You are on page 1of 14

 1) Phân tích đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp Việt Nam.

Lấy ví dụ
minh họa.
 Đối tượng điều chỉnh ngành luật hiến pháp: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản
nhất và quan trọng nhất trong xã hội.
 Các quan hệ xã hội này bao trùm lên tất cả các vấn đề, mang tính nguyên tắc, tính
định hướng cho các ngành luật khác. Ngoài ra, có những quan hệ xã hội làm nền
tảng cho sự hình thành của các QHXH khác
 Đối với nhà nước, các quan hệ xã hội nền tảng cũng là các quan hệ xã hội cơ bản
và quan trọng nhất trong quá trình quản lý xã hội bằng pháp luật do khi nội dung
điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng có sự thay đổi thì nội dung điều chỉnh các
quan hệ xã hội khác trong cùng lĩnh vực cũng sẽ thay đổi theo
Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hiến pháp chia thành 3 nhóm:
 Nhóm 1: Các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, chính sách
đối ngoại.
 Trong lĩnh vực chính trị, Luật Hiến pháp điều chỉnh các mối quan hệ nền tảng, cơ
bản và quan trọng nhất liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền nhà nước và tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước.
-VD: Các vấn đề về chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc cơ bản, bản chất của nhà
nước, nguồn gốc của quyền lực nhà nước
 Trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ,… , Luật HP
điều chỉnh quan hệ xã hội mà liên quan tới định hướng phát triển lớn của từng
lĩnh vực.
-VD: Mô hình phát triển kinh tế (kinh tế), định hướng giá trị phát triển nền văn
hóa, khoa học, công nghệ,..
 Nhóm 2: Các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực quan hệ
giữa nhà nước với người dân (QHXH xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người
dân)
 Quyền và nghĩa vụ cơ bản: Những quyền và nghĩa vụ nền tảng, cơ bản và quan
trọng nhất của từng lĩnh vực.
-VD: Quyền bầu cử, quyền bất khả xâm phạm nhân phẩm, danh dự, tính mạng,…
là nền tảng cho các Luật bảo vệ những quyền này như Luật bầu cử, Bộ luật Hình
sự, dân sự
 Những quyền và nghĩa vụ cơ bản này là nền tảng hình thành các quyền cụ thể của
người dân trong từng lĩnh vực
 Nhóm 3: Các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước
 Là các QHXH liên quan tới việc xác định các nguyên tắc toongr thể của bộ máy
nhà nước VN, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ
trung ương tới địa phương => Đây là nhóm đối tượng điều chỉnh lớn nhất của
ngành Luật Hiến pháp
Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh:
 Phạm vi rộng, hiện diện ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội:
+ Từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh,…
+ Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của hầu hết các ngành luật khác thường
nằm trong một lĩnh vực cụ thể. VD: Luật môi trường, luật thương mại
 Có tính chất đặc thù, làm những QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất
trong từng lĩnh vực:
+ Các QHXH của từng lĩnh vực thường là đối tượng điều chỉnh của các ngành
luật khác như là luật thương mại, hành chính, dân sự
 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp không mang tính tuyệt đối, có thể được
điều chỉnh khi có sự thay đổi trong từng thời kỳ
+ Phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành LHP có thể thay đổi trong từng thời
kỳ tùy thuộc vào nhận thức của giới nghiên cứu khoa học pháp lý và cơ quan có
thẩm quyền trong từng giai đoạn cụ thể
 2) Nêu định nghĩa và phân tích đặc điểm của hiến pháp.
Định nghĩa: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao
nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị,
chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của
con người và công dân.
Phân tích đặc điểm của Hiến pháp:
 Là luật cơ bản, là “Luật mẹ”, luật gốc
+ Nó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật
quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản QPPL dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn
cứ vào hiến pháp để ban hành.
VD: Trong khoản 1 Điều 20, Hiến pháp 2013 đã quy định mọi người bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, do
đó, bộ Luật hình sự căn cứ theo điều khoản này để thiết lập ra các điều khoản,chế
tài để điều khoản trong hiến pháp được thực thi.
 Thứ hai, HP là luật tổ chức, là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà
nước,
+ Là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp, quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ
và các thức tổ chức chính quyền địa phương.
VD: Trong Hiến pháp năm 2013, có Chương V quy định về cách thức tổ chức và
hoạt động của Quốc hội.
 Thứ ba, HP là luật bảo vệ:
+Các quyền con người và quyền công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng
của HP. Do HP là luật cơ bản cảu nhà nước nên các quy định về quyền con
người, quyền công dân trong HP là cơ sở pháp lí chủ yếu để nhà nước và xã hội
tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
VD: Căn cứ theo điều 19, Hiến pháp 2013 đã quy định rằng mọi người có quyền
sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ => Hiến pháp bảo vệ quyền
sống của con người, quyền đã được đưa vào trong Hiến pháp như một sự khẳng
định rằng sẽ bảo vệ quyền ấy.
 Thứ tư, HP là luật có hiệu lực pháp lí tối cao.
+Tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với HP. Bất kì văn bản nào
trái với HP đều bị hủy bỏ.
VD: Điều 119, Hiến pháp 2013 đã quy định rằng Mọi văn bản pháp luật khác
phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều sẽ bị xử lý
 3)Tại sao nói hiến pháp là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước?
Hiến pháp là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước vì:
 Hiến Pháp đặt ra các chuẩn mực mà việc thực hiện quyền lực nhà nước, cho dù
bất cứ chủ thể nào, kể cả cơ quan có thẩm quyền, quyền lực đặc biệt tối cao cũng
phải tuân thủ
+ Hiến pháp thiết lập nên những giá trị nền tảng và các quy định tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước bắt buộc phải thực hiện.
Ví dụ: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao
được quy định trong Chương V và Chương VIII trong Hiến pháp 2013
 Hiến Pháp thiết lập và xác định rõ vị trí, chức năng, phạm vi, thẩm quyền, cách
thức hoạt động, cơ cấu và quyền hạn của từng bộ máy nhà nước, bảo đảm các cơ
quan không có sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để
có thể hoạt động một cách có hiệu quả, có sự thống nhất chặt chẽ nhằm hình
thành nên một bộ máy nhà nước hoạt động trơn chu, mượt mà, hiệu quả.
 Với vai trò là luật nền tảng, cơ bản nhất, do vậy, khi các quyền con người, quyền
công dân khi được ghi nhận trong Hiến pháp sẽ phải được nhà nước và xã hội tôn
trọng, đồng thời, đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm
của nhà nước trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền cơ bản của
công dân
 Đối với người dân, nhờ Hiến Pháp mà họ có thể nắm được bản chất của việc hạn
chế quyền lực nhà nước để có khả năng nhìn nhận và giải thích thấu đáo về
những hiện tượng xảy ra trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, giúp
họcó khả năng phán xét, nhận biết và tố giác được sự đúng, sai trong tổ chức,
hoạt động của các cơ quan nhà nước.
 4. Tại sao nói hiến pháp là luật bảo vệ?
Hiến pháp là luật bảo vệ vì:
 Một trong những chức năng cơ bản của Hiến Pháp là bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Thông qua Hiến Pháp, người dân xác định được những
quyền gì của mình được nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo thực
hiện, cùng với những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó
o Việc ghi nhận các quyền con người, quyền cơ bản của công dân làm cơ
sở, tiền đề để các đạo luật thông thường quy định chi tiết việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân trong từng lĩnh vực cụ thể => Những
văn bản luật này sẽ đề ra những quy định, chế tài xử lý những hành vi vi
phạm, ảnh hưởng đến các quyền này (Bộ luật Hình sự, Luật dân sự,..)
 Với tính chất là văn bản pháp lí có hiệu lực tối cao, Hiến Pháp là bức tường, tấm
khiên bảo vệ quan trọng nhất để ngăn chặn những hành vi lạm dụng, xâm phạm
quyền con người, quyền công dân, cũng như các nguồn tham chiếu đầu tiên mà
người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm
 Với vai trò là luật nền tảng, cơ bản nhất, do vậy, khi các quyền con người, quyền
công dân khi được ghi nhận trong Hiến pháp sẽ phải được nhà nước và xã hội tôn
trọng, đồng thời, đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm
của nhà nước trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền cơ bản của
công dân
 Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được phát
huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống tòa án
tư pháp, cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan tra Quốc hội hay tòa án hiến
pháp.
 5. Tại sao nói hiến pháp là luât tổ chức? (Nêu định nghĩa trước)
Hiến pháp là luật tổ chức vì:
 Các quy định của hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành luật khác
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
 Quy định về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, quy định rõ vị trí, chức năng,
phạm vi, thẩm quyền, cách thức hoạt động của từng bộ máy nhà nước, bảo đảm
các cơ quan không có sự chồng chéo, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để bộ
máy nhà nước có thể hoạt động một cách có hiệu quả, trơn chu và mượt mà.
VD: Quy định quyền hạn, nhiệm vụ đối với quốc hội, tòa án trong Hiến pháp

 Xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (theo chiều
ngang)
 Quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính
quyền từ trung ương đến địa phương nhằm tạo nên một bộ máy thống nhất theo
chiều dọc
 6. Tại sao nói hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao? (Nêu định nghĩa trc)
Hiến Pháp có hiệu lực pháp lí tối cao vì:
 Do Hiến pháp là luật cơ bản của một quốc gia, chứa đựng những nội dung quan
trọng, mang tính nền tảng, định hướng cho sự phát triển của một quốc gia, dân
tộc => Hiệu lực pháp lý cao nhất
 Các quy định của hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành luật khác
trong hệ thống pháp luật việt nam. Các quy định của Hiến Pháp mang tính
bắtbuộc chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn
bản dưới luật khác được cụ thể hóa, chi tiết hóa để điều chỉnh các quan hệ xã hội
cụ thể.
 Các văn bản pháp luật khác không được trái, mâu thuẫn với Hiến Pháp mà phải
hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của hiến pháp, được ban hành và căn
cứ theo Hiến Pháp . Mọi văn bản pháp luật có nội dung trái với hiến pháp đều bị
bãi bỏ, hủy bỏ
 Ngoài ra, các điều ước quốc tế mà nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa thamgia
không được mâu thuẫn, đối lập với quy định, nội dung của Hiến pháp
 Tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo quy định
của hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn nghĩa vụ mà Hiến Pháp
đã quy định. (Quốc hội, chính phủ,..)
 Tất cả các công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng
các quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp thừa nhận và có nghĩa vụ
thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, nếu không sẽ bị xử lý theo pháp luật.
 Để đảm bảo tính hiệu lực cao nhất của Hiến pháp, trong Hiến pháp 2013 đã quy
định trong điều 119 rằng Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất
 Quy trình ban hành Hiến pháp sẽ chặt chẽ hơn và mức độ tham gia của người
dân cũng được rộng rãi và sâu sắc hơn so với việc ban hành các văn bản
luậtthông thường. Như Việt Nam, mức độ biểu quyết thông qua Hiến pháp của
các Đạibiểu Quốc hội phải có tỉ lệ cao hơn (2/3) so với việc thông qua Luật. Hơn
nữa, việc làm ra Hiến pháp hay thông qua Hiến pháp thường có thủ tục trưng cầu
ý dân, trong khi các luật thông thường thì chỉ lấy ý kiến nhân dân. (Việt Nam
chưa có trưng cầu ý dân mặc dù đã được quy định trong khoản 4 Điều 120)
 7. Phân tích quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013
Quy trình lập hiến theo Hiến pháp 2013 được quy định trong điều 120
 “1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất
một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp,
sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến
pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán
thành.
 2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng
thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do
Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
 3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và
trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
 4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do
Quốc hội quyết định.
 5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội
quyết định.”
 8. Tại sao quy trình làm hiến pháp được thiết kế với sự tham gia rộng rãi của người
dân?
Quy trình làm Hiến Pháp cần có sự tham gia đông đảo của người dân vì:
 Mục đích Hiến Pháp sinh ra là để bảo vệ, phục vụ lợi ích của nhân dân. Một phần
quan trọng của hiến pháp bao giờ cũng là các quyền con người, quyền công dân.
Hiến pháp là “khế ước xã hội” một bản hợp đồng, giao ước giữa nhà nước và
nhân dân
 Khi có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân sẽ đảm bảo được tính
khách quan, hạn chế được sự duy ý chí, chủ quan trong quá trình lập pháp, ghi
nhận một cách đầy đủ, chính xác nhất các nguyện vọng chính đáng của người
dân
 Người dân nhận thấy được uy tín, sự tôn trọng của nhà nước với những lợi ích
chính đáng của họ, sẽ giúp họ thêm tin tưởng vào nhà nước Việt Nam, đây cũng
chính là một điều rất quan trọng liên quan đến sự tồn tại của một nhà nước, vì
nhà nước chỉ có thể tồn tại khi là một nhà nước chính danh, nghĩa là dựa trên sự
tínnhiệm, sự đồng ý của người dân.
 9. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bảo vệ hiến pháp.Bản chất bảo vệ hiến pháp
Ý nghĩa của việc bảo vệ hiến pháp
 Bảo vệ hiến pháp cơ bản là đặt ra những biện pháp ngăn chặn những nguy cơ
xâm phạm hiến pháp – bản khế ước xã hội mà nhà nước và nhân dân đã cùng
nhau đặt ra để đảm bảo rằng các quy định của hiến pháp được thực thi, thực
hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc trong thực tế
 Bảo vệ hiến pháp cũng chính là ngăn chặn và xử lý các cơ quan nhà nước, quan
chức nhà nước không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết với
người dân đã được hiến định
=> Bảo vệ Hiến pháp còn ngăn ngừa các tình trạng lạm quyền, những hành
động đi ngược lại với những gì đã thỏa thuận trong bản “Khế ước xã hội” với
người dân
 Tại sao bảo vệ hiến pháp?
 Do vai trò của hiến pháp đối với nhà nước và xã hội: Là luật nền tảng, cơ bản
nhất của quốc gia, quy định, điều chỉnh đối tượng nền tảng nhất trong tất cả
lĩnh vực trong xã hội
=> Bảo vệ hiến pháp sẽ là bảo vệ nền móng cho sự ổn định và phát triển của
xã hội, bảo vệ cơ sở cho các văn bản pháp luật
 Vì trong thực tế, còn có những hành vi Vi hiến, đi trái ngược lại hiến pháp
=> Cần có cơ chế bảo vệ hiến pháp để có cách thức nhằm ngăn chặn hay xử lý
những hành vi vi hiến đó
=> Bảo vệ hiến pháp bảo đảm rằng những quy định đề ra trong đó sẽ được
thực thi, ngăn ngừa những hành động trái Hiến pháp của các chủ thể mà nó
điều chỉnh Mô hình bảo hiến ở nước ta
 Mô hình bảo hiến ở nước ta là mô hình bảo hiến phi tập trung nhưng không hề
giống mô hình bảo hiến phi tập trung của Hoa Kì hay bất kì các quốc gia nào
trên thế giới
=> mô hình khá độc đáo, đây là mô hình tất cả các cơ quan nhà nước và toàn
thể nhân dân đều có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp (Khoản 2, Điều 119 Hiến
pháp 2013)
 10. Phân tích quy định về bảo vệ hiến pháp theo Hiến pháp năm 2013.
 Theo khoản 2 điều 119 Hiến pháp 2013, việc bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm
của toàn bộ các cơ quan nhà nước và toàn thể Nhân dân. Còn cơ chế bảo vệ
Hiến pháp là do luật định
 Hiện nay, Quốc hội vẫn chưa có ban hành một đạo luật cụ thể nào quy định cơ
chế bảo hiến mà việc bảo vệ Hiến pháp mới chỉ được thể hiện thông qua
những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước, trong đó có đề
cập đến trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi ban hành hay phát hiện văn
bản pháp luật vi hiến và cách thức xử lý
 Nguyên tắc bảo vệ hiến pháp ở nước ta chủ yếu dựa trên cơ chế kiểm tra, giám
sát việc ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ
quan cấp dưới, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước với nhau.
 Chúng ta đề cao tinh thần bảo vệ Hiến pháp khi xác định đó là trách nhiệm
của Nhà nước và Nhân dân. Nhưng muốn bảo vệ hiến pháp thì chúng ta phải
sớm của một cơ chế bảo hiến được thể hiện cụ thể trong một đạo luật
 Việc lựa chọn mô hình bảo hiến phi tập trung như hiện nay (không có cơquan
chuyên trách bảo vệ hiến pháp) sẽ khó có thể đáp ứng các tiêu chí về một mô
hình bảo hiến có hiệu quả, thống nhất.
 11. Tại sao nói Hiến pháp năm 2013 là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam?
 Hiến pháp là “bản khế ước xã hội” – sự thỏa thuận giữa chính quyền và người
dân, xác lập những nguyên tắc cơ bản để giới hạn quyền lực nhà nước, thiết
lập địa vị pháp lý của con người, của công dân làm cơ sở để xác định trách
nhiệm của nhà nước với người dân của mình. Ngoài ra hiến pháp còn giúp
người dân biết được quyền mình được hưởng là gì và nghĩa vụ của mình cần
phải thực hiện
 Hiến pháp là nền tảng, là cơ sở để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật của
mỗi quốc gia. Các đạo luật khác cho dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải dựa
trên tinh thần và nội dung của hiến pháp để ban hành.
VD: Luật tổ chức Quốc hội phải ban hành không vi phạm vào những quy
định, quy tắc đã đề ra trong Chương V của Hiến pháp 2013 về Quốc hội
 Ở điều 146 Hiến pháp năm 1980, ta quan niệm Hiến pháp là luật cơ bản
củaNhà nước, nhưng ở Hiến pháp năm 1992, đã đổi thành Hiến pháp là luật
cơ bản của nước chứ không phải là Nhà nước nữa
=> Hiến pháp không chỉ là luật cơ bản của Nhà nước – Tổ chức quản lý xã
hội mà nó là luật cơ bản của một đất nước, Nhân dân mới chính là chủ nhân
của bản Hiến pháp, là chủ thể mà Hiến pháp hướng tới.
 12. Nêu khái niệm và phân tích các đặc trưng cơ bản của quyền con người.
Khái niệm quyền con người: Được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con
người. Thiếu nó, con người sẽ không thể sống một cách bình thường được.(Bao
gồm quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, văn hóa, xã hội)
Các đặc trưng cơ bản của quyền con người:
 Tính phổ biến
 Thể hiện ở chỗ quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn có của con
người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính
=> Ai sống trên trái đất này đều được thừa nhận quyền con người, không ai có
thể được xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy
 Vẫn còn có những chủ thể được đặc quyền do có sự khác biệt vốn có về khả
năng thụ hưởng các quyền con người như là người già, trẻ em, phụ nữ,..
 Tính không thể chuyển nhượng:
 Quyền con người được quan niệm là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất
khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc
=> Các quyền này gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể
chuyển nhượng cho bất kỳ người nào khác
 Tính không thể phân chia
 Các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương trợ lẫn nhau, việc tách
biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kì quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị
nhân phẩm và sự phát triển của con người. Nhưng việc hạn chế quyền cũng
phải dựa trên những nguyên tắc nhất định (Khoản 2 Điều 14)
 Các quyền con người là ngang thứ bậc với nhau, giá trị ngang nhau
=> Không thể phân thứ bậc, nhưng một số trường hợp phải ưu tiên cho các
quyền mang tính nền tảng, thiết yếu, sống còn
VD: Nếu như tước bỏ, hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể
=> Sức khỏe con người sẽ không được pháp luật bảo vệ
 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
 Các quyền con người đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, cho dù là ở
bất kể lĩnh vực nào đi chăng nữa cũng sẽ có một mối liên hệ
=> Việc hưởng thụ một quyền có thể ảnh hưởng tới việc hưởng một số
quyền khác
VD: Con người không có quyền sống thì sẽ không thể thực hiện quyền con
người nào khác cả; Quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập là tiền để con
người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác ; Quyền có việc làm là
tiền đề để thực hiện các quyền khác như quyền có nhà ở, quyền sở hữu tư
nhân
 13. Nêu khái niệm quyền con người. Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì đối với
quyền con người?
Khái niệm quyền con người: Được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ
mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của
con người. Thiếu những quyền hay tiêu chuẩn cơ bản này thì con người không thể
sống bình thường được. (Bao gồm: Quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, văn
hóa, xã hội)
Trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với quyền con người:
 Điều 3, Khoản 1 điều 14 Hiến pháp 2013
 Công nhận: Thừa nhận những điều hiển nhiên, thiêng liêng và thực hiện
bằng cách ghi nhận trong các văn bản pháp luật, kí kết công ước quốc tế
 Tôn trọng: Là trách nhiệm thụ động của nhà nước, không có bất kỳ hành vi
nào xâm phạm đến quyền của con người
 Bảo vệ: Nhà nước trang bị cơ chế để ngăn chặn, xử lý các vi phạm về quyền
con người
 Bảo đảm: Thúc đẩy thực hiện quyền trong thực tế, trang bị điều kiện để thực
thi quyền trong đời sống.
 14. Nêu khái niệm quyền cơ bản của công dân. Mối quan hệ giữa quyền cơ bản của
công dân với quyền cụ thể của công dân?
Khái niệm liên quan:
 Công dân được hiểu là những người mang Quốc tịch của Quốc gia nhất định.
Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước có tính cách bền chặt và thể hiện
công dân đó là một thành viên của quốc gia ấy => Đây là người được hưởng
chủ quyền nhà nước, được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng
như khi ra nước ngoài và phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
 Quyền cơ bản của công dân là những quyền đã được xác định trong Hiến
pháp trên các lĩnh vực khác nhau, là cơ sở để thực hiện các quyền cụ thể
khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân
(hẹp hơn so với quyền con người
- Các quyền cụ thể của công dân: là những quyền riêng biệt, quy định cụ thể trong một lĩnh
vực nhất định nào đó.
VD: Các quyền về dân sự, chính trị có các quyền cụ thể là quyền sống, quyền bầu cử
· Mối quan hệ giữa quyền cơ bản của công dân với quyền cụ thể của công dân
- Tác động của quyền cơ bản của công dân với quyền cụ thể:
+, Quyền cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền cụ thể của công dân. Không có
quyền công dân cơ bản thì những quyền cụ thể của công dân sẽ không có cơ sở, nền tảng vững
chắc.
VD: Quyền sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, thân thể có nguồn gốc, nền tảng là
những quyền về dân sự, chính trị của công dân.
- Tác động của quyền cụ thể với quyền cơ bản của công dân
+, Quyền cụ thể của công dân chính là biểu hiện rõ ràng của quyền cơ bản của công dân. Nếu
như quyền cơ bản mang tính phổ thông, thì những quyền cụ thể mang tính riêng biệt.
VD: Quyền sống, quyền bầu cử là biểu hiện của các quyền về dân sự, chính trịcủa công dân
15. Phân tích nguyên tắc tôn trọng quyền con người được quy định trong khoản 1, Điều 14 Hiến
pháp năm 2013.·
Phân tích:
- Nguyên tắc này phản ảnh trách nhiệm của Nhà nước về việc tôn trọng quyền con người đã
định ra trong Hiến pháp
+, Tôn trọng: Là trách nhiệm thụ động của nhà nước, không có bất kỳ hành vi nàoxâm phạm đến
quyền của con người
+, Tức là, nhà nước phải là chủ thể phải tôn trọng, không có những hành vi hạn chế quyền một
cách tùy tiện, đi lệch với các nguyên tắc đã vạch ra trong Hiến pháp. Nếu quyền con người mà bị
các cơ quan nhà nước xâm phạm, thì các quyền được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp – “bản
khế ước xã hội” sẽ không được thực thi và trở thành vô nghĩa, không đủ cơ sở để tiến lên thành
nhà nước pháp quyền XHCN. Nếu không tôn trọng hay có hành vi xâm phạm, chắc chắn sẽ phải
gánh chịu các chế tài đã định sẵn trong các văn bản luật
- Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay luôn tôn trọng các quyền con người, coi đó là một
trong những nguyên tắc, tuân chỉ để xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được
thể chế hóa trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Đến Hiến pháp 1992, lần đầu tiên trong
lịch sử lập hiến nước ta, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người được thể chế hóa và ghi nhận
trong Hiến pháp. => Đây là một bước phát triển quan trọng trong tư duy pháp lý và nhận thức về
giá trị nguyên tắc tôn trọng quyền con người ở Việt Nam
16. Phân tích nguyên tắc công nhận quyền con người được quy định trong khoản 1, Điều 14
Hiến pháp năm 2013.·
Phân tích:
- Nguyên tắc này phản ánh trách nhiệm của Nhà nước về việc công nhận quyền con người+,
Công nhận: Nghĩa là Nhà nước phải thừa nhận, ghi nhận các quyền vốn có của con người vào
văn bản pháp luật
+, Nguyên tắc công nhận quyền con người giúp cho những quyền không thể thiếu của mọi người
được nâng cao giá trị, có sự bao bọc một cách chính thức từ pháp luật và quyền lực nhà nước.
Nếu những quyền này không được công nhận => Không thể bảo đảm tính dân chủ, công bằng và
các hành vi vi phạm, xâmhại quyền con người sẽ xảy ra do không được ghi nhận trong pháp luật,
được bảo vệ bằng quyền lực đặc biệt từ lực lượng cầm quyền
17. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy định trong khoản 1, Điều 14 Hiến
pháp năm 2013.·
Phân tích:
- Nguyên tắc này phản ánh trách nhiệm của Nhà nước về việc bảo đảm quyền con người
+, Bảo đảm: Nghĩa là thúc đẩy thực hiện quyền đó trong thực tế và tạo ra những môi trường, cơ
sở, điều kiện thuận lợi để quyền con người được thực thi.
+, Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy định trong Hiến pháp là một sự khẳng định
rằng Nhà nước phải có trách nhiệm tạo ra điều kiện thuận lợi, môi trường và thúc đẩy thực hiện
quyền bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, cưỡng chế. Nếu quyền chỉ được công
nhận và tôn trọng mà
- Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay luôn tôn trọng các quyền con
người, coi đó là một trong những nguyên tắc, tuân chỉ để xây dựng pháp luật.
Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp 1946,
1959, 1980. Đến Hiến pháp 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta,
nguyên tắc tôn trọng các quyền con người được thể chế hóa và ghi nhận trong Hiến
pháp. => Đây là một bước phát triển quan trọng trong tư duy pháp lý và nhận
thức về giá trị nguyên tắc tôn trọng quyền con người ở Việt Nam
16. Phân tích nguyên tắc công nhận quyền con người được quy định trong
khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
· Phân tích:
- Nguyên tắc này phản ánh trách nhiệm của Nhà nước về việc công nhận
quyền con người
+, Công nhận: Nghĩa là Nhà nước phải thừa nhận, ghi nhận các quyền vốn có của
con người vào văn bản pháp luật
+, Nguyên tắc công nhận quyền con người giúp cho những quyền không thể
thiếu của mọi người được nâng cao giá trị, có sự bao bọc một cách chính thức
từ pháp luật và quyền lực nhà nước. Nếu những quyền này không được công
nhận => Không thể bảo đảm tính dân chủ, công bằng và các hành vi vi phạm, xâm
hại quyền con người sẽ xảy ra do không được ghi nhận trong pháp luật, được bảo
vệ bằng quyền lực đặc biệt từ lực lượng cầm quyền
17. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy định trong
khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
· Phân tích:
- Nguyên tắc này phản ánh trách nhiệm của Nhà nước về việc bảo đảm
quyền con người
+, Bảo đảm: Nghĩa là thúc đẩy thực hiện quyền đó trong thực tế và tạo ra những
môi trường, cơ sở, điều kiện thuận lợi để quyền con người được thực thi.
+, Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy định trong Hiến pháp là
một sự khẳng định rằng Nhà nước phải có trách nhiệm tạo ra điều kiện thuận
lợi, môi trường và thúc đẩy thực hiện quyền bằng nhiều biện pháp như tuyên
truyền, giáo dục, cưỡng chế. Nếu quyền chỉ được công nhận và tôn trọng mà

không được phát triển và tạo điều kiện để thực hiện, quyền con người không thể đi
vào thực tế.
VD:
18. Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền con người được quy định trong khoản
1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
· Phân tích:
- Nguyên tắc này phản ánh trách nhiệm của Nhà nước về việc bảo vệ
quyền con người
+, Bảo vệ: Nghĩa là Nhà nước trang bị những cơ chế nhằm ngăn chặn các hành vi
xâm phạm đến quyền con người
+, Nguyên tắc bảo vệ quyền con người là sự phản ánh, khẳng định trách
nhiệm của nhà nước là phải bảo vệ quyền con người khỏi những nguy cơ bị
xâm phạm bằng những hình thức khác nhau, thường sẽ sử dụng biện pháp
cưỡng chế, chế tài cụ thể để xử phạt những sai phạm. Nếu quyền con người chỉ
được đặt ra trong Hiến pháp mà không có những quy định, chế tài bảo vệ khỏi
những hành vi vi phạm, quyền con người không có một môi trường, điều kiện
thuận lợi để có thể thực hiện. => Là nguyên tắc không thể thiếu, gắn liền với nghĩa
vụ của lực lượng cầm quyền.
VD: Để bảo vệ những vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp
luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, Nhà nước đã ban hành Điều 155
Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 để quy định các chế tài xử lý những
hành vi xúc phạm danh dự người khác.
19. Phân tích nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được
quy định tại khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013
- Nguyên tắc mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một
trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân
- Nguyên tắc này đặc biệt gắn liền với các quyền tư pháp (Quyền xét xử công
bằng), hay có thể mở rộng ra trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Việc đối xử một cách bất bình đẳng với một người hay nhóm người là cực kỳ
sai trái, nhưng đặc quyền với một hay một nhóm người đặc biệt như trẻ em, người
khuyết tật vẫn có thể thực hiện
- Nguyên tắc này cực kì quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN, nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới thi
hành nghiêm chỉnh.
- Ai ai cũng được đối xử công bằng trước pháp luật, kể cả là quan chức cấp cao, ai
có công thì thưởng, có tội thì phải trừng trị. Hơn nữa, khi xử phạt cũng phải đúng
người, đúng tội, tránh những sự bất công bằng trong việc xét xử vi phạm
.- Ngoài tư pháp, mọi người được đối xử công bằng trong lĩnh vực kinh tế, xãhội,
văn hóa như là ai cũng có quyền học tập, không có sự hạn chế hay thiên vị bấtcứ chủ
thể nào cả, riêng những người dân tộc thiểu số, khiếm khuyết sẽ có những đặc quyền
để hưởng quyền học tập một cách đầy đủ, công bằng nhất. Chừng nào còn có hiện
tượng bất bình đẳng trước pháp luật => chưa thể xây dựng một trật tự xã hội, trật tự
pháp luật
20. Theo khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, trách nhiệm của Nhà nước đối với
quyền con người, quyền công dân được thể hiện như thế nào?
· Theo khoản 1 điều 14, Nhà nước có trách nhiệm đối với quyền con người,quyền
công dân như sau:
- Công nhận: Thừa nhận những điều hiển nhiên, thiêng liêng và thực hiện bằng
cách ghi nhận trong các văn bản pháp luật, kí kết công ước quốc tế
- Tôn trọng: Là trách nhiệm thụ động của nhà nước, không có bất kỳ hành vi nào
xâm phạm đến quyền của con người
- Bảo vệ: Nhà nước trang bị cơ chế để ngăn chặn, xử lý các vi phạm về quyền con
người
- Bảo đảm: Thúc đẩy thực hiện quyền trong thực tế, trang bị điều kiện để thực thi
quyền trong đời sống.ð Trách nhiệm của nhà nước đối với quyền con người, quyền
công dân là hết sức quan trọng, từ việc ghi nhận các quyền cơ bản ở các văn bản luật,
đến những biện pháp như tuyên truyền, giáo dục để thúc đẩy việc thực hiện quyền
trong thực tế. Những hành động này chính là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước nhằm
đảm bảo quyền con người, quyền công dân có thể đảm bảo trong thực tế, để tạo thành
cơ sở, điều kiện để tiến lên nhà nước pháp quyền. Quyền con người, quyền công dân
mà không được quyền lực nhà nước bảo vệ, những hành vi vi phạm, xâm hại đến
chúng sẽ gia tăng đến mất kiểm soát, xã hội sẽ không còn có một trật tự, các giá trị tốt
đẹp của đạo đức, phong tục tập quán sẽ không còn phù hợp, thực thể hóa nữa.
21. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc “Quyền con người, quyền côngdân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lýdo quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
(Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013).
- Do đa số quyền con người, quyền công dân không phải là tuyệt đối, nên là trong
một số lý do nhất định, các quyền này sẽ bị hạn chế bởi cơ quan nhà nước nhằm phục
vụ mục đích quan trọng khác. Thời điểm hạn chế quyền phải là thực sự cần thiết, bao
gồm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xãhội, sức khỏe
cộng đồng
- Lưu ý rằng, trường hợp ở đây phải thực sự cấp bách mới có thể áp dụng khoản 2
điều 14, chứ không thể vì một trường hợp xảy ra hàng ngày, ảnh hưởng một bộ phận
của xã hội mà có thể áp dụng nguyên tắc hạn chế quyền được do nó sẽ tác động đến
việc hưởng quyền của tất cả cộng đồng.
- Để tránh tùy tiện, việc hạn chế quyền con người phải đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau:
+, Theo quy định của luật (Do Quốc hội ban hành), nhưng cũng có thể dựa trên những
văn bản đã được ủy quyền bởi luật
+, Trong trường hợp cần thiết (Không thể có biện pháp nào thay thế được, giải quyết
được)
+, Vì các lý do: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe cộng đồng
- Ngoài ra, nguyên tắc này cũng phải mang tính tương xứng, tức là khi hạn chế một
quyền nào đó, lợi ích nó mang lại phải nhiều hơn những gì mà đã hạn chế đi.
VD: Covid 19, nhà nước đã ra chỉ thị 16, mặc dù hạn chế đi quyền tự do đi lại của công
dân, nhưng đổi lại, sức khỏe cộng đồng được bảo đảm do khi đó dịch Covid 19 đang
rất nguy hiểm, miễn dịch cộng đồng chưa cao.

You might also like