có giá trị chứng minh cao hơn nhưng về giá trị pháp lý thì hợp
đồng bằng miệng hay hợp đồng bằng văn bản đều như nhau
Câu 71: Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự và Luật dân sự là như nhau
Nhận định SAI
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là phương pháp bình đẳng thỏa thuận còn phương pháp
điều chỉnh của Luật hình sự là mệnh lệnh quyền uy
Câu 72: Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người được chỉ định
hưởng di sản có trong di chúc mới được nhận di sản
Nhận định SAI
Theo quy định của Luật dân sự, có một số đối tượng hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung
di chúc. Khi đó nếu trong di chúc không cho họ hu7o7nbg3
Câu 73: Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000 chỉ cấm việc kết hôn giữa những người
có họ trong phạm vi 3 đời
Nhận định: SAI
Luật hôn nhân gia đình còn cấm kết hôn trong các trường hợp khác như người đang có vợ có
chồng, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức…
Câu 74: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000, việc kết hôn chỉ
được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nhận định: SAI
Vì kết hôn còn có thể đăng ký tại cơ quan tư pháp cấp tỉnh trong trường hợp kết hôn với người
nước ngoài
Câu 75: Theo pháp luật Việt Nam, những người cùng giới không được kết hôn với nhau Nhận
định ĐÚNG
Pháp luật Việt Nam không cho phép người đồng giới kết hôn
Câu 76: Chỉ trong trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không được phép xin ly
hôn
Nhận định SAI
Người chồng không được phép ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai và vợ chồng
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Câu 77: Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn thuộc về người chồng
Nhận định SAI
Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó nghĩa vụ này không phân biệt
là của người chồng hay người vợ

3.Bài tập tình huống (hình sự) 2.5đ


Phân biệt luật hình sự và luật hành chính:
Case Phạt hành vi không tuân thủ Chỉ thị 16 của Thủ tướng:
Ngày 6.4, UBND P.8 (thành phố Cà Mau) đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 13 người
không đeo khẩu trang nơi công cộng, mức phạt cho mỗi người là 200 ngàn đồng.
Ngày 7-4, Quýnh không đeo khẩu trang, 3 lần lái xe máy đi qua chốt kiểm soát phòng chống
dịch COVID-19 được lập tại khu vực sân bóng thôn Thiểm Xuyên. Mặc dù được lực lượng chức
năng nhắc nhở nhiều lần về việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19
nhưng Quýnh cố tình không chấp hành, ngang nhiên thách thức, xúc phạm lực lượng thi hành
công vụ. Do Quýnh có hành vi chống đối, không chấp hành nên thượng úy Nguyễn Văn Đức,
phó trưởng Công an xã Thụy Hòa, đã sử dụng điện thoại di động để ghi lại hành vi vi phạm của
Quýnh. Ngay lập tức, Quýnh đến giật điện thoại, ném xuống đất với mục đích không cho ông
Đức tiếp tục ghi hình. Ngày 14-4, TAND huyện Yên Phong (Bắc Ninh) mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm bị cáo Nguyễn Văn Quýnh (34 tuổi, ở xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong) về tội chống người
thi hành công vụ theo khoản 1, điều 330 Bộ luật hình sự.
Tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lý hình sự. (Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015)
Các đặc điểm của tội phạm:
Tính có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả
của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là
kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chính mình trong khi có đủ điều kiện quyết định
thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 21 BLHS 2015)
Tính trái pháp luật hình sự
Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu nó được quy định tại BLHS.
Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế XHCN
Tính phải chịu hình phạt
Mọi hành vi phạm tội đều phải chịu hình phạt
Tuy nhiên có những người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Miễn TNHS,
miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt,…
Phân loại tội phạm
Case giết con mới đẻ
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình:..
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm.
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan
đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan
đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
vận chuyển trái phép chất cấm
nhận hối lộ
giết người
bắt cóc
trộm cắp
cố ý gây thương tích
xâm phạm nhà ở trái phép
phản bội tổ quốc
tội phạm chiến tranh
hoạt động nhằm chính quyền nhân dân\
Theo khách thể bị xâm phạm
Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
Các tội xâm phạm sở hữu
Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Cấu thành tội phạm
Khái niệm: là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được
quy định trong luật hình sự
Bao gồm:
Khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội mà tội phạm xâm phạm. Ví dụ: Tội giết người xâm
phạm tính mạng, sức khỏe người khác; tội xâm cướp tài sản xâm phạm quyền sở hữu
Chủ thể của tội phạm: Là người cụ thể có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đã thực hiện
hành vi phạm tội
Mặt khách quan: Là biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội, hậu quả của hành vi đó, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Mặt chủ quan của tội phạm: Là những biểu hiện tâm lý bên trong tội phạm, bao gồm: lỗi (vô ý
hoặc cố ý), mục đích và động cơ phạm tội
Cấu thành tội phạm: Yếu tố lỗi:
1. Lỗi cố ý trực tiếp
—Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức
rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra.
—Lý trí : nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó
—Ý chí: Mong muốn cho hậu quả xảy ra
—Ví dụ: A thấy B đi với người yêu mình, nảy sinh ghen tuông nên muôn giết B, A về nhà lấy
dao chém liên tiếp vào B dẫn đến B chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy
trước hậu quả của mình.
2. Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính
nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lý trí: nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả có thể xảy ra của
hành vi
Ý chí: Không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra
Ví dụ: Ruộng nhà A nhiều chuột, A giăng bẫy điện để bẫy chuột. Chị B đi đồng bị rơi mũ xuống
và vào ruộng A nhặt, bị điện giật chết. A thấy trc hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả
nhưng vẫn có ý thức để mặc.
3. Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể
gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Lý trí: Thấy trước hậu quả có thể xảy ra
Ý chí: Tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc tin rằng hậu quả có thể ngăn ngừa được.
Ví dụ: A đi săn thú, thấy một con thỏ đi qua và một người đi lấy củi bên cạnh con thỏ. Vì tự tin
về tài bắn súng của mình nên A vẫn bắn, do lệch tay bắn trúng người lấy củi. A thấy trước hậu
quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không xảy ra.
4. Lỗi vô ý do cẩu thả
Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu
quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.
Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã
hội.
Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước”
hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
Ví dụ: A chạy qua đường, vì để tránh A nên B và C đã đâm vào nhau.

Tình huống 1: Xác định tội danh


X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai
người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy
phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X
nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của
P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía
con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P
đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi.
Câu hỏi:
1. Xác định tội danh của X? (5 điểm)
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách
nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)
Lời giải:
1. Xác định tội danh của X?
Căn cứ vào tình huống đã cho thì X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội vô ý làm chết người)
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những khách thể
quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính
mạng. Đối tượng của tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng.
Đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là
con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong tình huống trên X tước đoạt tính mạng
của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là
những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử
sự xã hội thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận.
Trong tình huống trên thì X và P rủ nhau đi săn thú rừng và hai người thỏa thuận người nào
phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau
đó X lên phía đồi còn P xuống khe cạn. Và khi X nghe thấy có tiếng động, đã X huýt sáo 3 lần
nhưng không nghe thấy phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh mắt
con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X xách súng chạy đến thì phát hiện là P
đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội vã đưa P đi đến trạm xá địa phương nhưng P đã
chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy, hành vi của X do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong
khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người P làm cho P chết.
– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người. Hậu quả
này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của X đã gây ra hậu quả
làm cho P chết.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm và hậu
quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về
hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách
khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có QHNQ với nhau. Trong tình
huống trên thì hậu quả chết người của P là do hành vi của X gây ra. Đó là X nhằm bắn về phía
con thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết, như vậy nguyên nhân P chết là do
hành vi bắn súng của X vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì X tuy
thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người đó.
– Về lí trí: X nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy
trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng
hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là
sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả
năng hậu đó quả xảy ra.
– Về ý chí: X không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó thể hiện ở chỗ, sự
không mong muốn hậu quả của X gắn liền với việc X đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. X đã
cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở chỗ X đã huýt sáo như thỏa thuận với P và
chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng gì của P, X mới nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú
nhưng hậu quả là đã bắn chết P. Và khi X xách súng chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn
nhưng chưa chết hẳn, X đã vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên
đường đi. Điều này đã chứng tỏ X không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình
thức lỗi của X trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi
luật định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng lực TNHS và đạt độ
tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để kết
luận X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017).
Ngoài ra, trong trường hợp này X sẽ bị phạt hành chính vì sử dụng vũ khí cấm tại khoản 3 Điều
10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm
hình sự không? Tại sao?
X không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo nội dung tình huống bài ra và hậu quả là P bị thương, với tỷ lệ thương tật là 29%. Có thể
thấy, hành vi của X là đã vô ý gây thương tích cho P với lỗi vô ý vì quá tự tin. Căn cứ vào khoản
1 Điều 108 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ, sung 2017):
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Vậy, với hậu quả P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật 29%, thì X không phải chịu TNHS
nhưng X sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình theo Nghị Quyết 03/2006 về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Câu 2
Nguyễn Văn T sinh ngày 14- 4-1991 bị bắt ngày 15- 4-2005 trên một chuyến xe khách khi trong
hành lý mang theo có hai bánh Hêrôin (mỗi bánh 375 gam).
- Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trường hợp này theo phân loại tội
phạm trong Bộ Luật hình sự 1999 và hình phạt có thể áp dụng đối với T trong trờng hợp này.
Vì sao?
Hành vi của T cấu thành tội phạm quy định tại Điều 194: “tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”. Với khung hình phạt quy định tại điểm b khoản 4 Điều 194
BLHS: hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên. Mức hình phạt đối với
khoản 4 Điều 194 là hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội này là tử hình.
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội
phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm
năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình”.
Xác định hành vi của T thuộc tội phạm của A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với khung
hình phạt tù trên hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, T sinh ngày 14- 4-1991 đến thời điểm bị bắt ngày 15- 4-2005 đã đủ 14 tuổi 1 ngày.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì T đã độ tuổi chịu TNHS. T phạm tội theo điểm b khoản 4
Điều 14 BLHS với khung hình phạt tù trên hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
nhưng do T là người chưa thành niên nên không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình theo khoản 5 Điều 69 BLHS.
- Có gì khác nếu trong trờng hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì sao?
Trường hợp này hành vi của T thuộc tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 194 BLHS: người nào
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS hành vi của T thuộc tội phạm nghiêm trọng với mức cao nhất của
khung hình phạt là 7 năm tù.
Căn cứ Điều 12 BLHS và độ tuổi của T lầ 14 tuổi 1 ngày thì trường hợp này T không phải chịu
trách nhiệm hình sự
Câu 3
Đang chạy trên đường quốc lộ dọc theo đường sắt, Phạm Văn T là lái xe của công ty cổ phần
Minh Đức nhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều và chạy giữa hai đường ray tàu hỏa,
dừng nh không nghe thấy những tiếng quát gọi của rất nhiều người. Trong khi đó, đoàn tàu S2
đang đến rất gần và một vụ tai nạn tưởng như chắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao vào và
kịp đẩy mạnh hai đứa trẻ bật ra khỏi đường ray, đúng lúc đoàn tàu vùn vụt lao qua. Thoát chết,
nhưng một cháu bị gãy tay phải, còn cháu kia bị gãy chân trái.
Trong trường hợp gây ra thương tích cho người khác như vậy, hành động của lái xe Phạm
Văn T có được coi là tình thế cấp thiết để được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Vì
sao?
Trả lời:
Hành động của T được coi là tình thế cấp thiết, bởi vì:
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích
của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không
còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong trường hợp
này hành động của anh T là ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn là thiệt hại về tính mạng cho 2 cháu bé.
Thiệt hại xảy ra cho 2 cháu là gãy tay, gãy chân là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cẩn ngăn ngừa.
Do đó, hành vi của T không phải là tội phạm căn cứ khoản 1 Điều 16 BLHS veeff tình thế cấp
thiết.
Câu 10
A (17 tuổi), B (20 tuổi) biết C 18 tuổi) không biết uống rượu nên rủ C đi nhậu. Do C không uống
rượu nên bị A và B trói lại và đổ rượu vào mồm, sau đó cả 3 đều bị say không thể làm chủ được
hành vi của mình. Thấy anh M (trước đó có hiềm khích với B) đi qua A, B cởi trói cho C và cả
ba đã xông vào đánh tập thể anh M gây thương tích 19%. Hỏi A,B,C có phải chịu trách nhiệm
hình sự không? Tại sao?
Trả lời:
Hành vi của A, B, C thuộc là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe cho người khác quy định tại Khoản 1 Điều 104.
Tuy nhiên, do điều kiện phạm tội không giống nhau nên A, B, C phải gánh chịu TNHS khác
nhau:
1. Đối với A (17 tuổi) và B (20 tuổi)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì A phải chịu TNHS về mọi
tội phạm, trong đó có hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS.
2. Đối với C:
Tuy căn cứ Điều 12 BLHS thì C đã đủ tuổi chịu TNHS nhưng C sẽ không phải chịu TNHS vì
trong trường hợp này không thỏa mãn yếu tố lỗi. Tuy cả 3 đều ở trong tình trạng say rượu nhưng
tình trạng say rượu của C không phải tự C đưa mình vào tình trạng say rượu như A và B mà do
bị A và B ép buộc. Do trong say không làm chủ được hành vi của mình nên C đã thực hiện hành
vi phạm tội.
Mà các dấu hiệu cấu thành tội phạm bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính
phải chịu hình phạt. Những trường hợp này C không thỏa mãn dấu hiệu lỗi.
(Đây là quan điểm của bạn còn có quan điểm khác là cả 3 đều phải chịu TNHS căn cứ Điều
14: người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì
vẫn phải chịu TNHS và căn cứ Điều 12 các chủ thể đã đủ độ tuổi chịu TNHS)
Câu 11 (2d):
a) Ông trần Văn K cho Nguyễn văn A (17 tuổi), A phóng nhanh, vượt ẩu gây ra tai nạn, người bị
hại có mức độ thương tật 10%.
b) Nguyễn Văn B (14 tuổi) ăn cắp máy tính xách tay trị giá 15 triệu đồng, trong lúc tiêu thụ, thì
bị bắt
Hỏi, chế tài xử phạt ở đây là gì? Đối tượng nào bị xử phạt, vì sao?
Trả lời
a) Xử phạt hành chính: đối tượng bị xử phạt là A và A trực tiếp có hành vi vi phạm pháp luật
giao thông đường bộ
K và A phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.............
b) Xử phạt vi phạm hành chính đối với A vì:
B phạm tôi trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 138 BLHS với mức cao nhất của
khung hình phạt là ba năm tù.
Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS thì B phạm tội ít nghiêm trọng.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 thì: 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, B không phải chịu TNHS trong trường hợp này.
Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính thì B đã đủ tuổi chịu TN hành chính do hành vi
của B là cố ý: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm
hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính...”

Hiến pháp 2013 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-


215627.aspx
Bộ luật dân sự 2015 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-
296215.aspx
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 (Văn bản hợp nhất blhs)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-VPQH-
2017-Bo-luat-Hinh-su-363655.aspx

You might also like