You are on page 1of 19

Phần 1: Trắc nghiệm Bao gồm 4 câu trắc nghiệm + 2 câu nhận định + 2-3 câu bài tập.

Câu 1: Mối quan hệ; đối tượng điều chỉnh của các ngành của pháp luật.
- Hiến pháp: xã hội, kinh tế, nhà nước, quyền con người.....

Hiến pháp là ngành luật cơ bản nhất của hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ cơ bản nhất của đời
sống xã hội, bao gồm:

Quan hệ giữa nhà nước và công dân;

Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau;

Quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.

- Hình sự: tội phạm...

Hình sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ tội phạm và hình phạt

- Tố tụng hình sự: quy trình giải quyết. ; pp, quyền uy ; (1985.1999.2015), trước 1985 không có blhs.

Tố tụng hình sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án hình sự.

- Dân sự: tài sải và nhân thân.( 1995.2005.2015), 689 điều ; phương pháp, thỏa thuận, bình đẳng, tự chịu
trách nhiệm của mình

Dân sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản.

- Thương mại doanh nghiệp:

Thương mại là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Lao động

Lao động là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ quan hệ lao động. Quan hệ lao
động là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện hợp đồng lao
động.

Bộ luật Lao động là cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác về lao động, như: Nghị
định, Thông tư, Quyết định của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương.

Hiện nay, Bộ luật Lao động của Việt Nam đang được áp dụng là Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, được
Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019. Bộ luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

- Quốc hội là cơ quan duy nhất co quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề qun trọng của đất nước và
giám sát tối cao với các hoạt động nhà nước
- HIẾN PHÁP là văn bản do QUỐC HỘI ban hành
- BỘ LUẬT, LUẬT là nghị quyết của QUỐC HỘI
- PHÁP LỆCH nghị quyết của ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI với ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN
TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
- LỆCH quyết định của CHỦ TỊCH NƯỚC
- NGHỊ ĐỊNH của CHÍNH PHỦ ban hành
- QUYẾT ĐỊNH của THỦ TƯỚNG và CHÍNH PHỦ
- THẨM QUYỀN ban hành VĂN BẢN VI PHẠM LUẬT

- Luật lao động do QUỐC HỘI ban hành .....

- Văn bản có hiệu lực cao nhất HIẾN PHÁP.

CÓ 4 KIỂU PHÁP LUẬT

- Kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ: gắn liền với chế độ chiếm hữu nô lệ, với phương thức sản xuất chiếm
hữu nô lệ. Kiểu pháp luật này mang tính chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp chủ nô.
- Kiểu pháp luật phong kiến: Gắn liền với chế độ phong kiến, với phương thức sản xuất phong kiến. Kiểu pháp
luật này mang tính chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp phong kiến.
- Kiểu pháp luật tư sản: gắn liền với chế độ tư bản chủ nghĩa, với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Kiểu pháp luật này mang tính chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp tư sản.
- Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa: gắn liền với chế độ xã hội chủ nghĩa, với phương thức sản xuất xã hội
chủ nghĩa. Kiểu pháp luật này mang tính chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp công
nhân.

- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính..... do..... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các.....?
a) Bắt buộc chung - Nhà nước - quan hệ pháp luật
b) Bắt buộc - Nhà nước - quan hệ xã hội
c) Bắt buộc chung - Quốc hội - quan hệ xã hội
d) Bắt buộc chung - Nhà nước - quan hệ xã hội
Câu 1: Bộ máy nhà nước VN hiên nay gồm 4 hệ thống cơ quan Nhà nước và và một chế định độc lập.
Cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét sử và cơ quan kiểm sát và một chế định
độc lập là: Chủ tịch nước.

Câu 2: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt
đến mức không thể điều hòa được. Nhận định ĐÚNG:
Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mac Le-nin, Nhà Nước chỉ xuất hiện khi có những điều kiện về kinh tế xã
hội nhất định trong đó điều kiện tiên quyết về xã hội là có những mâu thuẫn giai cấp gay gắt

Câu 3: Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội. Nhận định SAI:
Vì: Nhà nước là một hiện tượng luôn vận động thay đổi và có thể tiêu vong khi những điều kiện cho sự tồn
tại của nó không còn

Câu 4: Đặc trưng duy nhất của Nhà Nước, đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các đơn
vị hành chính, lãnh thổ. Nhận định SAI
Vì Nhà Nước có 5 đặc trưng: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt : nhà nước phân chia và
quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ, Nhà nước có chủ quyền, Nhà Nước ban hành pháp luật
và Nhà Nước ban hành thuế

Câu 5: Không nhất thiết cơ quan Nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước Nhận định:
SAI
Vì đặc trưng chủ yếu và cơ bản của cơ quan Nhà Nước là mang tinh chất quyền lực Nhà Nước nên không thể có
cơ quan Nhà Nước nào lại không mang quyền lực Nhà Nước

Câu 6: Chức danh Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà Nước. Nhận định SAI:
Chủ tịch nước là một chế định độc lập trong hệ thống cơ quan Nhà Nước ta

Câu 7: Nhà nước là một trong các tổ chức được quy định các loại thuế và chức thu thuế bắt buộc
Nhận định SAI: Nhà Nước là tổ chức duy nhất được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt buộc

Câu 9: Tất cả các Nhà Nước xã hội chủ nghĩa đều có hình thức cấu trúc Nhà Nước là đơn nhất
Nhận định SAI: Mỗi một quốc gia có thể có hình thức cấu trúc riêng, đây không phải là tiêu chí bắt buộc của
Nhà Nước xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử có Nhà Nước liên bang Nam Tư hoặc Liên bang cộng hòa xã hội Xô
Viết là những Nhà Nước
XHCN có cầu trúc Nhà Nước là liên bang
Câu 10: Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội do đó tương ứng sẽ có 5 kiểu Nhà
Nước. Nhận định SAI
Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng chi có 4 kiểu Nhà Nước ( Nhà Nước chủ
nỗ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà Nước XHCN) trong kiểu hình thái KTXH là công xã
nguyên thủy thì không có Nhà Nước
Câu 11: Moi cơ quan Nhà nước dều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhận định SAI
Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có các
cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật quy định thì mới được ban hành
Câu 12: Bộ giáo dục có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là Thông tư Nhận định SAI:
Cơ quan bộ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Bộ trưởng có quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật có tên gọi là Thông tư
Câu 13: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất định giá hành vi của con người. Nhận định: SAI
Pháp luật là tiêu chuẩn đề đánh giá hành vi của con người nhung không phải là tiêu chuẩn duy nhất mà để
điều chỉnh hành vi còn có thể sử dụng các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức
Câu 14: Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước Nhận Định SAI:
Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng đây
không phải là cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể được hình thành bằng cách
Nhà Nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn như tập quán
Câu 15: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp. Nhận định SAI:
Mỗi hình thức pháp luật đều có những tru nhước điểm của riêng nó, tiền lệ pháp là hình thức được rất nhiều
nước tư sản áp dụng đặc biệt là các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ. Ưu điểm của nó là giải quyết kịp
thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử dụng những bản án đã có hiệu lực của những vụ việc
tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật SAI:
Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác thể hiện tinh xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định và chỉ thị Nhận định
SAI:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ năm 2009, Thủ tưởng chính
phủ chỉ có quyền ban hành văn bản tên là Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc lập Nhận
định SAI:
Tổ chức chính trị xã hội không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách độc lập, tổ chức chính
trị xã hội chi có thể phối hợp ban hành văn bản QPPL có tên gọi là thông tư liên tịch với cơ quan Nhà Nước
khác để thực hiện các vấn đề có liên quan.
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp Nhận định SAI:
Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tổ thúc đẩy kinh tế phát triển Nhận định
SAI:
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiển trúc thượng tầng. Trong đó
kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Pháp uật tác động đến
kinh tế cả hai chiều theo hướng tích cực và hướng tiêu cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn bản quy phạm pháp luật
và tiền lệ pháp Nhận định SAI:
Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật

Câu 22: Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay
Nhận định SAI: Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật, còn
tập quán pháp chi là nguồn bổ trợ

Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
Nhận định: SAI: Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy phạm chỉ có
1 hoặc 2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chi có bộ phận giả định và chế tài.

Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc. Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm ton giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang tính bắt buộc đổi vối thành
viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật với các quy phạm khác là có tính bắt buộc
chung.

Câu 25: Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp. Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp, điều này do tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chi được thể hiện trong một điều Luật. Nhận định SAI
Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách viện dẫn đến điều luật khác
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là già định, quy định và chế
tài. Nhận định SAI
Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định, quy định và chế tài, tuy
nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giá định, quy định và chế tài trong một
quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn

Câu 28: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế. Nhận định SAI:
Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán
tài sản của gia đình thi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ich liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà
án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
Do đó một người say rượu nếu không có quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế năng lực hành vi thì
không thể coi là người có năng lực hành vi hạn chế

Câu 30: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Nhận định SAI:
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ hành chính

Câu 31: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ. Nhận định SAI:
Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có NL hành vi dân sự đầy đủ vì có những cá nhân bị mắc bệnh
tâm thần hoặc bị hạn chế NL hành vi dân sự thì cho dù có trên 18 tuổi cũng không có NL hành vi đầy đủ.

Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau. Nhận định SAI
Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công dân trong một số quan hệ
pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất đai...

Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chi bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn đạt được
khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Nhận định SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi ích xã hội mà chủ thể mong
muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ xã hội

Câu 34: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật Nhận định
SAI:
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan hệ pháp luật
đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật đó nữa

Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là khác nhau Nhận
định SAI:
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng nhau: Vào
thời điểm pháp nhân được cơ quan Nhà Nước cho phép thành lập hoặc từ thời điểm được cấp giấy phép
thành lập trong trường hợp pháp luật quy định việc thành lập phải được đăng ký.

NỘI DUNG CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT GỒM QUYỀN CHỦ THỂ VÀ NGHĨA VỤ CHỦ THỂ
Phần 2: Nhận địn sau đây ĐÚNG hay SAI? Vì sao?
1. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, nhà nước ra đời không phải từ một văn bản khế ước xã
hội
Quan điểm đúng.
Quan niệm Nhà nước ra đời từ bản Khế ước xã hội là quan điểm của những nhà học giả theo thuyết “Khế
ước xã hội” còn theo quan niệm của chủ nghĩa Mac-lenin Nhà Nước là một bộ máy mà giai cấp thống trị sử
dụng để đàn áp giai cấp khác. Nhà Nước chỉ ra đời khi có những điều kiện nhất định về kinh tế và xã hội

2. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật
Nhận định sai.
Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bơi các quy phạm đao đức và các quy phạm pháp luật, mà các
quy phạm đạo đức thì có thể đượec thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải
quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các
quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó
song song tồn tại trong xã hội.
3. Chung thân là đi tù suốt đời.
Tù chung thân là hình thức phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Như vậy, thực chất có thể hiểu tù chung thân là hình phạt tù suốt đời,
trừ trường hợp giảm mức phạt hoặc đặc xá.
4. Tòa án nhân dân và viện kiển sát nhân dân là 2 cơ quan duy nhất có chức năng xét xử ở nước ta
Nhận định SAI.
Theo Điều 100 của Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
Theo Điều 101 của Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan có chức năng tư pháp, nhưng chức năng tư
pháp của hai cơ quan này khác nhau. Tòa án nhân dân có chức năng xét xử, còn Viện kiểm sát nhân dân có chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Vì vậy, Tòa án nhân dân và viện kiển sát nhân dân là 2 cơ quan duy nhất có chức năng xét xử ở nước ta là
không đúng.

5. Nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc đơn nhất. Nhận định ĐÚNG.
Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ
thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất,
không phân

Trả lời đúng/sai và giải thích ngắn gọn vì sao?


a) “Ủy ban nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” Sai. Vì Ủy ban nhân dân là cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương (điều 8/76/VBQPPL)
b) “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Chính phủ lập ra Sai. Vì Ủy ban nhân dân ở cấp
chính quyền địa phương do Hội Đồng Nhân dân bầu ra (điều 8/76/VBQPPL)
c) “Quốc Hội của Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn luôn có nhiệm kỳ là 5 năm” Sai. Vì trong trường hợp
đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định
rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kì của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ
của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh (điều 71/11/VBQPPL)
d) “Các cơ quan quyền lực của Nhà nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân cả nước bầu ra Sai. Vì chỉ có
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân cả nước bầu ra. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra. Vì do cử chi cả nước bầu ra
e) “Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu
ra” Sai. Vì Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao do Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm.
f) “Cơ quan thuộc chính phủ do Quốc hội quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của thủ tướng chính phủ”
Sai. Vì các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập(42.1/41/VBQPPL).
Câu 1: Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Gỉa định là gì ? Ai? Trong điều kiện nào?
Quy định ? Mệnh đề của nhà nước (quyền và nghĩa vụ) Phải làm gì, được làm gì và không đc làm gì ? Làm
như thế nào? ( Quyền và nghĩa vụ) ( thường sẽ có chữ không và có quyền)
 Bắt buộc phải có.
Chế tài?
Biện pháp cưỡng chế, hậu quả (có hoặc bị ẩn hoặc không)

Bài tập 1:
Phân tích cơ cấu của QPPL sau, nêu rõ đây là QPPL loại gì và chế tài loại gì?
Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
(Khoản 1 Điều 197 BLHS 2015).

- Giả định: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Quy định: Không được quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ
- Chế tài: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
(chế tài hình sự)

 Quy phạm pháp luật mệnh lệnh


Bài 2: Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được
nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà
mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Khoản 3 Điều 141 BLDS 2015).

- Giả định: Một cá nhân, pháp nhân


- Quy định: có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người
được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người
đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chế tài: dân sự

 Quy phạm pháp luật tùy nghi, mệnh


lện
Bài tập 3: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định
trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
(Khoản 1 Điều 201 BLHS 2015)

- Giả định: Người nào trong giao dịch dân sự


- Quy định: Không được cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự,
thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
- Chế tài: Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm (chế tài hình sự)

 Quy phạm pháp luật mệnh lện

Câu 2. Quan hệ pháp luật


Chủ thể: Người tham gia vào cái pháp luật đó, mang đầy đủ năng lực chủ thể (pháp luật , hành vi)
Khách thể : lợi ích, mong muốn đat được của các bên chủ thể
Nội dung : Là quyền và nghĩa vụ các bên.
BÀI 1:
a) Xác định các quan hệ pháp luật phát sinh trong tình huống trên và phân tích các yếu tố của quan hệ
pháp luật?
1. Các quan hệ pháp luật tư pháp quốc tế
-Quan hệ pháp luật lao động có yếu tố nước ngoài (quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài):Anh B 25
tuổi, chị V 20 tuổi là công dân Việt Nam, ký hợp đồng lao động với Công ty điện tử Hansen có trụ sở chính ở
thủ đô Matxcova, Nga. Đây là quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài bởi vì trong quan hệ này có một bên là
chủ thể nước ngoài (Công ty điện tử Hansen). Các yếu tố của quan hệ pháp luật này là:
+ Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B, chị V và Công ty điện tử Hansen. Bởi vì, chủ thể của quan hệ pháp
luật là những tổ chức hay cá nhân dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp
luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
+ Khách thể của quan hệ pháp luật: là sức lao động, con người lao động và thao tác, tức là hành vi lao động.
Bởi vì khách thể quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất và tinh thần mà các chủ thể bên tham gia quan hệ
hướng đến. Trong tình huống trên anh B và chị V ký hợp đồng lao động nhằm mục đích “bán” sức lao động, tìm
kiếm việc làm, tạo thu nhập; còn Công ty điện tử Hansen thì nhằm mục đích “mua sức lao động, tìm nguồn
nhân công thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty mình
+ Nội dung của quan hệ pháp luật: là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể
tham gia. Quan hệ pháp luật trong tình huống trên là hợp đồng lao động nên sẽ có tính chất song vụ nghĩa là
quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Anh B và chị V có quyền được hưởng lương, được
nghỉ ngơi, hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện theo đúng hợp đồng
như đi làm đúng giờ, thực hiện đúng công việc,… . Công ty Hansen có quyền yêu cầu anh B và chị V tuân thủ
hợp đồng, nội quy kỷ luật, đi làm đúng giờ, thực hiện đúng công việc, khởi kiện cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp nếu anh B và chị V vi phạm hợp đồng… .
Bài 2:
- Quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài (quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài):
Trong thời gian làm việc tại Nga, anh B và chị V đã kết hôn tại Nga vào năm 2020. Việc xác lập quan hệ vợ
chồng của anh B và chị V phát sinh tại Nga nên đây là quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình có yếu tố nước
ngoài. Các yếu tố của quan hệ pháp luật nói trên là:
+ Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B (25 tuổi) và chị V(20 tuổi)
+ Khách thể của quan hệ pháp luật: Một là lợi ích về nhân thân, đó là các lợi ích về tinh thần, tình cảm như
họ tên, quốc tịch, quyền làm cha, mẹ,... Hai là lợi ích về tài sản, lợi ích về tài sản mà các chủ thể của quan hệ
hôn nhân và gia đình đạt được là tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng,....
+ Nội dung của quan hệ pháp luật: là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình
như quyền và nghĩa vụ về nhân thân, quyền và nghĩa vụ về tài sản. Ví dụ về quyền và nghĩa vụ của anh B và chị
V là nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực
hiện các công việc trong gia đình.

Câu 3. Quy phạm pháp luật:


Hành vi xác định : Cá nhân, tổ chức.
Có tính trái pháp luật
Có lỗi ( cố ý hoặc vô ý )
Gây thiệt hại cho XH

Câu 4. Cấu thành quy phạm pháp luật ( 4 mặt )


Khách quan : Nhận thức được ( hành vi, hậu quả, mối qan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả , thời gian )
Khách thể : mqh được pháp luật bảo vệ bị hành vi QPPL ( quyền tài sản,…)
Chủ quan :
Có lỗi
Động cơ là lý do thúc đẩy hành vi đó
Mục đích : là kq mong muốn đạt được
Chủ thể : cá nhân tổ chức đầy đủ hành vi
Bài tập : Sống trong ngôi nhà của cha mẹ chồng qua đời để lại nhưng không được sự hài lòng của một số chị em
bên chồng nên vợ chồng anh Lương Sơn Bá và chị Chúc Anh Đài (Thành phố Nghi Xuân) luôn phải sống trong
sự nhục mạ của anh chị em. Trong đó có Mã Văn Tài- người sống như vợ chồng với chị Thuý Kiều là em gái
của anh Bá. Nhiều lần gây sự vẫn chưa đuổi được vợ chồng anh Bá và chị Đài ra khỏi nhà. Trưa ngày
26/12/2018, Tài tìm tới gây sự, đánh Đài. Tức nước vỡ bờ, Đài đã rút dao, đâm Tài 10 nhát vào ngực, trong đó
có 1 nhát dao trúng tim. Tài chết ngay sau đó. Chị Chúc Anh Đài, 34 tuổi, làm nghề lao công. Ngày 29/5/ 2019,
TAND tỉnh Bình Thuận đưa vụ án ra xét xử, tuyên án chung thân đối với Đài về tội giết người.Phân tích các
yếu tố cấu thành VPPL trong trường hợp trên.
Bài làm1,
1. Mặt khách quan:
+Hành vi: Đài đã rút dao, đâm Tài 10 nhát vào ngực, trong đó có 1 nhát dao trúng tim
+Hậu quả: Tài chết ngay sau đó
+Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: do tức nước vỡ bờ, Đài đã rút dao, đâm Tài 10 nhát vào
ngực, trong đó có 1 nhát dao trúng tim dẫn đến Tài chết ngay sau đó.
Thời gian: Trưa ngày 26/12/2018
2. Mặt Khách thể: Quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, thân thể của anh Tài=> quan hệ nhân thân

3. Mặt chủ quan: Lỗi vô ý do cẩu thả: Chị Đài lẽ ra phải nhận thấy hậu quả là anh Tài có thể chết nếu bị
chị đâm. Nhưng do khinh suất, chị Đài đã không nhận thấy hậu quả mà rút dao đâm anh Tài.

4. Mặt chủ thể: Chị Chúc Anh Đài, 34 tuổi, làm nghề lao công: là người có đầy đủ nâng lực, hành vi,
trách nhiệm pháp lí.

Câu 5 : Thừa kế
Xác định Di sản thừa kế ( chung + riêng 0 chia theo di chúc hay chia theo pháp luật )
Bắt đàu chia( chia theo hàng, hàng 1 không có chuyển qua hàng 2)
Câu 1: Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản. Người con và mẹ
nghĩ rằng họ sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia
tài sản cho người con. Hỏi: nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này
mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không, hình như có Điều luật nào đó quy định
là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi)
Hỏi thêm: người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?
Đáp án tham khảo:

Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp
luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620
hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Vì vậy nếu người cha mất thì người vợ vẫn được hưởng theo quy định của người kia, còn người con đã thành
niên và không thuộc khoản 2 Điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con
hưởng.

Câu 2 : Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với
việc phân chia di sản của người cha để lai.

Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1947 và có 3 con là anh Hải, anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn
với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2018, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại
được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và
để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh Dũng chết do
bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình
tranh chấp về việc phân chia di sản.
Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích nào khác, anh Hải có
lập văn từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh dũng theo đúng quy định của pháp luật, chị Ngân cũng từ chối
hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau
khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu.
Đáp án tham khảo:
Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé:
– Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có nghĩa là không có tên chị Ngân trong di
chúc của anh Hải, vậy tại sao lại có chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?
– Thứ hai, “các con người em ruột của chồng tên Lương”, chỗ này bạn viết như thế người đọc dễ hiểu nhầm,
theo P hiểu thì đó là các con của bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của mình trong khối tài sản chung của 2
ông bà cho con gái và cháu ngoại, như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2×1,2t tỷ) sẽ được
chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.
Vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà
Ba chết để lại tài sản cho các con và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền 900
triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.
Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải
được hưởng thêm số tài sản này. Do anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, nên còn dư ra 500
triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con
anh Hải (nếu có)

Câu 3: Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con
X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt
sau:
1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X.
2. C chết trước A. D chết sau A (chưa kịp nhận di sản)
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản
Đáp án tham khảo:
Di sản ông A để lại là 900 triệu.
Trường hợp 1. C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.
A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế
theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội
dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).
Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.
A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng
nhau là 300 triệu.
Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo Điều 652 BLDS 2015).
D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di
chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A
để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp
luật mỗi người một phần bằng nhau.
Trường hợp 3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.
Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo
Điều 619 BLDS 2015).
Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di
sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ
được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.
Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc (theo Điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp
luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ
được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.

Câu 4: Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) & chị Y (1954). Sau
một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với
bà C. A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con
là M & N (1979-sinh đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnh hiểm
nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài
sản do ông A để lại. không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua
điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với
những người được hưởng di sản thừa kế của chị X & Ô A?
Đáp án tham khảo:
Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa
nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.
Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem bằng 0.
Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.
Tài sản của ông A và bà B có được là 500 triệu
Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Di sản của ông A là 500/2 = 250 triệu.
250 triệu chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.
Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì những người sau đây được hưởng
thừa kế gồm bà B và bà C mỗi người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6 = 41,6 triệu.
Như vậy
 Bà B = bà C = 2/3 (250/6) = 27,7 triệu.
 Tài sản của anh T còn lại là 250 – (27,7×2) = 194,6 triệu.
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi.

Tình huống 5:
Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia
tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A
lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai
đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?
Đáp án tham khảo:
Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu.
Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.
Ông A để lại cho bà B 100 triệu.
Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150 – 100 = 50 triệu.
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều
652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.
Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33
Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.

Tình huống 6:
Ông thịnh đã ly hôn với vợ và có 2 người con riêng là Hòa và Bình.Bà Nguyệt (chồng chết) có 2 người con riên
là Xuân và Hạ.
Năm 1993 ông thịnh kết hôn với bà Nguyệt và sinh được 2 người con là Tuyết và Lê.
Để tránh sự bất hòa giữa mẹ kế và con chồng, ông Thịnh cùng bà Nguyệt mua một căn nhà để bà Nguyệt cùng
các con là Xuân, Hạ, Tuyết, Lê ở riêng. Trong quá trình chung sống, ông Thịnh thương yêu Xuân và Hạ như
con ruột, nuôi dưỡng và cho 2 người ăn học đến lớn.
Hòa kết hôn với Thuận có con là Thảo.
Xuân kết hôn với Thu có con là Đông.
Hòa bị tai nạn chết vào năm 2016. Ông thịnh bệnh chết vào năm 2017. Xuân cũng chết vào năm 2018.
Sau khi ông thịnh qua đời gia đình mâu thuẫn và xảy ra tranh chấp về việc chia di sản của ông thịnh
Qua điều tra được biết: Ông thịnh có tài sản riêng là 220 triệu đồng. và có tài sản chung với bà nguyệt (căn nhà
bà nguyệt và các con đang sống) trị giá 140tr đồng.Hòa và Thuận có tài sản chung là 120tr đồng. Xuân và thu
có tài sản chung là 100tr.
Hãy phân chia di sản của ông Thịnh.
Đáp án tham khảo:
– Tổng tài sản của Hòa có 120:2=60tr sẽ để lại cho Thịnh = mẹ của Hòa = Thuận = Thảo = 60:4 = 15tr mà bà
mẹ kế là Nguyệt không được thừa kế vì theo Điều 654 BLDS 2015 chưa có quan hệ như mẹ con.
– Thịnh xem con riêng của Nguyệt như con mình, chăm sóc, cho ăn học đây là mối quan hệ giữa con riêng với
bố dượng theo Điều 654 BLDS 2015, thì Xuân và Hạ xem như trong hàng thừa kế thứ nhất.
– Ông Thịnh không để lại di chúc.
– Tổng tài sản ông Thịnh là 220 + 140:2 + 15(của Hòa) = 305 triệu
– Vậy những người thừa kế của ông Thịnh gồm 7 người : Nguyệt = Xuân = Hạ = Tuyết = Lê = Hòa (Thảo kế
vị) = Bình = 305:7 = 43.57 triệu.
– Tổng tài sản Xuân có 43.57 + 100:2= 93.57tr sẽ để lại cho Nguyệt = Thu = Đông = 93.57:3 = 31.19 triệu.
Tóm lại là:
 Nguyệt = 140:2 + 43.57 + 31.43=145 triệu
 Hạ = 43.57 triệu
 Thu = 100 : 2+ 31.19= 81.19 triệu
 Đông = 31.19 triệu
 Tuyết = 43.57 triệu
 Lê = 43.57 triệu
 Bình = 43.57 triệu
 Thuận = 120 : 2 + 15 = 75 triệu
 Thảo = 15 + 43.57 = 58.57 triệu
 Mẹ của Hòa = 15 triệu
Tình huống 7:
Du và Miên là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Hiếu – 1982, Thảo và Chi sinh đôi – 1994.
Do bất hòa, Du và Miên đã ly thân, Hiểu ở với mẹ còn Thảo và Chi sống với bố.
Hiếu là đứa con hư hỏng, đi làm có thu nhập cao nhưng luôn ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi, sau 1
lần gây thương tích nặng cho mẹ, hắn đã bị kết án.
Năm 2007 Bà Miên mất, trước khi chết bà miên có để lại di chúc là cho trâm là e gái 1 nửa số tài sản của mình.
Khối tài sản chung của Du và Miên là 790 triệu
1. Chia thừa kế trong tr hợp này
2. Giả sử cô Trâm khước từ nhận di sản thừa kế, di sản sẽ phân chia thế nào.
Đáp án tham khảo:
Tài sản của bà miên = 790/2 = 395 triệu.
Do Hiếu bị tước quyền thừa kế nên những người thừa kế theo pháp luật của bà Miên gồm: ông Du, Thảo, Chi
Chia theo di chúc: Trâm = 395/2 = 197.5 triệu còn lại là 197.5 triệu không được định đoạt trong di chúc nên
Chia theo pháp luật như sau:
Ông Du = Thảo = Chi = 197.5/3 = 65.8 triệu.
Giả sử toàn bộ tài sản được chia theo pháp luật: 1 suất thừa kế theo pháp luật = 395/3= 131.67 triệu.
1 suất thừa kế bắt buộc là = 131.67 * 2/3 = 87.78 triệu.
Vậy:
 Ông Du = Thảo = Chi = 87.7 triệu.
 Trâm = 131.66 triệu.
Nếu Trâm từ chối nhận tài sản thừa kế thì toàn bộ tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Tình huống 8:
A, B kết hôn năm 1950 có 4 con chung C,D,E,F. Vào năm 1957, A – T kết hôn có 3 con chung H,K,P. Năm
2017, A, C qua đời cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời điểm C qua đời anh đã có vợ và 02 con G,N.
Sau khi A qua đời để di chúc lại cho C ½ di sản, cho B,T mỗi người ¼ di sản. Sau khi A qua đời B kiện đến tòa
xin được hưởng di sản của A. Tòa xác định tài sản chung A,B=720 triệu, A,T= 960 tr. Chia thừa kế trong
trường hợp trên?
Đáp án tham khảo:
Ông A mất năm 2017, di sản A để lại là 840 triệu (trong đó: 360 triệu trong khối tài sản chung với bà B + 480
triệu trong khối tài sản chung với bà T). Do cuộc hôn nhân của ông A với bà B, ông A với bà T được xác lập
trước thời điểm Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (13/01/1960 ở miền Bắc, 25/03/1977 ở miền
Nam) nên việc có nhiều vợ, nhiều chồng không trái pháp luật (được coi là hợp pháp).
Ông A mất để lại di chúc cho C ½ di sản (=420 triệu); B,T mỗi người ¼ di sản (B=T= 210 triệu). Do C chết
cùng thời điểm với A nên phần di chúc A để lại cho C không có hiệu lực pháp luật (điều 643, 619 BLDS 2015)
và được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Theo đó, B, C, D, E, F, T, H, K, P là những người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của ông A, mỗi người một phần bằng nhau là 52,5 triệu (C đã mất nên con của C là G, N
là người được hưởng thừa kế thế vị của C (điều 652).
Ông A chết cùng thời điểm với C nên ông A không được hưởng thừa kế của C (điều 619 BLDS 2015). Nếu C
chết không để lại di chúc thì di sản mà C để lại được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).

You might also like