You are on page 1of 60

Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp?

_Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là các quan hệ xã hội cơ bản và quan
trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, chính sách văn hoá- xã hội,
quốc phòng an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
+Trong lĩnh vực chính trị: Nhà nước- nhân dân, nhà nước- chính trị, chính trị- xã hội, nhà
nước- nhà nước…
+Trong lĩnh vực kinh tế: Chính sách của nhà nước, chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, vai
trò của nhà nước…
+Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội: mục đích chính sách…
+Trong lĩnh vực nhà nước- nhân dân: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ
máy nhà nước…

Câu 2: Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Việt Nam?
_Đặc điểm chung:
+Đều là các quan hệ xã hội.
+Có các chủ thể tham gia.
+Thể hiện ý chí của chủ thể tham gia.
_Đặc điểm riêng:
+Các quan hệ điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp có nội dung pháp lí quan trọng, làm cơ
sở cho các ngành luật khác cụ thể hoá, chi tiết hoá. Ví dụ như: Mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật.
+Trong các quan hệ điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp có phạm vi chủ thể đặc biệt gồm:
nhân dân, nhà nước, cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, dân tộc, cử
tri…
+Gắn liền với quyền lực nhà nước.

Câu 3: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Việt Nam?
_Phương pháp cho phép:
1
+Thường được sử dụng để quy định quyền của cá nhân, tổ chức, thẩm quyền của cơ quan
nhà nước.
+Ví dụ: Công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng
cử vào Quốc hội, HĐND.
_Phương pháp bắt buộc:
+Thường được sử dụng để quy định nghĩa vụ cho cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước.
+Ví dụ: Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng
toàn dân.
_Phương pháp cấm:
+Thường được sử dụng để ngăn chặn, không cho phép cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước
làm những hành vi nhất định.
+Ví dụ: Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công lao động
dưới độ tuổi lao động.
_Phương pháp xác lập những nguyên tắc mang tính định hướng:
+Được sử dụng khá nhiều, tuỳ thuộc vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp.
+Ví dụ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam?
_Là các quy phạm, chế định và những quan hệ xã hội nhất định, bao gồm cả những quy
phạm và chế định đã hết hiệu lực hoặc đang hiện hành.
_Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu:
+Quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm, chế định của ngành luật Hiến pháp.
+Thực tiễn vận dụng, áp dụng các quy phạm, chế định nhằm hoàn thiện chúng.
+Những quan hệ xã hội đang được, cần được hay có thể được Quy phạm pháp luật điều
chỉnh. Ví dụ: Dân chủ là 1 vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp
+Các quan điểm chính trị pháp lí có liên quan đến Luật Hiến pháp. Ví dụ: Quan điểm xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2
Câu 5: Phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam?
_Phương pháp duy vật biện chứng:
+Khi nghiên cứu về Luật Hiến pháp phải thấy các quy phạm, chế định, quan hệ của ngành
Luật Hiến pháp là những bộ phận cấu thành của luật Hiến pháp; giữa chúng có sự thống
nhất, hỗ trợ nhau, không được mâu thuẫn và đối lập nhau.
+Phép biện chứng được sử dụng để nghiên cứu sự vận động và phát triển của Luật Hiến
pháp: quy phạm, chế định, quan hệ của Luật Hiến pháp và đặt chúng trong bối cảnh của sự
vận động và phát triển không ngừng, từ đó rút ra những kết luận, chỉ ra sự kế thừa, phát
triển của chúng.
_Phương pháp lịch sử:
+Phải nắm được các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, chế định, quan hệ đó
ra đời và tồn tại, từ đó sẽ hiểu được đầy đủ nội dung của mỗi quy phạm, chế định, quan hệ
luật Hiến pháp khi được nghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
_Phương pháp so sánh:
+Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh, đối chiếu với những vấn đề
của Luật Hiến pháp trước đó để thấy được sự kế thừa và phát triển của Luật Hiến pháp.
+Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh với Luật Hiến pháp nước
ngoài để thấy được đặc điểm của luật hiến pháp Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm luật
Hiến pháp nước ngoài.
+Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh, đối chiếu với các ngành luật
khác để thấy được tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam và vai trò của Hiến
pháp trong hệ thống đó.
_Phương pháp phân tích theo hệ thống chức năng: Cho phép làm sáng tỏ vị trí, vai trò
của từng quy phạm, chế định, quan hệ trong hệ thống ngành Luật.
_Phương pháp thống kê: Được sử dụng rộng rãi trong khoa học Luật Hiến pháp, đặc biệt
khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước; bằng phân tích các số liệu thống kê cụ thể
trong các thời điểm khác nhau, sẽ rút ra được các kết luận cần thiết.
_Phương pháp khảo sát thực tế.
_Phương pháp thực nghiệm.

3
Câu 6: Nguồn của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam?
_Nguồn của ngành luật Hiến pháp Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật trong
đó chứa các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội theo những mục tiêu định hướng cụ thể, phù hợp với ý chí của nhà
nước.
_Nguồn của ngành Luật Hiến pháp được chia thành:
+Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội: Một số luật do Quốc hội ban hành như luật tổ
chức Quốc hội, luật bầu cử đại biểu Quốc hội… Một số nghị quyết của Quốc hội như nghị
quyết về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh…
+Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội như: Nghị quyết về ban hành quy
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước…
+Một số văn bản do Thủ tưởng Chính phủ, Chính phủ ban hành như: Nghị định về quy chế
làm việc của Chính phủ; nghị định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ…
+Một số nghị quyết do HĐND ban hành như: Nghị quyết thông qua nội quy kì họp của
HĐND.

Câu 7: Khái niệm Hiến pháp?


_Định nghĩa: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất,
quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị,
chính sách kinh tế, văn hoá- xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con
người và công dân.
_Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp:
+Gắn liền với sự ra đời của nền dân chủ tư sản, cùng với đó là sự xuất hiện của học thuyết
phân chia quyền lực nhà nước để hạn chế tối đa sự lạm dụng quyền lực, để bảo vệ quyền
con người.
+Sự ra đời và phát triển không ngừng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cần phải
thiết lập một mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân theo quy tắc bình đẳng, nhân dân là
chủ thể của quyền lực nhà nước, kết quả là sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong đó có
khoa học pháp lí.

4
+ Sau khi cách mạng tư sản bùng nổ, giai cấp tư sản nhận quyền lực từ giai cấp phong
kiến, ban hành ra pháp luật trong đó có Hiến pháp để xác định địa vị thống trị của mình.
_Đặc điểm của Hiến pháp:
+Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là luật mẹ, luật gốc vì vậy nó là nên tảng, là cơ sở để xây
dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia.
+Hiến pháp là luật tổ chức, quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, xác định
cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, quy định cấu
trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
+Hiến pháp là luật bảo vệ các quyền con người và công dân, các quyền con người và
quyền công dân quy định trong Hiến pháp là cơ sở pháp lí chủ yếu để nhà nước tôn trọng
và đảm bảo thực hiện các quyền con người và công dân.
+Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, tất cả các văn bản pháp luật khác không
được trái với Hiến pháp, bất kì một văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều bị huỷ
bỏ.
_Phân loại Hiến pháp:
+Hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn: Hiến pháp thành văn có tính long
trọng hơn, còn Hiến pháp không thành văn lại thuận tiện hơn ở thủ tục thông qua và sửa
đổi.
• Hiến pháp thành văn tức là các quy định Hiến pháp được viết thành văn bản nhất
định, thống nhất với các tên Hiến pháp, hiến ước, tuyên ngôn hoặc không thống
nhất mà bao gồm nhiều văn bản. Dù là một hay nhiều văn bản, các Hiến pháp thành
văn có thủ tục thông qua một cách chính thức và được tuyên bố là đạo luật cơ bản
của nhà nước. Hiện nay, tuyệt đại đa số các Hiến pháp đều là Hiến pháp thành văn.
• Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp thể hiện trong các quy phạm pháp luật, tập
tục truyền thống, thông lệ, án lệ … Liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Chúng thường không được quy định thành văn bản riêng và không được tuyên bố
hoặc ghi nhận là luật cơ bản của nhà nước. Hiện nay, còn một số ít các nước có loại
Hiến pháp này là Anh, New Zealand…
+Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại: Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp ghi nhận mối
tương quan lực lượng chính trị – xã hội của giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến; còn
Hiến pháp hiện đại là văn bản pháp lý ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hội giữa giai
cấp thống trị tư sản với một bên là nhân dân lao động.

5
• Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp được ban hành từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
và những Hiến pháp tuy mới được ban hành gần đây song theo trường phái cổ điển.
Trong những điều kiện lúc bấy giờ, các Hiến pháp nói chung là ngắn gọn, có nội
dung chủ yếu là các quy định về phân chia quyền lực, ít các quy định về quyền tự
do. Một số Hiến pháp cổ để vẫn tiếp tục tồn tại phải bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp
với tình hình hiện tại.
• Ví dụ: Hiến pháp Mỹ là Hiến pháp đặc trưng cho Hiến pháp cổ điển, chỉ có 7 điều,
tập trung vào việc quy định trình tự thành lập và thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước ở trung ương như Quốc hội, Tổng thống và Toà án tối cao, mối quan hệ giữa
liên bang và các tiểu bang, trình tự sửa đổi Hiến pháp nhưng Hiến pháp Mỹ không
hề có điều nào nói về các đảng phái chính trị, mặc dù các đảng phái chính trị chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị của Mỹ. Ngoài ra Hiến pháp
của Vương quốc Nauy năm 1814, Vương quốc Bỉ 1831, Liên bang Thuỵ sĩ 1874…
cũng là những Hiến pháp cổ điển.
• Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp phần lớn được ban hành từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai với nội dung điều chỉnh được mở rộng. Trước cuộc đấu tranh đòi
quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân lao động và cùng với sự ảnh hưởng của
các nước xã hội chủ nghĩa mà các Hiến pháp đó ngoài những quy định cổ điển như
trước đây về tổ chức bộ máy nhà nước còn chứa đựng nhiều điều khoản có nội dung
dân chủ, quy định thêm các quyền tự do của công dân như bầu cử, quyền có việc
làm, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tham gia quản lý nhà nước…
• Các nước có Hiến pháp hiện đại là Pháp (Hiến pháp 1946, 1958), Nhật Bản (1948),
CHLB Đức (1949)…Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều thuộc Hiến pháp
hiện đại.
+Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính:
• Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp có thủ tục thông qua bình thường như mọi đạo luật
và có thể được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp, theo thủ tục thông qua các đạo
luật bình thường. Ví dụ: Hiến pháp của Vương quốc Anh.
• Hiến pháp cương tính là Hiến pháp được thông qua bởi một cơ quan đặc biệt là
Quốc hội lập hiến chứ không phải là cơ quan lập pháp hoặc toàn dân biểu quyết.
Thủ tục thông qua hoặc sửa đổi Hiến pháp cũng được quy định chặt chẽ hơn. Chẳng
hạn việc thông qua bình thường chỉ cần quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành
thì đối với Hiến pháp phải có 2/3 hoặc 3/4 tổng số đại biểu, hoặc hơn thế nữa sau
khi đã được Quốc hội thông qua thì dự án phải được nhân dân bỏ phiếu phúc
quyết…

6
+Hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa:
• Hiến pháp xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm chung sau: thiết lập một chính thể
mới – chính thể xã hội chủ nghĩa; xác nhận rõ tính giai cấp của nhà nước xã hội chủ
nghĩa; thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng mác-xít…
• Hiến pháp tư sản chủ nghĩa có những đặc điểm sau: đều tìm mọi cách để che giấu
bản chất giai cấp tư sản, nó luôn thể hiện quyền thống trị của mình dưới khái niệm
“chủ quyền nhân dân”; đều ghi nhận, củng cố quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa đối với tư liệu sản xuất và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới những hình
thức khác nhau; thường có một số quy định nhắm bảo đảm cho Hiến pháp được
thực hiện. Trung tâm của những bảo đảm này là hoạt động của Toà án Hiến pháp
hay Hội đồng Hiến pháp.

Câu 8: So sánh các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013?
Hiến Hoàn cảnh ra đời Tính chất Nhiệm vụ
pháp
1946 _Nước VNDCCH non trẻ _Mang tính chất dân chủ nhân _Mang lại quyền tự do, dân
mới ra đời, đòi hỏi cần một dân. chủ cho nhân dân.
bản Hiến pháp dân chủ. _Về chính trị: Hiến pháp trao _Xác lập những nguyên tắc tổ
_20/9/1945: Ban sắc lệnh quyền lực nhà nước vào tay chức và hoạt động của chính
thành lập Ban dự thảo Hiến nhân dân, quy định nhiều quyền quyền.
pháp gồm 7 người. quan trọng như quyền bầu cử, _Phục vụ việc chuẩn bị cho
_2/3/1946: Tại kì họp thứ quyền tự do… kháng chiến trường kì.
nhất, Quốc hội khoá I thành _Về tổ chức và hoạt động của
lập Ban dự thảo Hiến pháp bộ máy nhà nước: Hiến pháp
gồm 11 người. quy định việc tổ chức Nghị
_9/11/1946: Tại kì họp thứ viện nhân dân do nhân dân bầu
2, Quốc hội khoá I thông ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho
qua Hiến pháp với 240 nhân dân.
phiếu thuận và 2 phiếu
chống.
_19/12/1946: Toàn quốc
kháng chiến bùng nổ, do
hoàn cảnh nên Hiến pháp
1946 không được công bố
chính thức.

7
1959 _Sau thắng lợi ở chiến dịch _Mang tính chất XHCN. _Đảm bảo quyền tự do, dân
Điện Biên Phủ, miền bắc _Về chính trị: Duy trì nguyên chủ, quyền làm chủ của nhân
được giải phóng hoàn toàn, tắc quyền lực nhà nước tập dân.
đất nước bị chia cắt thành 2 trung dân chủ, đảm bảo quyền _Đảm bảo những nguyên tắc
miền. Tình hình kinh tế- tự do cho công dân, quy định tổ chức và hoạt động của bộ
văn hoá- xã hội ở miền Bắc thêm nhiều quyền và nghĩa vụ máy nhà nước.
có nhiều thay đổi, bắt đầu cho công dân. _Phục vụ xây dựng CNXH ở
phát triển và cải tạo nền _Về tổ chức và hoạt động của miền Băc, kháng chiến chống
kinh tế theo CNXH, liên bộ máy nhà nước: Hoàn thiện Mỹ giải phóng miền Nam.
minh giữa giai cấp công và phát triển theo mô hình Liên
nhân và nông dân được Xô và các nước XHCN, thể
củng cố. Tình hình đòi hỏi hiện vai trò lãnh đạo của Đảng
cần có Hiến pháp mới cho đối với nhà nước và hệ thống
thời kì xây dựng CNXH ở chính trị.
miền Bắc, kháng chiến _Về kinh tế: Xác định kinh tế
chống Mỹ miền Nam. quốc doanh thuộc sở hữu toàn
_Tại kì họp thứ 6, Quốc hội dân giữ vai trò lãnh đạo nền
khoá I quyết định sửa đổi kinh tế quốc dân và được ưu
Hiến pháp. tiên phát triển.
_7/1958: Hiến pháp được
đưa ra thảo luận trong các
cán bộ trung và cao cấp.
_1/4/1959: Hiến pháp được
công bố để toàn dân thảo
luận và đóng góp ý kiến.
_31/12/1959: Kì họp thứ
11, Quốc hội khoá I thông
qua Hiến pháp sửa đổi.
_1/1/1960: Chủ tịch Hồ Chí
Minh kí sắc lệnh công bố
Hiến pháp 1959.

8
1980 _Chiến dịch Hồ Chí Minh _Mang đậm tính chất XHCN. _Đảm bảo quyền tự do, dân
dành thắng lợi, đất nước _Về chính trị: Xác định bản chủ, quyền làm chủ của nhân
thống nhất, đòi hỏi cần phải chất chuyên chính vô sản của dân.
tổng tuyển cử thống nhất cơ nhà nước, thể hiện vai trò lãnh _Thống nhất tổ chức bộ máy
quan quyền lực nhà nước ở đạo của Đảng trong lãnh đạo nhà nước ở 2 miền Nam - Bắc,
2 miền Nam- Bắc, xây nhà nước, cũng như vai trò của đảm bảo những nguyên tắc tổ
dựng một bản Hiến pháp các tổ chức chính trị- xã hội chức và hoạt động của bộ máy
mới cho thời kì xây dựng quan trọng. nhà nước.
CNXH trên cả nước. _Về tổ chức và hoạt động của _Phục vụ quá trình đi lên
_18/12/1980: Tại kì họp thứ bộ máy nhà nước: Hiến pháp CNXH.
7, Quốc hội khoá VI thông xác định quyền làm chủ tập thể,
qua Hiến pháp mới. với tổ chức bộ máy nhà nước
giống như Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu.
_Về kinh tế: Tiến hành cách
mạng cải cách quan hệ sản
xuất, cải tạo các thành phần
kinh tế phi XHCN, thực hiện
nên kinh tế quốc dân 2 thành
phần: kinh tế quốc doanh thuộc
sở hữu tư nhân và kinh tế hợp
tác xã thuộc sở hữu tập thể.
1992 _Sau một thời gian, nhiều _Mang tính chất XHCN. _Đảm bảo quyền tự do, dân
quy định của hiến pháp _Về chính trị: Đề cao vai trò chủ, quyền làm chủ của nhân
1980 không còn phù họp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dân.
với tình hình đất nước, cần là cơ sở chính trịc ho nhân dân. _Hoàn thiện các nguyên tắc tổ
phải có một bản Hiến pháp _Về tổ chức và hoạt động bộ chức và hoạt động của bộ máy
mới cho thời kì quá độ lên máy nhà nước: Tiếp tục thực nhà nước.
CNXH. hiện nguyên tắc quyền lực nhà _Phục vụ việc đổi mới kinh tế
_15/4/1992: Kì họp thứ 11, nước thuộc về nhân dân, tập trong tiến trình quá độ lên
Quốc hội khá VIII thông trung dân chủ. CNXH.
qua Hiến pháp mới. _Về kinh tế: Thực hiện nền
kinh tế thị trường định hướng
XHCN, với nhiều thành phần
kinh tế, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân nước ngoài đầu

9
tư vào Việt Nam.

2013 _Trong bối cảnh nền kinh _Mang tính chất XHCN. _Đảm bảo quyền tự do, dân
tế đang có nhiều thay đổi, _Về chính trị: Củng cố quyền chủ, quyền làm chủ của nhân
đẩy mạnh công nghiệp hoá, làm chủ của nhân dân. dân, quyền con người và
hiện đại hoá đất nước, hội _Về tổ chức và hoạt động của quyền công dân.
nhập quốc tế, cần có một bộ máy nhà nước: Hiến pháp _Hoàn thiện các nguyên tắc tổ
bản Hiến pháp mới phù hợp tiếp thu những hạt nhân hợp lí chức và hoạt động của bộ máy
hơn. của học thuyết phân chia quyền nhà nước.
lực. _Phục vụ sự nghiệp công
_Về kinh tế: Tiếp tục phát triển nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nền kinh tế định hướng XHCN. nước trong quá trình quá độ
lên CNXH.

Câu 9: Nội dung, ý nghĩa quyền dân tộc cơ bản theo Hiến pháp hiện hành?
_Quyền dân tộc cơ bản là quyền của một quốc gia, dân tộc, được độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, có quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình mà
không bị lệ thuộc bởi quốc gia, dân tộc khác.
_Quyền dân tộc gồm 4 yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó yếu tố độc lập là
yếu tố quan trọng nhất vì nó là cơ sở, nền tảng, quyết định các yếu tố còn lại, có độc lập thì
mới có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+Độc lập: quốc gia, dân tộc đó không bị quốc gia, dân tộc khác xâm chiếm, đô hộ cai trị.
+Chủ quyền: Nhà nước có chủ quyền là nhà nước có quyền tự quyết riêng về vấn đề đối
nội, đối ngoại, chiến tranh- hoà bình của quốc gia mình.
+Thống nhất: Thống nhất về tổ chức chính quyền nhân dân từ trung ương đến địa phương,
về hệ thống pháp luật, về lãnh thổ.
+Toàn vẹn lãnh thổ: Không bị chia cắt về lãnh thổ.

10
Câu 10: Bản chất nhà nước theo Hiến pháp hiện hành?
_Bản chất nhà nước ta theo Hiến pháp hiện hành là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
_Thể hiện ở chỗ:
+Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước XHCN, nền tảng của quyền lực nhà
nước là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức, thực
hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân,
do nhân dân tổ chức ra vì lợi ích nhân dân.
+Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện theo nguyên tắc: Quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc tổ chức và thực thi quyền
lực nhà nước, hoạt động quản lí xã hội tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nhà nước thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
+Nhà nước CHXHCN Việt Nam có tính dân chủ. Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát
huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia đông đảo
vào các công việc của nhà nước và xã hội.
+Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên đất nước Việt Nam, Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa
các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.

Câu 11: Hệ thống chính trị của nhà nước theo pháp luật hiện hành: Vị trí, vai trò của
Đảng Cộng sản Việt nam, nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị?
_Đảng cộng sản Việt Nam: là thiết chế duy nhất giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt
đối của nhà nước và các tổ chức khác nằm trong hệ thống chính trị.
+Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để định hướng cho sự phát triển của toàn xã
hội trong từng thời kì lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
+Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã
hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
11
+Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát hiện, lựa chọn, bồi
dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất, năng lực giới
thiệu vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thông qua cơ chế bầu cử,
tuyển chọn.
+Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng bằng
cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp, giáo dục
và động viên quần chúng tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, ủng hộ và tích cực
thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
+Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước
và tổ chức xã hội, phát triển và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc.
_Nhà nước CHXHCN Việt Nam: luôn đứng trung tâm của hệ thống chính trị.
+Nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự và đảm bảo công
bằng xã hội.
+Nhà nước là đại diện chính thức của nhân dân, là tổ chức rộng lớn nhất trong xã hội,
phạm vi quản lí trên toàn lãnh thổ, đối với mọi công dân; đại diện cho các tầng lớp trong
xã hội, nhân dân thực hiện quyền và lợi ích của mình thông qua các cơ quan nhà nước.
+Nhà nước có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có bộ máy
quyền lực và có sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ
chính trị của nhà nước.
+Nhà nước có pháp luật, công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự, quản lí mọi mặt của
đời sống xã hội. Nhà nước là chủ sở hữu lớn trong xã hội, có đủ điều kiện và sức mạnh vật
chất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lí đất nước và xã hội, đồng thời nhà
nước còn có thể bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt
động của mình.
_Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội khác: là những tổ chức
hợp pháp được tổ chức ra để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự
nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị tuỳ
theo tính chất, mục đích nhằm bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội có vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân
chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỉ cương phép

12
nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà
nước.
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội là cơ sở chính trị của nhân
dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phát huy khả năng tham gia bầu cử
Quốc hội và HĐND, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của
Đảng và nhà nước; thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và
giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội giáo dục chính trị tư tưởng,
động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lơp nhân dân, góp phần thực hiện
nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân…
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội được tổ chức theo một hệ
thống từ Trung ương đến cơ sở.

Câu 12: Chính sách kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt Nam theo pháp luật hiện
hành?
_Nước CHXHCN Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội
nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
_Nền kinh tế Việt Nam là nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kiểu
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhà nước tạo
điều kiện để doanh nhân doanh nghiệp, cá nhân tổ chức khác đầu tư, sản xuất kinh doanh
phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.
_Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn
trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lí nhà
nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
_Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công
khác do nhà nước thống nhất quản lí và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai,
minh bạch, đúng pháp luật. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi
quốc gia, các khoản thu, thi ngân nhà nước phải được dự toán và do luật định.
_Cơ quan, tổ chức và cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham
nhũng trong hoạt động kinh tế- xã hội và quản lí nhà nước.

13
_Hiến pháp 2013 đặc biệt quan tâm đến chính sách đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư.

Câu 13: Chính sách xã hội của nhà nước CHXHCN Việt Nam theo pháp luật hiện
hành?
_Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân,
thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào
dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt
khó khăn.
_Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người mẹ, trẻ
em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
_Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với nguời có
công với nước.
_Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ
thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo
và người có hoàn cảnh khó khăn khác.
_Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

Câu 14: Chính sách giáo dục của nhà nước CHXHCN Việt Nam theo pháp luật hiện
hành?
_Mục đích: nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước; bồi dưỡng nhân tài đất nước.
_Mục tiêu: Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào
tạo những người lao động có nghề, năng động, sáng tạo.
_Chính sách phát triển giáo dục:
+Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
+Nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội
dung kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.
+Nhà nước chú trọng công tác phát triển và quản lí hệ thống công tác giáo dục đào tạo.
+Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục.

14
+Nhà nước đa dạng hoá các hình thức giáo dục, đào tạo nhằm tạo điều kiện cho công dân
thực hiện quyền học tập của mình.
+Nhà nước ưu tiên cho giáo dục vùng sâu vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn.

Câu 15: Khái niệm quyền con người?


+Quyền con người là những đảm bảo pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và
các nhóm chống lại những hành dộng hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm,
những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.
+Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con
người, đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do tạo hoá ban cho
con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối
thiểu của con người mà bất cứ nhà nước nào cũng phải bảo vệ.

Câu 16: Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
_Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định.
Từ việc xác định này, công dân của một quốc gia được hưởng chủ quyền của nhà nước đó
và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài.
_Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ của công dân được
quy định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, là cơ
sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác
định địa vị pháp lí của công dân.
_Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành 3 nhóm là các quyền dân sự,
chính trị; các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá và các nghĩa vụ cơ bản của công dân.
_Đặc điểm:
+Thường được xuất phát từ các quyền tự do thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con
người như quyền được sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc…
+Nghĩa vụ cơ bản của công dân là nghĩa vụ tối thiểu công dân phải thực hiện đối với nhà
nước và là tiền đề để đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện.
+Được quy định trong Hiến pháp, là cơ sở để xác nhận địa vị pháp lí của công dân.
+Là nguồn phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân.

15
+Thể hiện tính dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của nhà nước.

Câu 17: Các nguyên tắc Hiến pháp của chế định quyền con người?
_Nguyên tắc các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.
_Nguyên tắc quyền con người không tách rời nghĩa vụ.
_Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
_Nguyên tắc mọi người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
_Nguyên tắc việc thực hiện quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp
luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, trật tự quốc gia, trật tư an toàn
xã hội, đạo đức, sức khoẻ cộng đồng.
_Quyền con người được phân định rõ ràng và cụ thể, chia thành 2 lĩnh vực:
+Lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân bao gồm các quyền tiêu
biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền
được ứng cử, bầu cử, quyền được xét xử công bằng…
+Lĩnh vực kinh tế- xã hội- văn hoá gồm các quyền tiêu biểu như quyền sở hữu, hôn nhân
gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục… nhằm tạo lập các điều kiện và sự đối xử bình
đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội.

Câu 18: Các nguyên tắc Hiến pháp của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân?
_Nguyên tắc tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã
hội: được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật.
_Nguyên tắc quyền của công dân không tách rời khỏi nghĩa vụ của công dân: Công dân
muốn được hưởng quyền thì phải gánh vác nghĩa vụ; thực hiện nghĩa vụ là điều kiện để
đảm bảo cho các quyền công dân được thực hiện. Ví dụ như: Mọi người có quyền được
sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
_Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật: Nhà nước đặt mọi công dân đều
bình đẳng trong các điều kiện, hoàn cảnh như nhau; giúp xã hội có sự công bằng, pháp luật
được thực thi nghiêm chỉnh. Ví dụ như: Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới; không ai bị
phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội;…

16
_Nguyên tắc mọi người, mọi công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
và xã hội: Ví dụ như mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định…
_Nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích
quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
_Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Câu 19: Phân tích nội dung các quyền con người theo Hiến pháp 2013?
Quyền con người là những đảm bảo pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành dộng hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.
Theo Hiến pháp 2013, quyền con người được phân loại thành:
_Các quyền con người về dân sự, chính trị theo Hiến pháp năm 2013:
+Mọi người có quyền bình đẳng trước pháp luật.
+Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc
Việt Nam.
+Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người
Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ
quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước
đoạt tính mạng trái luật…
_Các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hoá theo Hiến pháp 2013:
+Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác.
+Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

17
+ Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình
trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
+Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
+Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau…
Ngoài ra có một số quyền được Hiến pháp 2013 mới ghi nhận như “ Mọi người
được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” và “ Người
nước ngoài đấu tranh vì tự do độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình
hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước CHXHCN Việt Nam cho
phép cư trú”.

Câu 20: Phân tích các quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013?
_Quyền chính trị, dân sự của công dân:
+Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị
các cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
+Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và
HĐND các cấp.
+Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về
những việc làm trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập
hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
+Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
+Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…
_Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội:
+Quyền làm việc là một trong những quyền quan trọng nhát của công dân trong lĩnh vực
các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.

18
+Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
+Công dân có quyền học tập; có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ; có nơi ở hợp
pháp; có quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới; quyền được bảo hộ về hôn nhân và
gia đình.

Câu 21: Phân tích các nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013?
_Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc;
_Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc;
_Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân;
_Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
_Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt cộng đồng chung;
_Nghĩa vụ bảo vệ môi trường;
_Nghĩa vụ nộp thuế;
_Nghĩa vụ học tập;
_Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Câu 22: Khái niệm chế độ bầu cử?


Bầu cử là cách thức mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình,
thành lập ra các cơ quan đại diện. Nhân dân bầu ra đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của mình, tham gia thực hiện quyền lực nhà nước.
Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật bầu cử cùng các
mối quan hệ được hình thành trong tất cả các tiến trìnhbầu cử từ lúc người công dân được
ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả
bầu cử.
Chế độ bầu cử do nhiều yếu tố cấu thành, kết hợp giữa yếu tố pháp luật thực định,
yếu tố thực tế và tình cảm của nhân dân đối với vấn đề bầu cử.

19
Câu 23: Các nguyên tắc bầu cử?
Việc bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội,tín ngưỡng, tôn giáo,
trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và
đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND theo quy định của pháp luật.
Các nguyên tắc bầu cử thống nhất với nhau, đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan,
dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn; quy định quyền và trách
nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải đảm bảo những quy định về
bầu cử.
Nguyên tắc phổ thông:
_Thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự đảm bảo để công dân thực hiện
quyền bầu cử, quyền ứng cử.
_Thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu cử.
_Các nước chuẩn bị và tiến hành bầu cử cũng phải yêu cầu nguyên tắc phổ thông:
+Các tổ chức bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại diện các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân.
+Danh sách cử tri được niệm yết công khai nơi công cộng để nhân dân theo dõi.
+Danh sách những người ứng cử cũng được lập và niêm yết công khai để cử tri tìm hiểu và
lựa chọn.
+Ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu phải được ấn định và công bố trước để nhân dân biết.
+Việc kiểm phiếu cũng phải được tiến hành công khai có sự tham gia chứng kiến của đại
diện cử tri; đại diện các cơ quan thông tin đại chúng được vào chứng kiến kiểm phiếu.
Nguyên tắc bình đẳng:
_Đảm bảo cho mọi công dân có khả năng như nhau, tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự
phân biệt dưới bất kì hình thức nào; đảm bảo sự khách quan trong bầu cử, không thiên vị.
_Nguyên tắc thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cử và quyền ứng cử của
nhân dân; quy định số lượng dân như nhau thì được số đại biểu bằng nhau; mỗi cử tri được
ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ một đầu phiếu.

20
_Để đảm bảo nguyên bình đẳng, Nhà nước có các biện pháp đảm bảo đồng bào dân tộc
thiểu số và phụ nữ chiếm tỉ lệ thích đáng của mình.
Nguyên tắc trực tiếp:
_Đảm bảo để cử tri lựa chọn ngừoi đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước bằng
phiếu bầu của mình không qua khâu trung gian; đảm bảo tính khách quan của bầu cử.
_Cử tri tự đi bầu, tự tay mình bỏ phiếu vào thùng phiếu; không bầu bằng cách gửi thư.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín:
_Đảm bảo cho cử tri tự do lựa chọn, không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố
bên ngoài.
_Không ai được đến gần cử tri đang viết phiếu bầu.

Câu 24: Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc bầu đại biểu Quốc hội, đại
biểu HĐND?
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có đóng góp to lớn trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc từ trung ương đến địa phương, thể hiện qua
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
_Tổ chức các hội nghị hiệp thương để thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người
của cơ quan, tổ chức, đơn vị được bầu làm đại biểu Quốc hội; lựa chọn, giới thiệu người
ứng cử đại biểu Quốc hội; lập danh sách sơ bộ và danh sách chính thức những người được
giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú
và nơi công tác (nếu có) về những người ứng cử đại biểu Quốc hội;
_Tổ chức để những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và vận động bầu cử;
_Tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
_Tham gia ý kiến với Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc dự kiến cơ cấu, thành phần,
số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ
chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương;
_Tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử ở các cấp như Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử, Tổ bầu cử để
chỉ đạo và tổ chức công tác bầu cử.

21
Câu 25: Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước cử tri, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri. Tuy
nhiên trong kì hoạt động của mình, đại biểu Quốc hội phải thể hiện ý chí của đại đa số cử
tri. Trong trường hợp mất tín nhiệm sẽ bị cử tri bãi nhiệm vào bất kì thời gian nào.
_Nhân dân có quyền bãi nhiệm các đại biểu mình đã bầu ra, ngoài ra đại biểu Quốc hội bị
cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của
nhân dân.
_Thủ tục cử tri bãi nhiệm đại biểu gần tương tự như thủ tục bầu cử.
_Để phụ trách công việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, pháp luật quy định thành lập Uỷ ban
công tác bãi nhiệm, ban công tác, tổ công tác bãi nhiệm.
_Đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm khi có quá nửa tổng số cử tri đơn vị bầu cử bỏ phiếu bãi
nhiệm hoặc khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu bỏ phiếu bãi nhiệm.
_Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri
bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban
Mặt trận tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 26: Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu HĐND theo pháp luật hiện hành?
_Đại biểu HĐND phải chịu trách nhiệm trước cử tri, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri. Tuy
nhiên trong kì hoạt động của mình, đại biểu HĐND phải thể hiện ý chí của đại đa số cử tri.
Trong trường hợp mất tín nhiệm sẽ bị cử tri bãi nhiệm vào bất kì thời gian nào.
_Nhân dân có quyền bãi nhiệm các đại biểu mình đã bầu ra, ngoài ra đại biểu HĐND bị cử
tri hoặc HĐND bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân
dân.
_Thủ tục cử tri bãi nhiệm đại biểu gần tương tự như thủ tục bầu cử.
_Đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm khi có quá nửa tổng số cử tri đơn vị bầu cử bỏ phiếu bãi
nhiệm hoặc khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu bỏ phiếu bãi nhiệm.
_Thường trực HĐND và UBND quyết định việc đưa ra HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm đại
biểu HĐNDtheo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp.

22
Câu 27: Khái niệm cơ quan nhà nước?
Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bao gồm các
thiết chế tập thể hoặc cá nhân được giao những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.
Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước:
_Là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối với các tổ chức nhà nước khác, một
tổ chức cơ cấu bao gồm những cán bộ, công chức được giao những quyền hạn nhất định để
thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhà nước theo quy định của pháp luật.
_Chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền lực nhà nước và thực hiện quyền của nhân dân,
giải quyết các vấn đề quan hệ công dân, mỗi cơ quan nhà nước đều do pháp luật quy định,
đó là tổng thể những quyền hạn và nghĩa vụ mang tính quyền lực- pháp lí mà nhà nước
trao để thực hiện nhiệm vụ, chức năng nhà nước.
_Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian, về thời gian có hiệu
lực, về đối tượng chịu sự tác động và phụ thuộc vào địa vị pháp lí của nó trong bộ máy nhà
nước.
_Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức, phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.
_Các loại cơ quan nhà nước ở nước ta gồm:
+Các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
+Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
+Các cơ quan xét xử: TAND tối cao, TAND địa phương, TA quân sự, TA đặc biệt, TA
khác do luật định.
+Các cơ quan kiểm sát: VKSND tối cao, VKSND quân sự, VKSND địa phương.
+Chủ tịch nước: là 1 chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất của
quyền lực, hoạt động thực hiện cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…

Câu 28: Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013?

23
Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013

_Mang tính chất _Có 4 cấp hành _Bộ máy nhà nước _Có 4 cấp hành _Có 4 cấp hành
của Hiến pháp tư chính gồm: trung thể hiện rõ nguyên chính gồm: trung chính gồm: trung
sản. ương, tỉnh, huyện, tắc trách nhiệm tập ương, tỉnh, huyện, ương, tỉnh, huyện,
_Có 5 cấp hành xã. thể. xã. xã.
chính gồm: Trung _Có 4 hệ thống cơ _Có 4 cấp hành _Có 4 hệ thống cơ _Có 4 hệ thống cơ
ương, bộ, tỉnh, quan gồm: Cơ quan chính gồm: trung quan gồm: Cơ quan quan gồm: Cơ quan
huyện, xã. quyền lực nhà ương, tỉnh, huyện, quyền lực nhà quyền lực nhà
_Có 3 hệ thống cơ nước; cơ quan hành xã. nước; cơ quan hành nước; cơ quan hành
quan gồm: Cơ chính; cơ quan xét _Có 4 hệ thống cơ chính; cơ quan xét chính; cơ quan xét
quan quyền lực xử; cơ quan kiểm quan gồm: Cơ quan xử; cơ quan kiểm xử; cơ quan kiểm
nhà nước; cơ quan sát. quyền lực nhà sát. sát.
hành chính; cơ nước; cơ quan hành
quan tư pháp chính; cơ quan xét
chưa có viện xử; cơ quan kiểm
kiểm sát) sát.

Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan
quyền lực gồm: quyền lực gồm: quyền lực gồm: quyền lực gồm: quyền lực gồm:
_Nghị viện là cơ _Quốc hội: là cơ _Quốc hội: là cơ _Quốc hội là cơ _Quốc hội; là cơ
quan quyền lực quan quyền lực nhà quan quyền lực nhà quan quyền lực nhà quan quyền lực nhà
nhà nước cao nhất nước cao nhất, là cơ nước cao nhất, là cơ nước cao nhất, là cơ nước cao nhất, là cơ
ở trung ương được quan duy nhất có quan duy nhất có quan duy nhất có quan thực hiện
hành lập bằng con quyền lập hiến, lập quyền lập hiến, lập quyền lập hiến, lập quyền lập hiến, lập
đường bầu cử theo pháp được hình pháp, thực hiện pháp, thực hiện pháp, thực hiện
nguyên tắc tự do, thành bằng con giám sát tối cao giám sát tối cao giám sát tối cao
dân chủ, bỏ phiếu đường bầu cử. HĐND, do nhân HĐND, do nhân HĐND, do nhân
kín. Nhiệm kì 3 Nhiệm kì 4 năm dân bầu ra. dân bầu ra. Nhiệm dân bầu ra. Nhiệm
năm. _HĐND: là cơ quan _HĐND: là cơ quan kì 5 năm. kì 5 năm.
_HĐND: là cơ quyền lực nhà quyền lực nhà nước _HĐND: là cơ quan _HĐND: là cơ quan
quan quyền lực nước ở địa phương ở địa phương do quyền lực nhà nước quyền lực nhà nước
nhà nước ở địa do nhân dân địa nhân dân địa ở địa phương do ở địa phương do
phương (không có phương bầu ra và phương bầu ra chịu nhân dân địa nhân dân địa
ở cấp huyện và chịu trách nhiệm trách nhiệm trước phương bầu ra chịu phương bầu ra chịu
bộ) có nhiệm kì 3 trước nhân dân địa nhân dân địa trách nhiệm trước trách nhiệm trước
năm. phương. phương và cấp trên. nhân dân địa nhân dân địa
24
phương và cấp trên. phương và cấp trên.

Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan
hành chính gồm: hành chính bao hành chính bao hành chính bao hành chính bao
_Chủ tịch nước gồm: gồm: gồm: gồm:
nằm trong cơ cấu _Hội đồng Chính _Hội đồng Bộ _Chính phủ. _Chính phủ.
của Chính phủ. phủ do Quốc hội trưởng. _UBND các cấp. _UBND các cấp.
_Chính phủ là cơ thành lập. _UBND các cấp.
quan hành chính _Các UBHC do
cao nhất của nước HĐND cung cấp
VNDCCH, do thành lập.
Nghị viện thành
ập và chịu trách
nhiệm trước Nghị
viện. Chính phủ
gồm có: Chủ tịch
nước, phó chủ tịch
và nội các. Nội
các có Thủ tướng,
các bộ trưởng, thứ
rưởng và có thể
có phó thủ tướng.
_Các UBHC ở địa
phương: là các
UBHC cấp bộ, cấp
ỉnh, cấp huyện,
cấp xã. Do cấp bộ
không có HĐND
nên UBHC bộ do
HĐND các tỉnh và
hành phố bầu ra.

25
Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan
ư pháp gồm: tư pháp gồm: tư pháp gồm: tư pháp gồm: tư pháp gồm:
+TAND tối cao +TAND tối cao. +TAND tối cao. +TAND tối cao. +TAND tối cao.
+Toà phúc thẩm. +Toà án nhân dân +Toà án nhân dân +Toà án nhân dân +Toà án nhân dân
+Toà đệ nhị cấp. các cấp ( trừ cấp xã) các cấp. các cấp. các cấp.
+Toà sơ cấp. +Toà án quân sự. +Toà án quân sự. +Toà án quân sự. +Toà án quân sự.
_Chánh án TAND _Hội thẩm ngang _Chịu trách nhiệm _Chịu trách nhiệm _Chịu trách nhiệm
ối cao do Chính quyền với thẩm và báo cáo công tác và báo cáo công tác và báo cáo công tác
phủ bổ nhiệm. phán. trước cơ quan trước cơ quan trước cơ quan
_Tổ chức hệ thống _Chịu trách nhiệm quyền lực nhà nước quyền lực nhà nước quyền lực nhà nước
oà án theo nguyên và báo cáo công tác cùng cấp. cùng cấp. cùng cấp.
ắc xét xử, có sự trước cơ quan
ham gia của hội quyền lực nhà nước
hẩm nhưng không cùng cấp.
được ngang với
hẩm phán.
_Toà án thực hiện
chức năng xét xử
và công tố.
Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan
kiểm sát gồm: kiểm sát gồm: kiểm sát gồm: kiểm sát gồm:
+VKSND tối cao. +VKSND tối cao. +VKSND tối cao. +VKSND tối cao.
+VKSND địa +VKSND địa +VKSND địa +VKSND địa
phương. phương. phương. phương.
+VKS quân sự. +VKS quân sự. +VKS quân sự. +VKS quân sự.
_VKS chịu trách _VKS chịu trách _VKS chịu trách _VKS chịu trách
nhiệm và báo cáo nhiệm và báo cáo nhiệm và báo cáo nhiệm và báo cáo
công tác trước cơ công tác trước cơ công tác trước cơ công tác trước cơ
quan quyền lực nhà quan quyền lực nhà quan quyền lực nhà quan quyền lực nhà
nước cùng cấp. nước cùng cấp. nước cùng cấp. nước cùng cấp.

Câu 29: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?
_Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ giữa các dân tộc.
_Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước.
_Nhân dân không thể thực hiện trực tiếp quyền lực nhà nước.

26
_Nhân dân uỷ quyền và trao quyền lực cho nhà nước để thực hiện quản lí xã hội.
_Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí xã hội bằng quyền lực nhà nước vì lợi ích của nhân
dân.
_Nhà nước chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của nhân dân.
_Nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
_Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
_Nguyên tắc tập trung dân chủ.
_Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc.
_Nguyên tắc quyền lực thống nhất, có sự phân công, kiểm soát giữa cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp.

Câu 30: Vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập
pháp, quyết dịnh các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của nhà nước.
_Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, vì:
+Quốc hội do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực
tiếp và bỏ phiếu kín; nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân
dân.
+Đại biểu Quốc hội đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, thay mặt nhân dân quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước; đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ
của nhân dân.
+Tính đại diện của Đại biểu Quốc hội có sự thay đổi từ năm 2001 đến nay, đại biểu
chuyên trách ( ngày càng tăng) và đại biểu kiêm nhiệm.
_Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam:
+Xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ.
+Thể hiện ở chỗ chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước về đối nội, đối ngoại; thành lập ra bộ máy nhà nước; quy định cơ cấu tổ chức,

27
chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước; giám sát tối cao đối với việc thực hiện
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các quyết định của Quốc hội có phạm vi hiệu
lực trên toàn quốc; các văn bản luật không được trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội.

Câu 31: Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Quốc hội thực hiện việc lập hiến ( cần ít nhất 2/3 số phiếu), lập pháp (cần ít nhất ½ số
phiếu).
_Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về đối nội, đối ngoại như
kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng,…
_Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội; giám sát hoạt động của nhà nước.

Câu 32: Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
+Gồm Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch uỷ ban thường vụ Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc
hội làm các phó chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các uỷ viên. Số lượng, cơ cấu
thành viên do Quốc hội quyết định. Thành viên của uỷ ban thường vụ Quốc hội không
đồng thời làm thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách.
+Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các cơ quan chuyên môn gồm Ban công tác đại biểu, ban
dân nguyện và viện nghiên cứu lập pháp.
_Hội đồng dân tộc:
+Gồm có Chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu ra trong
số các đại biểu Quốc hội.
+Để nâng cao hoạt động, thành viên của Hội đồng dân tộc có một số thành viên làm việc
theo chế độc chuyên trách do Quốc hội quyết định.
_Các ban của Quốc hội:
+Thành lập 2 uỷ ban là uỷ ban thường trực và uỷ ban lâm thời. Việc thành lập, giải thể uỷ
ban do Quốc hội quyết định.
+Có 9 uỷ ban thường trực gồm: uỷ ban pháp luật; uỷ ban tư pháp; uỷ ban kinh tế; uỷ ban
tài chính, ngân sách; uỷ ban quốc phòng và an ninh; uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên,

28
thiếu niên, nhi đồng; uỷ ban về các vấn đề xã hội; uỷ ban khoa học, công nghệ và môi
trường; uỷ ban đối ngoại.
+Uỷ ban lâm thời là những uỷ ban do Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần thiết để
nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định, sau khi hoàn thành
nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ giải thể. Ví dụ như uỷ ban sửa đổi Hiến pháp, uỷ ban thẩm tra tư
cách đại biểu Quốc hội…

Câu 33: Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch và phó Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và phó
Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các uỷ viên. Số thành viên Uỷ ban thường vụ
Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không đồng
thời là thành viên chính phủ, hoạt động theo chế độ chuyên trách. _Uỷ ban thường vụ
Quốc hội gồm có các ban chuyên môn như Ban công tác đại biểu, ban dân nguyện và viện
nghiên cứu lập pháp…
_Quyền hạn, nhiệm vụ:
+Công bố và chủ trì việc bầu cử Quốc hội.
+Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kì họp Quốc hội.
+Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
+Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, TAND tối cao,
VKSND tối cao; đình chỉ thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
TAND tối cao, VKSND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và đề
nghị Quốc hội bãi bỏ; bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TAND tối
cao, VKSND tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Giám sát hoạt động của HĐND; đình chỉ thi hành các văn bản của HĐND tỉnh,thành phố
trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và đề nghị Quốc hội
bãi bỏ, bãi bỏ các văn bản của HĐND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trái pháp lệnh,
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giải tán HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nếu cần thiết.
+Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả
nước hoặc địa phương…
+Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội…
29
Câu 34: Hội đồng dân tộc theo pháp luật hiện hành?
_Hội đồng dân tộc được thành lập bởi Quốc hội, gồm Chủ tịch, các phó chủ tịch và các uỷ
viên Hội đồng. Số lượng thành viên Hội đồng do Quốc hội quyết định, bầu ra trong số các
đại biểu Quốc hội, để nâng cao hoạt động Hội đồng dân tộc có một số thành viên hoạt
động theo chế độ chuyên trách.
_Hội đồng tham mưu cho Quốc hội về vấn đề dân tộc.
_Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc.

Câu 35: Các uỷ ban của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
+Thành lập 2 uỷ ban là uỷ ban thường trực và uỷ ban lâm thời. Việc thành lập, giải thể uỷ
ban do Quốc hội quyết định.
+Có 9 uỷ ban thường trực gồm: uỷ ban pháp luật; uỷ ban tư pháp; uỷ ban kinh tế; uỷ ban
tài chính, ngân sách; uỷ ban quốc phòng và an ninh; uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên,
thiếu niên, nhi đồng; uỷ ban về các vấn đề xã hội; uỷ ban khoa học, công nghệ và môi
trường; uỷ ban đối ngoại.
+Uỷ ban lâm thời là những uỷ ban do Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần thiết để
nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định, sau khi hoàn thành
nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ giải thể. Ví dụ như uỷ ban sửa đổi Hiến pháp, uỷ ban thẩm tra tư
cách đại biểu Quốc hội…

Câu 36: Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội?
_Chất vấn là hình thức được Quốc hội áp dụng để giám sát hoạt động của các cơ quan và
cá nhân được giao quyền, là sự thể hiện cụ thể, trực tiếp quyền giám sát tối cao của Quốc
hội. Các đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền chất vấn của mình nhân danh cá nhân với
tư cách là người đại diện quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu cá nhân bị
chất vấn trả lời về tách nhiệm pháp lí của cá nhân đó về những việc làm có đúng với chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định hay không. Chất vấn mang mục đích truy cứu
trách nhiệm, do đó, vấn đề chất vấn chỉ được đặt ra khi các đại biểu Quốc hội điều tra,
nghiên cứu kĩ lưỡng và đã có chủ định về trách nhiệm của người bị chất vấn. Khi chất vấn
đã được nêu lên thì người bị chất vấn phải trả lời và trả lời nghiêm túc.

30
_Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao,
Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
_Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn và người bị
chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội chuyển đến người bị chất
vấn, trong trường hợp Quốc hội không họp thì được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Tại phiên họp, người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề chất
vấn, trong trường họp cần điều tra thì Quốc hội có thể cho trả lời chất vấn trước Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc gửi văn bản trả lời.
_Người bị chất vấn trả lời trực tiếp vấn đề thuộc mội dung chất vấn, mỗi vấn đề không quá
15 phút, thời gian nêu câu hỏi chất vấn không quá 3 phút, quá trình chất vấn được truyền
hình trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 37: Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Gíam sát tối cao được coi là chức năng của Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền giám sát
của mình chủ yếu tại kì họp Quốc hội, tuy nhiên do Quốc hội chỉ họp 2 kì/ năm nên để
đảm bảo tính liên tục và thường xuyên của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội được
Quốc hội giao thực hiện quyền giám sát trong thời gian giữa 2 kì họp của Quốc hội.
_Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình thông qua:
+Hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua việc xét báo cáo công tác
của Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao giữa 2 kì họp của Quốc hội.
+Hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua việc tổ chức các đoàn
giám sát ở địa phương, các cơ quan nhà nước.
+Hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua việc xem xét chất vấn và
trả lời chất vấn.
+Hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua việc xem xét, giải quyết
các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
+Hoạt động giám sát việc ban hành các văn bản của các cơ quan nhà nước ở trung ương và
HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…

31
Câu 38: Kì họp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Diễn ra thường lệ 2 kì/ năm, có thể họp bất thường khi có sự đề nghị của Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, hoặc có sự yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số đại
biểu Quốc hội, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kì họp, chậm nhất là 30 ngày, đối
với họp bất thường là 7 ngày.
_Là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội; là nơi biểu hiện trực tiếp và tập
trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
_Tại kì họp, Quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan
nhà nước.
_Chương trình kì họp do Quốc hội quyết định; đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị sửa
đổi, bổ sung chương trình kì họp đã được thông qua và phải được quá nửa tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành.
_Tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội:
+Được triệu tập chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử ra các đại biểu Quốc hội.
+Bầu ra các chức danh lãnh đạo của nhà nước bằng cách bỏ phiếu kín như Chủ tịch nước,
Các phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội…

Câu 39: Hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Nguyên tắc hoạt động: tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa
số.
_Hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thể hiện thông qua các phiên họp, hoạt động
của Chủ tịch Quốc hội, các phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên.
_Hoạt động chủ yếu:
+Công bố và chủ trì việc bầu cử Quốc hội.
+Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kì họp Quốc hội.
+Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
+Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, TAND tối cao,

32
VKSND tối cao; đình chỉ thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
TAND tối cao, VKSND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và đề
nghị Quốc hội bãi bỏ; bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TAND tối
cao, VKSND tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Giám sát hoạt động của HĐND; đình chỉ thi hành các văn bản của HĐND tỉnh,thành phố
trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và đề nghị Quốc hội
bãi bỏ, bãi bỏ các văn bản của HĐND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trái pháp lệnh,
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giải tán HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nếu cần thiết.
+Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả
nước hoặc địa phương…
+Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội…

Câu 40: Hoạt động của HĐ dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội theo pháp luật hiện
hành?
_Giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, TAND
tối cao, VKSND tối cao trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Giám sát việc ban hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng,
Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao…
_Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao thuộc lĩnh vực
được phân công, phụ trách.
_Trong trường họp cần thiết yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang
bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực được phân công,
phụ trách.

Câu 41: Hoạt động của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
_Tham gia xây dựng pháp luật: Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về
luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Tham dự kì họp:

33
+Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ phải tham gia kì họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết
các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
+Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách
nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền han
của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.
+Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm được dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc để làm đại biểu.
+Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kì họp của HĐND các cấp nơi mình được bầu, có
quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền được biểu quyết. Chủ tịch HĐND các cấp
thông báo cho đại biểu Quốc hội biết thời gian họp, chương trình họp và mời đại biểu tới
dự.
_Hoạt động chất vấn:
+Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao,
Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
+Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn và người bị
chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội chuyển đến người bị chất
vấn. trong trường hợp Quốc hội không họp thì được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Hoạt động tiếp xúc cử tri:
+Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường
xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập, phản ánh trung
thực ý kiến, đề nghị của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước.
+Mỗi năm một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo công tác của mình với cử tri…
_Hoạt động giám sát: Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội
xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc
phê chuẩn.
_Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo: Khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân
dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền để giải quyết.

34
Câu 42: Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013?
iêu chí Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013

ên gọi Chủ tịch nước Chủ tịch nước Hội đồng nhà Chủ tịch nước Chủ tịch nước
Việt Nam dân Việt Nam dân nước CHXHCN Việt
chủ cộng hoà chủ cộng hoà Nam
ị trí, Là nười đứng Là người đứng Là cơ quan cao Là nười đứng Là người đứng
nh chất đầu nhà nước và đầu nhà nước, nhất hoạt động đầu nhà nước, đầu nhà nước,
Chính phủ, thay thay mặt cho thường xuyên thay mặt cho thay mặt cho nước
mặt cho nước nước Việt Nam của Quốc hội, là nước CHXHCN CHXHCN Việt
Việt Nam dân dân chủ cộng hoà Chủ tịch tập thể Việt Nam về đối Nam về đối nội
chủ cộng hoà về về đối nội, đối của nước nội đối ngoại. đối ngoại.
đối nội, đối ngoại. CHXHCN Việt
ngoại. Nam.
hiệm Thay mặt nhà Thay mặt nhà Với tư cách đứng Với tư cách Với tư cách là
ụ, nước về đối nội, nước về đối nội, đầu nhà nước và người đứng đầu người đứng đầu
uyền đối ngoại; giữ đối ngoại; giữ là cơ quan nhà nước nhà nước. Ngoài
ạn quyền tổng chỉ quyền tổng chỉ thường trực cao ra bổ sung thêm
huy quân đội huy quân đội nhất của Quốc một số quyền hạn
toàn quốc; kí sắc toàn quốc… hội và nhiệm vụ như:
lệnh bổ nhiệm Quyết định phong,
các chức danh thăng, giáng, tước
trong Chính phủ; quân hàm cấp
không chịu trách tướng, chuẩn đô
nhiệm nào, trừ đốc, phó đô đốc,
khi phạm tội đô dốc hải quân;
phản quốc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức
Tổng tham mưu
trưởng…Có quyền
yêu cầu Chính phủ
họp bàn về vấn đề
Chủ tịch nước xét
thấy cần thiết để
thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của

35
Chủ tịch nước.

ách _Chủ tịch nước _Do Quốc hội _Hội đồng nhà Chủ tịch nước do Chủ tịch nước do
hức VNDCCH chọn nước Việt Nam nước do QH bầu Quốc hội bầu Quốc hội bầu
hành trong nghị viện dân chủ cộng hòa ra trong số các trong số đại biểu trong số đại biểu
p nhân dân và phải bầu ra. đại biểu QH. quốc hội. quốc hội.
được 2/3 tổng số _Là công dân _Thành viên
nghị viên bỏ nước Việt Nam HDNN không
phiếu thuận. dân chủ cộng hòa thể đồng thời là
_Nếu bỏ phiếu từ 35 tuổi trở lên thành viên của
lần đầu mà có quyền ứng cử Hội đồng Bộ
không đủ số Chủ tịch trưởng.
phiếu thì theo đa VNDCCH.
số tương đối.
hiệm kì _Chủ tịch nước _Nhiệm kì của _Nhiệm kì của _Nhiệm kì của _Nhiệm kì của
VNDCCH được Chủ tịch nước HĐNN theo Chủ tịch nước Chủ tịch nước
bầu trong thời theo nhiệm kì nhiệm kì của theo nhiệm kì theo nhiệm kì của
hạn 5 năm và có của quốc hội, quốc hội, trong của quốc hội. quốc hội. Khi
thể được bầu lại. trong đó nhiệm đó nhiệm kì của Khi Quốc hội hết Quốc hội hết
_Trong vòng một kì của quốc hội quốc hôi là 5 nhiệm kì, Chủ nhiệm kì, Chủ tịch
tháng trước khi là 4 năm và có năm và có thể tịch nước tiếp tục nước tiếp tục làm
hết nhiệm kì của thể kéo dài nếu kéo dài. làm nhiệm vụ nhiệm vụ cho tới
chủ tịch, Ban xảy ra chiến _Khi Quốc hội cho tới khi bầu khi bầu Quốc hội
thường vụ phải tranh và các sự hết nhiệm kì, Quốc hội khóa khóa mới, trong
triệu tập Nghị việc bất thường HĐNN tiếp tục mới, trong đó đó nhiệm kì của
viện để bầu chủ khác. làm nhiệm vụ nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm
tịch mới. cho đến khi Quốc hội là 5 và có thể rút ngắn
Quốc hội khóa năm và có thể rút hoặc kéo dài theo
mới bầu ra ngắn hoặc kéo đề nghị của Uỷ
HĐNN mới. dài nếu gặp ban thường vụ
trường hợp đặc Quốc hội; việc kéo
biệt và phải được dài không được
2/3 tổng số đại quá 12 tháng trừ
biểu Quốc hội trường hợp có
tán thành. chiến tranh.

36
Câu 43: Vị trí, tính chất, trật tự hình thành của Chính phủ theo pháp luật hiện hành?
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt
Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
_Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam:
+Chính phủ can thiệp về thiết lập hành chính, lãnh thổ bằng cách đề nghị Quốc hội, uỷ ban
thường vụ Quốc hội.
+Chính phủ thiết lập bộ máy hành chính nhà nước nhưng do Quốc hội quyết định.
+Chính phủ là cơ quan quản lí nền hành chính quốc gia.
+Chính phủ quản lí các ngành của nền kinh tế quốc dân; đảm bảo và bảo vệ quyền con
người và quyền công dân.
+Phạm vi quản lí có hiệu lực trên toàn quốc.
_Chính phủ thực hiện quyền hành pháp:
+Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế- xã hội, dự thảo luật
trình Quốc hội.
+Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể thuộc thẩm quyền; ban hành các văn bản dưới luật
để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành.
+Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính
sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
_Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội:
+Chính phủ do Quốc hội bầu ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết
nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới.
+Những văn bản do Quốc hội ban hành, Chính phủ phải chịu trách nhiệm cụ thể hoá và
triển khai thành hiện thực.
+Quốc hội giám sát các hoạt động của Chính phủ để đảm bảo Chính phủ thực hiện các
nhiệm vụ quyền hạn của mình 1 cách nghiêm túc…
Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội khi
Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ
mới.

37
Câu 44: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo pháp luật hiện hành?
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có:
_Các bộ gồm:Bộ công an; bộ quốc phòng; bộ ngoại giao; bộ nội vụ; bộ y tế; bộ tài chính;
bộ tư pháp; bộ xây dựng; bộ khoa học và công nghệ; bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn; bộ kế hoạch và đầu tư; bộ giao thông vận tải; bộ thông tin và truyển thông; bộ lao
động, thương binh và xã hội; bộ công thương;bộ văn hoá, thể thao và du lịch; bộ tài
nguyên- môi trường; bộ giáo dục và đào tạo.
_Các cơ quan ngang bộ gồm4 cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà
nước, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.
Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo
đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 45: Các hình thức hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành?
_Phiên họp chính phủ:
+Được diễn ra thường lệ mỗi tháng 1 lần, ngoài ra có thể họp bất thường khi có sự đề nghị
của Thủ tướng hoặc yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ, hoặc có sự yêu
cầu của Chủ tịch nước. Chính phủ luôn họp công khai.
+Là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của Chính phủ.
+Tại phiên họp Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn như chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp
lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội…
+Nghị quyết của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành,
nếu biểu quyết ngang nhau thì lấy ý kiến bên có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
+Các quyết định của Chính phủ tại phiên họp thể hiện dưới dạng nghị quyết, nghị định.
_Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ:
+Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu Chính phủ.
+Thủ tướng chính phủ có quyền hạn sau: Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên
của Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp; Quy
định chế độ làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các thành viên của Chính phủ, chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ đạo xây dựng các dự án trình Quốc hội

38
và uỷ ban thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của chính phủ và
thủ tướng Chính phủ; triệu tập, chủ toạ phiên họp Chính phủ…
+Nếu Thủ tướng vắng mặt thì phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ quyền thay mặt lãnh đạo
công tác của Chính phủ và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng chính phủ
về nhiệm vụ được giao.
_Hoạt động của các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ:
+Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ, lãnh đạo công
tác của bộ và cơ quan ngang bộ; bộ trưởng chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và
Quốc hội về hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.
+Nhiệm vụ, quyền hạn: Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch và các
công trình quan trọng của ngành; chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh được giao; tổ chức,
chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy nhà nước, trình Chính
phủ kí kết các điều ước quốc tế thuộc ngành…

Câu 46: Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành?
Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước; nhiệm kì theo nhiệm kì của
Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì thì Chủ tịch nước tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc
hội khoá mới bàu ra Chủ tịch nước mới; sau khi được bầu, chủ tịch nước phải tuyên thệ
trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp.
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối
với chủ tịch nước.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch nước phải trả lời chất
vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định
cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc gửi
văn bản trả lời.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội. Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; trình dự án
luật ra trước Quốc hội về luật thông qua việc ban hành luật mới hoặc sửa đổi bổ sung luật
hiện hành.
Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của uỷ ban thường vụ Quốc hội, đề
nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ
39
ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc
hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình
Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất.
Chủ tịch nước trình Quốc hội danh sách các thành viên Hội đồng Quốc phòng và an
ninh. Trong đó, Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, trình Quốc hội
quyết định tình trạng chiến tranh, trong trường hợp Quốc hội không họp thì trình Uỷ ban
thường vụ Quốc hội quyết định.
Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, công bố, bãi bỏ, quyết định tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội
để công bố quyết định ân xá; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước
CHXHCN Việt Nam.

Câu 47: Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ theo pháp luật hiện hành?
_Trong hoạt động tổ chức Chính phủ:
+Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết
định.
+Quốc hội có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị
của Chủ tịch nước, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính
phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính phủ, Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính
phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
+Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
_Trong hoạt động xây dựng pháp luật:
+Chính phủ có nhiệm vụ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác
trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp
lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

40
+Chính phủ có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
+Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc
thi hành văn bản của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ
tướng chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Trong hoạt động kiểm tra, giám sát:
+Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ.
+Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, người bị chất vấn
phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội
cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau hoặc gửi văn bản trả lời.
_Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
+ Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng
Chính phủ, Chính phủ, và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công, phụ trách.
+Về hoạt động đối nội: Chính phủ có quyền trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị
hành chính- kinh tế đặc biệt; trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải
thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
+Về hoạt động đối ngoại: Theo sự phê chuẩn của Quốc hội và sự uỷ quyền của Chủ tịch
nước, Chính phủ tổ chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; quyết
định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế nhân danh
Chính phủ.

Câu 48: Mối quan hệ giữa Quốc hội với TAND tối cao theo pháp luật hiện hành?
_Về trật tự hình thành:
+Quốc hội thành lập nên Toà án nhân dân tối cao. Chánh án toà án nhân dân tối cao do
Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, nhiệm kì của
Chánh án TAND tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội.
+Quốc hội có quyền quy định tổ chức và hoạt động của TAND tối cao.

41
+Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thẩm phán TAND tối cao.
_Về quá trình hoạt động:
+Chánh án TAND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời
gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ
Quốc hội.
+Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án TAND tối cao. Ngược lại
TAND tối cao có thẩm quyền xét xử các đại biểu Quốc hội.
+Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của TAND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ thi hành đối với các văn bản
của TAND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; bãi bỏ văn bản của
TAND tối cao khi trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Toà án nhân dân tối cao có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh
trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Về hoạt động kiểm tra, giám sát:
+Quốc hội có quyền giám sát hoạt độngvà xét báo cáo của TAND tối cao. Uỷ ban thường
vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của TAND tối cao.
+Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chánh án TAND tối cao. Chánh án TAND tối cao
phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội
cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc trả lời tại phiên họp sau của kì họp hoặc
gửi văn bản trả lời.

Câu 49: Mối quan hệ giữa Quốc hội với Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp
luật hiện hành?
_Về trật tự hình thành:
+Quốc hội thành lập ra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao do
Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kì của
Viện trưởng VKSND tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội.
+Quốc hội có quyền quy định về tổ chức và hoạt động của VKSND tối cao.
_Về quá trình hoạt động:

42
+Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, nếu
trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban
thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
+Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng VKSND tối cao.
+Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ thi
hành các văn bản của VKSND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
bãi bỏ các văn bản trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Viện kiểm sát nhân dân có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh
trước Uỷ ban tường vụ Quốc hội.
_Về lĩnh vực kiểm tra, giám sát:
+Quốc hội có quyền thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội, xét báo cáo của VKSND tối cao.
+Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của VKSND tối cao. Đại biểu
Quốc hội có quyền chất vấn Viện trưởng VKSND tối cao. Viện trưởng VKSND tối cao
phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp hoặc tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội.

Câu 50: Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành?
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân địa phương bầu,
miễn nhiễm, bãi nhiệm theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
_Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vì:
+Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương như kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội, ngân sách nhà nước, thành lập Uỷ ban nhân dân ở địa phương.
+Đảm bảo việc thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và
trung ương ở địa phương.
+Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát hoạt động của Thường trực Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, TAND và VKSND cùng cấp.
_Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, vì:
43
+Hội đồng nhân dân được nhân dân địa phương bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo nguyên
tắc bầu cử.
+Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương.
+Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm vfa báo cáo công tác trước cử tri.

Câu 51: Chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành?
Hội đồng nhân dân có 3 chức năng chủ yếu sau đây:
_Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, như quyết định những chủ trương,
biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa
phương về kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với
cả nước.
_Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và
trung ương ở địa phương.
_Giám sát hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, toàn án nhân
dân, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng
nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Câu 52: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm thường trực HĐND và các ban của
HĐND:
_Thường trực HĐND:
+Do HĐND cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kì họp thứ nhất của mỗi
khoá HĐND.
+Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện gồm có chủ tịch, phó chủ tịch HĐND. Số phó chủ
tịch HĐND ở mỗi cấp do uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chính
phủ.
+Thường trực HĐND cấp xã, phường, thị trấn có chủ tịch và phó chủ tịch HĐND thay cho
ban thư kí HĐND trước đây.

44
_Các ban HĐND:
+Các ban của HĐND được thành lập tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá HĐND. Số lượng
thành viên của mỗi ban do HĐND cùng cấp quyết định và bầu chọn trong số các đại biểu
có năng lực kiến thức chuyên môn, phù hợp với nhiệm vụ của ban, có điều kiện thực tế
tham gia hoạt động các ban. Thành viên các ban không thể đồng thời là thành viên UBND
cùng cấp.
+Cấp tỉnh được thành lập 3 ban: Ban kinh tế và ngân sách, ban văn hoá- xã hội, ban pháp
chế. Ở những tỉnh có nhiều dân tộc có thành lập Ban dân tộc để giúp HĐND giám sát việc
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.
+Cấp huyện thành lập 2 ban: Ban kinh tế- xã hội, ban pháp chế.

Câu 53: Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành?
Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân
dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và
thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Kì họp Hội đồng nhân dân là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND:
_Họp thường lệ 2 kì/năm. Ngoài ra họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND, Chủ
tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. HĐND
họp công khai, xét thấy cần thiết HĐND quyết định họp kín theo đề nghị của chủ tịch
HĐND hoặc Chủ tịch UBND cùng cấp. Một kì họp được diễn ra khi có ít nhất 2/3 số đại
biểu HĐND tham gia.
_Ngày họp, nơi họp và chương trình của kì họp phải được thông báo cho nhân dân được
biết trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 5 ngày trước khi khai mạc kì
họp.
_Thể hiện trí tuệ tập thể của cơ quan quyền lực địa phương; phát huy nguyên tắc tập trung
dân chủ.
_Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương: phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách
địa phương, thành lập UBND ở địa phương…
_Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn
nhiệm đại biểu Hội đồng thì cần 2/3 số tổng số đại biểu HĐND tán thành.
_Tại kì họp thứ nhất của HĐND:

45
+Tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu HĐND, bầu ra thường trực HĐND, các ban của
HĐND, UBND cùng cấp.
+Được triệu tập chậm nhất 30 ngày kể từ ngày bầu xong đại biểu HĐND, trừ trường hợp ở
miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì chậm nhất là 40 ngày.
+Được chủ tịch HĐND khoá trước triệu tập và chủ toạ cho đến khi HĐND bầu được chủ
tịch HĐND khoá mới. Trong trường hợp Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND khuyết thì
thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên.
Thường trực Hội đồng nhân dân:
_Triệu tập và chủ toạ các kì họp của HĐND, phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị kì
họp của HĐND.
_Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện
các nghị quyết của HĐND.
_Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.
_Điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các
ban của HĐND khi cần thiết và báo cáo HĐND tại kì họp gần nhất; giữu mối liên hệ với
đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND.
_Tiếp tân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của
công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kì họp gần nhất của
HĐND.
_Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực HĐND cấp dưới trực
tiếp.
_Trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu ra theo đề
nghị của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất 1/3 tổng sô đại biểu
HĐND.
_Phối hợp với HĐND quyết định việc đưa ra HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND
theo đề nghị của Uỷ ban mặt trận tổ quốc cùng cấp.
_Báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp;
Thường trực HĐND cấp tỉnh thì báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên Uỷ ban
thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
Các ban của Hội đồng nhân dân:

46
_Chỉ được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện, ở cấp tỉnh thành lập ban kinh tế và ngân
sách, ban văn hoá xã hội, ban pháp chế, nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể có ban dân tộc
còn ở cấp huyện chỉ có ban kinh tế-xã hội và ban pháp chế.
_Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là
thành viên của Hội đồng nhân dân. Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân
dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do Hội đồng nhân dân hay thường trực Hội đồng
nhân dân giao cho, giúp thường trực Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến
pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Các đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho Nhân dân địa
phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách
nhiệm trước Nhân dân. Đại biểu Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì
họp, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng
thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp
luật.

Câu 54: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: giám sát của Hội đồng nhân dân tại
kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân; giám sát của các Ban của Hội
đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
_Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
_ Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp;
_Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp;
_Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết;
_Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
47
Thường trực Hội đồng nhân dâncó quyền giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân
và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Toà án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân và công dân địa phương trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng
năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và ý kiến của các
thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân,
đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến
nghị của cử tri ở địa phương.
Căn cứ vào chương trình giám sát đã được thông qua, Thường trực Hội đồng nhân
dânphân công thành viên Thường trực Hội đồng nhân dânthực hiện các nội dung trong
chương trình; có thể giao các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện một số nội dung thuộc
chương trình và báo cáo kết quả với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết.
Các Ban của Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân giám sát thông qua
các hoạt động sau đây:
_Thẩm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân
phân công;
_Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, các
văn bản quy phạm pháp luậtcủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp;
_Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp báo cáo về những vấn đề
thuộc lĩnh vực Ban phụ trách;
_Tổ chức Đoàn giám sát;
_Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của Ban;
_Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 55: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện
hành?
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ
tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân

48
dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân
dân chất vấn.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn
đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội
đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân
dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời
bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng
nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển đến người bị
chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.

Câu 56: Vị trí, tính chất, chức năng, trật tự hình thành của Uỷ ban nhân dân theo
pháp luật hiện hành?
_Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, vì:
+Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá
Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban
nhân dân được sự phê chuẩn của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết
quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải
được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
+Uỷ ban nhân dân là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực
hiện các nghị quyết của HĐND, biến những quy định trong các nghị quyết đó thành hiện
thực.
+Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng
cấp và trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp.
_Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
+Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, được coi là chức
năng của Uỷ ban nhân dân.
+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội…đối với mọi đối tượng.
+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính thống nhất; chỉ giới hạn trong phạm vi
địa phương đó.
49
Chức năng của uỷ ban nhân dân: Quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước là hoạt
động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của uỷ ban nhân dân.
Trật tự hình thành cuả uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ
phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân được sự phê chuẩn của chủ
tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn.

Câu 57: Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành?
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, gồm: Chủ tịch, phó chủ
tịch và các uỷ viên uỷ ban nhân dân.
_Chủ tịch uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu
HĐND tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá theo sự giới thiệu của chủ tịch Hội đồng nhân dân
theo thể thức bỏ phiếu kín, phải được quá ½ tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt
biểu quyết tán thành.
_Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất
của mỗi khoá theo sự giới thiệu của chủ tịch uỷ ban nhân dân, theo thể thức bỏ phiếu kín.
Số phó chủ tịch uỷ ban nhân dân mỗi cấp do chính phủ quy định, các phó chủ tịch uỷ ban
nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu HĐND.
_Các thành viên khác của uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì
họp thứ nhất của mỗi khoá theo sự giới thiệu của chủ tịch uỷ ban nhân dân, theo thể thức
bỏ phiếu kín. Kết quả bầu các thành viên của uỷ ban nhân dân phải được chủ tịch uỷ ban
nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Số
lượng các thành viên của uỷ ban nhân dân được quy định trong Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và uỷ ban nhân dân hiện hành.

Câu 58: Các hình thức hoạt động của UBND theo pháp luật hiện hành?
_Phiên họp UBND: diễn ra 1 lần/ tháng do chủ tịch UBND triệu tập và chủ toạ, là hình
thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của UBND, trong phiên họp thảo luận những
vấn đề như: chương trình làm việc; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách-

50
phê chuẩn quyết toán ngân sách và quỹ dự trữ của địa phương để báo cáo HĐND quyết
định…
_Hoạt động của Chủ tịch UBND:
+Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND.
+Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND.
+Phê chuẩn kết quả bầu cử của các thành viên UBND cấp dưới trực tiếp; điều động,
đình chỉ, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp…
+Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cùng cấp, của UBND và Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp.
+Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong
phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh … và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất.
+Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
_Phó chủ tịch UBND: Giúp việc cho chủ tịch UBND, được Chủ tịch UBND phân công
phụ trách thực hiện những công việc nhất định như kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế…chịu
trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình.
_Các uỷ viên UBND: Được chủ tịch UBND phân công phụ trách những ngành, lãnh vực
chuyên môn nhất định như quân sự, kế hoạch, tài chính… chịu trách nhiệm cá nhân về
ngành và lĩnh vực được phân công.
_Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn: Là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực
hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
thoe sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên và HĐND cùng cấp khi được yêu
cầu.

Câu 59: Mối quan hệ giữa HĐND với UBND cùng cấp theo pháp luật hiện hành?
UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá HĐND theo
hình thức bỏ phiếu kín, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm và báo cáo trước
HĐND cùng cấp.

51
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức
thực hiện các nghị quyết của HĐND, biến những quy định trong các nghị quyết đó thành
hiện thực.

Câu 60: Cơ cấu tổ chức của TAND theo pháp luật hiện hành?
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo
đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao theo nhiệm
kỳ của Quốc hội.
Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán toà án nhân dân tối cao
khi được Quốc hội phê chuẩn; Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao. Nhiệm kỳ
của Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao là 5 năm.
_TAND tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán( chánh án, phó chánh án và một số thẩm phán
do UB thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của TAND tối cao, tổng số uỷ viên
không quá 17 người ), toà án quân sự trung ương, toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà
lao động, toà hành chính, toà phúc thẩm và bộ máy giúp việc cho TAND tối cao.
_TAND cấp tỉnh gồm: uỷ ban thẩm phán (chánh án, phó chánh án, một số thẩm phán
nhưng không quá 9 người), toà chuyên trách, toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao
động, toà hành chính và bộ máy nhà nước giúp việc cho TAND cấp tỉnh.
_TAND cấp huyện gồm: chánh án và các phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm dân dân và
thư kí toà.
_Toà án quân sự các cấp gồm: Toà án quân sự trung ương, toà án quân sự quân khu và các
toà án khu vực.Chánh án toà án quân sự trung ương đồng thời là Phó chánh án toà án
nhân dân tối cao.

Câu 61: Chức năng, nhiệm vụ của TAND theo pháp luật hiện hành?
Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
Chức năng:

52
_Chỉ có toà án nhân nhân mới có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân
và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và giải quyết các vụ việc khác theo quy định của
pháp luật.
_Do kết quả xét xử của toà án nhân nhân mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền
hoặc phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí nhất định.
_Việc xét xử của toà án nhân dân có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ việc
pháp lí.
_Hoạt động xét xử của toà án nhân dân là hoạt động áp dụng pháp luật.
Nhiệm vụ: Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức,
cá nhân.

Câu 62: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo pháp luật
hiện hành?
_Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hoặc cử hội thẩm nhân dân.
_Nguyên tắc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia, trừ trường họp xét xử theo
thủ tục rút gọn.
_Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm
cơ quan ,tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm.
_Nguyên tắc toà án xét xử công khai.
_Nguyên tắc toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp \ xét xử theo
thủ tục rút gọn.
_Nguyên tắc tranh tục trong xét xử được đảm bảo.
_Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo.
_Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự.
_Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
_Nguyên tắc người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình
trước toà án.

53
_Nguyên tắc toà án nhân dân chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.

Câu 63: Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành?
Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn
phòng, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Viện kiểm sát quân sự Trung
ương.
_Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát
viên và các Điều tra viên.
+Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người lãnh đạo thống nhất toàn bộ hệ
thống Viện kiểm sát nhân dân.
+Các Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng thực thi
nhiệm vụ.
_Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện
trưởng, một số Kiểm sát viên do ủy ban Thường vụ quốc hội quyết định theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnggồm có ủy ban
kiểm sát, các phòng và Văn phòng.
_Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Viện trưởng, các
Phó viện trưởng và các Kiểm sát viên, đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương do Viện trưởng lãnh đạo. Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng thực thi
nhiệm vụ.
_Ủy ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm
có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, một số Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh,
thành phố thực thuộc Trung ương.
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
_Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các
Kiểm sát viên, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức.
54
Viện kiểm sát quân sự:
_Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự
quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Viện kiểm sát quân sự Trung
ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
Trung ương đồng thời là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo hoạt
động của Viện kiểm sát quân sự các cấp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 64: Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành?
Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp.
_Thực hành quyền công tố: đưa vụ án ra toà với quyền truy tố và buộc tội đối với những
người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự.
_Kiểm sát hoạt động tư pháp: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ
án hình sự của cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành 1 số hoạt động điều tra; kiểm sát xét
xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình,
hành chính, kinh tế, lao động, và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát
việc thi hành án…
Nhiệm vụ: bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các
cá nhân, tổ chức, góp phần bảo đảm pháp luật dược chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất.

Câu 65: Tiêu chuẩn của thẩm phán theo pháp luật hiện hành?
Tiêu chuẩn chung: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung
thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân
luậtvà đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực
làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Tiêu chuẩn riêng của các nghạch thẩm phán:

55
_Thẩm phán cấp huyện: có thời gian công tác trong ngành từ 4 năm trở lên, có năng lực
xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của toà án theo quy định
của pháp luật.
_Thẩm phán cấp tỉnh: Phải là thẩm phán sơ cấp ít nhất 5 năm, ngoài ra trong trường hợp
do nhu cầu thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 10 năm trở lên.
_Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao: Phải là thẩm phán trung cấp ít nhất 5 năm.
(Đối với các sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm
phán Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự quân khu và Toà án quân sự trung
ương).
Trong trường hợp cần thiết, người đang công tác trong ngành Toà án nhân dân
hoặc người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Toà
án nhân dân, tuy chưa đủ thời gian làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp hoặc
chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác, thì cũng
có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp
của Toà án nhân dân hoặc Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Câu 66: Tiêu chuẩn của Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện
hành?
Tiêu chuẩn chung:Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực,
có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật, đã
được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có thời gian làm công tác thực tiễn, có sức khỏe bảo
đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm
sát viên.
Tiêu chuẩn riêng cho từng nghạch Kiểm sát viên:
_Kiểm sát viên sơ cấp: phải có thời gian công tác pháp luật từ 4 năm trở lên, có năng lực
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND cấp huyện.
_Kiểm sát viên trung cấp: đã là kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 5 năm, có năng lực thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dấn nghiệp vụ kiểm
sát đối với kiểm sát viên sơ cấp, nếu trường hợp do nhu cầu thì phải có thời gian công tác
từ 10 năm trở lên.
56
_Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao: phải là kiểm sát viên trung cấp ít nhất 5
năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng
hưỡng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với các kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp, nếu trong
trường hợp do nhu cầu thì phải có thời gian công tác từ 15 năm trở lên.
(Đối với các sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm KSV
sơ cấp, trung cấp thuộc viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát quân sự trung ương).
Trong trường hợp cần thiết, người đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân
hoặc người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành
Kiểm sát nhân dân, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung
cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác,
thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc Kiểm sát
viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân hoặc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao.

Câu 67: Thủ tục, tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán theo pháp luật hiện hành?
_Thành lập Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán toà án nhân dân gồm có: Hội đồng tuyển
chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương;
Các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án
nhân dân cấp huyện; Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự quân khu,
Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.
_Hội đồng tuyển chọn thẩm phán toà án nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, quyết định
của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán toà án nhân dân phải được quá ½ tổng số thành viên
biểu quyết tán thành.
+Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự
trung ương tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,
Thẩm phán Toà án quân sự trung ương theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân tối cao
và trình Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán toà án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ
nhiệm và có sự phê chuẩn của Quốc hội.
+Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân
sự khu vực tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu,
Thẩm phán Toà án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự trung ương
và đề nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm.

57
+Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân
cấp huyện tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh,
Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân cấp
tỉnh và đề nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm.
 Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức thẩm phán toà án
nhân dân các cấp.
Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân:
_Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩm phán khai mạc phiên họp.
_Cử thư kí phiên họp.
_Chánh án TAND tỉnh hoặc quân sự trung ương báo cáo Hội đồng về hồ sơ người được đề
nghị tuyển chọn và bổ nhiệm theo danh sách trích ngang đã lập.
_Các thành viên Hội đồng căn cứ tiêu chuẩn hồ sơ trao đổi, thảo luận, xem xét.
_Chủ tịch Hội đồng kết luận và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, sau đó làm hồ sơ và bản
sao giao cho Chánh án TAND tỉnh hoặc Chánh án TAND quân sự trung ương quản lí.

_Hội đồng giao cho Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương làm văn bản đề
nghị Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm và trình Chủ tịch Hội đồng kí.
Các văn bản đề nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao phải được đóng dấu của
HĐND cấp tỉnh hoặc toà án quân sự trung ương phải ghi đầy đủ chức danh về mặt cơ
quan của người có chữ kí được đóng dấu.
Gửi văn bản đề nghị Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, một bộ hồ sơ, biên bản
họp cho vụ tổ chức cán bộ toà án trình Chánh án TAND tối cao xem xét, quyết định bổ
nhiệm và cuối cùng là thông báo kết quả trong phiên họp gần nhất của HĐND từ ngày
nhận được quyết định của Chánh án TAND tối cao.

Câu 68: Thủ tục, tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên theo pháp luật hiện hành?
_Kiểm sát viên VKSND tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng
VKSND tối cao.
_Kiểm sát viên VKSND địa phương do Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm theo đề
nghị của Viện trưởng VKSND địa phương cùng cấp.

58
_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND gồm Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên
VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKS quân sự trung ương; Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát
viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện; Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát
viên VKS quân sự quân khu, Kiểm sát viên VKS quân sự khu vực.
_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên làm việc theo chế độ tập thể, quyết định của Hội
đồng tuyển chọn kiểm sát viên phải có ít nhất ½ tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết
tán thành.
_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKS quân sự trung
ương tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên
VKS quân sự trung ương theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao và đề nghị Chủ
tịch nước bổ nhiệm.
_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện
tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên
VKSND cấp huyện theo đề nghị của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và đề nghị Viện trưởng
VKSND tối cao bổ nhiệm.
_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKS quân sự quân khu, Kiểm sát viên VKS quân sự
khu vực tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên VKS quân sự quân khu,
Kiểm sát viên VKS quân sự khu vực theo đề nghị của Viện trưởng VKS quân sự trung
ương và đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm.
Thủ tục, trình tự tuyển chọn và bổ nhiệm Kiểm sát viên VKS:
_Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKS khai mạc phiên họp.
_Cử thư kí phiên họp.
_Viện trưởng VKSND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương báo cáo Hội đồng về hồ sơ người
được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm theo danh sách trích ngang đã lập.
_Các thành viên Hội đồng căn cứ tiêu chuẩn hồ sơ trao đổi, thảo luận, xem xét.
_Chủ tịch Hội đồng kết luận và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, sau đó làm hồ sơ, bản
sao giao cho Viện trưởng VKSND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương quản lí.
_Hội đồng giao cho Viện trưởng VKSND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương làm văn bản
đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm và trình Chủ tịch Hội đồng kí.

59
Các văn bản đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao phải được đóng dấu của
HĐND cấp tỉnh hoặc VKS quân sự trung ương phải ghi đầy đủ chức danh về mặt cơ
quan của người có chữ kí được đóng dấu.
Gửi văn bản đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm, 1 bộ hồ sơ, 1 biên
bản họp gửi vụ tổ chức cán bộ Việm kiểm sát trình Viện trưởng VKSND tối cao xem
xét, quyết định bổ nhiệm và cuối cùng là thông báo kết quả trong phiên họp gần nhất kể
từ ngày nhận được quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao.

Câu 69: Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với TAND theo pháp luật hiện hành?
Chánh án TAND địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND
cùng cấp.
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩm
phán TAND cấp tỉnh và ở địa phương; Chánh án TAND cấp tỉnh; đại diện sở nội vụ; Uỷ
banMTTQ Việt Nam; Ban chấp hànhHội luật gia cấp tỉnh là những Uỷ viên của Hội đồng
tuyển chọn thẩm phán TAND cấp tỉnh.
HĐND giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của TAND cùng cấp, xét trả
lời chất vấn của Chánh án TAND cùng cấp.
TAND có quyền xét xử đại biểu HĐND nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 70: Mối quan hệ giữa HĐND và VKSND theo pháp luật hiện hành?
Viện trưởng VKSND địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
HĐND cùng cấp.
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên
VKSND cấp tỉnh và địa phương; Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Tổ
chức chính quyền, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia Việt
Nam là uỷ viên của Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND.
HĐND giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của TAND cùng cấp, xét trả
lời chất vấn của Viện trưởng VKSND cùng cấp.
VKSND có quyền truy tố đại biểu HĐND nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

60

You might also like