You are on page 1of 2

BÀI 1

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM


1.1 Khái quát về Luật Hiến pháp
Khái quát
Thuật ngữ “Hiến pháp”: Nguồn gốc từ tiếng Latin “Constitutio”, có nghĩa là thiết lập, trật
tự. Trong sách Quốc Ngữ thời Xuân Thu (thế kỷ VII-VI TCN) đã xuất hiện thuật ngữ Hiến pháp với
ý nghĩa là pháp lệnh của nhà nước (“thưởng thiện, phạt gian, quốc chí Hiến pháp dã”).
Hiến pháp có từ xa xưa nhưng Hiến pháp xuất hiện với tính chất như hiện nay thì chỉ mới
xuất hiện với thành công cách mạng tư sản.
- Hiến pháp quy định 02 vấn đề cơ bản: tổ chức quyền lực NN, thừa nhận quyền con người
- HP luôn thể hiện ý chí chủ thể ban hành;
- HP luôn phản ánh quy luật khách quan
- HP thời kỳ nào sẽ luôn có
* Tổ chức bộ máy nhà nước:
* Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân:
Luật Hiến pháp là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước bao gồm những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng, có tính
nguyên tắc liên quan đến việc xác định: Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá - xã
hội; an ninh quốc phòng; chính sách đối ngoại của nhà nước; các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân; những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
1.2 Đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp
luật của ngành luật đó điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp gồm 4 nhóm quan hệ
XH:
Nhóm 1: Là những quan hệ xã hội cơ bản, có tính nguyên tắc liên quan đến việc xác lập chế
độ nhà nước, chế độ xã hội như: hình thức chính thể, chủ quyền quốc gia, nguồn gốc quyền lực nhà
nước và các hình thức thực hiện quyền lực nhà nước, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa, xã hội...,
chính sách an ninh - quốc phòng... Điều 1
Nhóm 2: Là những quan hệ xã hội cơ bản, có tính nguyên tắc liên quan đến việc xác lập địa
vị pháp lý của công dân, như: Quốc tịch Việt Nam, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo
Hiến pháp hiện hành. Điều 5
Nhóm 3: Là những quan hệ xã hội cơ bản, có tính nguyên tắc liên quan đến việc tổ chức bộ
máy nhà nước then chốt ở trung ương cũng như ở địa phương, như: các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, chức năng, thẩm quyền, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với
nhau và với nhân dân.
Nhóm 4: Là những quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các biểu tượng của Nhà nước,
như: Thủ đô, quốc kỳ, quốc ca, ngày Quốc khánh…
1.3 Phương pháp điều chỉnh của luật Hiến pháp VN
Phương pháp điều chỉnh là phương thức, cách thức nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan
hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của một ngành luật. Luật HP sử dụng những phương pháp
điều chỉnh sau:
* Phương pháp “quyền uy - phục tùng”:
* Phương pháp cho phép, lựa chọn:
* Phương pháp thỏa thuận:
3. Các dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp
Khác với các văn bản pháp luật thông thường, Hiến pháp có các dấu hiệu đặc trưng chủ yếu sau
đây:
Thứ nhất, Hiến pháp do chủ thể đặc biệt thông qua là nhân dân, hoặc cơ quan đại diện có
thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua theo một trình tự, thủ tục đặc biệt.
Thứ hai, Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ
quyền lực Nhà nước, bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi
thủy (quyền lập quyền) cho các cơ quan Nhà nước.
Thứ ba, Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rộng và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát cao
nhất so với các văn bản pháp luật khác.
Thứ tư, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp
với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

You might also like