You are on page 1of 7

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu
thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Nhận định ĐÚNG
Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mac Le-nin, Nhà Nước chỉ xuất hiện khi có những điều kiện
về kinh tế xã hội nhất định trong đó điều kiện tiên quyết về xã hội là có những mâu thuẫn giai
cấp gay gắt
Câu 2: Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.
Nhận định SAI
Vì: Nhà nước là một hiện tượng luôn vận động thay đổi và có thể tiêu vong khi những điều
kiện cho sự tồn tại của nó không còn
Câu 3: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời không phải từ một bản
khế ước xã hội.
Nhận định ĐÚNG:
Quan niệm Nhà nước ra đời từ bản Khế ước xã hội là quan điểm của những nhà học giả theo
thuyết “Khế ước xã hội” còn theo quan niệm của chủ nghĩa Mac-lenin Nhà Nước là một bộ
máy mà giai cấp thống trị sử dụng để đàn áp giai cấp khác. Nhà Nước chỉ ra đời khi có những
điều kiện nhất định về kinh tế và xã hội
Câu 4: Đặc trưng duy nhất của Nhà Nước, đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo
các đơn vị hành chính, lãnh thổ.
Nhận định SAI
Vì Nhà Nước có 5 đặc trưng: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt ; nhà nước
phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ, Nhà nước có chủ quyền,
Nhà Nước ban hành pháp luật và Nhà Nước ban hành thuế
Câu 5: Không nhất thiết cơ quan Nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước
Nhận định: SAI
Vì đặc trưng chủ yếu và cơ bản của cơ quan Nhà Nước là mang tinh chất quyền lực Nhà Nước
nên không thể có cơ quan Nhà Nước nào lại không mang quyền lực Nhà Nước
Câu 6: Bộ máy Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm bốn hệ thống cơ quan Nhà Nước và một
chế định độc lập
Nhận định ĐÚNG
Hệ thống cơ quan Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm 4 cơ quan là: Cơ quan quyền lực Nhà
Nước, cơ quan quản lý Nhà Nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát và một chế định độc lập
là: chủ tịch nước
Câu 7: Chức danh Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà Nước
Nhận định SAI
Chủ tịch nước là một chế định độc lập trong hệ thống cơ quan Nhà Nước ta
Câu 8: Nhà nước là một trong các tổ chức được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt
buộc
Nhận định SAI
Nhà Nước là tổ chức duy nhất được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt buộc
Câu 9: Tất cả các Nhà Nước xã hội chủ nghĩa đều có hình thức cấu trúc Nhà Nước là đơn nhất
Nhận định SAI
Mỗi một quốc gia có thể có hình thức cấu trúc riêng, đây không phải là tiêu chí bắt buộc của
Nhà Nước xã hội chủ nghĩa
Trong lịch sử có Nhà Nước liên bang Nam Tư hoặc Liên bang cộng hòa xã hội Xô Viết là
những Nhà Nước XHCN có cấu trúc Nhà Nước là liên bang
Câu 10: Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội do đó tương ứng sẽ có 5
kiểu Nhà Nước
Nhận định SAI
Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà Nước (
Nhà Nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà Nước XHCN) trong kiểu
hình thái KTXH là công xã nguyên thủy thì không có Nhà Nước
Câu 11: Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nhận định SAI
Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật mà chỉ có các cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật quy
định thì mới được ban hành
Câu 12: Bộ giáo dục có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là Thông tư
Nhận định SAI
Cơ quan Bộ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Bộ trưởng có
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là Thông tư

Câu 13: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Nhận định: SAI
Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là tiêu chuẩn
duy nhất mà để điều chỉnh hành vi còn có thể sử dụng các quy phạm khác như quy phạm tôn
giáo, quy phạm đạo đức
Câu 14: Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước
Nhận Định SAI
Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng đây không
phải là cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể được hình thành
bằng cách Nhà Nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn như tập quán
Câu 15: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
Nhận định SAI:
Mỗi hình thức pháp luật đều có những ưu nhước điểm của riêng nó, tiền lệ pháp là hình thức
được rất nhiều nước tư sản áp dụng đặc biệt là các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ.
Ưu điểm của nó là giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử dụng
những bản án đã có hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Nhận định SAI:
Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp
luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định và chỉ thị
Nhận định SAI
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ năm 2009, Thủ tướng chính
phủ chỉ có quyền ban hành văn bản tên là Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách
độc lập
Nhận định SAI
Tổ chức chính trị xã hội không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc
lập, tổ chức chính trị xã hội chỉ có thể phối hợp ban hành văn bản QPPL có tên gọi là thông
tư liên tịch với cơ quan Nhà Nước khác để thực hiện các vấn đề có liên quan
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp
Nhận định SAI
Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển
Nhận định SAI
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Trong đó kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc
thượng tầng. Pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng tích cực và hướng tiêu
cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn bản quy phạm
pháp luật và tiền lệ pháp
Nhận định SAI
Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật
Câu 22: Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay
Nhận định SAI
Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật, còn
tập quán pháp chỉ là nguồn bổ trợ

Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
Nhận định: SAI
Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy phạm chỉ có
1 hoặc 2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ có bộ phận giả định và
chế tài.
Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang tính bắt
buộc đối vối thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật với các quy
phạm khác là có tính bắt buộc chung.
Câu 25: Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp, điều
này do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật
Nhận định SAI
Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách viện dẫn đến
điều luật khác
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả định, quy
định và chế tài
Nhận định SAI
Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định, quy định
và chế tài, tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giả
định, quy định và chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn

Câu 28: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế
Nhận định SAI:
Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn
đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan,
tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
Do đó một người say rượu nếu không có quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế năng lực hành
vi thì không thể coi là người có năng lực hành vi hạn chế
Câu 29: Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI:
Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là khách thể còn sự kiện pháp lý chỉ là
những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự phát sinh thay đổi hay
chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 30: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ hành chính
Câu 31: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ.
Nhận định SAI
Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vì có những cá
nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cho dù có trên 18 tuổi
cũng không có năng lực hành vi đầy đủ
Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau
Nhận định SAI
Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công dân trong một
số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất đai…
Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn
đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật
Nhận định SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi ích xã hội mà
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ xã hội
Câu 34: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
Nhận định SAI
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan hệ pháp luật
đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật đó
nữa
Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là khác nhau
Nhận định SAI
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng nhau: Vào thời
điểm pháp nhân được cơ quan Nhà Nước cho phép thành lập hoặc từ thời điểm được cấp giấy
phép thành lập trong trường hợp pháp luật quy định việc thành lập phải được đăng ký.
Câu 36: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể
Nhận định SAI
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể
Câu 37: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự thay
đổi, phát sinh hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
Sự kiện pháp lý bao gồm cả hành vi của con người và các sự kiện tự nhiên khác

Câu 38: Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
Nhận định: SAI
Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra có thể là thiệt hại về vật chất và thiệt
hại về tinh thần, mặt khác sự thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần đều không phải là dấu hiệu
bắt buộc của vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm: Có hành vi trái
pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 39: Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Vì: Hành vi trái pháp luật mới chỉ là một trong các yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật. Một
hành vibị xem là hành vi vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố: hành vi trái pháp luật xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện
Câu 40: Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Chủ thể của vi phạm pháp luật là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Có những trường
hợp người dưới 16 tuổi đã trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật ví dụ như người từ đủ
14tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự nếu phạm
các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 41: Trách nhiệm pháp lý là chế tài
Nhận định SAI
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế được
quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên các biện pháp tác động mà
Nhà Nước dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng những mệnh lệnh Nhà
Nước đã được nêu trong phần Quy định của quy phạm pháp luật
Câu 42: Trong cấu thành vi phạm pháp luật thì lỗi là yếu tố thuộc mặt khách quan
Nhận định SAI
Trong cấu thành vi phạm pháp luật lỗi thuộc yếu tố chủ quan
Câu 43: Lỗi là yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật
Nhận định SAI
Lỗi chỉ là một trong những yếu tố của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật,
ngoài ra còn có yếu tố khác như động cơ mục đích
Câu 44: Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất
Nhận định SAI
Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra có thể thực hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần.
Câu 45: Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật chỉ
được thực hiện dưới dạng hành động
Nhận định SAI
Hành vi trái pháp luật có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Câu 46: Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra là
biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin
Nhận định SAI
Trạng thái tâm lý của người này có biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp
Câu 47: Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
Nhận định SAI
Trong một số trường hợp có vi phạm pháp luật xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách
nhệm pháp lý nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý

You might also like