You are on page 1of 66

Câu 1: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi

ích mâu
thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Nhận định ĐÚNG
Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Nhà Nước chỉ xuất hiện khi có những điều kiện về
kinh tế xã hội nhất định trong đó điều kiện tiên quyết về xã hội là có những mâu thuẫn giai cấp gay
gắt
Câu 2: Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.
Nhận định SAI
Vì: Nhà nước là một hiện tượng luôn vận động thay đổi và có thể tiêu vong khi những điều kiện cho
sự tồn tại của nó không còn
Câu 3: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời không phải từ một bản khế ước
xã hội.
Nhận định ĐÚNG:
Quan niệm Nhà nước ra đời từ bản Khế ước xã hội là quan điểm của những nhà học giả theo thuyết
“Khế ước xã hội” còn theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-lênin Nhà Nước là một bộ máy mà giai
cấp thống trị sử dụng để đàn áp giai cấp khác. Nhà Nước chỉ ra đời khi có những điều kiện nhất
định về kinh tế và xã hội
Câu 4: Đặc trưng duy nhất của Nhà Nước, đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các đơn
vị hành chính, lãnh thổ.
Nhận định SAI
Vì Nhà Nước có 5 đặc trưng: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt ; nhà nước phân
chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ, Nhà nước có chủ quyền, Nhà Nước ban
hành pháp luật và Nhà Nước ban hành thuế
Câu 5: Không nhất thiết cơ quan Nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước
Nhận định: SAI
Vì đặc trưng chủ yếu và cơ bản của cơ quan Nhà Nước là mang tính chất quyền lực Nhà Nước nên
không thể có cơ quan Nhà Nước nào lại không mang quyền lực Nhà Nước
Câu 6: Bộ máy Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm bốn hệ thống cơ quan Nhà Nước và một chế
định độc lập
Nhận định ĐÚNG
Hệ thống cơ quan Nhà Nước VN hiện nay gồm 4 cơ quan là: Cơ quan quyền lực NN, cơ quan quản
lý NN, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát và một chế định độc lập là: chủ tịch nước
Câu 7: Chức danh Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà Nước
Nhận định SAI
Chủ tịch nước là một chế định độc lập trong hệ thống cơ quan Nhà Nước ta
Câu 8: Nhà nước là một trong các tổ chức được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt buộc
Nhận định SAI
Nhà Nước là tổ chức duy nhất được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt buộc
Câu 9: Tất cả các Nhà Nước xã hội chủ nghĩa đều có hình thức cấu trúc Nhà Nước là đơn nhất
Nhận định SAI
Mỗi một quốc gia có thể có hình thức cấu trúc riêng, đây không phải là tiêu chí bắt buộc của Nhà
Nước xã hội chủ nghĩa
Trong lịch sử có Nhà Nước liên bang Nam Tư hoặc Liên bang cộng hòa xã hội Xô Viết là những
Nhà Nước XHCN có cấu trúc Nhà Nước là liên bang
Câu 10: Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội do đó tương ứng sẽ có 5 kiểu
Nhà Nước
Nhận định SAI
Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà Nước
(Nhà Nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà Nước XHCN) trong kiểu hình
thái KTXH là công xã nguyên thủy thì không có Nhà Nước
Câu 11: Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nhận định SAI
Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà
chỉ có các cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật quy định thì mới
được ban hành
Câu 12: Bộ giáo dục có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là Thông tư
Nhận định SAI
Cơ quan Bộ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Bộ trưởng có quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là Thông tư
Câu 13: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Nhận định: SAI
Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất
mà để điều chỉnh hành vi còn có thể sử dụng các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm
đạo đức
Câu 14: Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước
Nhận Định SAI
Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng đây không phải là
cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể được hình thành bằng cách Nhà
Nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn như tập quán
Câu 15: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
Nhận định SAI:
Mỗi hình thức pháp luật đều có những ưu nhược điểm của riêng nó, tiền lệ pháp là hình thức được
rất nhiều nước tư sản áp dụng đặc biệt là các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ.
Ưu điểm của nó là giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử dụng
những bản án đã có hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Nhận định SAI:
Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định và chỉ thị
Nhận định SAI
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ năm 2009, Thủ tướng chính phủ chỉ
có quyền ban hành văn bản tên là Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc lập
Nhận định SAI
Tổ chức chính trị xã hội không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc lập, tổ
chức chính trị xã hội chỉ có thể phối hợp ban hành văn bản QPPL có tên gọi là thông tư liên tịch với
cơ quan Nhà Nước khác để thực hiện các vấn đề có liên quan
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp
Nhận định SAI
Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển
Nhận định SAI
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Trong đó kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng.
Pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng tích cực và hướng tiêu cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn bản quy phạm pháp
luật và tiền lệ pháp
Nhận định SAI
Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật
Câu 22: Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay
Nhận định SAI
Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật, còn tập quán
pháp chỉ là nguồn bổ trợ
Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
Nhận định: SAI
Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy phạm chỉ có 1 hoặc
2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ có bộ phận giả định và chế tài.
Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang tính bắt buộc đối
với thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật với các quy phạm khác là
có tính bắt buộc chung.
Câu 25: Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp, điều này do tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật
Nhận định SAI
Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách viện dẫn đến điều luật
khác
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả định, quy định và chế
tài
Nhận định SAI
Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định, quy định và chế
tài, tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giả định, quy định và
chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn
Câu 28: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế
Nhận định SAI:
Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức
hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Do đó một người say rượu nếu không có quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế năng lực hànH vi
thì không thể coi là người có năng lực hành vi hạn chế
Câu 29: Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI:
Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là khách thể còn sự kiện pháp lý chỉ là
những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự phát sinh thay đổi hay chấm
dứt quan hệ pháp luật
Câu 30: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ hành chính
Câu 31: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ.
Nhận định SAI
Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vì có những cá
nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cho dù có trên 18 tuổi cũng
không có năng lực hành vi đầy đủ
Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau
Nhận định SAI
Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công dân trong một số
quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất đai…
Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn
đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật
Nhận định SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi ích xã hội mà chủ
thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ xã hội
Câu 34: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
Nhận định SAI
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan hệ pháp luật đồng
thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật đó nữa
Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là khác nhau
Nhận định SAI
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng nhau: Vào thời
điểm pháp nhân được cơ quan Nhà Nước cho phép thành lập hoặc từ thời điểm được cấp giấy phép
thành lập trong trường hợp pháp luật quy định việc thành lập phải được đăng ký.
Câu 36: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể
Nhận định SAI
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể
Câu 37: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự thay đổi,
phát sinh hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
Sự kiện pháp lý bao gồm cả hành vi của con người và các sự kiện tự nhiên khác
Câu 38: Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
Nhận định: SAI
Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra có thể là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần, mặt khác sự thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần đều không phải là dấu hiệu bắt buộc của
vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm: Có hành vi trái pháp luật xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện
Câu 39: Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Vì: Hành vi trái pháp luật mới chỉ là một trong các yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật. Một hành
vi bị xem là hành vi vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố: hành vi trái pháp luật xâm hại đến các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách nhiệM pháp lý thực hiện
Câu 40: Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Chủ thể của vi phạm pháp luật là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Có những trường hợp
người dưới 16 tuổi đã trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật ví dụ như người từ đủ 14 tuổi trở lên
nhưng chưa đủ 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự nếu phạm các tội rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 41: Trách nhiệm pháp lý là chế tài
Nhận định SAI
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật,
theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế
tài các quy phạm pháp luật.
Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên các biện pháp tác động mà Nhà Nước
dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng những mệnh lệnh Nhà Nước đã được
nêu trong phần Quy định của quy phạm pháp luật
Câu 42: Trong cấu thành vi phạm pháp luật thì lỗi là yếu tố thuộc mặt khách quan
Nhận định SAI
Trong cấu thành vi phạm pháp luật lỗi thuộc yếu tố chủ quan
Câu 43: Lỗi là yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật
Nhận định SAI
Lỗi chỉ là một trong những yếu tố của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật, ngoài ra còn
có yếu tố khác như động cơ mục đích
Câu 44: Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất
Nhận định SAI
Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra có thể thực hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần.
Câu 45: Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật chỉ được thực
hiện dưới dạng hành động
Nhận định SAI
Hành vi trái pháp luật có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Câu 46: Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra là
biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin
Nhận định SAI
Trạng thái tâm lý của người này có biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp
Câu 47: Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
Nhận định SAI
Trong một số trường hợp có vi phạm pháp luật xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm
pháp lý nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Câu 48: Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật
Nhận định: SAI
Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và
ngành luật
Câu 49: Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng
phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Nhận định: SAI
Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ
pháp luật nhưng Nhà Nước có can thiệp gián tiếp bằng cách định ra các khuôn khổ nhất định để các
bên tham gia thỏa thuận
Câu 50: Chế định pháp luật là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội
trong cùng một lĩnh vực của đời sống xã hội
Nhận định SAI
Chế định pháp luật là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có cùng
tính chất trong một ngành Luật
Câu 51: Trình độ kỹ thuật lập pháp cao là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự hoàn thiện của một hệ
thống pháp luật
Nhận định SAI
Để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính toàn diện; tính đồng
bộ; tính phù hợp và trình độ kỹ thuập lập pháp cao
Câu 52: Bộ Luật dân sự là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn
bản pháp luật Việt Nam
Nhận định SAI
Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam là Hiến pháp
Câu 53: Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên
đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng
Nhận định: ĐÚNG
Theo quy định của Luật hình sự, cá nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự
đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 54: Theo pháp luật hình sự, cấm cư trú là một loại hình phạt chính
Nhận định: SAI
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung (quy định tại Điều 28 - Bộ luật hình sự)
Câu 55: Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta, mọi tội phạm có mức cao nhất của khung
hình phạt là trên 7 năm tù đều là tội phạm rất nghiêm trọng.
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật hình sự, tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7 năm tù
được chia thành hai loại là: tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù thuộc tội rất
nghiêm trọng còn tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 56: Tội phạm là cách gọi khác của người phạm tội
Nhận định SAI
Đây là hai khái niệm khác nhau
Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý hình
sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và bị xử lý bằng hình phạt.
Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự có lỗi và bị xử lý bằng hình phạt
Câu 57: Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
Nhận định SAI
Chủ thể của Luật hình sự chỉ có thể là cá nhân
Pháp nhân không phải là chủ thể của Luật hình sự
Câu 58: Tịch thu tài sản là chế tài dân sự không phải là hình phạt
Nhận định SAI
Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung của Luật hình sự
Câu 59: Theo quy định của pháp luật hình sự thì Phạt tiền là hình thức phạt bổ sung
Nhận định SAI
Phạt tiền là một trong các hình phạt chính của Luật hình sự
Câu 60: Tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tử hình
Nhận định SAI
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15
năm, tù chung thân hoặc tử hình
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, mọi tổ chức đều là pháp nhân
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật dân sự 2005, tổ chức là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Được thành lập hợp pháp
Có tài sản độc lập
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 62: Cá nhân dưới 18 tuổi không được trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự
Nhận định: SAI
Vì trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật
Câu 63: Theo quy định của Luật dân sự hiện hành, tài sản bao gồm vật và tiền
Nhận định: SAI
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Câu 64: Luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự
Nhận định SAI
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự
Câu 65: Nhà Nước không phải là chủ thể của Luật dân sự
Nhận định SAI
Nhà Nước là chủ thể đặc biệt của Luật dân sự
Câu 66: Luật dân sự chỉ sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận
Nhận định ĐÚNG
Bình đẳng thỏa thuận là phương pháp đặc trưng của ngành luật dân sự, ngành luật này không sử
dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy
Câu 67: Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 15 tuổi
Nhận định SAI
Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 6 tuổi
Câu 68: Quyền chiếm hữu là yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố của quyền sở hữu
Nhận định SAI
Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định trong ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền nào
là quan trọng nhất. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt là ba quyền khác nhau và
không tách rời nhau trong suốt quá trình thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản. Do
đó, không thể khẳng định quyền nào là quan trọng nhất trong ba quyền, cả ba quyền cùng được thực
hiện mới đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu, vì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền quyết định số phận
của tài
sản: đem bán, tặng cho, chuyển nhượng…
Câu 69: Hợp đồng phải được làm thành văn bản mới có giá trị pháp lý
Nhận định SAI
Hình thức của Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản và chúng có giá trị pháp lý
như nhau
Câu 70: Hợp đồng bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng bằng miệng
Nhận định SAI
Hợp đồng bằng văn bản thường có giá trị chứng minh cao hơn nhưng về giá trị pháp lý thì hợp đồng
bằng miệng hay hợp đồng bằng văn bản đều như nhau
Câu 71: Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự và Luật dân sự là như nhau
Nhận định SAI
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là phương pháp bình đẳng thỏa thuận còn phương pháp
điều chỉnh của Luật hình sự là mệnh lệnh quyền uy
Câu 72: Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người được chỉ định
hưởng di sản có trong di chúc mới được nhận di sản
Nhận định SAI
Theo quy định của Luật dân sự, có một số đối tượng hưởng di sản không phụ thuộc vào nội
dung di chúc: (Đ644 BLDS 2015)
- Con chưa thành niên của người để lại di sản;
- Cha của người để lại di sản;
- Mẹ của người để lại di sản;
- Vợ của người để lại di sản;
- Chồng của người để lại di sản;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.
Theo đó, cho dù những người trên không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống,
quan hệ vợ chồng gắn bó với người mất mà pháp luật quy định những người này vẫn được hưởng di
sản thừa kế.
Câu 73: Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000 chỉ cấm việc kết hôn giữa những người có
họ trong phạm vi 3 đời
Nhận định: SAI
Luật hôn nhân gia đình còn cấm kết hôn trong các trường hợp khác như người đang có vợ có chồng,
người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức…
Câu 74: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000, việc kết hôn chỉ được
đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nhận định: SAI
Vì kết hôn còn có thể đăng ký tại cơ quan tư pháp cấp tỉnh trong trường hợp kết hôn với người nước
ngoài
Câu 75: Theo pháp luật Việt Nam, những người cùng giới không được kết hôn với nhau
Nhận định ĐÚNG
Pháp luật Việt Nam không cho phép người đồng giới kết hôn
Câu 76: Chỉ trong trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không được phép xin ly
hôn
Nhận định SAI
Người chồng không được phép ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai và vợ chồng đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Câu 77: Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn thuộc về người chồng
Nhận định SAI
Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó nghĩa vụ này không phân biệt là
của người chồng hay người vợ

1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các quy tắc đó còn bao gồm quy phạm xã hội,…
2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã
hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ.
3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp
hoặc bản chất xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.
4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một
liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là nhà nước là một bộ máy trấn áp
đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai
cấp.
5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để
thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp
khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
6. Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại
từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ máy
chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.
7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối
kháng.
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của nhà nước cho thấy: nhà nước là một
bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng .
8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị
giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức
thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính
trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối
với giai cấp bị trị.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó
đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
10. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để thực
hiện quyền lực nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản
chất giai cấp,vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái
kinh tế xã hội nhất định.
11. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản
luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
12. Chức năng hành pháp của nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.
=> Nhận định này Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính:
+) Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật pháp do cơ quan lập
pháp ban hành
+) Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền
lực nhà nước.
13. Chức năng tư pháp của nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của nhà nước có trách nhiệm duy trì, bảo vệ
công lý và trật tự pháp luật.
14. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình
thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp
thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội buộc
các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
15. Chức năng xã hội của nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Chức năng xã hội của nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt động vì sự
tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.
16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.
=> Nhận định này Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có: Lãnh thổ xác định, cộng
đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế,
Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng
pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra nhằm điều
chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của nhà nước.
18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong
xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm:
– Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy
nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
– Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao
gồm cả nội thương và ngoại thương.
– Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng
hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”).
– Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên
chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo
hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
– Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật
giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
– Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
– Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
19. Thông qua hình thức nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực nhà nước và việc tổ
chức thực thi quyền lực nhà nước như thế nào.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách thức tổ chức và phương
pháp thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất
định. Như vậy, để xác định những điều trên, ngoài hình thức nhà nước, phải xác định xem hình thái
kinh tế xã hội ở đây là gì.
20. Căn cứ chính thể của nhà nước, ta biết được nhà nước đó có dân chủ hay không.
=> Nhận định này Sai. nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của nhà nước, mà còn căn
cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của nhà nước đó.
21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, cách thức thực hiện quyền lực của nhà
nước.
=> Nhận định này Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp
thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước của mình.
22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của nhà nước
=> Nhận định này Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của nhà nước,
ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của nhà nước đó.
23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.
=> Nhận định này Đúng. Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn nhất, được
Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc
lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng
trời.”
24. Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo
bởi nhà nước.
25. Bộ máy nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
=> Nhận định này Đúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước tử TW đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm
vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
26. Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận dân
chủ, quyết định theo đa số.
=> Nhận định này Sai. Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn bản
chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.
27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.
28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
=> Nhận định này Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và là
cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền
lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra nên
đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
=> Nhận định này Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong lĩnh vực
đối nội và đối ngoại.
31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=> Nhận định này Đúng. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số
các đại biểu quốc hội.
32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu trong
số đại biểu quốc hội.
33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
=> Nhận định này Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (2003)
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.
=> Nhận định này Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.
35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan duy nhất có chức năng xét xử ở
nước ta.
=> Nhận định này Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.
38. Ngôn ngữ pháp lý rõ rang,chính xác thể hiên tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là những quy
tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành vi của một cá nhân hay tổ chức.
39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các cá nhân tổ chức ban hành.
=> Nhận định này Sai. Văn bản quy phạm nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá
nhân có thẩm quyền ban hành.
40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như giáo dục
thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng chế.
41. Pháp luật việt nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt Nam.
42. Pháp luật việt nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là các văn bản
quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bắt nguồn
từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế…
43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời này sang đời
khác.
=> Nhận định này Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
=> Nhận định này Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét xử trước đó,
được nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được nhà nước ban hành, không phải
tiền lệ.
45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ
pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở
thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ
pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả
năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
46. Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ của nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp luật do
nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ đó luôn luôn thể hiện ý
chí của nhà nước.
47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.
=> Nhận định này Đúng. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước và ý chí các bên tham gia
quan hệ trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.
48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý.
49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân phải có năng lực
hành vi.
50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ người dưới 18
tuổi so với người từ 18 tuổi trở lên.
51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở mức độ khác nhau, dựa
trên quy định của pháp luật.
52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do chủ thể đó
tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ
do pháp luật quy định.
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của từng
quốc gia.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy định, mỗi pháp luật lại
phụ thuộc vào quốc gia ban hành.
54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của
chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể.
55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các quan hệ pháp
luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…
56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.
=> Nhận định này Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm
dứt khi người đó chết.
57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực
hành vi.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành
vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 luật dân sự) do đó khi bị chế năng
lực pháp luật, thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực hành vi.
58. Năng lực pháp luật của nhà nước là không thể bị hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật.
59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và
nghĩa vụ pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ pháp luật phụ
thuộc vào một số yếu tố khác(ví dụ đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn…)
60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các cá nhân, tổ
chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người(
VD hành vi trộm cắp… )
61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào
quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong
muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với
những điều kiện, hoàn cảnh đã được dữ liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt một QHPL cụ thể
63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân, tuy nhiên cũng phải
trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.
64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và do các cá nhân
đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.
65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hạn chế về năng
lực hành vi.
66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không bị hạn chế năng
lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (VD: không có năng lực
pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)
67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên bố bị hạn chế
năng lực hành vi.
68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính giai cấp.
=> Nhận định này Đúng.
– NLPL là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức, cơ quan) hưởng quyền và nghĩa vụ
theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính giai cấp, và do đặc trưng giai
cấp quyết định. Mỗi giai cấp cầm quyền sẽ có đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế độ khác nhau
nên sẽ trao cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
– Còn NLHV (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là khả năng của một người,
thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với
người khác. Như vậy, có thể hiểu là năng lực hành vi dân sự gắn với từng người, mang tính cá nhân,
phát sinh khi cá nhân mỗi người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, xác lập
quan hệ với người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc vào đặc trưng giai cấp.
69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân.
70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của các quan hệ pháp luật có thể là các cá nhân có đầy đủ năng lực,
hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản pháp lý. Hành
vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có thể phù hợp hoặc vi phạm
văn bản pháp lý)
72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ thể của hành
vi pháp luật thì không.
73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ khi ra đời (trừ
khi bị hạn chế bởi pháp luật).
74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật mà
nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những quy định trong
các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
76. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước
được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách
nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng
mặt bằng…
77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài
(mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan
điểm.
78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.
=> Nhận định này Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về mặt vật chất,
tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần.
80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải ngồi tù,
tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi.
=> Nhận định này Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy trước hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy trước.
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, được quy định
trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ cá nhân tổ chức nào
có năng lực trách nhiệm pháp lý.
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi
phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu trong mặt
khách quan của vi phạm pháp luật.
85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật
hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân sự, vừa là vi phạm pháp
luật hình sự
=> Nhận định này Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu thành tội phạm, còn hành
vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho xã hội.
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng tiêu cực. Theo hướng
tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm ngăn chặn dịch bệnh không là bộ phận chế tài
trong quy phạm pháp luật.
87. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và ngược
lại.
=> Nhận định này Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp cưỡng chế của
nhà nước.
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Ví dụ: hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa số trường hợp,
nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ có
hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi
phạm pháp luật.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm
pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi Nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của người
thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều
kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được
cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em
(chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng không được coi là VPPL vì họ không có khả năng
nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài
của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan
điểm.
91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới dạng vật chất.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa tổn hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành chính, vừa
gánh trách nhiệm dân sự.

1. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải là giống nhau?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chế độ pháp lý của vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, vì
phải để cho tàu thuyền nước ngoài qua lại vô hạn. Chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh
hải thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và riêng biệt.

2. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của nội thủy là giống nhau?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chủ quyền quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối riêng biệt.
Vì vậy quốc gia có quyền quyết định mọi chế dộ pháp lý cho vùng nội thủy. Lãnh hải thuộc chủ
quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Theo điều 17 công ước 1982 có quy định tàu
thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại trong vùng này không cần phải xin phép. Với điều kiện
phải chấp hành công ước.

3. Đường biên giới quốc gia trên biển là đường trung tuyến hoặc giáp cạnh mà các quốc gia liên
quan thỏa thuận, lựa chọn?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp 2 quốc gia nằm liền kề nhau hoặc đối diện nhau.
Và sai trong trường hợp quốc gia không nằm liền kề hoặc đối diện với quốc gia nào, thì đường biên
giới của quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.

4. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường song song với đường đẳng sâu và cách đường đẳng
sâu 100 hải lý?

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa rộng và tính bằng
cách 2 (kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m).

5. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một
khoảng cách 350 hải lý?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nó đúng trong trường hợp nước có thềm lục địa rộng và xác định chiều rộng của
thềm lục địa bằng cách kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở.

6. Ranh giới phía ngoài của thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở
1 khoảng cách 200 hải lý?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải
lý). Đối với những nước có thềm lục địa rộng (201 hải lý trở lên) được quyền lựa chọn 1 trong hai
cách sau: kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở. Kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu
2500m.

7. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc
gia?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau.
Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có
tính chủ quyền tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ
quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.

8. Chế độ pháp lý của nội thủy và lãnh hải là giống nhau?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì đối với vùng nội thủy thì thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với quốc gia
ven biển. Còn đối với lãnh hải thì quốc gia không có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối vì ở lãnh hải
thì quốc gia ven biển còn phải bảo đảm quyền qua lại vô hại cho tàu thuyền nước ngoài được quy
định trong công ước luật biển 1982.

9. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là lãnh thổ của
quốc gia ven biển?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì vùng nội thủy, vùng lãnh hải mới là lãnh thổ của quốc gia ven biển. Còn ranh
giới phía ngoài lãnh hải gọi là đường biên giới quốc gia trên biển. Còn vùng tiếp giáp lãnh hải và
vùng đặc quyền kinh tế theo định nghĩa là những vùng biển nằm ngoài lãnh hải gọi là những vùng
biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia. Vì vậy hai vùng biển này không coi là lãnh thổ của quốc
gia.
10. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển đặc thù, không phải là lãnh hải cũng không phải là công
hải?

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa Vì chiều rộng của nó là 200 hải lý tính
từ đường cơ sở nên nó đã bao gồm chiều rộng của lãnh hải và 1 bộ phận nằm ngoài lãnh hải.Mặt
khác vùng biển quốc tế lại tính từ ranh giới phía ngoài của nó. Do vậy nó không phải là vùng lãnh
hải cũng không phải là công hải.

11. Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì ranh giới phía trong thềm lục địa là ranh giới phía ngoài của lãnh hải vì thềm
lục địa là phần đáy biển và vùng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của quốc
gia ven biển mà thôi.

12. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia liên quan thỏa thuận –
quy định

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nó chỉ đúng trong trường hợp: hai quốc gia nằm liền kề. Nó sai trong trường
hợp hai quốc gia nằm đối diện và không nằm liền kề quốc gia nào. Hai quốc gia đối diện nhau thì
đường biên giới biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia liền kề nhau thì đường biên giới trên biển
là đường cách đều.

13. Chủ quyền quốc gia là 1 thuộc tính tự nhiên vốn có, chỉ quốc gia mới có

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, và
quyền đối với quốc gia khác -> quyền độc lập của quốc gia với các mối quan hệ với các quốc gia
khác…Tổ chức quốc tế liên chính phủ không có thuộc năng này.

14. Tất cả các tàu thuyền của nhà nước đều được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì tàu thuyền nhà nước thì chỉ có tàu quân sự, tàu nhà nước phi thương mại mới
được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán. Còn tàu nhà nước thương mại thì không được
hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối mà vẫn hưởng quy chế pháp lý của tàu dân sự thông thường.

15. Biên giới trên bộ và biên giới trên biển là khác nhau

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên
đảo, trên sông hồ, biển nội địa. Còn biên giới trên biển là đường được vạch ra để phân định lãnh hải
của quốc gia trên biển với vùng tiếp liền tự nhiên của biển cả. Biên giới quốc gia trên biển chính là
đường biên giới phía ngoài của lãnh hải do mỗi quốc gia quy định phù hợp với nguyên tắc chung
của luật biển quốc tế.
16. Quốc gia không có thẩm quyền tuyệt đối với các bộ phận lãnh thổ

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì giữa các bộ phận của lãnh thổ và ngay cả trong 1 bộ phận lãnh thổ khác của 1
quốc gia cũng có quy chế pháp lý khác nhau như đối với vùng biển của quốc gia thì có vùng biển
thuộc chủ quyền quốc gia, có vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia. Trong đó lãnh hải là vùng
biển thuộc chủ quyền quốc gia nhưng vẫn có chế độ qua lại vô hại.

17. Quyền ưu đãi – miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự là giống nhau

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong công ước Viên 1961, phạm
vi quyền này là rộng hơn so với quyền ưu đãi – miễn trừ lãnh sự được ghi nhận trong công ước Viên
1963.

18. Thềm lục địa có chiều rộng tối đa là 350 hải lý

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì thềm lục địa có chiều rộng tối đa được xác định là 350 hải lý là so với đường cơ
sở trong trường hợp khi mà bờ ngoài của rìa lục địa lớn hơn khoảng cách 200 hải lý tính từ đường
cơ sở. Nhưng chiều rộng của thềm lục địa cũng cần được xác định theo cách khác nữa. Đó là 100
hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500 m.

19. Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì vùng biên giới quốc gia trên biển chính là ranh giới phía ngoài của lãnh hải, còn
vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia. Nó là vùng biển nằm ngoài
lãnh hải.

20. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ ranh giới phía trong
của lãnh hải tức là đường cơ sở. Còn chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Nên thực
tế chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý.

21. Hội đồng bảo an được quy định trong Điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc có giá trị
pháp lý ràng buộc?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Hội đồng bảo an được quy định trong điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc
không có giá trị pháp lý ràng buộc vì trong trường hợp được quy định tại điều 35, 36, 37 Hiến
chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an chỉ đóng vai trò đàm phán, trung gian, điều tra, hòa giải.

22. Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm. Đại hội đồng có thể đưa ra những quyết định
trừng phạt?
Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm thì đại hội đồng không có thẩm
quyền đưa ra những quyết định trừng phạt mà chỉ có thể kiến nghị lên hội đồng bảo an là cơ quan
có thẩm quyền quyết định đưa ra những trừng phạt hay không trừng phạt theo quy định tại điều 39,
41, 42, 43 Hiến chương Liên hợp quốc.

33. Tòa án EU có thẩm quyền xét xử theo trình tự phúc thẩm?

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì trong tòa án liên minh Châu Âu có tòa án sơ thẩm Châu Âu và được quyền
thành lập các phiên tòa để giải quyết tranh chấp khi có khiếu kiện. Do vậy tòa án liên minh Châu
Âu có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm các phán quyết của tòa án sơ thẩm Châu Âu.

34. Tòa án công lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nếu giải quyết theo trình tự phúc thẩm thì ở cấp cao hơn, mà nó chỉ xem xét lại
phán quyết ấy, phán quyết của tòa án công lý quốc tế có giá trị trung lập, các bên không có quyền
kháng án, hiệu lực của phán quyết là hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành.

35. Phụ thẩm giống với hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân Việt Nam?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân Việt Nam được quyền tham gia phán xét
với thẩm phán, còn phụ thẩm thì không có thẩm quyền tham gia phán quyết (không có quyền bỏ
phiếu quyết định).

36. Ngoài luật quốc tế ra có thể sử dụng các loại nguồn khác?

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì ngoài luật quốc tế nếu hai bên thống nhất thì sử dụng nguồn luật quốc gia, các
nguyên tắc pháp luật chung.

37. Trong 3 thẩm quyền của tổng thư ký thì tổng thư ký có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc
tế?

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì nội dung thẩm quyền thứ 3 là theo yêu cầu của đại hội đồng và Hội Đồng Bảo
An Liên Hợp Quốc thì tổng thư ký có thể đóng vai trò trung gian hoặc hòa giải trong giải quyết
tranh chấp quốc tế.

38. Các vụ tranh chấp biển Đông là thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp
Quốc?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì tranh chấp này không có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
39. Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cả các loại hình tranh
chấp quốc tế?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
quốc tế mà khả năng kéo dài làm đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

40. Trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là không có giới hạn?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì các chủ thể tham gia tranh chấp phải có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hòa
bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh, không được phép được sử dụng vũ lực để giải
quyết tranh chấp trong bất kỳ trường hợp nào.

41. Tranh chấp giữa nước Nga Sa hoàng và Hoa kỳ về đảo Alaska là tranh chấp quốc tế theo luật
quốc tế?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì mặc dù chủ thể tham gia đều là chủ thể của luật quốc tế, nhưng đối tượng tranh
chấp là mua bán đất giữa 2 quốc gia, là đối tượng tranh chấp mua bán đất nên thuộc phạm vi điều
chỉnh của luật quốc gia chứ không phải là phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.

42. Tranh chấp cá Tra, cá Ba Sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là tranh chấp quốc tế?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì đó là tranh chấp giữa 2 hiệp hội với nhau (2 pháp nhân) không phải là chủ thể
của luật quốc tế.

43. Phán quyết của Tòa án có được coi là nguồn của Luật quốc tế?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Phán quyết của Tòa án không được coi là nguồn của luật quốc tế tuy nhiên nếu
phán quyết này được các bên tranh chấp mãn nguyện, được dư luận ca ngợi thì phán quyết này có
thể sẽ là cơ sở để xây dựng nên các điều khoản của Điều ước Quốc tế.

44. Tòa có quyền xem xét lại phán quyết của trọng tài quốc tế?

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Tòa án có quyền xem xét lại các phán quyết của trọng tài quốc tế theo yêu cầu của
các bên tranh chấp.

45. Nghị định thư Manila 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các nước ASEAN sẽ áp
dụng cho cả những tranh chấp chính trị?

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Vì theo quy định tại Điều 1 Nghị định thư Manila 1996 về cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN, Nghị định thư Manila 1996 chỉ áp dụng đối với kinh tế gồm 2 nhóm:

– Nhóm 1: Quy định những tranh chấp liên quan đến hiệp định khung 1992, những tranh chấp liên
quan đến Nghị định thư Manila.

– Nhóm 2: Quy định những tranh chấp liên quan đến những hiệp định nằm phụ lục 1 của Nghị định
thư Manila 1996 và các Hiệp định tương tự trong tương lai gọi tắt là các Hiệp định được áp dụng
hoặc các văn bản chuyên biệt trong ASEAN.

46. Phán quyết của Tòa án quốc tế có hiệu lực cao hơn phán quyết của trọng tài quốc tế trong giải
quyết tranh chấp quốc tế?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì phán quyết của Tòa án quốc tế và phán quyết của trọng tài quốc tế đều có giá trị
ràng buộc đối với các bên tranh chấp, do đó phán quyết của cơ quan này đều có giá trị ngang nhau.

47. Chỉ có quốc gia mới có quyền thưa kiện tại Tòa án công lý quốc tế?

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì theo quy định tại Điều 34 Quy chế Tòa án và Điều 93 Hiến chương liên hợp
quốc thì Tòa án quốc tế chi xét xử các tranh chấp mà chủ thể tham gia là các quốc gia.

48. Thủ tục dàn xếp hòa giải hoặc trung gian hòa giải là thủ tục bắt buộc tại Nghị định thư Manila
1996?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo quy định tại Điều 3 Nghị định thư Manila 1996 thì thủ tục dàn xếp hoặc
trung gian hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc, các bên tranh chấp có quyền chấp nhận hoặc
không chấp nhận các hình thức dàn xếp hòa giải hoặc trung gian hòa giải và khi các bên đã chấp
nhận thì phải áp dụng cho triệt để.

49. Trong mọi trường hợp, một quốc gia gây thiệt hại cho một quốc gia khác đều phải gánh chịu
trách nhiệm pháp lý quốc tế?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì không phải trong mọi trường hợp, một quốc gia gây thiệt hại cho một quốc gia
khác đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong dự thảo công ước về trách nhiệm pháp
lý quốc tế, UB luật quốc tế của Liên hiệp quốc có nêu rõ rằng có những trường hợp mặc dù tồn tại
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho quốc gia khác nhưng không phải gánh chịu trách nhiệm pháp
lý quốc tế. Đó là những trường hợp: Biện pháp trả đũa sự vi phạm pháp luật của quốc gia khác;
trường hợp tự vệ chính đáng (điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc); trường hợp bất khả kháng, thiên
tai…

50. Trừng phạt phi vũ trang là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế của Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc?

Nhận định: ĐÚNG.


Gợi ý giải thích: Vì theo quy định tại Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an có
quyền quyết định những biện pháp phi vũ trang để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà bằng con
đường ngoại giao đã không đạt được hiệu quả nhằm ổn định trật tự hòa bình và an ninh thế giới, đó
là các biện pháp phi vũ trang như: Biện pháp đình chỉ tòa bộ hoặc một phần các quan hệ kinh tế,
đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tử, vô tuyến điện và các phương tiện giao thông
khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.

51. Luật quốc gia có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế?

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì luật có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tại trọng tài phải là luật quốc tế
(Điều ước và tập quán quốc tế). Ngoài ra còn có thể sử dụng các nguồn luật khác như luật quốc gia
để giải quyết tranh chấp nếu được 2 bên đồng ý và có những hạn chế nhất định.

52. Lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và
vùng lòng đất dưới chúng

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Lãnh thổ quốc gia phải là một phần của Trái Đất, loại trừ các lãnh thổ bị chiếm
hữu ngoài trái đất theo tập quán quốc tế được thừa nhận rộng rãi.

53. Vùng đất đặt Đại sứ quán là lãnh thổ hải ngoại của quốc gia cử đại diện tại quốc gia sở tại

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đại sứ quán là vùng đất bất khả xâm phạm trên cơ sở thỏa thuận của Hợp đồng
thuê => chỉ có quyền sử dụng mà không phải quyền sở hữu. Lãnh thổ của ĐSQ vẫn thuộc lãnh thổ
của quốc gia sở tại. Quốc gia có trụ sở đại diện không được quyền định đoạt phần lãnh thổ này.

54. Vùng nước trong giếng đào trên Côn Đảo là vùng nước nội địa của Việt Nam

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vùng nước nội địa bao gồm tự nhiên và nhân tạo

55. Vùng nước nội thủy được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên là đường cơ sở, có chiều
rộng tối đa không vượt quá 12 hải lý

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Tùy thuộc vào cách xác định đường cơ sở của mỗi quốc gia nên không giới hạn
chiều rộng

56. Một quốc gia không thể xác định đường cơ sở bằng cả hai phương pháp đường cơ sở thông
thường và phương pháp xác định đường cơ sở thẳng

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đường cơ sở được xác định dựa vào địa hình bờ biển (thẳng bằng phẳng hay gồ
ghề) nên có thể kết hợp cả 2 phương pháp đường cơ sở thông thường, đường cơ sở thẳng. Điều 5,
Điều 7, Công ước Luật biển 1982,
57. Vùng nước lãnh hải là vùng nước có chiều rộng không quá 12 hải lý

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Lãnh hải không quá 12 hải lý tính tờ đường cơ sở chứ không phải bờ biển. Điều 3,
UBCLOS

58. Lãnh thổ quốc gia trên biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Lãnh thổ quốc gia trên biển chỉ bao gồm nội thủy và lãnh hải. Tiếp giáp lãnh hải,
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được quyền khai thác kinh tế ,quyền tài phán

59. Tàu quân sự không được hưởng quyền đi qua không gây hại theo UNCLOS

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vùng lãnh hải thuộc chủ quyền đầy đủ nhưng không tuyệt đối.

Tàu: Tàu quân sự; tàu nhà nước phi thương mại, tàu thương mại (nhà nước, tư nhân)

Tàu quân sự được đi qua mà không gây hại nếu tuân thủ Điều 17 đến Điều 25, UNCLOS.

60. Tàu bay được quyền đi qua không gây hại trên lãnh hải

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Quyền đi qua không gây hại chỉ áp dụng cho tàu thuyền trên mặt biển của lãnh hải
không bao gồm tàu ngầm.

Vùng trời trên lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của QG nên tàu bay không được
quyền đi qua trên vùng trời này.

Tàu bay quân sự được phép bắn nếu xâm phạm.

Tàu bay dân sự được dùng mọi biện pháp để đuổi ra và giám sát

61. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc
gia.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau.
Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có
tính chủ quyền thuộc tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế
thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.

62. Cơ quan quan hệ đối ngoại là những cơ quan thực hiện các chức năng ngoại giao

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Cơ quan quan hệ đối ngoại bao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,
phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Mà cơ quan đại
diện ngoại giao mới thực hiện chức năng ngoại giao.

63. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ
sở 1 khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Sai trong 2 trường hợp: vùng biển có sự tiếp giáp, chồng lấn, hoặc đối diện thì việc
phân định biên giới trên biển dựa trên thỏa thuận của các quốc gia.

64. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia liên quan thảo luận –
quy định

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Thông thường đường biên giới trên biển đều dựa trên thỏa thuận

65. Luật Quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật Quốc tế với nhau và
quốc gia là một trong các chủ thể của luật quốc tế

66. Luật Quốc tế có trước Luật Quốc gia.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Luật Quốc tế được hình thành trên cơ sở cùng tham gia xây dựng của các quốc gia.
Do đó Luật Quốc tế được hình thành và chịu ảnh hưởng từ luật Quốc tế của mỗi quốc gia tham gia
xây dựng.

67. Công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Công pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể
khác của công pháp quốc tế. Các chủ thể khác đó là: các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và
các tổ chức có tính chất chính phủ (đơn cử: Liên hợp quốc)

68. Các Tổ chức Quốc tế Liên Chính phủ (WTO, Liên Hợp Quốc…) là cơ quan tối cao bắt buộc
mọi quốc gia phải tuân theo.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đây là các tổ chức được các quốc gia thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
nhằm mục đích chung là bảo vệ quyền bình đẳng, tự do chính quốc gia đó.

69. Các quy phạm, điều ước, tập quán quốc tế có thể có nội dung trái với những nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế nhưng vẫn có giá trị pháp lý
Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Nếu các quy phạm, điều ước, tập quán quốc tế có nội dung trái với những nguyên
tắc cơ bản của luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý

70. Các chủ thể của Luật Quốc tế không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vẫn có những trường hợp ngoại lệ chẳng hạn công việc nội bộ có ảnh hưởng đến
nước khác hoặc đe dọa hòa bình an ninh thế giới…

71. Trong quan hệ pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể đặc biệt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Trong công pháp quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản.

72. Mọi điều ước quốc tế điều phát sinh hiệu lực kể từ sau khi ký kết

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Để điều ước QT có hiệu lực đôi khi còn chờ các quốc gia phê chuẩn, phê duyệt.

73. Luật Quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Điều chỉnh giữa các chủ thể và quốc gia là 1 trong số các chủ thể.

74. Trong mọi trường hợp các quốc gia đều phải có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện 1 cách thiện chí
cam kết của mình trong các điều ước quốc tế có liên quan.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: vì nguyên tắc phải tôn trọng nghĩa vụ quốc tế (Pacta sunt servanda) không được áp
dụng trong 5 trường hợp

75. Mọi hành vi dùng vũ lực của chủ thể luật quốc tế đều vi phạm nguyên tắc cấm chiến tranh xâm
lược là nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo điều 51 và điều 49 của Hiến chương Liên hợp quốc thì vẫn có thể được sử
dụng theo mục đích tự vệ hoặc có liên quan đến hòa bình thế giới.

76. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của
Luật quốc tế.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: vì những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại được ghi nhận trong Hiến
chương Liên hiệp quốc 1945 mà nguồn gốc của luật quốc tế được hình thành từ trong thời kỳ chiếm
hữu nô lệ. Do đó, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại chỉ làm cơ sở cho sự phát triển
của luật quốc tế hiện đại chứ không thể là cơ sở cho sự hình thành của luật quốc tế.

77. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là quy phạm pháp luật quốc tế

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng quan điểm chính trị pháp
lý là cơ sở cho việc xây dựng & hoàn thiện pháp luật quốc tế còn quy phạm pháp luật quốc tế là các
quy tắc xử sự trong quan hệ quốc tế.

78. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có thể bị thay thế bởi một nguyên tắc mới được cộng đồng
quốc tế thừa nhận

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận; do đó các quốc gia thỏa thuận với
nhau thay thế một nguyên tắc mới này cho một nguyên tắc đã lỗi thời thì được cộng đồng thừa
nhận.

79 Mọi điều ước quốc tế sau khi ký kết đều phát sinh hiệu lực pháp lý

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì một số điều ước phải qua phê duyệt và phê chuẩn, tức là sau một thời gian thì
nó mới có hiệu lực.

80. Công nhận chủ thể mới trong công pháp quốc tế có nghĩa là tạo ra chủ thể mới đó.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Công nhận chủ thể mới chỉ là hành vi công nhận địa vị pháp lý của một quốc gia
mới xuất hiện nhằm thiết lập quan hệ bình thường với quốc gia mới xuất hiện này.

81. Nếu quốc gia đã ký kết điều ước quốc tế bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo đã cam kết trong
điều ước

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Việc ký kết không đồng nghĩa làm phát sinh nghĩa vụ của quốc gia đối với Điều
ước đã ký kết.

82. Hiến chương Liên hiệp quốc là hiến pháp của cộng đồng quốc tế.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì bản chất của Luật quốc tế là sự thỏa thuận vì vậy Hiến chương Liên hiệp quốc
chỉ ràng buộc với những quốc gia thành viên của nó mà thôi, không ràng buộc những quốc gia
không tham gia. Vì vậy, không thể coi là hiến pháp của cộng đồng.

83. Quốc gia là chủ thể cơ bản & chủ yếu của luật quốc tế

Nhận định: ĐÚNG.


Gợi ý giải thích: Bởi vì quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xây dựng pháp luật quốc tế.
Quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản
chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế để tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế
quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập ra chủ thể mới của luật quốc tế.

84. Hội luật gia Dân chủ quốc tế là tổ chức quốc tế – chủ thể của luật quốc tế hiện đại.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Hội luật gia là tổ chức quốc tế phi chính phủ, do đó nó không được coi là chủ
thể của luật quốc tế mà chỉ có những tổ chức liên chính phủ thành lập phù hợp với luật quốc tế hiện
đại mới được coi là chủ thể của luật quốc tế hiện đại.

85. Tổ chức quốc tế là chủ thể hạn chế của luật quốc tế

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì tổ chức phi chính phủ không là chủ thể của luật quốc tế. Chỉ có tổ chức liên
chính phủ được thành lập phù hợp với luật quốc tế mới là chủ thể hạn chế vì nó do các quốc gia
thỏa thuận nên và giao cho nó thực hiện một số quyền nhất định, do đó nó là chủ thể hạn chế của
luật quốc tế

86. Mọi điều ước quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Bởi vì trong quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng bằng nhiều thủ đoạn đe dọa dùng
vũ lực giữa các quốc gia lớn đối với các quốc gia nhỏ từ đó ra đời những điều ước quốc tế để điều
chỉnh các quan hệ quốc tế nhưng không phải là nguồn của luật quốc tế hiện đại mà chỉ có những
điều ước quốc tế đáp ứng đủ các điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại:
Điều ước được ký đúng năng lực của bên ký kết; Điều ước quốc tế phải được ký kết phù hợp với
pháp luật quốc gia của các bên ký kết về thẩm quyền & thủ tục ký kết. Phải được ký kết trên cơ sở
tự nguyên và bình đẳng. Cam kết đưa ra phải phù hợp về mặt hình thức; Phải phù hợp với nội dung
của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

87. Quyền năng chủ thể luật quốc tế dựa trên sự công nhận của các quốc gia

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Quyền năng chủ thể là thuộc tính tự nhiên vốn có & được luật quốc tế bảo hộ dựa
trên cơ sở pháp lý là nguyên tắc quyền tự quyết các dân tộc.Trong quyền năng chủ thể của tổ chức
liên chính phủ là thuộc tính tự nhiên vốn có không cần bất kì một sự công nhận nào.

88. Tư cách chủ thể của quốc gia là do sự công nhận

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì tư cách chủ thể của luật quốc tế là tự nhiên vốn có, khi có đủ 4 yếu tố cấu thành
quốc gia, còn sự công nhận chỉ là công nhận sự tồn tại của một quốc gia

89. Quyền năng chủ thể của một chủ thể luật quốc tế do chủ thể đó tự quy định

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Vì đối với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quyền năng chủ thể của nó được ghi
nhận trong văn bản thành lập nên tổ chức đó. Mà văn bản này là do các quốc gia thỏa thuận xây
dựng nên. Do đó quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế là do quốc gia quy định cho chứ không
phải tự thân nó quy định.

90. Các tổ chức liên chính phủ khác nhau thì có quyền năng chủ thể giống nhau

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Bởi vì quyền năng chủ thể của từng tổ chức do hiến chương điều lệ quy định. Đặc
điểm về trình tự xây dựng quy phạm pháp luật do chính các quốc gia đó xây dựng, sự hình thành
quy phạm pháp luật quốc tế do thoả thuận.

91. Mọi tập quán quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chỉ có tập quán đáp ứng 3 điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc
tế hiện đại:

– Tập quán đó phải được áp dụng lâu dài trong thực tiễn quốc tế. Được thể hiện ở 2 thành tố (vật
chất, tinh thần)

– Tập quán đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục để tạo ra quy tắc xử sự thống
nhất. Trong khi áp dụng các Quốc gia phải tin chắc rằng mình xử sự như vậy là đúng về mặt pháp
lý.

– Tập quán đó phải được các Quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý bắt buộc. Tập quán
đó phải phù hợp với nội dung của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

Tập quán quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại khi nó đáp ứng được 3 điều kiện trên.

92. Nghị quyết của tổ chức quốc tế không phải là nguồn của luật quốc tế

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì nghị quyết tổ chức phi chính phủ không phải là nguồn chỉ có nghị quyết của tổ
chức liên chính phủ có thể là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Có một số nghị quyết của tổ chức quốc
tế có thể trở thành nguồn bổ trợ của luật quốc tế, để giải quyết một số tranh chấp. Nghị quyết mang
tính chất khuyến nghị, mong muốn các quốc gia thành viên thực hiện, thực hiện đến đâu là quyền
của mỗi quốc gia thành viên, không mang tính bắt buộc. Nhưng nghị quyết khuyến nghị đôi khi là
cơ sở trở thành nguồn của luật quốc tế hay còn được gọi là nguồn bổ trợ của luật quốc tế.

93. Nguồn của luật quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thỏa thuận giữa các chủ thể của luật
quốc tế

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nguồn của luật quốc tế ngoài những điều ước quốc tế (nguồn thành văn) thể
hiện bằng văn bản ngoài ra còn nguồn (bất thành văn) là những tập quán quốc tế.

94. Mọi sự thỏa thuận đều dẫn đến ký kết Điều ước quốc tế.
Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì điều kiện để dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế phải là chủ thể của luật quốc
tế (tức là phải là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức
liên chính phủ, và một số vùng lãnh thổ). Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng
văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh dù được ghi nhận trong một văn
kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có liên quan đến nhau bất kể tên gọi là gì. Thỏa
thuận ở đây được hiểu là thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau. Còn thỏa thuận giữa
một bên là một quốc gia với các pháp nhân, thể nhân hay thỏa thuận dân sự giữa các chủ thể của
pháp luật trong nước thì không dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế mà chỉ là hợp đồng trong nước
hoặc hợp đồng quốc tế.

95. Mọi Điều ước quốc tế đều là sự thỏa thuận

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì theo điều 2 khoản 1 mục a của công ước Viên đã quy định. Bản chất của luật
quốc tế là cả nội dung lẫn hình thức đều phải dựa trên cơ sở thỏa thuận & phát triển của luật, điều
ước quốc tế là kết quả quá trình đấu tranh thương lượng giữa các chủ thể luật quốc tế, nếu không
thỏa thuận thì nó mang tính ép buộc trái với bản chất của luật quốc tế.

96. Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực sau khi phê chuẩn

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có những điều ước quốc tế có hiệu lực ngay khi được biểu quyết nếu không
thông qua việc phê chuẩn, phê duyệt.

97. Mọi tuyên bố đơn phương đều là tuyên bố bảo lưu

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có rất nhiều tuyên bố đơn phương như gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt cũng là
tuyên bố đơn phương của một quốc gia công nhận một đều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia
mình hay bãi bỏ điều ước quốc tế, hủy bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương mà quốc
gia đưa ra tuyên bố này nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình

Còn bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà các quốc gia đưa ra tuyên bố này nhằm
thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản nhất định nào đó của một điều
ước quốc tế.

98. Tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế chỉ thực hiện khi điều ước quốc tế có hiệu lực

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì quốc gia có quyền bảo lưu những điều khoản nhất định của điều ước (nếu điều
ước cho phép) trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ký kết đối với điều ước quốc tế. Trong khi
ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc cả khi gia nhập điều ước quốc tế. Như vậy quyền bảo lưu có thể tiến
hành ngay cả khi điều ước quốc tế chưa có hiệu lực.

99. Bảo lưu điều ước quốc tế là một giai đoạn trong quá trình ký kết điều ước quốc tế.
Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Bảo lưu điều ước quốc tế không phải là một giai đoạn trong quá trình ký kết điều
ước quốc tế , mà trong mỗi giai đoạn ký kết điều ước quốc tế đều có liên quan đến bảo lưu điều ước
quốc tế..

100. Bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền tuyệt đối

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền nhưng không phải là quyền tuyệt đối bởi vì
bị hạn chế trong các vấn đề sau:

Quyền bảo lưu không được thực hiện đối với các điều ước quốc tế song phương. Đối với điều ước
quốc tế đa phương mà trong đó có điều khoản quy định điều ước quốc tế này cấm bảo lưu thì quyền
bảo lưu không thực hiện được. Đối với những điều ước chỉ cho phép bảo lưu một vài điều khoản cụ
thể nào đó thì quyền bảo lưu sẽ không được thực hiện đối với những điều khoản còn lại. Đối với
những điều ước cho phép quyền tự do lựa chọn điều khoản bảo lưu thì quyền bảo lưu cũng không
được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục đích & đối tượng của điều ước.

1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau.
=> Nhận định này sai. Theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít
nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong
các bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định định cư ở nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt nam những
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó ở nước ngoài cũng được xem là quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.
3. Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
=> Nhận định này sai. Chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc
đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
4. Quy phạm xung đột một bên có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột quy định áp dụng chính
pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm.
5. Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.
=> Nhận định này sai. Vì tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng
điều chỉnh tư pháp quốc tế.
6. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong
các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
=> Nhận định này sai. Theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít
nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
7. Quốc tịch của pháp nhân luôn được xác định theo nơi pháp nhân được thành lập.
=> Nhận định này => Nhận định này đúng. theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân nước ngoài là
pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
8. Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch khác nhau.
=> Nhận định này sai. Vì xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
– Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
– Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Nhận định trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật
9. Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở
nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan
10. Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột.
=> Nhận định này sai. Hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát sinh xung đột.
11. Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài
=> Nhận định này đúng. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của
chính quốc gia ban hành ra quy phạm do đó quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp
dụng pháp luật nước ngoài
12. Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng.
=> Nhận định này sai. Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội đủ các
điều kiện sau
– Phái có sự thỏa thuận giữa các bên.
– Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà
các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.
– Luật được lựa chọn phải là những quy phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
13. Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
đương nhiên được áp dụng.
=> Nhận định này sai. Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên
trong hợp đồng phải
– Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà
các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.
– Luật được lựa chọn phải là những quy phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
14. Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước
xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi.
=> Nhận định này sai. Theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “1.
Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi
gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc bồi thường thiệt
hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của
nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và
pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 3. Trong trường
hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà
người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp
luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
15. Các điều ước về tư pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý
cao nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam
=> Nhận định này đúng. theo khoản 2 điều 759 BLDS 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
16. Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
=> Nhận định này sai. Vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết
xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau
17. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ
thì luật đó đương nhiên được áp dụng.
=> Nhận định này sai. Việc chọn luật phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc chọn.

18. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên đúng. Vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên Không có hệ thuộc
nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật
19. Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh xung
đột pháp luật
=> Nhận định này sai. Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
– Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
– Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ thống pháp luật
có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh xung đột pháp luật. Pháp
luật các nước quy định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình sự thì
không làm phát sinh xung đột pháp luật.
20. Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật
=> Nhận định này sai. Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
– Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
– Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
21. Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất
=> Nhận định này sai. Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan trọng nhất.
22. Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân
=> Nhận định này sai. Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân than và
quan hệ thừa kế
23. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại
=> Nhận định này sai. Theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “1.
Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi
gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại
24. Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm xung đột
trong pháp luật nước mình
=> Nhận định này sai. Ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia thỏa thuận
xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập quán quốc tế
25. Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp luật
xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước.
=> Nhận định này sai. Các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của tư
pháp quốc tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế. Còn các quy phạm
thực chất của tư pháp quốc tế trực tiếp được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế mà
không cần sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột.
26. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột để
chọn luật áp dụng
=> Nhận định này sai. Về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc quy
phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì thì pháp luật nước
ngoài sẽ được áp dụng. tuy nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong các trường hợp trên
nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng
của quốc gia. Nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công cộng
của quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài
27. Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất dân sự có yếu tố
nước ngoài.
28. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở
nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Vì ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài còn có
các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài .
29. Theo pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài luôn được
xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập.
=> Nhận định này sai. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân
sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó sẽ được xác định theo pháp luật
Việt Nam.
30. Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh của tư
pháp quốc tế Việt Nam
=> Nhận định này sai. Vì quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài điều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam
31. Theo pháp luật Việt Nam, một trong những trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật nơi có
tài sản là điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.
=> Nhận định này sai. Theo pháp luật Việt Nam việc điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản
đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước mà 2 bên thỏa thuận, nếu
không có thỏa thuận mới xác định nơi có động sản được chuyển đến. Do đó thỏa thuận của các bên
cũng có thể là áp dụng luật nơi có tài sản. Do vậy trường hợp này không loại trừ khả năng có thể áp
dụng luật nơi có tài sản.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 766 Luật Dân Sự Việt Nam 2005.
32. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước
ngoài chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
=> Nhận định này đúng. CSPL: Điều 768 Bộ luật dân sự 2005.
(Ý kiến khác: Nhận định này sai. Vì theo khoản 2, Điều 13 NĐ 138 “Hình thức của di chúc phải
tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được
công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình
thức của di chúc” nghĩa là trong thường hợp nếu hình thức di chúc trái với pháp luật nước nơi lập di
chúc nhưng tuân theo đúng pháp luật Việt Nam thì vẫn có hiệu lực tại Việt Nam.)
33. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài luôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi xảy ra chính hành
vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại.
=> Nhận định này sai. pháp luật Việt Nam không chỉ quy quy định áp dụng pháp luật của nước nơi
xảy ra chính hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại mà còn quy
định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự tức bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại
và hệ thuộc luật quốc tịch của phương tiện. Cụ thể: Điều 773 khoản 3: Trong trường hợp hành vi
gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều
là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam Việc bồi thường thiệt hại do
tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước
mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng hải, pháp luật về hàng không
của Việt Nam có quy định khác (Điều 773 khoản 2).
34. Nếu hai công dân Việt Nam kết hôn tại nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam, quan hệ
hôn nhân đó phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Vì nếu hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài nhưng trước
cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam thì không phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
(Mình không thấy một quy định nào trực tiếp nhưng mình khẳng định đó không phải là quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài vì:
– Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài
là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Điều này cho thấy quan
hệ này vẫn trong phạm vi một quốc gia, cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quy chế đăc biệt.
– Theo điểm c, khoản 14, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì quy định quan hệ Hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài là” giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập thay đổi chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài…” theo theo quy định này mình phải hiểu là xác lập ở
nước ngoài và trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.)
(Câu 4: => Nhận định này sai. trụ sợ của cơ quan đại diện ngoại giao cũng là một phần lãnh thổ mà
nước ta có quyền chủ quyền, là phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước Việt Nam. vì vậy không
thể nói đăng kí tại cơ quan đại diện Việt Nam vẫn trong phạm vi “pháp lí” một quốc gia nước ngoài.
đây không thể coi là yếu tố nước ngoài.)
35. Theo pháp luật Việt Nam, việc ly hôn giữa hai người nước ngoài với nhau thường trú tại
Việt Nam sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi mà hai vợ chồng mang quốc tịch.
=> Nhận định này sai. Căn cứ Điều 104 Luât Hôn nhân và gia đình thì việc ky hôn giữa hai người
nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo quy định của luật HNGD Việt
Nam.
36: Pháp luật các nước đều áp dụng quy định Luật nơi có tài sản trong việc điều chỉnh các
vấn đề về xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung QSH đối với TS bất kể đó là
động sản hoặc BĐS.
=> Nhận định này sai. Vì một số nước như Tây Ban Nha, Áo, Braxin, Áchentina áp dụng luật nhân
thân của người có tài sản để điều chỉnh các quan hệ về quyền sở hữu đối với động sản( giáo trình
TPQT ĐH luật Hà Nội trang112)
37: Các quy định về thừa kế trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các
nước luôn được Tòa án Việt Nam áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề về thừa kế giữa
công dân Việt Nam và CD các nước ký kết.
=> Nhận định này sai. Vì trong trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định giống với các quy định
về thứ kế trong hiệp định tương trợ tư pháp thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng.
CSPL: Điều 759 BLDS 2005.
38: Pháp luật Việt Nam luôn được áp dụng để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu 1
trong các bên là công dân Việt Nam
=> Nhận định này sai. Vì trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt
Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng.CSPL: khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình.
39: Nếu 1 hợp đồng có điều khoản chọn luật thì hợp đồng đó được xem là có yếu tố nước
ngoài.
Có lẽ là đúng. Mình không thể tìm được CSPL do mình suy luận thôi vì hợp đồng trong nước thì
không được chọn pháp luật nước ngoài, bạn nào biết thì giải giúp mình câu này thanks).
Nhưng cũng có thể là => Nhận định này sai. Vì điều khoản đó là vô hiệu
40. Xung đột pháp luật chỉ phát sính trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (theo
nghĩa rộng).
=> Nhận định này đúng.
Bởi vì, xung đột pháp luật chỉ phát sinh trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa
rộng (hôn nhân gia đình,tố tụng dân sự,thương mại,lao động,dân sự có yếu tố nước ngoài) còn trong
các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự,hành chính…..v.v…tuy pháp luật các nước khác
nhau cũng quy định khác nhau nhưng không xảy ra xung đột.vd trong quan hệ hình sự,hành chính
mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt và không bao giờ có quy phạm xung đột và cho
phép áp dụng luật nước ngoài
41. Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc
tế.
=> Nhận định này sai.
Bởi vì, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo
nghĩa rộng.Còn những quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các quốc gia và rộng hơn là
giữa các chủ thể của công pháp quốc tế thì thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế.
42.Tất cả các quan hệ dân sự điều thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
=> Nhận định này sai. đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài.
43. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định định cư ở nước
ngoài.
=> Nhận định này sai. quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt nam những
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó ở nước ngoài cũng được xem là quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.
44.Quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
=> Nhận định này sai. trong trường hợp dẫn chiếu ngược trở lại thì pháp luật trong nước vẫn được
áp dụng.
45. Quy phạm xung đột một bên có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
=> Nhận định này sai. quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột quy định áp dụng chính
pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm.
46. Chỉ có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mới là nguồn của Tư pháo quốc tế Việt
Nam.
=> Nhận định này sai. các điều ước quốc tế mà việt Nam chưa phải là thành viên cũng có thể được
áp dụng để điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi các bên tham gia quan hệ lựa
chọn làm nguồn luật điều chỉnh quan hệ giữa họ nếu các điều ước quốc tế đó đáp ứng được các điều
kiện về lựa cho luật.
47. Điều ước quốc tế về Tư pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên viên là nguồn có hiệu lực
pháp lý cao nhất của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
=> Nhận định này đúng. trong các loại nguồn của Tư pháp quốc tế thì Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất.
48. Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước không có quy phạm pháp
luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
=> Nhận định này sai. trong các hiệp định tương trợ tư pháp cũng có xây dựng một số ít quy phạm
thực chất thống nhất để điều chỉnh trực tiếp một số quan hệ như việc giải quyết di sản không người
thừa kế…
49. Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài luôn được xác
định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân.
=> Nhận định này sai. trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của
Việt Nam.
50.Nguyên tắc tối huệ quốc được áp dụng để xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho người nước
ngoài trong tất cả các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
51. Quốc tịch của pháp nhân luôn được xác định theo nơi pháp nhân được thành lập.
=> Nhận định này đúng. theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được
thành lập theo pháp luật nước ngoài.
52. Theo pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài luôn được
xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập.
=> Nhận định này sai. trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân
sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó sẽ được xác định theo pháp luật
Việt Nam.
53. Quốc gia luôn được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các quan hệ tài sản mà quốc gia
tham gia.
=> Nhận định này sai. trong trường hợp quốc gia gây ra thiệt hại về người và tài sản do hành vi
thiếu trách nhiệm của quốc gia thì không được hưởng quyền miễn trừ về tài sản (Điều 12 Công ước
liên hiệp quốc).
54. Quyền miễn trừ của quốc gia chỉ bao gồm quyền miễn trừ về tư pháp.
=> Nhận định này sai. quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm quyền miễn trừ về tư pháp và quyền
miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia.
55. Khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ về xét xử có nghĩa là quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư
pháp.
=> Nhận định này sai. quyền miễn trừ về tư pháp không chỉ là quyền miễn trừ về xét xử mà còn là
quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện, quyền miễn trừ áp dụng các biện pháp
thi hành án.
56. Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế.
=> Nhận định này đúng. xung đột pháp luật chỉ có thể phát sinh trong các quan hệ dân sự có yếu tố
nước nước ngoài.
57. Xung đột pháp luật phát sinh trong tất cả các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
=> Nhận định này sai. trong một quan hệ pháp luật nếu có quy phạm thực chất điều chỉnh tình thì sẽ
không phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.
58. Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh xung
đột pháp luật.
=> Nhận định này sai. vì nếu một quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh cần được điều chỉnh
nhưng quan hệ đó không phải là quan hệ dân sự thì xung đột pháp luật cũng sẽ không phát sinh.
59. Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật.
=> Nhận định này sai. chỉ khi nào có phát sinh xung đột pháp luật thì mới áp dụng quy phạm xung
đột để giải quyết, vì việc xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột là phương pháp giải quyết
xung đột pháp luật.
60. Trong tất cả các kiểu hệ thuộc luật cơ bản của Tư pháp quốc tế thì hệ thuộc luật nhân
thân là quan trọng nhất.
61. Hệ thuộc luật nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân.
=> Nhận định này sai. hệ thuộc về nhân thân còn được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ thừa kế
tài sản là bất động sản…
62. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nước nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại.
=> Nhận định này sai. pháp luật nơi ký kết hợp đồng sẽ được áp dụng để giải quyết các các quyền
và nghĩa vụ phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng.
63. Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
=> Nhận định này s…

LUẬT DÂN SỰ
1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự:
=> Nhận định này SAI, bởi ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tập quán
hoặc tương tự pháp luật.
CSPL: Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015.
2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự:
=> Nhận định này SAI, ngoài luật dân sự thì các ngành luật khác cũng có thể điều chỉnh các quan
hệ nhân thân. (Ví dụ: Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản
như: trình tự, thủ tục thay đổi họ tên).
3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các giao
lưu dân sự:
=> Nhận định này SAI, trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có
thể được chuyển giao (Khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015). Ví dụ: một người mất tích hai năm
liền trở lên thì quyền nhân thân được chuyển giao cho người có quyền, lợi ích liền quan (Điều 68
Bộ luật Dân sự 2015).
4. Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan
hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự:
Có 2 quan điểm:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này ĐÚNG, bởi xuất phát từ khái niệm Luật Dân Sự là
một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở
bình đẳng , độc lập , quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó
– Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này SAI, bởi phương pháp được áp dụng điều chỉnh các
quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự còn có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quy định.
5. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự:
=> Nhận định này SAI, người bị mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dưới kết
luận giám định của cơ quan chuyên môn.
CSPL: Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015.
6. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên:
=> Nhận định này SAI, cha, mẹ là người đại diện của con chưa thành niên, chỉ khi cha, mẹ chết mới
đặt ra vấn đề người giám hộ.
CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
7. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn:
=> Nhận định này ĐÚNG, Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu
trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập,
thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015.
8. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
=> Nhận định này SAI, Người thành niên thuộc các trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24
của Bộ luật Dân sự 2015 không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
9. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận:
=> Nhận định này SAI, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát
sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
CSPL: Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015.
10. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt:
=> Nhận định này SAI, nếu người được giám hộ đủ mười tám tuổi mà mất năng lực hành vi dân sự
(Điều 22), hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24) thì phải cần có người giám hộ.
11. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt:
=> Nhận định này ĐÚNG,
C1 : Vì khi người giám hộ chết thì sẽ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của người giám hộ đó
. Vậy nên khi đó quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt .
C2 : Căn cứ điểm b khoản 1 điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi người giám hộ chết sẽ được thay
đổi người giám hộ theo quy định của pháp luật và làm chấm dứt quan hệ giám hộ trước đó
12. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh và quyền uy
=> Nhận định này SAI, trừ những trường hợp Tòa án tuyên một người mất năng lực hành vi dân sự
(Điều 22), hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23).
13. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung:
=> Nhận định này SAI, Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân Sự là bình đẳng, thỏa thuận và
quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. (Mệnh lệnh và quyền uy là phương
pháp điều chỉnh của Luật Hình sự)
14. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không có giá trị
pháp lý:
=> Nhận định này SAI, trong trường hợp giao dịch giữa người đại diện không đúng thẩm quyền hay
phạm vi ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền với người thứ ba nhưng được người được đại
diện đồng ý thì vẫn có giá trị pháp lý.
CSPL: Điều 142, 143 Bộ luật Dân sự 2015.
15. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt:
=> Nhận định này SAI, người giám hộ chết thì thay đổi người giám hộ mới do đó việc giám hộ
không chấm dứt. “Trường hợp thay đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật
này thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề khác có
liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ
để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ. (Khoản
3 Điều 61)”
16. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật
chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội:
=> Nhận định này SAI, đối tượng điều chỉnh không phải tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ một nhóm
các quan hệ xã hội mà pháp luật có thể tác động được.
17. Việc ủy quyền đại diện phải được lập bằng văn bản có chữ ký của bên ủy quyền và bên
được ủy quyền .
=> Nhận định này SAI, vì theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 “Các thành viên hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác
đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các
thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.“
Trong thực tiễn có thể thấy nhiều việc ủy quyền không cần văn bản có thể thỏa thuận bằng lời nói
hoặc hành vi cụ thể .
18. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau:
=> Nhận định này SAI, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng có các quyền, nghĩa
vụ dân sự phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Ví dụ: Sở Tư pháp và Trường đại học Luật
cùng là pháp nhân nhưng có quyền, nghĩa vụ, chức năng khác nhau.
19. Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực thì không làm phát
sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện:
=> Nhận định này SAI, nếu người được đại diện đồng ý với giao dịch đó hoặc người được đại diện
biết mà không phản đối thì vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với người được đại diện
(Điều 142)
20. Khi cải tổ pháp nhân thì pháp nhân bị cải tổ chấm dứt (chấm dứt pháp nhân)
Chấm dứt pháp nhân trong cơ cấu pháp nhân: Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải
thể pháp nhân là những căn cứ chấm dứt pháp nhân thông thường nhất
CSPL: Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015
21. Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các thành
viên góp vốn thành lập pháp nhân phải gánh chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình
tương ứng với phần vốn góp:
=> Nhận định này SAI, Trách nhiệm của pháp nhân là hữu hạn do đó pháp nhân chỉ chịu trách
nhiệm hữu hạn trên tài sản của mình mà thôi, tài sản của thành viên độc lập với tài sản của pháp
nhân và các thành viên khác.
CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015.
22. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại
thời hiệu:
=> Nhận định này SAI, kết thúc một thời hạn mà chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa
vụ dân sự là một thời hiệu (Điều 150).
CSPL: Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015.
23. Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả khi không có quy phạm pháp luật dân sự nào
trực tiếp điều chỉnh:
=> Nhận định này SAI, quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích
vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh.
24. Người bị khiếm khuyết như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
=> Nhận định này SAI, họ chỉ bị khiếm khuyết về cơ thể chứ không bị xem là người mất năng lực
hành vi dân sự, trừ những trường hợp Tòa án tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
CSPL: Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.
25. Thành viên tổ hợp tác phải là người đã thành niên:
=> Nhận định này SAI, thành viên tổ hợp tác là người thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ.
26. Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên:
=> Nhận định này SAI, …
27. Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm
dứt một quan hệ pháp luật tương ứng:
=> Nhận định này SAI, ví dụ: sự kiện chết sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế, đồng thời
chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân.
CSPL: Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015.
28. Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ:
=> Nhận định này SAI, khi một người bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự đồng thời
Tòa án đã chỉ định người đại diện theo pháp luật, giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
CSPL: khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.
29. Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật
quy định:
=> Nhận định này SAI, do các bên thỏa thuận, pháp luật không quy định.
CSPL: khoản 1 Đ138 Bộ luật Dân sự 2015.
30. Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì:
=> Nhận định này SAI, thời hiệu có thể bị gián đoạn trong trường hợp có sự giải quyết của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
CSPL: khoản 2 Điều 153, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.
31. Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của mình:
=> Nhận định này SAI, người thành niên thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 bao
gồm người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22), người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi (Điều 23), người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24) thì cần người giám hộ.
32. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường hợp thành
viên của pháp nhân có thỏa thuận khác:
=> Nhận định này SAI, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, không có trừ trường hợp
thỏa thuận khác, (Điều 86).
33. Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được Tòa án chấp
nhận:
=> Nhận định này SAI, các bên không được thỏa thuận kéo dài hay rút ngắn, thời hiệu khởi kiện
theo luật quy định từ khi kết thúc vụ kiện.
34. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự:
=> Nhận định này SAI, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dưới
kết luận giám định của cơ quan chuyên môn.
CSPL: Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015.
35. Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt:
=> Nhận định này SAI, hạn chế chứ không chuyên biệt như: Nông lâm ngư nghiệp, một số ngành
nghề SXKD khác…
36. Thời hạn do pháp quy định thì gọi là thời hiệu:
=> Nhận định này SAI, …
37. Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tính đền bù tương đương:
=> Nhận định này SAI, được thừa kế, tặng cho,…
38. Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân:
=> Nhận định này SAI, chịu trách nhiệm hữu hạn.
CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015.
39. Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác phải được đa số tổ viên tổ hợp đồng ý:
=> Nhận định này SAI, đối với tài sản là tư liệu sản xuất phải được toàn thể tổ viên đồng ý.
40. Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định:
=> Nhận định này SAI, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền (Tòa án) quyết định.
CSPL: Điều 136, 137 Bộ luật Dân sự 2015.
41. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
=> Nhận định này SAI, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dưới
kết luận giám định của cơ quan chuyên môn.
CSPL: Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015.
42. Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống trở về thì có quyền yêu cầu những người
thừa kế trả lại tài sản đã nhận:
=> Nhận định này ĐÚNG, người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người
đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
CSPL: khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015.
43. Thời hạn là khoảng thời gian do pháp luật quy định từ thời điểm này đến thời điểm khác:
=> Nhận định này SAI, thời hạn không do pháp luật quy định.
CSPL: Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015.
44. Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều
chỉnh:
=> Nhận định này SAI, còn tập quán, áp dụng pháp luật tương tự
45. Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất chuyên biệt:
=> Nhận định này ĐÚNG, …
46. Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
do luật dân sự điều chỉnh:
=> Nhận định này SAI, chỉ khi luật dân sự không có điều chỉnh thì có thể áp dụng tập quán như là
nguồn luật.
47. Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp:
=> Nhận định này SAI, tổ viên tổ hợp tác phải năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
48. Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và có tài sản
riêng:
=> Nhận định này SAI, còn phải có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83, nhân danh minh tham
gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 74).
49. Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý
của người giám hộ:
=> Nhận định này SAI, người chưa thành niên khi còn cha, mẹ thì cha, mẹ là người đại diện.
CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
50. Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ:
=> Nhận định này SAI, người chưa thành niên còn có cha mẹ làm người đại diện theo pháp luật.
CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
51. Người đại diện hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo quy
định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân:
=> Nhận định này SAI, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
CSPL: Điều 137,138 Bộ luật Dân sự 2015.
52. Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau:
=> Nhận định này SAI, cá nhân dưới sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự.
53. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo
quy định của pháp luật về thừa kế:
=> Nhận định này SAI, tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích sẽ được người khác quản lý
chứ không chia (vợ, chồng, con đã thành niên,…).
CSPL: Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015.
54. Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy
định:
=> Nhận định này ĐÚNG, …
CSPL: Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015.
55. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về các lợi ích nhân thân, gắn liền với
mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển giao:
=> Nhận định này ĐÚNG, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác …
56. Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần:
=> Nhận định này SAI, các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Tư Pháp


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM & NGUỒN TPQT
1. Quốc gia nước ngoài là chủ thể cơ bản của TPQT.
2. Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập và thay đổi các quan hệ xảy ra ở nước ngoài.
3. Người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN cư trú, sinh sống lâu dài tại nước ngoài.
4. Phương pháp áp dụng tập quán, tương tự pháp luật đặt ra khi pháp luật trong nước không có quy
phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
5. Khi các bên có thỏa thuận về việc áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật thì sẽ áp dụng tập
quán hoặc tương tự pháp luật.
6. Quy phạm thực chất thông thường không phải là quy phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
7. Nguồn của tư pháp quốc tế gồm pháp luật quốc gia, ĐƯQT và TQQT.
8. Pháp luật quốc gia là nguồn có vai trò quan trọng sau ĐƯQT.
9. Hình thức của ĐƯQT song phương là các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa VN và các
quốc gia.
10. Nếu 1 quốc gia không công nhận 1 TQQT đã được công nhận rộng rãi thì TQQT đó không là
nguồn của TPQT quốc gia đó.
11. TQQT biểu hiện dưới hình thức bất thành văn.
12. Chỉ áp dụng ĐƯQT khi pháp luật quốc gia hoặc ĐƯQT có liên quan quy định áp dụng hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng.
13. Trong lý luận và thực tiễn pháp luật VN đều không công nhận án lệ là nguồn của TPQT

CHƯƠNG 2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT


1. XĐPL là hiện tượng đặc thù của TPQT.
2. XĐPL là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong TPQT.
3. Trong pháp luật của 1 quốc gia không bao giờ có hiện tượng XĐPL.
4. Để giải quyết XĐPL, các quốc gia có thể lựa chọn phương pháp xây dựng các quy phạm xung
đột để lựa chọn các quy phạm pháp luật của quốc gia khác.
5. Phương pháp giải quyết XĐPL bằng cách xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất được áp
dụng cho các quan hệ về sở hữu trí tuệ.
6. Phương pháp giải quyết XĐPL có phạm vi tương đương với phương pháp điều chỉnh của TPQT.
7. Quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù của công pháp quốc tế.
8. Cơ cấu của quy phạm xung đột chỉ bao gồm phạm vi và hệ thuộc.
9. 1 quy phạm xung đột có thể không có hệ thuộc.
10. Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được áp dụng để giải
quyết QHPL.
11. Điều 773 BLDS là trường hợp 1 hệ thuộc áp dụng nhiều phạm vi.
12. Quy phạm xung đột 1 bên là quy phạm mệnh lệnh.
13. Luật nhân thân có thể là luật nơi đương sự đang thường trú hoặc tạm trú.
14. Tại Việt Nam, quốc tịch pháp nhân là quốc tịch của nước nơi đăng ký thành lập.
15. Tòa án khi xét xử vụ việc chỉ áp dụng pháp luật của nước mình nếu pháp luật có quy định
nguyên tắc luật tòa án.
16. Việc xác định quyền sở hữu tài sản được xác định theo luật nơi có vật hoặc luật nơi kí kết hợp
đồng.
17. Máy bay mang cờ Việt Nam, do Hoa Kỳ sản xuất, được Trung Quốc chuyển giao và kí kết hợp
đồng chuyển giao tại Hàn Quốc sẽ mang quốc tịch của Trung Quốc.
18. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Hoa Kỳ khi giải thể sẽ phải áp dụng pháp luật Hoa Kỳ.
19. Các bên có thể thỏa thuận pháp luật áp dụng nếu việc áp dụng không trái các nguyên tắc cơ bản
của luật các bên; việc thỏa thuận không có ý định lẩn tránh pháp luật và luật lựa chọn phải chứa quy
phạm thực chất trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ các bên.
20. Tại Việt Nam, luật nơi vi phạm pháp luật là luật của nước nơi thực hiện hành vi gây thiệt hại
hoặc của nước chủ thể có hành vi gây thiệt hại.
21. Việc bảo lưu trật tự công cộng chỉ áp dụng khi luật nước ngoài nếu áp dụng sẽ gây hậu quả xấu
hoặc mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của PL quốc gia.
22. Để xử lý vấn đề lẩn tránh pháp luật, các quốc gia có thể không công nhận kết quả mà chủ thể
đạt được sau khi lẩn tránh.
23. Khi xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược có thể xảy ra hiện tượng quốc gia có thẩm quyền không
chấp nhận dẫn chiếu ngược.

CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ CỦA TPQT


1. Chủ thể TPQT gồm: Người nước ngoài, pháp nhân NN và quốc gia.
2. Người nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài.
3. Người nước ngoài là người cư trú ngoài lãnh thổ quốc gia sở tại.
4. Tại VN, năng lực pháp luật cá nhân xác định theo pháp luật nước người đó mang quốc tịch.
5. Người nước ngoài có NLPLDS tại VN như công dân VN.
6. Năng lực hành vi của người ko quốc tịch được xác định theo PL của nước nơi họ thường trú.
7. Nguyên tắc áp dụng xác định năng lực chủ thể là nguyên tắc luật quốc tịch và pháp luật VN.
8. Chủ thể cơ bản của chế độ tối huệ quốc là pháp nhân nước ngoài.
9. Chế độ báo phục quốc là chế độ đặc thù của TPQT.
10. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài có trường hợp rộng hơn so với công dân VN.
11. Quy chế pháp lý của người 2 hay nhiều quốc tịch có tính ko ổn định.
12. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài luôn tuân theo pháp luật của nước pháp nhân mang
quốc tịch.
13. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân nước ngoài áp dụng hệ thuộc luật nơi pháp nhân đó
tiến hành hoạt động.
14. Khi hoạt động tại nước sở tại, pháp nhân nước ngoài chỉ phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại
về hoạt động chức năng của mình.
15. Các xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại VN thì có quốc tịch VN.
16. Mọi pháp nhân ko mang QTVN đều là pháp nhân nước ngoài.
17. Một pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch.
18. Biện pháp bảo hộ ngoại giao không được áp dụng với pháp nhân nước ngoài đang hoạt động
trên lãnh thổ nước sở tại.
19. Theo PLVN, năng lực pháp luật của pháp nhân NN đc xác định theo PL nước nơi thành lập.
20. QG là chủ thể đặc biệt TPQT.
21. Viên chức NG ko được hưởng miễn trừ tư pháp tuyệt đối.
22. QG được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối trong mọi nơi, mọi lúc.
23. Trong thực tế, tài sản của QG có thể bị kê biên.
CHƯƠNG 4: QUYỀN SỞ HỮU
1. Để giải quyết XĐPL trong vấn đề quyền sở hữu, VN áp dụng phương pháp xung đột.
2. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với
tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản .
3. Tranh chấp về tàu bay, tàu biển được xác định theo pháp luật của quốc gia đăng kí tàu bay, tàu
biển.
4. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo sự thỏa thuận của các
bên.
5. Để định danh tài sản của công dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam là ĐS hay BĐS cần áp dụng pháp
luật Pháp để giải quyết.
6. Quá cảnh quốc tế bao gồm cả trường hợp vận chuyển hàng hóa từ QG này → QG khác có cùng
chung biên giới QG.
7. Theo PLVN, nếu ko có thỏa thuận khác, bên bán chịu rủi ro đối với tài sản đến khi giao tài sản
cho bên mua.

CHƯƠNG 5: THỪA KẾ
1. Người không quốc tịch không có quyền thừa kế tại Việt Nam.
2. Tại VN, XĐPL trong việc thừa kế theo pháp luật áp dụng hệ thuộc Luật Quốc tịch để giải quyết.
3. Tại VN, để định danh loại tài sản thừa kế sẽ áp dụng hệ thuộc luật nơi có di sản thừa kế, trừ
trường hợp người được hưởng di sản có thỏa thuận khác.
4. Việc giải quyết vấn đề thừa kế BĐS áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết.
5. Nếu di sản là động sản tại Việt Nam thì áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết XĐPL
6. Năng lực hành vi người lập di chúc tuân theo pháp luật nước nơi người đó có gắn bó mật thiết
nhất về quyền và nghĩa vụ.
7. Hình thức lập di chúc của công dân Pháp tại VN bắt buộc phải theo hình thức văn bản.
8. Phạm vi thừa kế của người nước ngoài hẹp hơn của CDVN.
9. CDVN lập di chúc tại nước ngoài nếu có chứng nhận của CQ ngoại giao, lãnh sự VN tại nước
ngoài thì sẽ được công nhận tại VN.
10. Lập di chúc trên tàu bay, tàu biển không cần chứng thực vì không có người có thẩm quyền.
11. Công dân Đức lập di chúc tại Việt Nam sẽ xác định các nguyên tắc theo pháp luật VN.
12. Công dân Hungari lập di chúc tại VN sẽ xác định các nguyên tắc theo pháp luật VN.
13. Các bên có thể thỏa thuận xác định thẩm quyền CQ tư pháp của các nước kí kết hiệp định TTTP
với VN trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
14. Hình thức di chúc của công dân Cuba trên lãnh thổ VN phải phù hợp với PL VN.
15. Di sản không có người thừa kế là di sản không có người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc.
16. Di sản không có người thừa kế là BĐS sẽ thuộc nước nơi có BĐS, trừ trường hợp PL VN có
quy định khác.
17. Theo các Hiệp định TTTP, di sản không có người thừa kế là động sản được giao lại cho nước kí
kết mà người để lại di sản thường trú trước khi chết.
CHƯƠNG 6: HỢP ĐỒNG
1. Hình thức HĐ áp dụng PL nơi kí kết HĐ.
2. Nếu giao kết HĐ vắng mặt, để xác định nơi giao kết HĐ áp dụng PL nước nơi cư trú của cá nhân
hoặc trụ sở chính pháp nhân là bên được đề nghị giao kết HĐ nếu các bên ko có thỏa thuận.
3. Nếu giao kết HĐ vắng mặt, thời điểm giao kết HĐ sẽ được xác định theo thuyết tống phát nếu
các bên ko có thỏa thuận.
4. HĐ vô hiệu theo PL nước ngoài thì đương nhiên vô hiệu tại VN.
5. Người nước ngoài lập HĐ thuê tài sản tại VN phải lập thành văn bản.
6. Các bên có thể tự do thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng để xác định nội dung HĐ, miễn
không trái với PL nước nơi kí kết.
7. Nếu ko có thỏa thuận, PL áp dụng xác định nội dung HĐ là PL nơi kí kết.
8. PLVN có thể được áp dụng nếu HĐ không ghi nơi thực hiện HĐ.
9. HĐ có hiệu lực khi chủ thể kí kết HĐ có tư cách chủ thể theo quy định tại Điều 761, 762 BLDS.
10. Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐ là thời điểm giao kết, trừ TH các bên có thỏa thuận khác.
11. Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐ có thể là luật nơi có BĐS khi các bên ko
có thỏa thuận.
12. Theo CƯ Rôma 1980 nếu các bên ko thỏa thuận thì PL áp dụng điều chỉnh quan hệ HĐ là PL
nước có quan hệ gần nhất với HĐ.

CHƯƠNG 7: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG


1. VN áp dụng nguyên tắc luật nơi vi phạm PL để giải quyết XĐPL về BTTH NHĐ.
2. Hành vi gây thiệt hại tại vùng trời, vùng biển VN thì việc BTTH áp dụng theo các quy định của
PLVN.
3. Hành vi gây thiệt hại xảy ra tại nước ngoài có thể được áp dụng PLVN để giải quyết BTTH.
4. Hệ thuộc luật quốc tịch không được áp dụng trong XĐPL về BTTH NHĐ.
5. Hệ thuộc luật quốc kỳ có thể được áp dụng trong XĐPL về BTTH NHĐ.
6. Theo PLVN, nếu tàu bay, tàu biển gây thiệt hại ở không phận quốc tế hoặc biển cả thì áp dụng PL
tàu bay, tàu biển mang quốc tịch để giải quyết BTTH.
7. Trong trường hợp tàu bay, tàu biển mang các quốc tịch khác nhau sẽ không xác định được PL của
QG áp dụng. Khi đó áp dụng PL nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.
8. Nếu tàu bay gây tai nạn tại không phận quốc tế có thể áp dụng Đoạn 2 Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật
Hàng hải 2006 để giải quyết BTTH.
9. Công dân Lào (thường trú tại Lào) hiện đang tạm trú tại VN. Do không quản lý súc vật nên CD
Lào đã để chó cắn CD VN (thường trú tại Lào, đang về thăm người thân tại VN) trên lãnh thổ VN
khiến CD VN tử vong. PL được áp dụng để giải quyết là PL Lào.
10. Tòa án VN thụ lí đơn yêu cầu BTTH của hãng Singgum Airlines (VN) kiện hãng Gaga Airlines
(TQ) vì Gaga Airlines có lỗi trong việc để xảy ra vụ va chạm tại không phận quốc tế giữa máy bay
của 2 hãng. Luật áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc luật quốc kỳ.

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1. Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có
hiệu lực pháp luật;(SAI đối với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần thì bên bán vẫn được bảo lưu
quyền sở hữu)

2. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán;(SAI bên bán có thể là người
được chủ sở hữu ủy quyền để bán ts)

3. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán;(vì địa
điểm là điều khoản tùy nghi chứ không phải điều khoản có bản trong hợp đồng, nếu các bên không
có thỏa thuận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và áp dụng theo quy định của pháp luật tại khoản 2 ĐIều
284 về địa điểm thực hiện nghĩa vụ)

4. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá;(SAI do bên có tài sản và người bán đấu
giá thỏa thuận theo hợp đồng)

5. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt; (SAI có thể được tiếp tục thực hiện và tài
sản được chuyển cho những người thừa kế)

6. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán;(SAI đó là trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc
doanh nghiệp bán đấu giá)

7. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá; (SAI bán đấu giá phải tuân thủ theo các
quy định của pháp luật, người bán đấu giá phải là các trung tâm, doanh nghiệp có đủ các điều kiện
nhà nước cho phép được thực hiện bán đấu giá, người có tài sản không thể tự mình thực hiện việc
bán đấu giá)

8. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá; (ĐÚNG để phiên bán đấu giá
được diễn ra công bằng và khách quan pháp luật quy định người bán đấu giá không thể đồng thời là
người mua đấu giá, khoản 2 ĐIều 30 NĐ 17/2010)

9. Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã
khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được
trả…);(SAI do thỏa thuận của 2 bên thỏa thuận, điều 42 NĐ 17/2010)
10. Người mua đấu giá phải nộp tiền đặt cọc mới được tham gia đấu giá;(SAI tiền đặt trước, cần
phân biệt đặt trước và đặt cọc)

11. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá; (SAI khi
tham gia đấu giá người tham gia theo quy định phải trả 1 khoản tiền đặt trước, và theo như quy định
sẽ có 1 số trường hợp ko được trả lại khoản tiền này)

12. Bên bán phải chịu các chi phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua; (SAI còn
theo thỏa thuận của các bên ĐIều 441)

13. Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua;(SAI do
thỏa thuận của các bên)

14. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán;(SAI có thể liên quan đến chủ
thể khác ví dụ như bán đấu giá)

15. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm
họ đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền;(ĐÚNG trong thời gian chưa hoàn thành nghĩa vụ trả tiền, bên
bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu với ts bán, ĐIều 461)

16. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo
hành;(SAI chấm dứt tại thời điểm các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo như thỏa thuận trong hợp
đồng, nghĩa vụ bảo hành không phải là nghĩa vụ dân sự mà đó là hình thức khuyến khích nhằm đảm
bảo chất lượng cho khách hàng của bên bán)

17. Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó
vô hiệu;- Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản;(SAI vì có thể người không phải chủ sở hữu
nhưng được chủ sở hữu ủy quyền)

18. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp
đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu
chủ;(SAI có trường hợp không cần có sự đồng ý ví dụ như tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, 1
bên có thể dùng tài sản tham gia vào giao dịch mua bán mà đem lại lợi ích cho bên kia)

19. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu
rủi ro;(SAi nếu trước thời điểm mua bên mua phát hiện được khuyết tật về ts thì bên bán phải chịu
rủi ro, ĐIều 440)

20. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản bán
cho bên mua, mà lại có rủi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ;(SAI hủy bỏ
hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể, các chủ thể có thể thỏa thuận thay thế bằng tài
sản khác nếu là vật cùng loại)
21. Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt
Nam;(ĐÚNG đó là tiền thông dụng trong phạm vi cả nước, các loại tiền khác bị hạn chế trong 1 số
trường hợp trong giao lưu ds)

22. Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảo đảo thì vô hiệu;(SAI hợp
đồng mua bán ko thể trở thành đối tượng của giao dịch ds, câu này em cũng ko chắc chắn cô ạ)

23. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã
chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán;(SAI ví dụ trong trường hợp các chủ thể có thỏa thuận về
việc đơn phương chấm dứt hợp đồng)

24. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua;
(SAI trong trường hợp 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng rằng phải giao tài sản trước thì bên mua
mới phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền)

25. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải
mua tài sản dùng thử đó;(SAI không bắt buộc có thể phải bồi thường thiệt hại, Điều 460)

26. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và
có công chứng, chứng thực;(SAI với hợp đồng mua bán với bên mua bán là doanh nghiệp có chức
năng kinh doanh không cần có công chứng chứng thực, khoản 2 Điều 63 NĐ 71/2010 hướng dẫn thi
hành về luật nhà ở)

27. Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán;(SAI bên bán là trung tâm
hoặc doanh nghiệp bán đấu giá)

28. Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước;
(ĐÚNG theo quy định về bán đấu giá ts)

29. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp
bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;(SAI hình thức do các bên thỏa thuận, nếu đã thỏa thuận về phương
thức xử lí trong đó không có quy định bên nhận bảo đảm được phép bán đấu giá thì bên nhận bảo
đảm ko được sử dụng hình thức bán đấu giá)

30. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù; (ĐÚNG vì bản chất của mua bán là các bên phải mất
1 lợi ích vật chất để có được một lợi ích tương xứng)

31. Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận; (ĐÚng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán
phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên)

32. Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ (ĐÚNG vì trong nội dung của hợp đồng luôn xác định
rõ nghĩa vụ của các bên)
33. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ;(SAI là hợp đồng đơn vụ kể cả với tặng cho có điều
kiện vì bản chất của tặng cho là bên tặng cho không có bất kì lợi ích vật chất nào trong việc tặng
cho)

34. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận;(ĐÚNg thời điểm có hiệu lực do các bên thỏa
thuận )

35. Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế;(SAI vì cả 2
loại hợp đồng này đều là hợp đồng ưng thuận)

36. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thì có quyền mua tài sản đấu giá
đó;(SAI và phải là người trả giá cao nhất, khoản 2 Điều 458)

37. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lại tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật
mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử;(SAI nếu ko gây thiệt hại cho TS và cảm thấy
mục đích ko phù hợp thì có thể trả lại)

38. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp;(ĐÚNG xét về thực tế mua bán trả chậm, trả
dần là hình thức trả góp. Mục đích nhằm hỗ trợ và mở rộng hình thức kinh doanh của bên bán; đồng
thời tạo các điều kiện được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt sớm hơn cho bên mua mà thời điểm thực
hiện nghĩa vụ được xét chậm lại phù hợp với khả năng thực tế của ben mua)

39. Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản
mua;(SAI vì khi hợp đồng mua bán có hiệu lực nên bên mua trở thành chủ sở hữu của ts do đó có
toàn quyền quyết định đối với ts)

40. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại;(SAI có thể là nhiều loại vật miễn
là phù hợp với điều kiện của ts theo quy định của PL)

41. Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lại
trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản;(SAI
sẽ áp dụng quy định pháp luật , khi có tranh chấp tòa sẽ áp dụng theo lãi cơ bản mà nhà nước quy
định)

42. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được
tặng cho; (SAI ví dụ trong trường hợp có thỏa thuận khác, ví dụ 2 bên đã thỏa thuận sau khi đã tặng
cho bên tặng cho ko có bất kì trách nhiệm gì về tài sản)

43. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong
điều kiện mà bên tặng cho đưa ra;(SAi hiệu lực có từ khi bên tặng chuyển giao ts cho bên được
tặng)
44. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí
đơn phương của bên tặng cho;(Đúng tuy 2 bên có thể thỏa thuận nhưng quyền quyết định cuối cùng
về điều kiện là do bên tặng cho đưa ra nên nó được xác định là ý chí đơn phương của bên tặng cho)

45. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền
đòi lại tài sản tặng cho; (ĐÚNG vì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài
sản)

46. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định; (SAI đối tượng của hợp đồng tặng cho gồm nhiều loại
ts nhưng phải đáp ứng theo điều kiện mà pháp luật quy định)

47. Hợp đồng vay tài sản có hl kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên
vay.(SAI để đảm bảo quyền và lợi ích cho cả 2 bên thì hiệu lực của hợp đồng vay do các bên thỏa
thuận, là hợp đồng ưng thuận)

PHẦN 3: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN

1. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế; (SAI là hợp đồng ưng thuận theo thỏa thuận của các
bên)

2. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao; (SAI đối
tượng có thể là vật cùng loại. ví dụ thuê xe máy, oto….cô ơi em chưa tìm thấy ví dụ mà đối tượng
của hợp đồng thuê có thể là vật tiêu hao ạ)

3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;(SAI bên cho thuê có thể là người được chủ sở
hữu ủy quyền, hoặc trong trường hợp cho thuê lại)

4. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được
chuyển thành hợp đồng mượn tài sản; (SAI đó chỉ được coi là miễn nghĩa vụ, vì bản chất của hợp
đồng thuê và mượn là khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lưc và hậu quả pháp lí…)

5. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng
loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;(SAI bản chất của hợp đồng trao
đổi tài sản là vật đổi vật, nhưng sau khi trao đổi 2 bên sẽ trở thành chủ sở hữu của ts đã giao dịch,
còn đối với hợp đồng thuê đó chỉ là thỏa thuận về phương thức thanh toán chứ bên thuê ko trở thành
chủ sở hữu của ts thuê)

6. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản; (ĐÚNG quyền tài
sản có tính chất gắn bó mật thiết với chủ sh nên ko trở thành đối tượng của hđ thuê)

7. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh
doanh;(SAI tùy thuộc vào mục đích của các chủ thể khi tham gia giao dịch ko bắt buộc phải là
người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh)
8. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;(SAI có thể là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình)

9. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có
hiệu lực;(ĐÚNG điều khoản cơ bán là điều khoản bắt buộc với mọi hợp đồng, nếu thiếu 1 trong các
điều khoản cơ bản hợp đồng sẽ ko phát sinh hiệu lực pháp luật)

10. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;(SAI biện pháp kí cược chỉ áp dụng
đối với hợp đồng thuê động sản, nhưng hợp đồng thuê có thể áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm
khác nhau phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên chủ thể)

11. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải
chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê;(SAI đối tượng của hợp đồng thuê phải là vật ko tiêu hao,
căn cứ theo bản chất của việc thuê là trả lại tài sản thuê)

12. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền
thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;(SAI khác nhau về thời điểm
phát sinh hiệu lực với hợp đồng mượn là hợp đồng thực tế, còn thuê là ưng thuận, hậu quả pháp lí
cũng có nhiều điểm khác biệt)

13. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.(ĐÚNG dựa vào bản chất của việc cho mượn ta
thấy rằng bên cho mượn không được đáp ứng bất kì 1 lợi ích vật chất nào đối với bên mượn (hợp
đồng ko có đền bù), cho nên pháp luật cho phép bên cho mượn có những thời gian để cân nhắc, tính
toán trong việc định đoạt ts của mình)

PHẦN 4. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC

1. Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều là hợp đồng dân sự? (SAI thông thường hợp đồng
ủy quyền phải có sự thống nhất ý chỉ của 2 bên phát sinh theo quan hệ ds, còn giấy ủy quyền phát
sinh theo quan hệ hành chính VD giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc thực hiện các công việc của
công ty)

2. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là hành khách?(SAI đó là công việc phải thực
hiện: việc vân chuyển)

3. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi cố ý gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm thì bên bảo
hiểm không phải trả tiền cho bên được bảo hiểm? (SAI tùy thuộc vào từng loại bảo hiểm)

4. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có điều kiện? (SAI là nghĩa vụ có điều kiện, bởi vì hợp đồng
bảo hiểm đã có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết nhưng sự kiện bảo hiểm phát sinh theo hợp đồng
đã có hiệu lực pháp luật)

5. Bên vận chuyển tài sản phải trông coi tài sản trên đường vận chuyển?(ĐÚNG đó là nghĩa vụ
của bên vận chuyển ts)
6. Bên vận chuyển hành khách có quyền từ chối chuyên chở nếu hành khách không thanh toán
cước phí vận chuyển trước cuộc hành trình? (ĐÚNG phụ thuộc theo sự thỏa thuận của các bên)

7. Ủy quyền cho người thứ ba thực hiện quyền yêu cầu không phải là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
(ĐÚNG vì về bản chất không có sự thay đổi về nghĩa vụ phải thực hiện và chủ thể trong giao dịch)

8. A thuê B vận chuyển tài sản cho mình, trên đường vận chuyển xe của B bị gãy trục và lao
xuống vách núi, hậu quả là tài sản của A bị hư hỏng toàn bộ. Trong trường hợp này, B phải bồi
thường cho A?(SAI nếu như xe của A gây thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra và trách nhiệm về bảo dưỡng xe theo thỏa thuận do A đảm nhiệm)

9. Hành khách có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước?(ĐÚNG do thỏa thuận và quy
định của nhà xe)

10. Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý? (SAI tùy thuộc vào
thỏa thuận)

11.Người dưới sáu tuổi không được tham gia hoạt động vận chuyển hành khách? Trong quá trình
vận chuyển tài sản, tài sản bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm dân sự? (SAI pháp
luật ko có quy định cấm trẻ em dưới 6 tuổi ko đc tham gia vận chuyển, tài sản bị thiệt hại trong quá
trình vận chuyển nhưng bên vận chuyển không phải bồi thường khi có sự kiện bất khả kháng, trừ
TH có thỏa thuận khác)

12. Tài sản được quy định tại Điều 163 đều có thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng
vận chuyển tài sản. (Đúng vì phù hợp với quy định của pháp luật)

13. Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức vận chuyển tài sản?(ĐÚNG)

14.Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài
sản vận chuyển?(SAI mua bảo hiểm trách nhiệm ds)

15. Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại hợp đồng mẫu?(Sai. Vì hợp đồng mẫu có hình
thức bằng văn bản còn hợp đồng vận chuyển có hình thức lời nói).

16. Hành khách không có vé không được tổ chức bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn
xảy ra?(SAI vé là bằng chứng của việc giao kết nhưng trong TH ko có vé nhưng có các căn cứ khác
chứng minh việc hành khách có tham gia hợp đồng thì họ vẫn được nhận bảo hiểm khi xảy ra tai
nạn)

17. Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp?(SAI không cần giấy phép nhưng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm
cho hành khách khi tham gia dịch vụ, như đóng bảo hiểm)
18. A thuê B người chở khách bằng xe máy, B đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng A không đội, trường
hợp này A phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên
đường bằng xe máy?(SAI nếu cũng có lối của B trong trường hợp không giám sát và theo dõi các
điều kiện an toàn trong khi thực hiện dịch vụ)

19. Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường
thiệt hại theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các quy định của pháp luật? (SAI sẽ
không phải bồi thường trong TH bất khả kháng, khi đó sẽ áp dụng các quy định về bảo hiểm)

20. Bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các hành khách đang trên phương
tiện của bên vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra.(SAI chỉ có những hành khách tham gia trong hợp
đồng giao dịch thì bên vận chuyển mới phải chịu trách nhiệm bồi thường)

21. Hành khách chỉ có thể là cá nhân.(SAI hành khách có thể là pháp nhân trong trường hợp 1 công
ty ký kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển cho nhân viên đi nghỉ mát)

22. Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà gây thiệt hại cho
bên thuê vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ.(SAI trong TH bất khả
kháng và không có thỏa luận rằng trong mọi TH nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải bồi thường)

23. Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy
ra, thì bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm chi trả toàn bộ thiệt hại cho
mình.(SAI chỉ chi trả trong phạm vi bảo hiểm)

24. Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài sản.(SAI bên nhận tài sản có thể là
người thứ 3)

25. Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh
toán tiền cước vận chuyển;(ĐÚNG nếu các bên không có thỏa thuận rằng bên thuê phải trả phí
trước khi thực hiện công việc vận chuyển thì theo nguyên tắc chung người nhận sẽ là người trả tiền
dịch vụ, nhằm bảo về quyền về của bên nhận ts đồng thời làm tăng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
của bên vận chuyển)

26. Xe vận chuyển hành khách không được thực hiện các hợp đồng vận chuyển tài
sản trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;(SAI nếu nhà xe quy định có
thể vận chuyển cả hành khách và tài sản, vì đối tượng của hợp đồng vận chuyển là công việc phải
thực hiện)

27. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính
giá trị tài sản tại thời điểmvà tại địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản;(SAI tính từ khi nhận tài sản
đến khi giao tài sản)

28. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính
giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nhận tài sản vận chuyển;(ĐÚNG)
29. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính
giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi giao tài sản;(SAI từ lúc bên vận chuyển nhận ts đến
khi giao cho người nhận)

30. Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên của mình
ở Quảng Ninh, công ty du lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của công ty A
đến Quảng Ninh, đây không phải là hợp đồng vận chuyển hành khách;(cô ơi câu này em vẫn chưa
trả lời được vì cũng khó phân biệt được giữa hợp đồng dịch vụ và vận chuyển cô ạ, cô giải thích
giúp em với ạ)

31. Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú
của bên thuê vận chuyển;(SAI địa điểm là điều khoản bắt buộc nên phải được thỏa thuạn từ trước)

32. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc tài sản không có điều khoản về tiền
cước mà bên thuê vận chuyển phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước(SAI tiền
cước là điều khoản cơ bản)

33. Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển hành khách
và tài sản;(SAI nếu các loại vũ khí không thuộc danh mục cấm vân có thêt được vận chuyển)

34. Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển mà làm phát sinh
thêm chi phí thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi; (ĐÚNG theo thảo thuận của
các bên)

35.Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản, hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình
vận chuyển nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí; (SAI trong trường hợp các bên đã
có thỏa thuận ko được tra đổi và phải do chính bên vận chuyển thực hiện)

36. Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lở xe không thể lưu hành, bên vận chuyển
phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên vậnchuyển có quyền thu
thêm cước vận chuyển;(SAI trong trường hợp các bên ko có thỏa thuận từ trước)

37. Trong trường hợp bên vận chuyển hành khách chở quá số hành khách cho phép theo yêu cầu
của khách, thì cả hành khách và bên vận chuyển cùng phải chịu trách nhiệm khi có những thiệt hại
xảy ra;(SAI chỉ có nhà khách phải bồi thường vì không tuân thủ theo quy định vận chuyển)

38. Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo hợp đồng ủy quyền;(SAI có thể ủy quyền theo hình
thức miệng)

39. Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền lại;(SAI vì ủy quyền
là sự thỏa thuận)

40. Hợp đồng ủy quyền chỉ chấm dứt trong trường hợp một trong hai bên chủ thể chết khi các bên
có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định công việc ủy quyền gắn liền với nhân thân của các chủ thể
trong hợp đồng ủy quyền;(SAI có thể chấm dứt theo thỏa thuận, khi bên ủy quyền cảm thấy việc ủy
quyền không cần thiết)

41. Trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải
chịu trách nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền;(ĐÚNG nếu vượt quá phạm vi ủy
quyền thì bên được ủy quyền phải chịu trách nhiệm với hành vi vượt quá của mình)

42. Khi bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, nhưng đem lại lợi ích
cho bên ủy quyền thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền; (SAI nếu
gây thiệt hại cho phía bên kia vẫn phải chịu trách nhiệm về phần vượt quá)

43. Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công
việc ủy quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân;(ĐÚNG khi tiếp nhận
nghĩa vụ ủy quyền pháp nhân phải xem xét công việc đó có ảnh hưởng đến lợi ích của công ty hay
không, nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động pháp nhân sẽ ko tiếp nhận việc ủy
quyền)

44. Pháp nhân nhận ủy quyền từ chủ thể khác thông qua hợp đồng ủy quyền mà nội dung công việc
không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân thì người đứng đầu pháp nhân
phải chịu trách nhiệm;(ĐÚNG nếu tiếp nhận công việc ủy quyền mà gây thiệt hại thì người đại diện
tiếp nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm)

45. Nhà nước ủy quyền cho cá cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân, cơ quan nhà nước …
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước phải thông qua hợp đồng ủy quyền;(SAI có thể
thông qua giấy ủy quyền)

46. Bên thuê vận chuyển tài sản có thể là bên được ủy quyền;(ĐÚNG)

47. Người có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên được ủy quyền
không thực hiện đúng nội dung nghĩa vụ. (ĐÚNG 1 bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên kia có
sự vi phạm)

QUYỀN SỞ HỮU
1. Sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì
được gọi là hợp đồng.
Nhận định SAI. Vì: Theo Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo
đó, ngoài sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì
chủ thể giao dịch cần phải có đủ năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, tự
nguyện; ngoài ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.
2. Hợp đồng đền bù là hợp đồng mà trong đó nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải đền bù
thiệt hại.
Nhận định là SAI. Vì: hợp đồng đền bù là hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi đã nhận được một
lợi ích thì phải chuyển cho bên kia một lợi ích tương ứng. Bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi có chủ
thể có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại.
3. Ủy quyền là sự chuyển quyền từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền.
Nhận định trên là SAI. Vì: Ủy quyền là chỉ thay mặt thực hiện; bên ủy quyền vẫn chịu trách nhiệm
với hành vi của bên được ủy quyền Điều 562 (BLDS 2015): Hợp đồng ủy quyền; còn chuyển giao
quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu theo Điều 365 (BLDS 2015): Chuyển
giao quyền yêu cầu.
4. Chỉ khi hợp đồng được các bên giao kết thì các bên mới tiến hành đặt cọc.
Nhận định trên là SAI. Vì: Đặt cọc không chỉ để đảm bảo thực hiện hợp đồng mà còn để đảm bảo
giao kết hợp đồng theo Khoản 1 Điều 328 (BLDS 2015): Đặt cọc, cho nên ngay cả khi hợp đồng
chưa giao kết thì các bên vẫn có tiến hành đặt cọc.
5. Nếu bên thế nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền có thể yêu cầu bên chuyển giao nghĩa
vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nhận định trên là SAI. Vì: Theo Điều 370 (BLDS 2015): Chuyển giao nghĩa vụ.
Theo đó, bên có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ cho bên thế nghĩa vụ đã được sự đồng ý của bên có
quyền và khi đó bên được chuyển giao nghĩa vụ trở thành người thế nghĩa vụ. Nếu bên thế nghĩa vụ
vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền không thể yêu cầu bên chuyển giao nghĩa vụ tiếp tục thực hiện
vì khi đó bên chuyển giao nghĩa vụ đã chấm dứt nghĩa vụ của mình từ khi chuyển giao cho bên thế
nghĩa vụ.
6. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ đều là việc thay đổi địa vị pháp lý của các
chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Nhận định trên là SAI. Vì: Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ chỉ làm thay đổi
địa vị pháp lý của một bên chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, chứ
không phải làm thay đổi vị trí của tất cả các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự đó.
7. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền khi
giao dịch dân sự có hiệu lực.
Nhận định trên là SAI. Vì: Theo Điều 370 (BLDS 2015): Chuyển giao nghĩa vụ
Khi chuyển giao nghĩa vụ thì sẽ chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền, nhưng
nghĩa vụ đó vẫn phải tiếp tục thực hiện bởi người thế nghĩa vụ, vì khi chuyển giao nghĩa vụ thì
người thế nghĩa vụ sẽ trở thành người có nghĩa vụ. Và giao dịch dân sự đã có hiệu lực rồi thì người
có nghĩa vụ mới chuyển giao cho người thế nghĩa vụ, chứ không phải khi chuyển giao nghĩa vụ
xong mới có hiệu lực.
8. Hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Theo Điều 385 (BLDS 2015): Khái niệm hợp đồng và
Điều 116 (BLDS 2015): Giao dịch dân sự. Thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cũng giống như giao dịch dân sự.
9. Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự.
Nhận định trên là SAI. Vì: Theo Điều 116 (BLDS 2015): Giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự
không chỉ là hợp đồng mà còn có thể là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
10. Mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của Hợp đồng dân sự.
Nhận định trên là SAI. Vì: Không phải cá nhân nào cũng có thể là chủ thể củ hợp đồng dân sự. Để
là chủ thể của giao dịch dân sự thì cần phải có đủ năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập, cá nhân tham gia phải hoàn toàn tự nguyện theo điểm a, b khoản 1, Điều 117 (BLDS
2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
11. Hợp đồng dân sự có hiệu lực có thể không làm phát sinh hậu quả pháp lý
Nhận định trên là SAI. Vì: Chỉ khi các bên vi phạm quyền và nghĩa vụ mới phát sinh hậu quả pháp
lý; hợp đồng có hiệu lực sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
12. Mọi tài sản đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.
Nhận định trên là SAI. Vì: Không phải tài sản nào cũng là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản
theo Điều 430 (BLDS 2015): Đối tượng của hợp đồng mua bán và
Điều 105 (BLDS 2015): Tài sản. Theo đó chỉ những tài sản được quy định trong luật (trừ các loại
tài sản mà pháp luật cấm như ma túy,…) và tài sản đó phải thuộc chủ sở hữu của người bán hoặc
người bán có quyền bán được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.
13. Hợp đồng tặng cho tài sản phải có hình thức là văn bản trở lên.
Nhận định trên là SAI. Vì: Hợp đồng tặng cho tài sản không chỉ có hình thức là văn bản mà còn có
thể là lời nói và nếu là văn bản phải có công chứng chứng thực đăng kí nếu pháp luật có quy định
theo Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động
sản.
14. Hợp đồng trao đổi tài sản áp dụng cho tài sản có giá trị tương đương nhau.
Nhận định trên là SAI. Vì: Hợp đồng trao đổi tài sản không chỉ áp dụng cho tài sản có giá trị tương
đương nhau mà còn áp dụng cho các loại tài sản có giá trị chênh lệch nhau theo Điều 455 (BLDS
2015): Hợp đồng trao đổi tài sản và Điều 546 (BLDS 2015): Thanh toán giá trị chênh lệch.
15. Hợp đồng vay về nguyên tắc không có lãi.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho
vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng
loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
theo Điều 463 (BLDS 2015): Hợp đồng vay tài sản.
16. Hợp đồng song vụ là hợp đồng có đền bù.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Hợp đồng song vụ là các bên chủ thể vừa có quyền vừa có nghĩa vụ
tương ứng nhau và mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia sẽ được nhận từ bên kia một
lợi ích tương ứng. (hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê,…).
17. Hợp đồng phụ chính là phụ lục hợp đồng.
Nhận định trên là SAI. Vì: Theo Khoản 4, Điều 402 (BLDS 2015): Các loại hợp đồng chủ yếu và
Điều 403 (BLDS 2015): Phụ lục hợp đồng. Theo đó, ta thấy hợp đồng phụ không phải là phụ lục
hợp đồng. Hợp đồng phụ có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính (hợp đồng thế chấp, hợp đồng
vay tiền có bảo lãnh,…), bản thân nó là một hợp đồng; còn phụ lục hợp đồng là điều khoản kèm
theo hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, nó không phải là một hợp
đồng chính thức mà chỉ có hiệu lực như 1 hợp đồng mà thôi
18. Hợp đồng tặng cho chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản.
Nhận định trên là SAI. Vì: hợp đồng tặng cho không chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử
dụng tài sản mà còn chuyển giao quyền định đoạt tài sản theo Điều 457 (BLDS 2015): Hợp đồng
tặng cho tài sản
19. Công việc là đối tượng hợp đồng dịch vụ phải do các bên thỏa thuận.
Nhận định trên là SAI. Vì: Công việc là đối tượng của hợp đồng dịch vụ không chỉ do các bên thỏa
thuận mà còn phải là công việc thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội theo Điều 513 (BLDS 2015): Hợp đồng dịch vụ và Điều 514 (BLDS 2015): Đối tượng
của hợp đồng dịch vụ
20. Tài sản tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Theo Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và
Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động sản. Theo đó, cả động sản và bất động sản đều có thể là
tài sản tặng cho.
25. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Theo Điều 430 (BLDS 2015): Hợp đồng mua bán tài sản thì hợp đồng
mua bán là hợp đồng mà bên bán giao tài sản và bên mua có nghĩa vụ trả tiền tương đương với tài
sản đó.
26. Người cho thuê tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản thuê đó.
Nhận định trên là SAI. Vì: Người cho thuê tài sản không nhất thiết phải là chủ sở hữu của tài sản
thuê đó, họ có thể là người có quyền cho thuê ts, người được ủy quyền.
27. Hợp đồng tặng cho có điều kiện thì điều kiện phải là những công việc có khả năng thực hiện và
không đem lại lợi ích vật chất trực tiếp cho người tặng cho tài sản.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Hợp đồng tặng cho là hợp đồng không có đền bù theo
Điều 457 (BLDS 2015): Hợp đồng tặng cho tài sản và Điều 462 (BLDS 2015): Tặng cho tài sản có
điều kiện
28. Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Bên cung ứng dịch vụ không chỉ là tổ chức mà còn có thể là cá nhân
như hợp đồng gia công.
29. Hợp đồng dịch vụ luôn luôn là hợp đồng có tính chất đền bù.
Nhận định trên là SAI. Vì: Hợp đồng dịch vụ tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch
chứ không phải lúc nào cũng có tính chất đền bù
30. Bảo hiểm là công việc có điều kiện.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Công việc muốn nhận được bảo hiểm thì phải có điều kiện, theo đó bên
có nghĩa vụ phải làm được công việc đem lại lợi ích cho bên có quyền thì mới nhận được bảo hiểm.
26. Người được ủy quyền có thể là mọi cá nhân.
Nhận định trên là SAI. Vì: Người được ủy quyền phải là người có đủ năng lực chủ thể phù hợp với
giao dịch xác lập, được người ủy quyền ủy quyền và phải đáp ứng được các yêu cầu của người được
ủy quyền theo Điều 562 (BLDS 2015): Hợp đồng ủy quyền
27. Hợp đồng vận chuyển chỉ áp dụng đối với vận chuyển con người.
Nhận định trên là SAI. Vì: Hợp đồng vận chuyển không chỉ áp dụng đối với vận chuyển con người
mà còn áp dụng đối với vận chuyển tài sản theo Điều 522
(BLDS 2015): Hợp đồng vận chuyển hành khách và Điều 530 (BLDS 2015): HỢP ĐỒNG vận
chuyển tài sản
28. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là vô hiệu toàn bộ.
Nhận định trên là Đúng. Vì: hợp đồng vô hiệu toàn bộ là toàn bộ nội dung/ một phần nội dung vô
hiệu nhưng ảnh hưởng đến hiệu lực toàn bộ hợp đồng nên hợp đồng vô hiệu toàn bộ mặc nhiên là
hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Hợp đồng toàn bộ và hợp đồng vô hiệu tuyệt đối đều là loại hợp đồng
mà tất cả các điều khoản trong hợp đồng đó vô hiệu kể từ thời điểm giao kết.
29. Người tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nhận định trên là SAI. Vì: Người tham gia giao kết hợp đồng không chỉ có năng lực pháp luật dân
sự đầy đủ mà còn phải có năng lực pháp luật đầy đủ mới đủ điều kiện về chủ thể khi tham gia giao
kết hợp đồng theo Điểm a, Khoản 1, Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự .Chỉ cần có năng lực pháp luật dân sự chứ không cần đầy đủ, ví dụ người 16 tuổi giao kết
hợp đồng vì nhu cầu thiết yếu của họ ó người chưa thành niên ( không đủ năng lực pháp luật dân
sự) vẫn có thể thực hiện những giao kết nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày theo điều 125-
BLDS 2015.
30. Sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì
được gọi là hợp đồng.
Nhận định trên là SAI. Vì: Sự thỏa thuận được coi là hợp đồng không phải chỉ các bên thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội là đủ, mà còn phải đáp ứng điều kiện
về chủ thể và tuân thủ các quy định về hình thức (nếu có) theo Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự.
31. Hợp đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng G thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu
kể từ thời điểm giao kết.
Nhận định trên là SAI.Vì: đối với các trường hợp hợp đồng vô hiệu tương đối thì hợp đồng vẫn có
hiệu lực nếu hết thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà các bên không thực hiện quyền
này
32. Hợp đồng chính vô hiệu thi hợp đồng phụ cũng vô hiệu.
Nhận định trên là Đúng.Vì: hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Vì thế, khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng sẽ vô hiệu theo khoản 3, 4 điều
402(BLDS 2015): Các loại hợp đồng chủ yếu
33. Hợp đồng chỉ coi là vô hiệu toàn bộ khi tất cả các điều khoản đều trái với pháp luật
Nhận định trên là SAI.Vì: Hợp đồng vô hiệu toàn bộ không chỉ khi tất cả các điều khoản đều trái
với pháp luật mà khi một phần nội dung vô hiệu nhưng ảnh hưởng đến hiệu lực toàn bộ hợp đồng
thi cũng được coi là hợp đồng vô hiệu toàn bộ.
34. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc và ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường
hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ. Nhận định trên là SAI.Vì: tài sản ký cược chỉ thuộc về bên
nhận ký cược khi bên thuê tài sản không trả lại tài sản thuê mà thôi. Theo khoản 2, Điều 329
(BLDS 2015): Ký cược
35. Một tài sản bảo đảm hai nghĩa vụ phải đáp ứng hai điều kiện: tài sản phải thuộc sở hữu của bên
có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ bảo đảm.
Nhận định trên là SAI.Vì: Một tài sản bảo đảm hai nghĩa vụ phải đáp ứng hai điều kiện: ts phải
thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn tổng giá
trị các nghĩa vụ bảo đảm trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác theo
Khoản 1, Điều 296 (BLDS 2015): Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
36. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu thuộc diện nghèo và là thành viên
của nhiều tổ chức chính trị xã hội.
Nhận định trên là SAI.Vì: Theo Điều 344 (BLDS 2015): Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính
trị – xã hội và Điều 345 (BLDS 2015): Hình thức, nội dung tín chấp. Thì các cá nhân thuộc diện
nghèo sẽ được vay tín chấp vay để sx, kinh doanh, tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật và tổ
chức chính trị xh bảo đảm bằng tín chấp chứ không nhất thiết các cá nhân đó phải là thành viên của
nhiều tổ chức chính trị xh
37. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên
của một tổ chức chính trị xã hội cơ sở.
Nhận định trên là SAI.Vì: Điều 344 (BLDS 2015): Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị –
xã hội và Điều 345 (BLDS 2015): Hình thức, nội dung tín chấp. Thì không nhất thiết đại diện của
các hộ gia đình nghèo phải là thành viên của tổ chức chính trị xh mới được vay tín chấp mà chỉ cần
khi vay để sx, kinh doanh, tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật và có lập văn bản có xác
nhận của tổ chức chính trị xh để các tổ chức chính trị xh bảo đảm bằng tín chấp là được.
38. Ký quỹ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là tổ chức.
Nhận định trên là SAI.Vì: Theo Điều 330 (BLDS 2015): Ký quỹ thì không loại trừ áp dụng cho cá
nhân.
39. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Nhận định trên là SAI.Vì: Theo Điều 296 (BLDS 2015): Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện
nhiều nghĩa vụ thì giao dịch dân sự bảo đảm còn được xác lập đối với bảo lãnh, ký quỹ và tín chấp
40. Trong trường hợp cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của tổ chức mà họ làm đại diện để
đảm bảo nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng
biện pháp tín chấp.
Nhận định trên là Đúng. Vì: Theo điều 344 (BLDS 2015): Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính
trị- xã hội.
41. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ nhiều người.
Nhận định trên là SAI.Vì: Nghĩa vụ phân chia được theo phần có thể là nhiều người có nghĩa vụ, có
thể chỉ có một người có nghĩa vụ, nhưng đối tượng của nghĩa vụ phân chia được theo phần và các
bên thỏa thuận thực hiện từng phần nghĩa vụ dân sự theo Điều 290 (BLDS 2015): Thực hiện nghĩa
vụ phân chia được theo phần. Ví dụ như bán một chiếc xe máy, bạn không thể chia đôi xe máy để
giao cho bên mua mà phải giao cả chiếc xe vào giao một lần
42. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ được người có nghĩa vụ chia ra thành nhiều
phần để thực hiện.
Nhận định trên là SAI.Vì: Nghĩa vụ phân chia được theo phần thì nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài
sản (công việc) thì đó phải là tài sản công việc) có thể phân chia được theo từng phần để thực hiện
thì mới được người có nghĩa vụ chia ra thành nhiều phần để thực hiện theo khoản 1, Điều 290
(BLDS 2015): Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần.
43. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ riêng rẽ.
Nhận định trên là SAI.Vì: Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa
vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện, còn nghĩa vụ riêng rẽ là nhiều người cùng thực hiện
một nghĩa vụ nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải
thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo Điều 287 (BLDS 2015): Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ và
Điều 290 (BLDS 2015): Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần
44. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối.
Nhận định trên là Đúng. Vì hợp đồng vô hiệu toàn bộ là toàn bộ nội dung/ một phần nội dung vô
hiệu nhưng ảnh hưởng đến hiệu lực toàn bộ hợp đồng nên hợp đồng vô hiệu toàn bộ mặc nhiên là
hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Hợp đồng toàn bộ và hợp đồng vô hiệu tuyệt đối đều là loại hợp đồng
mà tất cả các điều khoản trong hợp đồng đó vô hiệu kể từ thời điểm giao kết.
45. Người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là chủ thể thứ ba trong hợp đồng có ba
bên chủ thể và chủ thể thứ ba này là bên được hưởng quyền mà không phải thực hiện nghĩa vụ.
Nhận định trên là SAI. Vì: Người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba
không có quyền thương lượng các điều khoản của hợp đồng theo quy định tại Điều 415 (BLDS
2015): Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba; Điều 416 (BLDS 2015): Quyền từ chối của
người thứ ba và Điều 417 (BLDS 2015): Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba. Theo đó, người thứ ba chỉ là người được nhận lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng của
hai bên trong hợp đồng chứ không có quyền thương lượng.
46. Nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ.
Nhận định trên là SAI.Vì: Không phải lúc nào Nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ làm phát
sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ mà liên đới hay không là do sự thỏa thuận của các bên or pháp luật
có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập nó. Về nguyên tắc nhiều người cũng bảo lãnh một nghĩa
vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới trừ khi họ thỏa thuận khác.
47. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu
có thỏa thuận.
Nhận định trên là SAI. Vì: Theo Điều 329 (BLDS 2015): Ký cược thì biện pháp bảo đảm ký cược
chỉ áp dụng cho đối tượng là động sản nếu có thỏa thuận.
48. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh không
phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
Nhận định trên là SAI.Vì: Theo khoản 2, Điều 335 (BLDS 2015): Bảo lãnh thì bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ chứ không bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ, cho nên bên có nghĩa vụ có tài sản mà
ko thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản đó cũng sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh.
49. Tài sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp.
Nhận định trên là SAI. Vì: Tài sản hình thành trong tương lai không phải đối tượng của cầm cố vì
bản chất của cầm cố phải có sự chuyển giao và nắm giữ tài sản theo Điều 309 (BLDS 2015): Cầm
cố

You might also like