You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021 – 2022

Họ và tên: Đặng Minh Tuấn


Mã số sinh viên: 20522106
Tên của giảng viên giảng dạy: Trần Thị Châu
Tên môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 1: Trình bày sách lược hòa hoãn của Đảng đối với Tưởng và Pháp trong
những năm 1945 – 1946 và ý nghĩa lịch sử. Thông qua đó, theo em, Việt Nam cần
rút ra bài học kinh nghiệm gì về giải quyết vấn đề Biển Đông?
1,1. Trình bày sách lược hòa hoãn của Đảng đối với Tưởng và Pháp trong
những năm 1945 – 1946 và ý nghĩa lịch sử.
a) Sách lược “Hoa - Việt thân thiện”, hòa hoãn với quân Tưởng.
Vào thời điểm cuối năm 1945, đầu năm 1946 chúng ta rất cần hòa bình để xây
dựng đất nước, thế và lực cách mạng còn nhiều hạn chế, chúng ta cũng không đủ sức
dùng lực lượng quân sự chống cả quân Pháp và quân Tưởng. Đảng ta chủ trương lợi
dụng mâu thuẫn giữa Pháp và Tưởng, thực hiện sách lược “Hoa - Việt thân thiện”,
hòa hoãn với quân Tưởng để hạn chế sự chống phá điên cuồng của chúng, giữ vững
chính quyền, từng bước xây dựng chế độ mới và tập trung lực lượng chống kẻ thù
chính là thực dân Pháp xâm lược. Đương nhiên, để đạt được hòa hoãn với quân
Tưởng, chúng ta phải nhân nhượng. Đó là những nhân nhượng về ngoại giao, kinh
tế, chính trị, quân sự,... như việc quan hệ mềm mỏng, nín nhịn; hết sức tránh xung
đột quân sự; cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng; đặc biệt là việc Đảng Cộng
sản Đông Dương ra tuyên bố tự giải tán và chấp nhận cho bọn tay sai Việt Quốc,
Việt Cách tham gia Quốc hội, Chính phủ,... Thực hiện những nhân nhượng đó, cách
mạng gặp những khó khăn phức tạp mới, nhưng không vi phạm nguyên tắc cách

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

mạng lúc đó là giữ vững nền độc lập thống nhất của Tổ quốc. Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lường trước những khó khăn và căn nhắc kỹ lợi và hại, chọn giải
pháp ít nguy hại hơn. Những khó khăn do quân Tưởng và tay sai gây ra trong hòa
hoãn, cách mạng có thể đối phó và vượt qua.
Mặc khác, ta kiên quyết trừng trị, ngăn chặn, khước từ những hành động chống
phá trắng trợn, những yêu sách ngang ngược của quân Tưởng và tay sai. Kết quả là
cách mạng vẫn đứng vững và phát triển. Âm mưu thâm độc của bọn đế quốc và tay
sai hoàn toàn thất bại.
b) Sách lược “Hòa để tiến”, hòa hoãn với Pháp.
Từ đầu năm 1946, tình hình quốc tế có những biến chuyển mới, tác động đến
tình hình chính trị Việt Nam. Các nước đế quốc hòa hoãn nhân nhượng nhau để lập
mặt trận chung chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới. Đế quốc Mỹ, Anh,
Tưởng Giới Thạch thỏa thuận cho Pháp độc chiếm Đông Dương. Hiệp ước Hoa -
Pháp được ký kết, Tưởng Giới Thạch thuận cho quân Pháp vào thay quân Tưởng ở
phía bắc vĩ tuyến 16. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại đứng trước một tình thế
mới: quân Pháp sớm muộn sẽ ra miền Bắc, trong khi quân Tưởng còn muốn kéo dài
thời gian ở Việt Nam. Khi quân Pháp vào, ta đánh Pháp thì lực lượng ta sẽ tiêu hao,
chính trị bị cô lập, tạo thời cơ cho bọn phản động cướp chính quyền, bán nước cho
đế quốc. Hòa với Pháp cũng có điều nguy hiểm là thực dân Pháp lợi dụng để đưa
quân vào miền Bắc an toàn, sau đó phát triển lực lượng và bội ước đánh ta. Trong
hai điều phải lựa chọn một ấy, hòa hoãn với Pháp là điều đúng đắn. Hòa với Pháp,
ta phá tan được dã tâm của Tưởng và tay sai định nhân cơ hội ta đánh Pháp để lật đổ
chính quyền cách mạng lập chính quyền bù nhìn tay sai, chẳng những thế, ta còn loại
bỏ được kẻ thù nguy hiểm này. Đối với Pháp, thực hiện hòa hoãn là ta cố tranh thủ
khả năng giải quyết quan hệ hai nước bằng con đường hòa bình. Nếu cuộc chiến
tranh nổ ra thì ta cũng dành được thời gian để chuẩn bị thêm lực lượng. Đảng ta chủ

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

trương hòa hoãn với Pháp là “hoà để tiến”. Nguyên tắc căn bản cho việc đàm phán
giữa ta và Pháp là độc lập và hợp tác với Pháp trên cơ sở bình đẳng.
Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt ký kết ngày 6 tháng 3 năm 1946 ghi nhận kết quả
sự nhân nhượng hòa hoãn của hai bên. Hội nghị trù bị Đà Lạt, Hội nghị chính thức
Phôngtennơblô thất bại là do lập trường thực dân ngoan cố của Pháp. Tạm ước 14
tháng 9 là cố gắng cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để cứu vãn tình thế, là kế
hoãn binh để chuẩn bị thêm lực lượng cho cuộc chiến tranh do thực dân Pháp cố tình
gây ra. Đến cuối năm 1946, thực dân Pháp ngang nhiên khiêu hấn, khả năng hòa
hoãn đã hết, Đảng ta quyết định phát động cuộc Kháng chiến toàn quốc vào đêm 19
tháng 12 năm 1946.
Cuối cùng, cuộc hoà hoãn đã chấm dứt, nền hòa bình bị bỏ dở, chiến tranh
Pháp – Việt nổ ra. Nhưng gần một năm hoà hoãn có ý nghĩa hết sức quan trọng.
c) Ý nghĩa lịch sử
Hòa với Tưởng, ta phá được âm mưu của chúng định dùng vũ lực lật đổ chính
quyền cách mạng, tranh thủ thời gian này dựng chế độ mới: tăng gia sản xuất tiết
kiệm, khắc phục nạn đói do chế độ cũ để lại, mở mang văn hóa giáo dục, xây dựng
lực lượng vũ trang, xây dựng Đảng và xây dựng củng cố Chính quyền Nhà nước.
Hòa với Tưởng, ta có điều kiện để tập trung lực lượng chống Pháp. Sau những ngày
đầu kháng chiến, Nam Bộ gặp khó khăn lớn. Đến đầu năm 1946, quân dân ta ở miền
Nam được cả nước dồn sức, chiến đấu kiên cường đã làm thất bại âm mưu đánh
nhanh thắng nhanh của quân Pháp. Chúng ta còn phát động được phong trào đánh
địch rộng khắp, phát triển lực lượng, tích lũy kinh nghiệm chiến đấu, góp phần bảo
vệ chính quyền, tạo điều kiện cho miền Bắc tiếp tục chuẩn bị và tăng cường lực
lượng mọi mặt.
Hòa với Pháp đã mang lại nhiều thắng lợi quan trọng. Trước hết là ta đuổi
được quân Tưởng và bọn tay sai – kẻ thù trực tiếp nguy hiểm – luôn có âm mưu lật
đổ chính quyền cách mạng và hàng ngày giờ chống phá công cuộc kháng chiến kiến
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

quốc ở miền Bắc. Thắng lợi quan trọng hơn là nhờ có một năm tạm hòa bình đã cho
chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản.
Như vậy, hòa với Tưởng là hòa với một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhưng
không phải là kẻ thù chính mà để tập trung lực lượng chống Pháp - kẻ thủ chính dạng
tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta. Hòa với Pháp là hòa ngay với kẻ thù chính
khi tình thế cho phép, để loại bớt một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm là quân Tưởng và
tranh thủ trạng thái tạm hòa bình để xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng đối phó
với một cuộc chiến tranh lớn nếu kẻ thù cố tình gây ra. Đảng ta và Hồ Chí Minh đã
làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các kẻ thù; củng cố, giữ vững và bảo
vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trưng ương đến cơ sở và những thành quả của
cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đồng thời, tạo thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn,
tranh thủ xây dựng thực lực, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
1,2. Thông qua đó, theo em, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm gì về
giải quyết vấn đề Biển Đông?
Thông qua sách lược hòa hoãn của Đảng đối với Tưởng và Pháp trong những
năm 1945-1946, theo em, khi giải quyết vấn đề biển Đông, đầu tiên, Việt Nam cần
rút ra bài học giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc, bài học về chính sách ngoại giao với phương châm mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được hiểu một cách tổng quát là, lấy cái không thay đổi
để đối phó với muôn sự thay đổi. Đây là quan điểm mang tính nguyên tắc phương
pháp luận biện chứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại. Chủ
quyền biển, đảo là chủ quyền quốc gia trên biển - là thiêng liêng, bất khả xâm phạm,
là cái “bất biến”; để đấu tranh bảo vệ lợi ích thiêng liêng đó, phải linh hoạt - phải
“ứng vạn biến”. Điều đó có nghĩa là giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia là “dĩ bất
biến”, còn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, kể

4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

cả đấu tranh pháp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, thậm chí bằng biện pháp quân sự
là “ứng vạn biến”.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta đã rút ra được bài học kinh nghiệm nêu cao
thiện chí hòa bình, nguyên tắc ngoại giao “thêm bạn bớt thù”. Hiện nay, Việt Nam
sẵn sàng làm bạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới miễn là tôn trọng độc lập,
chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Đảng và Nhà nước ta thể hiện cho nhân dân thế
giới thấy chúng ta chỉ muốn hòa bình, lên án mạnh mẽ hành động phi pháp của phía
Trung Quốc dùng xâm lược, vẽ lại bản đồ để khẳng định chủ quyền là việc làm trái
đạo lý, trái luật pháp quốc tế, không thể chấp nhận trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, từ sách lược hòa hoãn với Tưởng và Pháp trong giai đoạn 1945 - 1946
này, Việt Nam ta cũng đã rút ra được bài học kinh nghiệm để giải quyết vấn đề biển
Đông chính là sách lược khôn khéo, mềm dẻo. Ví dụ, khi Hồ Chí Minh ký với Pháp
Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh bán nước. Chính
phủ vừa mới kêu gọi toàn dân góp tiền góp vàng để ủng hộ Chính phủ mới, sau đó
lại tuyên bố tự ý giải tán, thỏa thuận với Tưởng với Pháp, nhiều người, thậm chí một
số Đảng viên, đã không hiểu được ý đồ của Bác và cho rằng Bác bán nước. Thực tế
đây chỉ là một nước cờ, mà Hồ Chí Minh là một tay cờ cao. Như hiện nay, dù Đảng
và Nhà nước ta biết rõ chúng ta đang thiệt hại rất lớn về kinh tế, thậm chí đang bị đe
dọa về chủ quyền lãnh thổ trong việc Trung Quốc ngày càng xâm lấn trên địa phận
lãnh hải của chúng ta, nhưng chúng ta không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề, bởi
lẽ ta phải biết được thế và lực của nước ta, hơn nữa chiến tranh là điều không ai
mong muốn. Cho nên, thay vào đó, ta đang đấu tranh trên mặt trận pháp lý, tranh thủ
dư luận tiến bộ trên toàn thế giới, đồng thời chúng ta đã kiên trì dùng ngoại giao để
các nước có chung quyền lợi trên biển Đông hợp sức với Việt Nam ngăn chặn âm
mưu và hành động độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay là lâu dài, gian khổ, đòi
hỏi chúng ta phải kiên quyết, nhưng phải bình tĩnh, kiên trì, vận dụng đúng đắn
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi trong lịch sử nhằm đạt mục đích cuối
cùng là độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.

Câu 2: Trình bày các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối
với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được thông
qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa X (7-2008). Thanh niên Việt Nam cần
phải làm gì để đảm đương được vai trò là “rường cột của nước nhà, chủ nhân tương
lai của đất nước”?
2,1. Trình bày các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được thông
qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa X (7-2008).
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế và sự biến đổi nhanh chóng của của tình hình thanh niên, Hội
nghị Trung ương 7, khóa X (7-2008) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: Thanh niên là rường cột của nước nhà,
chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh
niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và
nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển, thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động
lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Chăm lo, bồi dưỡng,
giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò
quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã

6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

hội. Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Đảng đề ra đường lối, chúng ta
định hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn
đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo.
Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật chính sách,
chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các
ngành. Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên
thời kỳ mới. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên là nội dung quan trọng
của công tác đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát huy vai trò thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trung ương đã nêu ra nhiệm vụ và giải
pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2,2. Thanh niên Việt Nam cần phải làm gì để đảm đương được vai trò là
“rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước”?
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, thanh niên Việt
Nam, tuổi trẻ chúng ta càng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể đảm đương
được vai trò là “rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước” như Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa X (7-2008).
Trước tiên, theo em nhiệm vụ trước mắt của thanh niên Việt Nam chính là
chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn,
học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước. Thanh niên phải
ra sức học tập, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao khả năng, trình độ bản thân để góp phần
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

công sức dựng xây đất nước. Bên cạnh đó, việc hội nhập quốc tế toàn diện đặt ra yêu
cầu đối với sinh viên phải có những kỹ năng mang tính toàn cầu. Việc học tập và
nghiên cứu của sinh viên đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn và để phục vụ cho thực
tiễn. Thanh niên cần tạo cho mình tính chủ động, tự giác trong học tập, ngay thẳng,
thật thà. Bên cạnh học kiến thức thì thế hệ trẻ còn cần phải học về đạo đức, bởi đạo
đức mới là gốc rễ của thành công, có đạo đức thì mới giữ được nhân cách, bản lĩnh
trong mọi hoàn cảnh. Thế hệ thanh niên Việt Nam phải tích cực rèn luyện đạo đức,
tác phong, có lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, biết đấu
tranh chống lại các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn
hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
Thứ hai, thanh niên Việt Nam phải biết quan tâm đến đời sống chính trị - xã
hội của địa phương, đất nước, đồng thời thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, vận động mọi người xung quanh cùng thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thời đại hiện nay có rất nhiều chủ đề giải trí
hấp dẫn, thú vị khiến không ít thanh niên hứng thú mà lơ là, sao nhãng đời sống
chính trị - xã hội, không nắm bắt được tình hình quốc gia và thế giới để có thể ý thức
trọn vẹn và sâu sắc hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mình trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước. Thanh niên phải luôn có lập trường
tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với con đường độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước. Mỗi cá nhân phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách
mạng và bản lĩnh chính trị để có thể tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, ngay cả trong thời bình hiện nay.
Thứ ba, em cho rằng, thanh niên Việt Nam phải tích cực tham gia góp phần
xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham
gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu
cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐHQG-HCM

nguyện, làm tình nguyện viên,… như Bác Hồ đã từng dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
tùy theo sức của mình”. Mỗi cá nhân chúng ta đều có thể góp một phần công sức để
dựng xây, phát triển đất nước. Chính những việc nhỏ sẽ là khởi đầu của nhiều việc
lớn lao hơn.
Chúng ta sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính
vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có
thể chống lại mọi kẻ thù. Đặc biệt, thanh niên là thế hệ trẻ, đang tràn đầy sức sống
và nhiệt huyết, phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong mọi hoạt động, tiếp nối
truyền thống kiên cường của cha ông. Mỗi cá nhân phải biết tự trang bị cho mình tri
thức, bản lĩnh, kinh nghiệm, để có thể trở thành điểm tựa đáng tự hào của quốc gia,
để có thể đảm đương được vai trò là “rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai
của đất nước”.

You might also like