You are on page 1of 20

BUỔI 1: HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HIẾN PHÁP

1. Tài liệu tham khảo


- Hiến pháp nước CHXHCNVN 2013
- Hiến pháp đối chiếu (Nguyễn Đăng Dung)
- Giáo trình luật hiến pháp (Nguyễn Đăng Quang,...)
1. Khái niệm
- Hiến pháp: đạo luật gốc, đạo luật cơ bản. Vì sao?
+ Nội dung: Hiến pháp là hệ thống các quy tắc pháp lý nền tảng, quan
trọng nhất của mỗi quốc gia nhằm xác định tổ chức bộ máy nhà nước,
giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo về các quyền tự do,
quyền con người.
+ Quy phạm pháp luật: yếu tố nhỏ nhất cấu thành nên pháp luật
VD: Quy phạm mệnh lệnh chung (Jus Cogens): Đây là loại quy phạm
tối cao của LQT, có hiệu lực đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hệ pháp
luật quốc tế. Các quốc gia có nghĩa vụ phải tuân thủ tuyệt đối và không
được thay đổi nội dung của các quy phạm này và hành vi nhằm tự ý
thay đổi chúng bị coi là vô hiệu ngay từ đầu.
Hiến pháp => Bộ luật => Các văn bản quy phạm pháp luật => Văn bản
dưới luật
Học thuyết Khế ước xã hội: quyền lực của nhà nước được trao bởi
người dân thì nhà nước có nghĩa vụ phải bảo vệ, trao sự tự do cho
người dân (Tham khảo)
+ Hình thức: Quá trình xây dựng/ sửa đổi Hiến pháp đặc biệt: phải được
chưng cầu dân ý, tham khảo ý kiến của người dân
2. Lịch sử hình thành
- Hiến pháp xuất hiện khi nào?
- Nhà nước và Hiến pháp:
Thomas Hobbes: “Cuộc sống mà không có Nhà nước không có hiệu lực
để duy trì trật tự thì rất đơn độc, nghèo nàn, đồi bại, tàn bạo và ngắn
ngủi”
=> Để ngăn chặn sự tùy tiện và lạm dụng quyền lực Nhà nước, phải có 1 Khế ước
giữa người dân với Nhà nước. Bản Khế ước sau này được gọi là Hiến pháp. Nguồn
gốc bản chất của Nhà nước chi phối sự ra đời và mục tiêu của việc lập ra Hiến pháp.
+ Hiến pháp (Constitution, gốc La tỉnh Constitutio) Hoàng để La Mã sử
dụng các thuật ngữ này để chỉ các quyết định của mình).
+ Văn bản mang tính hiến pháp đầu tiên: Đại Hiến chương Magna
Charta 1215: Vua Anh buộc phải tuyên bố thừa nhận một số quyền tự do
của tầng lớp lãnh chúa, quý tộc và nhà thờ Thiên Chúa
+ Hiến pháp, đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia mới ra đời hơn 200 năm,
với sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kỳ 1787
- Mục đích của Hiến pháp:
+ Xây dựng một nhà nước mà trong đó quyền lực nhà nước bị giới hạn và
kiểm soát (bằng mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước)
+ Các quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm, các thiết chế và hành động tùy tiện, lạm dụng quyền bị ngăn chặn
và loại trừ.
3. Luật Hiến pháp
- Định nghĩa:
+ Luật Hiến pháp là một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật được nhà nước ban hành điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có
liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước, bao gồm nhiều đạo luật,
trong đó Luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản
+ Luật hiến pháp là tổng thể các quy phạm pháp luật được nhà nước thừa
nhận hoặc ban hành, quy định cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
của nhà nước, hình thức chính thể, cơ cấu lãnh thổ nhà nước, quy định
các cơ quan của nhà nước, những nguyên tắc, cách thức thành lập, thẩm
quyền và mối quan hệ của các cơ quan nhà nước và quy định quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân
● Luật Hiến pháp là một ngành luật bởi vì:
- Có đối tượng điều chỉnh riêng biệt: Điều chỉnh các quan hệ mang tính chất cốt
yếu, cơ bản nhất trong xã hội(NN: chủ thể đặc biệt, Người dân):
+ Xác lập chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (gồm: Hình thức
chính thể; Hình thức cấu trúc nhà nước; Chính sách kinh tế; Chính sách
giáo dục y tế)
+ Tổ chức quyền lực nhà nước:
- Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước
- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước
- Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, mối quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước
(VD: Mỹ: Tam quyền phân lập (riêng biệt), VN: phân công, phối hợp,
kiểm soát)
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
- Xác định quốc tịch (Xác định quốc tịch theo huyết thống (bố mẹ
có quốc tịch j thì con có quốc tịch đó) và lãnh thổ (chỉ cần đẻ ra
tại nước đó là có quốc tịch nước đó))
- Nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của công dân
- Các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Chủ thể của quan hệ LHP:
+ Nhân dân
+ Nhà nước
+ Các cơ quan
+ Nhà nước, người có thẩm quyền xã hội
+ Các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị
+ Các ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp
+ Các cá nhân, công dân
- Có phương pháp điều chỉnh riêng biệt:
+ Mỗi ngành luật lại có phương pháp điều chỉnh đặc thù, phụ thuộc vào
mối quan hệ xã hội mà ngành luật tác động đến
+ Luật Hiến pháp điều chỉnh những mối quan hệ xã hội cơ bản, là cội
nguồn, nền móng cho sự phát sinh, phát triển của các quan hệ xã hội
khác ở các quốc gia.
+ Các quy phạm pháp luật Hiến pháp phải có tính nguyên tắc chung, tính
khái quát rất cao
=> Phương pháp điều chỉnh bắt buộc và quyền uy
● Phương pháp bắt buộc: Sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan
đến việc thực hiện quyền lực Nhà nước và xác định nghĩa vụ công dân.
Theo cách thức này quy phạm pháp luật Hiến pháp buộc chủ thể phải
thực hiện hành vi nhất dinh
VD: Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng
nền quốc phòng toàn dân
- Các quy phạm của Luật Hiến pháp thường chỉ có phần quy định mà không có
phần giả định và chế tài => Vì: Hiến pháp, nguồn chủ yếu của ngành luật này là
đạo luật cơ bản, đóng vai trò là cơ sở của các ngành luật khác
● Nguồn của LHP:
- Hiến pháp:
Các đạo luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước:
+ Luật Tổ chức Quốc hội
+ Luật Tổ chức Chính phủ
+ Luật Tổ chức TAND
+ Luật Tổ chức VKSND
+ Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND
+ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Ngoài ra, còn có thể tồn tại:
+ Nghị quyết của Quốc hội
+ Pháp lệnh của UBTV Quốc hội
+ Nghị định của Chính phủ
Nguồn là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật
Các án lệ của TAND tối cao?
● Phân loại Hiến pháp:
- Hiến pháp thành văn và bất thành văn (Căn cứ vào hình thức chứa đựng quy
phạm);
- Hiến pháp cổ điển và hiện đại (thời gian ban hành, nội dung );
- Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính (căn cứ vào thủ tục xây dựng,sửa
đổi).
● Chế độ bảo hiến
- Bảo hiến?: Kiểm soát sự tuân thủ các nội dung được quy định trong Hiến pháp
- Chế độ bảo hiến: Tập hợp các quy định trong Hiến pháp và các đạo luật chuyên
ngành nhằm kiểm soát sự tuân thủ các nội dung được quy định trong Hiến pháp
=> Kiểm soát quyền lực của Nhà nước, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
Hiến pháp của các cơ quan công quyền, qua đó bảo vệ quyền và tự do của con người
- Hình thức tổ chức kiểm tra tính hợp hiến của Đạo luật: Thành lập cơ quan
chuyên trách: Hội đồng Hiến pháp, Tòa án Hiến pháp (tài phán Hiến pháp), Hội
đồng bảo hiến
- Hiến pháp Việt Nam 2013 - Điều 119 (2): Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,
Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiếm sát nhân dân, các cơ
quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ hiện pháp.
=> Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do Luật định
BUỔI 2: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc nhà nước
Thuyết thần học
Thuyết gia trưởng
Thuyết khế ước xã hội
Học thuyết Mác – Lênin
- Nguồn gốc ra đời của Nhà nước gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Nhà
nước ra đời trước nhu cầu cần một tổ chức quyền lực đặc biệt đủ mạnh để điều hoà
các mối quan hệ trong xã hội khi có sự xung đột và đấu tranh giai cấp ngày càng gay
gắt, quyết liệt. Nhà nước sẽ có nhiệm vụ điều tiết xã hội, bảo vệ các lợi ích chung
trong xã hội.
Nhà nước ra đời ra 2 nhu cầu cơ bản:
- Nhu cầu xã hội (để tổ chức và quản lý một xã hội đã phát triển ở một trình độ cao
hơn, văn minh hơn
- Nhu cầu giai cấp (để bảo vệ lợi ích của giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế khi xã
hội đã phân chia thành các giai cấp, các lực lượng có lợi ích đối lập nhau)
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công đặc biệt, có bộ máy đặc biệt để
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội, phục vụ lợi ích và thực hiện
mục đích của xã hội và của giai cấp thống trị (lực lượng cầm quyền)
Đắc điểm của Nhà nước
- ĐN nhà nước: Nhà nước là tổ chức quyền lực công đặc biệt, tập hợp và quản lý
dân cư theo lãnh thổ, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, ban hành pháp
luật và quản lý xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích, thực hiện mục đích của
xã hội và của giai cấp thống trị (lực lượng cầm quyền)
2. Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập các cơ
quan nhà nước, xác định vị trí, vai trò của mỗi cơ quan nhà nước đối với việc thực
hiện quyền lực chính trị, quy định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau,
mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập các cơ quan nhà nước đó
- Hình thức quân chủ
- Hình thức chính thể cộng hoà: quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về các cơ
quan nhà nước do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, làm việc trong thời gian
nhất định
+ Cộng hoà đại nghị:
Nghị viện là thiết chế quyền lực trung tâm
Nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện
Chính phủ do các Đảng pháp chiếm đa số ghế trong Nghị viện thành lập, chịu trách
nhiệm trước nghị viện
Nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ
+ Cộng hoà tổng thống: tổng thống có vị trí vai trò quan trọng
Tổng thống do nhân dân trực tiếp (hoặc gián tiếp thông qua đại cử tri) bầu ra
Vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ
Có sự phân định giữa các quyền lập pháp và hành pháp rõ ràng: Tổng thống có toàn
quyền trong lĩnh vực hành pháp, Nghị viện có quyền lập pháp
+ Cộng hoà lưỡng tính
Nghị viện do nhân dân bầu ra, nắm quyền lập pháp
Tổng thống: do nhân dân bầu ra, có quyền hạn rất lớn, có quyền hành pháp, có quyền
hoạch định chính sách quốc gia, có quyền giải tán Nghị viện, quyền thành lập chính
phủ
Chính phủ có Thủ tướng và các bộ trưởng, do Tổng thống bổ nhiệm
Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống
Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống, vừa phải chịu trách nhiệm trước
Nghị viện
Hình thức cấu trúc nhà nước:
+ Là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập mối quan
hệ giữa các đơn vị ấy với nhau cũng như giữa các cơ quan nhà nước ở tủng ương với
các cơ quan nhà nước ở địa phương
Nhà nước đơn nhất: có một hệ thống pháp luật thống nhất, có một quốc hội và một
hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Các đơn vị hành
chính – lãnh thổ thường bao gồm tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường hoạt động
trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương
Nhà nước liên bang: Do hai hay nhiều nhà nước thành viên hợp lại (bang). Ngoài các
cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước chung cho toàn liên bang,
hệ thống pháp luật chung của liên bang, mỗi Nhà nước thành viên còn có hệ thống cơ
quan nhà nước và hệ thống pháp luật riêng của mỗi Nhà nước thành viên.

Dân chủ: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (từ thời Hy Lạp, La Mã đã có khái
niệm này) nhưng trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến không được sử dụng là
một phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước
Sau cách mạng tư sản: Pp cơ bản để thực hiện quyền lực nhà nước
Dấu hiệu của dân chủ: Quyền lực nhà nước được thực hiện theo ý chí của số đông.
Hoạt động nhà nước dựa trên ý chí nhân dân

Độc tài: Ý chí của một người hoặc nhóm người. Nhân dân không có cơ hội tham gia
vào quản lý điều hành đất nước
BUỔI 3: CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
I. Nguyên thủ quốc gia:
- Tìm hiểu về thủ tục lên ngôi (quân chủ) và bầu cử (cộng hòa), vai trò của nguyên
thủ quốc gia (thẩm quyền, có thực quyền hay không?) ở các khía cạnh hành pháp,
tư pháp (bổ nhiệm những người đứng đầu tòa án?), lập pháp (quyền lực có được
ghi nhận trong hiến pháp hay không?) và đối ngoại (tham gia vào các sự kiện
nào?).
● Hình thức chính thể quân chủ: Nguyên thủ quốc gia là hoàng đế hoặc nữ
hoàng
- Quân chủ đại nghị: Chức năng của hoàng đế hoặc nữ hoàng chỉ mang tính
chất tượng trưng; mọi hoạt động đều có sự đảm bảo từ phía hành pháp; “Nhà
vua trị vì nhưng không cai trị" (Anh: thủ tục lên ngôi, sự phê chuẩn lên ngôi,
tương quan giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ,...)
=> Biểu tượng cho sự vững bền của dân tộc.
● Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị: Nguyên thủ quốc gia là tổng thống
- Là người đứng đầu Nhà nước.
- Là biểu tượng thống nhất quốc gia
Khác với quân chủ đại nghị:
- Tổng thống được bầu cử, 5 đến 7 năm hoặc tùy theo quy định
- Không do người dân trực tiếp bầu ra, mà dựa trên cơ sở Nghị viện hoặc do
nghị viện trực tiếp bầu ra=> Làm tổng thống không có thực quyền. (Đức)
● Chính thể cộng hòa tổng thống: Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và là
người đứng đầu bộ máy hành pháp (Mỹ)
● Cộng hòa lưỡng tính: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia đông dần nhà nước,
đồng thời có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp (chứ ko phải đứng đầu)
(Pháp)

II. Cơ quan lập pháp:


1. Giới thiệu:
● Vì sao có sự xuất hiện của cơ quan lập pháp?
- Trong thời kì phong kiến? (ai là người xây dựng ra luật)
- Thời kì cách mạng tư sản? => Giai cấp tư sản đã đạt được sự hạn chế
quyền lực của vương triều bằng sự thành lập một cơ quan gọi là nghị
viện tồn tại bên cạnh nhà vua hoặc thành lập một chế độ cộng hòa thừa
nhận các quyền của công dân có của
- Là cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương
- Là một trong 3 nhánh quyền lực của nhà nước
- Lập pháp là hoạt động giữa:
- Thông qua những dự án luật + Trong một số Hiến pháp, Nghị viện/Quốc hội còn
đóng vai trò là cơ quan lập hiến
- Các nhiệm vụ khác của cơ quan lập pháp:
+ Thông qua ngân sách
+ Phê chuẩn các điều ước quốc tế.
+ Giám sát hoạt động của chính phủ

2. Thẩm quyền trong lĩnh vực lập pháp:


Cơ quan lập pháp thông qua các đạo luật với
- Các quyền công dân, các đảm bảo cho chị quyền công dân được thực
hiện, những nghĩa vụ của công thần phải thi hành để đảm bảo sự tồn tại
của quốc gia
- Vấn đề công nhận quốc tịch, chế độ hôn nhân, thừa kế
- Các hành vi phạm tội, các hình phạt kèm theo, thủ tục hình sự, dân sự,
đại xá
- Các luật thuế
- Chế độ tuyến cử
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Chế độ công chức
- Chế độ lao động, kinh doanh
Lập quy khác gì lập pháp?
- Hoạt động lập pháp; là hoạt động của cơ quan lập pháp => Luật
- Hoạt động lập quy: là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan
khác => văn bản dưới luật ( ở VN: pháp lệnh, nghị quyết, lệnh, quyết định, thông
tư,...)
=> Thuyết trình: trình bảy thẩm quyền của quốc hội trong lĩnh vực lập pháp
- Thẩm quyền trong điều phối thu chi ngân sách
- Thẩm quyền trong lĩnh vực đối ngoại và phòng thủ quốc gia (của quốc hội là
gì? vai trò của quốc hội trong các điều ước quốc tế)
- Thẩm quyền trong lĩnh vực hành pháp => mối liên hệ giữa hành pháp và lập
pháp trong chính thể của một nhà nước cụ thể?
Chính thể cộng hòa đại nghị
+ Chính phủ được thành lập: Thông qua Nghị viện ?
=> Không thành lập được => Giải tán nghị viện
+ Chính phủ chịu trách nhiệm trước ai?
- Nghị Viện
- Còn tin nhiệm trước quốc hội, còn hoạt động
Việc chính phủ bị lật đổ do mất tín nhiệm có thể xảy ra bởi hai cách thức:
+ Tự mình rút lui
+ Quốc hội tự đề cập vấn đề bất tín nhiệm chính phủ
Mục đích: Kiểm tra giám sát của cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp
=> liệu lật đổ chính phủ có dễ dàng xảy ra ở chế độ đại nghị không ?
=> Lật đổ chính phủ có thể dẫn đến giải tán quốc hội nghị viện.

Chính thể cộng hòa tổng thống:


- Thuyết tam quyền phân lập
+ Tổng thống người đứng đầu bộ máy hành pháp không chịu trách
nhiệm trước quốc hội
+ Kìm chế và đối trọng (không có nhánh quyền lực nào cao hơn thành
quyền lực nhau:
- Nghị viện có quyền buộc tội và luận tội các quan chức trong bộ máy
hành pháp.
- Phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm các quan chức hành pháp của tổng
thống.
- Phê chuẩn dự án ngân sách cho bộ máy hành chính hoạt động.
Thẩm quyền của nghị viện trong lĩnh vực tư pháp:
- Buộc tộii
- Luận tội
- Đàn hạch (Kết tội)
Đối với ai: Quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước (xem trong lịch sử xem
có tổng thống hay quan chức cấp cao nào của mỹ bị nghị viện đàn hạch chưa?)

3. Cơ cấu (1 viện hay lưỡng viện: gồm những ai? vai trò là gì? nguồn gốc lịch
sử?)
- Cơ cấu hai viện: thượng viện và hạ viện:
+ Hạ viện: Đại diện cho ý chí toán liên bang
+ Thượng viện; cho ý chí của từng bang hợp thành
Mỹ:
- Thương nghị viện Mỹ: 100 thượng nghị sĩ, không phân biệt bang to bang nhỏ,
mỗi bang 2 đại diện
- Hạ nghị viện: Đại diện cho ý chỉ của toàn liên bang do cử tri của toàn liên bang
trực tiếp bầu ra, 435 đại biểu
Anh:
+ Hạ viện: 635 đại biểu do người dân bầu ra
+ Thượng viện: Truyền ngôi cho những người có hàm từ bá tước trở lên, suốt đời
cho những người có hàm từ bá tước trở xuống, các thủ lĩnh tôn giáo đương
nhiệm, thủ tướng Anh biết nhiệm kỳ, một số khác do Quốc vương (nguyên thủ
quốc gia) bổ nhiệm
+ Thượng viện (hoạt động hình thức), còn Hạ viện mới nắm nhiều quyền hành
Không phân chia viện: Ở các nước đang phát triển
- Văn phòng Quốc hội
- Chủ tịch Quốc hội
- Các Ủy ban
4. Trình tự (có những bên nào tham gia?)
Trình tự lập pháp của Nghị viện:
- Sáng quyền lập pháp (Quyền trình bày trước quốc hội những dự án luật) : tìm
hiểu người để xuất ra luật của từng quốc gia?
- Thân luận các dự án luật
- Thông qua dự án luật

III. Cơ quan hành pháp:


THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN HÀNH PHÁP
1. Vị trí của chính phủ
- Ở Anh, đầu thế kỷ thứ 17, có Cơ mật viện (cơ quan tối cao giúp nhà vua thảo
luận, quyết định những vấn đề trọng đại và bí mật) => Privy Council
- Nguồn gốc của chính phủ:
- Cách mạng tư sản
+ Giai cấp tư sản thành lập ra chính phủ để cai trị đất nước theo ý chí
của mình
+ Cách mạng tư sản thắng lợi hoàn toàn => Không phân chia quyền lực
giữa giai cấp thống trị tư sản và phong kiến
+ Cách mạng tư sản ko triệt để: Tồn tại vua với một số quyền hành nhất
định
- Mối quan hệ giữa chính phủ với các đảng phái chính trị:
+ Cộng hòa đại nghị: Đảng nào chiếm đa số ghế trong nghị viện, thì đảng đó
đứng ra thành lập chính phủ, đảng đó là đảng nắm quyền. => mqh với nghị
viện dễ dàng hơn
+ Cộng hòa tổng thống: Chính phủ không phụ thuộc vào đảng phái chiếm đa số
trong nghị viện => quyết định dễ bị phản đối bởi nghị viện hơn
- Mối quan hệ giữa chính phủ với nghị viện:
+ Cộng hòa đại nghị: Về mặt lý thuyết, Chính phủ chịu sự kiểm tra của nghị viện,
thậm chí còn có thể bị nghị viện lật đổ khi không còn tín nhiệm => Thực tế
không như vậy vì chính phủ sập thì nghị viện cũng sập.
● Nhận xét:
- Ở những nước theo chính thể cộng hòa tổng thống, áp dụng nguyên tắc
phân quyền triệt để, chính phủ do tổng thống đứng đầu là một trong
những nhánh quyền lực nhà nước - quyền lực hành pháp - ngang hạng
với cánh quyền lực khác.
- Ở những nước không công nhận việc áp dụng phân quyền, quyền lực
nhà nước là thống nhất, chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính
nhà nước cao nhất (VD: Liên Xô: Cơ quan quyền lực nhà nước. cao nhất
là nghị viện, cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra, chính phủ là
cơ quan chấp hành)
- Việt Nam:
+ Cơ quan hành chính cao nhất: nhà nước
+ Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: quốc hội, quyền lực của
việt nam là thống nhất nên ko có kiềm chế đối trọng lẫn nhau.
- Mỹ: cộng hòa đại nghị hành lang (tam quyền phân lập, kiềm chế đối
trọng lẫn nhau, các hoạt động được vận dụng bởi các hoạt động lobby).

2. Thẩm quyền của chính phủ


● Quyền hạn trong lĩnh vực quản lý:
- Chính phủ là cơ quan hành chính và chấp hành nhà nước cao nhất
+ Thực hiện chức năng quản lý chung, có nhiệm vụ thực hiện chính sách
đối nội, đối ngoại của nhà nước, bao quát tất cả các lĩnh vực cơ bản của
xã hội
+ Có bộ máy hành chính gồm các cơ quan hành chính trung ương đến địa
phương. Làm việc cho các cơ quan này là các viên chức, công chức nhà
nước
- Người làm trong bộ máy hành pháp của các nước tư bản phát triển thường chia
ra làm 02 loại: quan chức chính trị và công chức hành chính. Các quan chức
chính trị là những chính khách do người đứng đầu bộ máy hành pháp chọn lựa,
được nghị viện phê chuẩn, sẽ thay đổi qua các cuộc bầu cử.
- Còn Công chức hành chính xếp theo ngạch, bậc chuyên môn, không bị thuyên
chuyển theo các cuộc bầu cử
● Quyền hạn trong lĩnh vực lập quy và lập pháp
- Chính phủ ban hành các văn bản có tính quy phạm pháp luật khác nhau để triển
khai thực hiện các văn bản luật đã được nghị viện thông qua. Các văn bản này
có hiệu lực pháp lý dưới luật, dựa trên cơ sở luật, đề luật thực hiện trên
thực tế.
- Sáng quyền lập pháp/ Sáng kiến pháp luật: 90% các đạo luật mà nghị viện các
nước châu Âu thông qua đều do cơ quan hành pháp trình dự án.
- Ở các nước cộng hòa tổng thống?
● Ủy quyền lập pháp (delegation of legislative power) chính là hành vi của cơ
quan lập pháp không trực tiếp thực thi quyền lập pháp mà trao/giao lại một
phần quyền năng này cho cơ quan khác thực hiện. Như vậy, “ủy quyền lập
pháp” (delegation of legislative power) chính lá tiền đề để thực hiện hành vi lập
pháp theo ủy quyền (ban hành các "văn bản lập pháp theo ủy quyền" -
delegated legislation). Ủy quyền lập pháp vì thế luôn đi kèm với hoạt động lập
pháp theo ủy quyền (delegated legislation), tức là hoạt động ban hành văn bản
quy phạm pháp luật vẫn thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội nhưng được
cơ quan nhận ủy quyền lập pháp
VD:
- Ở Pháp, đó thực hiện chương trình hoạt động của mình. Chính phủ có thể yêu
cầu Nghị viện cho phép ban hành Pháp lãnh quy định việc áp dụng trong một
thời gian nhất định các biện pháp thông thường thuộc phạm vi điều chính của
luật. Các Pháp lệnh này được ban hành sau khi đã đưa ra theo luận tại Hội đồng
Bộ trưởng và sau khi có ý kiến của toà án hành chính tối cao. Pháp Hình có
hiệu lực ngay khi công bố và dương nhiên hết hiệu lực nếu dự luật phê chuẩn
Pháp lệnh đó không được trình lên Nghị viện trong thời hạn mà đạo luật cho
phép ban hành Pháp lệnh ấn định
- Brazil: Cơ quan hành pháp quyền làm luật chỉ trong những trường hợp ngoại
lệ, hữu hạn như trong tình trạng khiến cấp. Tuy nhiên, nếu không được Nghị
viện phê chuẩn, trong thời hạn nhất định, vẫn bản đó sẽ bị hủy bỏ.
- Croatia: cơ quan lập pháp ủy quyền lập pháp cho cơ quan hành pháp, nhưng
có thể tước bỏ sự ủy quyền đó bất cứ lúc nào,
- Kyrgyzstan: Thượng nghị viện, họ nghị viện có thể ủy quyền lập pháp cho
Tổng thống trong khoảng thời Bạn không qua một năm. Tổng thống của Cộng
hòa Kyivesti, Chính phủ Cộng hòa Kerastan sẽ có quyền ủy thác một phần
quyền hạn lập pháp của mình cho các cơ quan tập dưới, nếu điều này không
mâu thuẫn với Hiến pháp và pháp luật của Cộng hòa Kyrryzstan, tu ủy quyền
quy định có thể cơ quan nào sẽ được ủy quyền những quyền hạn cụ thể nào và
trong thời hạn bao lâu. Cơ quan được Ủy quyền sẽ không có quyển chuyển
giao quyền hạn đó cho cơ quan khác. Cơ quan ban hành một vấn bản pháp luật
trong quá trình thực hiện các quyền hạn được giao sự tham chiếu tới một loại
hoặc một văn bản pháp luật mà ủy quyền quyền hạn tương ứng cho cơ quan đó.
● Quyền hạn trong lĩnh vực ngoại giao
- Ký kết ĐUQT
- Bổ nhiệm đại sứ/ chuẩn bị nhân sự đại sứ cho nguyên thủ quốc gia phê
chuẩn
● Thẩm quyền của chính phủ trong tình trạng khẩn cấp:
- Ở một số nước, chính phủ có quyền quyết định tình trạng khẩn cấp, khi
đất nước bị đe dọa ngoại xâm hoặc tình trạng bất ổn định ở trong nước.
- Tình trạng khẩn cấp là gì: tình huống thiên nhiên hay do con người, dịch
bệnh nguy hiểm gây nên, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến thì sản
nhà nước, cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sẵn của cá nhân, an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
● Một số thẩm quyền khác của chính phủ
- VD: Hiến pháp Nhật Bản quy định cho chính phủ có quyền quyết định đại xá,
loại bỏ, giảm hình phạt, nhưng mà ở VN thì ân xá đặc xá là quyền của quốc hội
hoặc chủ tịch nước (tùy vào hiến pháp từng nước)
- Các bộ đều của chính phủ (dù là bộ tư pháp)
3. Mối quan hệ giữa chính phủ và Nghị viện
- Chính thể đại nghị: Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện
- Quốc hội có thể:
+ Chất vấn
+ Điều tra
+ Khuyến cáo nguyên thủ quốc gia giải nhiệm một phần hay toàn thế nội
các
- Trách nhiệm của chính phủ: Là trách nhiệm của từng thành viên của chính phủ,
là loại trách nhiệm của người cầm quyền chính trị.
● Lật đổ chính phủ
- Chính phủ tự đặt vấn đề tín nhiệm trước quốc hội
- Quốc hội ra quyết định khiển trách chính phủ
● Cộng hòa tổng thống:
- Nghị viện không được quyền lật đổ chính phủ và ngược lại tổng thống cũng
không có quyền giải tán quốc hội => Vì sao?: Không chịu trách nhiệm lẫn nhau
mà chịu trách nhiệm trước cử tri
- (Chế độ đại nghị ở hành lang: Để cai trị đất nước tổng thống phải dựa vào
những đạo luật của Quốc hội. Quốc hội cũng không thể thực hiện được chức
năng lập pháp của mình nếu như Tổng thống luôn luôn phủ quyết)
4. Cách thức thành lập và cơ cấu của chính phủ
● Thành lập chính phủ
- Thành lập chính phủ dựa trên cơ sở của nghị viện
+ Đảng nào chiếm đa số ghế trong nghị viện có quyền đứng ra thành lập
chính phù
+ Không xác định được đảng đa số: Liên minh các đảng phải mạnh
+ Thành lập chính phủ không dựa trên cơ sở nghị viện
- Cộng hòa tổng thống: Tổng thống với tư cách đứng đầu hành pháp và là
nguyên do nghị viện bầu ra mà do người dân bầu ra có quyền quyết thủ quốc
gia không định thành phần chính phủ (Mỹ)
- Cộng hòa lưỡng tính: Tổng thống là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ
quốc gia) do dân trực tiếp bầu ra, có quyền bổ nhiệm thủ tướng và thủ tướng
sau đó để trình danh sách Bộ trưởng đề Tổng thống bổ nhiệm. Chính phủ phải
chịu trách nhiệm trước Quốc hội, có thể bị Quốc hội giải tan (Pháp)

● Cơ cấu của chính phủ:


- Hệ thống châu Âu lục địa:
+ Chính phủ bao gồm tất cả bộ trưởng và các hàm tương đương bộ trưởng,
nằm dưới sự lãnh đạo của thủ tướng
- Hệ thống Ăng là sắc xông
+ Hiến pháp bất thành văn
+ Phân biệt chính phủ và nội các
+ Nội các chỉ bao gồm các bộ trưởng quan trọng, giống như một ủy ban
của chính phủ, có nhiệm vụ điều hòa phối hợp, kiểm tra các hoạt động
của thành viên trong chính phủ.
5. Người đứng đầu hành pháp
- Chính thể đại nghị: Thủ tướng
- Cộng hòa tổng thống: Tổng thống
- Cộng hòa lưỡng tính: (đặc trưng của Việt Nam trước năm 1946 có tính chất của
cộng hòa lưỡng tính) Quyền hành pháp được tách ra làm 2 phần:
+ Hoạch định chính sách thuộc thẩm quyền của tổng thống (người được nhân
dẫn trực tiếp bầu ra, có quyền thay mặt nhân dẫn hoạch định chính sách)
+ Quyền thực thi chính sách, chịu trách nhiệm trước quốc hội: Thủ tướng =>
Hành pháp lưỡng đầu.

IV. Cơ quan tư pháp:


- John Locke: Quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân. Nhân dân
nhường một phần quyền lực của mình cho nhà nước qua khế ước và để chống
độc tài phải thực hiện phần quyền. Locke phân quyền lực nhân nước thành: lập
pháp - hành pháp – liên hợp
- S. Montesquieu xây dựng thuyết phân quyền với phương châm: "dùng quyền
lực nhà nước hạn chế quyền lực nhà nước”.
Montesquiou cho rằng, thể chế chính trị tự do là thế chỗ mà trong đó
quyền lực tối cao được phân thành ba quyền: lập pháp (biểu hiện cho ý chỉ
chung của quốc gia, do Nghệ viện (Quốc hội) nắm giữ); hành pháp (là việc
thực hiện luật pháp đã được thiết lập đo Chính phủ, tổng thống nam gia), tư
pháp (trùng trị tội phạm, giải quyết xung đột cả nhân)
=> Đây là sự tiến bộ trong tư tưởng phân quyền của Montesquieu khi
tách quyền xét xử quyền tư pháp tách ra khỏi các quyền khác
● Common Law và Civil Law (Thông luật và Dân Luận)
- Hệ thống Thông Luật: phát triển hình thức tổ tung tranh tụng (Anh, Mỹ)
- Hệ thống Dân Luật: tố tụng thẩm vấn, tố tụng viết (Pháp và Đức => Việt
Nam)
=> Vai trò của thẩm phán và luật sư:
+ Hệ thống thông luật: án lộ là nguồn cơ bản, đặc biệt với truyền thống coi
trọng chúng cử nôn luật sư, thẩm phân rất được coi trọng
+ Hệ thống dân luật: văn bản qui phạm pháp luật là nguồn chủ yếu, đồng
thời do thông lệ “ăn tại hồ sơ” — quá trình điều tra phụ thuộc phần lớn
vào kết quả của cơ quan điều tra do vậy luật sư bản đầu ít được coi trọng
như các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Thẩm phán ở các nước
Civil Law thường chi tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham
gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các qui
phạm pháp luật.
+ Đều có các cấp xét xử: sơ thẩm, chung thẩm, giá đốc thẩm (để đảm bảo
quyền lợi của người dân có cơ hội được cân nhắc xem xét lại về tội
danh)

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN


1. Độc lập trong xét xử (thẩm phán xét xử dựa trên luật khách quan)
2. Nguyên tắc hai cấp xét xử (tập thể/ một người)
3. Xét xử tập thể (công khai/ công khai một phần/ bí mật)
4. Nguyên tắc có sự tham gia của đại diện nhân dân vào hoạt động của tòa án (cả
thông luật: bồi thẩm đoàn và dân luật)
CÁC TÒA ÁN XÉT XỬ?????
Tòa án kép của Mỹ
1. Hệ thống tòa án liên bang:
a) Tòa án quận liên bang:
- Mỗi bang có ít nhất 1 tòa án quận (bang lớn có thể nhiều hơn)
- Số lượng; thẩm phán dao động từ 2 đến 20 (phụ thuộc vào số lượng vụ việc mà
tòa án cần trong những năm trước đó).
- Mỗi phiên tòa thường do 1 thẩm phán xét xử -
- Toàn nước Mỹ có 600 thẩm phán
- Thẩm quyền:
+ Xét xử các vụ việc có liên quan đến luật liên bang (giải thích biến pháp
liên bang, luật liên bang, quy chế của liên bang), đại đa số đều là các vụ
việc dân sự
+ Không xem xét các vụ việc liên quan tới luật của bằng trừ khi vụ việc đó
các bên đường sở là công dân của nhiều hơn một bang hoặc một trong
các bên dưỡng sự là người nước ngoài, hoặc khi giá trị tranh chấp lên tới
75,000USD
b) Tòa án phúc thẩm liên bang:
- Đảm bảo các bên đương sự có tôi thiếu một cơ hội để được xét xử phúc thẩm
chia theo khu vực;
- 180 thẩm phán (mỗi khu vực 6 - 20 thẩm phán);
- Mỗi phiên tòa có 3 thẩm phán.
c) Tòa án tối cao liên bang:
- Là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án Liên bang:
+ Có quyền tùy ý trong việc thụ lý hồ sơ khiếu kiện
+ Tòa chỉ xem xét những vụ việc mà tòa muốn xử;
+ Có toàn quyền quyết định tiếp nhận giải quyết đơn kháng cáo, kháng
nghị nếu cảm thấy đó là vụ việc quan trọng;
+ Khi từ chối ko phải đưa ra lý do
- Có quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật và các hành vi của
chính phủ
2. Hệ thống tòa án bang:
- Thường có 3 cấp sơ thẩm, phúc thẩm, tối cao của bang (Tòa án tối cao của liên
bang không có quyền bãi bỏ phần quyết của tòa án tối cao của bang trừ khi
chứng minh đường rằng luật mà tòa án tối cao của bang đáp áp dụng trái với
Hiến pháp Liên bang)
- Một số bang có tòa án đặc biệt: Tòa án giải quyết các vấn đề di chúc thừa kế,
tòa án khiếu nại chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến thiệt hại do chính
quyền bánh gây ra, tòa án gia đình giải quyết các vụ việc liên quan đến tội
phạm vị thành niên và các vấn đề liên quan tới luật gia đình.

Hệ thống tòa án Pháp


1. Toà án tư pháp:
a) Tòa dân sự thông thường:
- Tòa dân sự thẩm quyền hợp (các vụ dân sự nhỏ, có giá trị tranh chấp đến
10.000 mới sơ thắm và chúng thấm với các vụ việc từ 1000 euro trở xuống
(297 tòa)
- Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng (các cụ tranh chấp trên 10.000 euro)
Tòa phúc thẩm
b) ????
c) Tòa hình sự thông thường
- 3 loại:
+ Tòa vi cảnh: xét xử các tối như lái xe quá tốc độ chưa gây tai nạn,
lái xe không có giấy phép, lại xe sử dụng rượu bia, trộm cắp nhỏ),
phạt từ 3000 caro trở xuống, phạt tù 1 đến 2 ngày
+ Tòa tiểu hình: hình phạt tù trên 2 tháng hoặt phạt tiền trên 2000
euro.
+ Tòa đại hình: Xét xử các tối giết người (Tòa tiểu hình phúc thẩm
xét xử các bản kháng nghị kháng cáo của tòa vì cảnh và tôi tiểu
hình ) (Đối với các vụ việc tử tòa đại hình, kháng cáo lên tòa án
từ pháp tối cao)
d) Tòa án hình sự đặc biệt
- Tòa án dành cho vị thành niên -
- Tòa án quân sự
- Tòa án an ninh quốc gia
- Tòa án tư pháp tối cao: Hủy bỏ các bản án của tòa án cấp dưới nhưng ko
thay thế bằng các bản án của mình mà gửi vu ăn xuống một tòa án khác
cùng cấp tòa đã xét xử, để xét xử lại
2. Tòa án hành chính
- Sơ thẩm
- Phúc thẩm
- Tham chính viện (Tòa án hành chính tối cao); có thể trực tiếp xét xử lại
về mặt nội dung và việc
Ngoài ra còn có các tòa án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt tòa kiểm
toán, tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính, Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh
chấp về dịch vụ y tế và xã hội, Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của
nước tin nạn
3. Tòa án biến pháp

BUỔI 4: NGUYÊN THỦ QUỐC GIA

BUỔI 5: CƠ QUAN LẬP PHÁP

BUỔI 6: CƠ QUAN HÀNH PHÁP

BUỔI 7: CƠ QUAN TƯ PHÁP

BUỔI 8: TỔNG QUAN LUẬT HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM


Hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam qua từng bản Hiến pháp
● Hiến pháp 1946:
- Đặc điểm hình thức chính thể Nhà nước trong Hiến pháp Việt Nam 1946:
+ Đặc điểm của Cộng hòa đại nghị Nghị viện nhân dân là cơ quan có
quyền lực cao nhất (Chúa 22) Chính phủ được thành lập trên cơ sở của
Nghị viện, chịu trách nhiệm trước Nghị viện và chỉ hoạt động khi vẫn
còn được Nghị viện tín nhiệm
+ Đặc điểm của Cộng hòa tổng thống: Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ
quốc gia, vừa là người trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành pháp
=> Cộng hòa lưỡng tính
● Hiến pháp 1959: Dân chủ Cộng hòa
- Đặc điểm: +
+ Nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) không còn được quy định là người
trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp, nghiêng và chức năng biểu tượng
cho sự bên vững, thống nhất của dân tộc (giống như trong các chính thể
đại nghỉ) (Điều 63)
- Khác cộng hòa đại nghị ở điểm:
+ Tổ chức quyền lực Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động
Việt Nam (Lời nói đầu)
+ Mục đích của Nhà nước: Xây dựng CNXH (Lời nói đầu)
● Hiến pháp 1980 CHXHCN
- Đặc điểm mô hình XHCN được thể hiện rõ rằng:
+ Quyền lực Nhà nước gián tiếp giới hạn: công nhân, nông dân và tầng
lớp
+ Mang bản chất chuyên chính vô sản; bảo vệ và phát triển 2 loại hình sở
hữu loạn dân và số hữu tập thế về tư liệu sản xuất, xóa bỏ chế độ tư hữu
tư nhân
+ Quyền lực Nhà nước tập trung cho Quốc hội Quốc hội có quyền lập
pháp. ập hiến và bầu ra các cơ quan Nhà nước khác -
+ Chính phủ được đối thành Hội đồng Bộ trưởng (do Quốc hội bầu và
phải báo cáo Quốc hội -
+ Nguyên thủ quốc gia không còn là một có nhân mà là Hội đồng Nhà
nước (Là cơ quan cao nhất, hoạt động thường xuyên của Quốc hội, kiêm
chức năng của UBTVQH)
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được quy định thành một điều riêng
(Điều 4);.... Là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội
● Hiến pháp 1992 CHXHCN
- Một số thay đổi:
+ Tổ chức quyền lực Nhà nước: Nguyên tắc tập quyền (có sự phân công,
phối hợp hoạt động giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp:
- Quốc hội: Tập trung vào lập pháp
- Hội đồng Nhà nước: Tách ra 2 thiết chế có chức năng riêng là
UBTVQH và Chủ tịch nước
- Hội đồng Bộ trưởng: Chính phủ
=> nguyên tắc cả nhân chịu trách nhiệm về những phần việc được phân công
- Hiến pháp 1992 sửa đổi:
+ Xác định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2)
● Hiến pháp 2013: CHXHCN
- Bổ sung và phát triển nguyên tắc Điều 2: "Quyền lực nhà nước là thống nhất có
sự phân công, phối hợp. kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, lư pháp".
- Bổ sung quy định ở Điều 4: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của
Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; các
tổ chức Đảng và Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật
- Điều 6 Bổ sung quy định về các phương thức để Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước: Ngoài hình thức dân chủ đại diện (thông qua Quốc hội, HĐND và
các cơ quan khác của Nhà nước chứ không chỉ thông qua Quốc hội và HĐND
như Hiến pháp 1992); Nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ trực
tiếp:
- Điều 8: Bổ sung quy định về nền hành chính quốc gia, chế độ cỗng vụ được tổ
chức và hoàn thiện để phục vụ Nhân dân
- Điều 9, 10: Làm rõ vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam. Công đoàn và các tổ
chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị
- Điều 69, 94, 102: Làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và mối quan hệ
giữa các cơ quan trọng bộ máy nhà nước ở trung ương (Quốc hội, Chủ lịch
nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC)
+ Điều 69: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp
+ Điều 94: Chính phủ thực hiện quyền hành pháp
+ Điều 102: TANDTC thực hiện quyền tư pháp
● Nhận xét các bản Hiến pháp từ 1946 đến 2013 +
- Đều dựa trên các nguyên tắc của một chế độ dân chú +
- Nhấn mạnh vai trò của quyền lực Nhân dân, Nhà nước là thiết chế xuất phát từ
Nhân dân và có nghĩa vụ phục vụ Nhân dân +
- Ngày càng cụ thể hóa vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước
2. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM -
- Chế độ dân chủ, xác định quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân => Dân chủ
là thuộc tỉnh nền tảng
- Hiến pháp 1946:
+ Điều 1: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cá quyền
bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Không phân biệt
nòi giống, gái trai, giao nghèo, giai cấp, tôn giáo.
- Hiến pháp 1959: Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước dân chủ nhân dân
(điều 2); là nhà nước thống nhất của nhiều dân tộc (điều 3), tất cả quyền lực
trong nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình
thông qua Quốc hội và HĐND các cấp do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
trước Nhân dân (điều 4)
● Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung 2001:
- Nhà nước CHXHCN Việt nam là nhà nước pháp. quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức (Điều 2)
● Hiến pháp 2013 kế thừa và hoàn thiện: Nước CHXHCN Việt Nam do Nhân
dân làm chủ (Điều 2 khoản 2); bổ sung kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
ĐẶC ĐIỂM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, thể hiện quyền làm chủ
của Nhân dân
- Nhà nước được lổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ
Hiến pháp
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp
luật trong đời sống xã hội
- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát
giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
3. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
● Nhà nước đơn nhất:
- Điều 2,Hiến pháp 1946: Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam
Bắc không thể phân chia
- Điều 1, Hiến pháp 1959: Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất
không thể chia cắt
- Điều 1, Hiến pháp 1980,1992, 2013; Nước CHXHCN Việt Nam là một nước
độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng
trời, vùng biển và các hải đảo
● Hiến pháp 1946: Chính quyền Tư và Chính quyền địa phương (4 cấp): bộ (Bắc,
Trung, Nam), tỉnh, huyện, xã
● Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1992; 3 cấp: Tỉnh, Huyện, Xã -
● Hiến pháp 2013: Tỉnh, huyện, xã và
- Điều 110 khoản I: Các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt
- Điều 112: Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được
tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt do luật định

BUỔI 9+10: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

BUỔI 11: CHẾ ĐỘ KINH TẾ

BUỔI 12: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

You might also like