You are on page 1of 12

PHẦN 1: NHÀ NƯỚC

Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc trưng của nhà nước. Cho VD minh hoạ?
- Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt do giai cấp thống trị lập ra để duy trì việc
thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng đối với toàn bộ XH.
- Đặc trưng NN:
+ Nhà nước là bộ máy quyền lực công cộng đặc biệt
+ Nhà nước nắm giữ chủ quyền Quốc gia
+ Nhà nước xác định các loại thuế, nắm giữ việc thu thuế
+ Nhà nước đặt ra hệ thống pháp luật và điều hành xã hội trên cơ sở hệ thống
pháp luật đó.
- Ví dụ: Nhà nước Việt Nam:
+ Thành lập quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù để thực hiện những biện pháp
cưỡng chế
+ Có quyền quyết định trong việc thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại. Đối
nội, có quyền lực tối cao đối với mọi con người, tổ chức trong lãnh thổ quốc
gia. Đối ngoại, độc lập hoàn toàn trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá,...
+ Ban hành Luật quản lý thuế năm 2019
+ Ban hành Hiến pháp, các quy phạm pháp luật trong điều luật buộc chủ thể
phải thực hiện theo đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 2: Quyền lực nhà nước là gì? Phân biệt quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội?
1. Quyền lực nhà nước
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. (Điều 2,
Hiến pháp năm 2013 quy định).
2. Phân biệt quyền lực NN và quyền lực XH
PHÂN BIỆT QUYỀN LỰC XÃ HỘI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

- Chỉ có tác động tới các hội viên - Bao trùm toàn XH, tới mọi tổ
trong tổ chức đó và không một tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh
Phạm vi và cơ chức nào có bộ máy riêng để thổ quốc gia và lĩnh vực cơ bản
sở XH chuyên thực thi quyền lực như của đời sống.
NN. - Cơ sở XH rộng lớn nhất quốc gia
- Cơ sở XH hẹp hơn NN

- Theo mục đích, chính kiến, lý - Quản lý dân cư theo lãnh thổ
Quản lý dân tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc - Phân chia nhà nước theo đơn vị
cư / thành viên giới tính.,.. hành chính
- Không có quyền phân chia lãnh
thổ

- Chỉ nhân danh chính tổ chức đó - Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ
tham gia vào các quan hệ ĐN, ĐN quyền quốc gia
Đối nội, và chỉ tham gia vào đối ngoại khi - Cụ thể là quyền quyết định tối cao
Đối ngoại NN cho phép của quốc gia trong quan hệ đối nội
và quyền độc lập tự quyết trong
quan hệ đối ngoại

- Ban hành các quy định dưới dạng - Ban hành pháp luật và dùng pháp
Ban hành điều lệ, chỉ thị, nghị quyết. luật làm công cụ quản lý xã hội
VBQPPL - Trong phạm vi cụ thể - Trong phạm vi toàn lãnh thổ

- Không có quyền thực hiện việc - Nhà nước quy định và thực hiện
Thu thuế / phí quy định và thu thuế, ngoại trừ các quyền thu thuế
khoản chi phí như hội phí

Câu 3: Nêu khái quát nội dung tư tưởng của Học thuyết phân quyền của
Montesquieu? Trong Hiến pháp Việt Nam, tư tưởng của học thuyết phân quyền được
sử dụng và thể hiện như thế nào?
1. Nội dung tư tưởng của Học thuyết phân quyền của Montesquieu?
- Quyền lực nhà nước được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau là: quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
- Các loại quyền lực nói trên không được tập trung vào tay một cá nhân hoặc một cơ
quan nhà nước, mà phải được chia ra cho các cơ quan khác nhau thực hiện nắm giữ
quyền:
+ Lập pháp thuộc về cơ quan dân cử (Quốc hội)
+ Hành pháp do cá nhân đứng đầu chịu trách nhiệm nắm giữ (Chính phủ)
+ Tư pháp thuộc về một cơ quan có sự độc lập cao so với hai cơ quan còn lại để
đảm bảo chức năng bảo vệ công lý.(Toà án)
- Giữa các cơ quan nhà nước, trong quá trình thực hiện quyền lực, chúng có thể kiểm
soát, kiềm chế lẫn nhau, để không cho bất kỳ cơ quan nào có thể lạm dụng quyền lực.
Đó là cơ chế “quyền lực ngăn cản quyền lực” hoặc cơ chế “kiềm chế - đối trọng”.
2. Thực tiễn Việt Nam
- Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 bổ sung nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước
vào nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta
+ Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
- Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 định danh cụ thể các cơ quan thực hiện tương ứng
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
+ Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối
cao đối với hoạt động của nhà nước
+ Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
+ Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện quyền tư pháp”
- Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 phân định rõ ràng nhiệm vụ giữa các cơ quan thực
hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 đã bước đầu thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực
trong việc thực hiện quyền hành pháp
+ Hiến pháp 2013 phân định rõ hơn thẩm quyền quyết định chính sách của Quốc
hội và của Chính phủ, xác định ranh giới giữa quyền lập pháp và quyền lập
quy
+ Quốc hội có thẩm quyền thông qua hoặc không thông qua các chính sách, dự
án luật do Chính phủ ban hành, bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trái Hiến pháp, pháp luật…
+ Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn đề sẽ
nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ...
Câu 4: Trình bày về hình thức chính thể và hình thức cấu trúc của nhà nước. Minh
họa bằng thực tiễn của Việt Nam
1. Hình thức chính thể là: Cách thức tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan quyền lực
tối cao của NN, thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và
với nhân dân
- Chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao của NN tập trung toàn bộ hay một phần vào
người đứng đầu NN, tiếp nhận quyền lực theo nguyên tắc thừa kế
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: Người đứng đầu NN có quyền lực vô hạn (vua,
hoàng đế Ả rập Xê út, Brunei)
+ Chính thể quân chủ hạn chế (lập hiến hoặc đại nghị) : Người đứng đầu NN chỉ
nắm 1 phần quyền lực NN (Anh, Tây Ban Nha, Nhật,...)
- Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao NN tập trung trong tay một cơ quan, được
lập bằng con đường bầu cử, thực hiện hoạt động trong thời gian nhất định
+ Cộng hoà Quý tộc: Quyền tham gia bầu cử để thành lập ra cơ quan quyền lực
của NN chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và bình dân thiểu số, còn đa số nhân
dân (nô lệ) không tham gia bầu cử (Aten, La mã cổ đại)
+ Cộng hoà dân chủ: Quyền tham gia bầu cử, lập ra cơ quan quyền lực NN được
quy định cho tất cả các tầng lớp nhân dân (Việt Nam, Trung Quốc,..)
2. Hình thức cấu trúc: là cách thức tổ chức quyền lực NN theo các đơn vị HC- lãnh
thổ và mối quan hệ giữa các cấp chính quyền NN với nhau.
- Cấu trúc đơn nhất: Hình thức NN có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan NN
thống nhất từ trung ương đến địa phương và lãnh thổ quốc gia được chia thành các
đơn vị hành chính, hệ thống PL thống nhất (VN, Lào, TQ)
- Cấu trúc liên bang: Nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại, có hai hệ
thống cơ quan NN: toàn liên bang và bang, hai hệ thống PL: liên bang và bang, có
chủ quyền quốc gia chung của liên bang và mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền
riêng (Mỹ, Ấn Độ,...)
3. Thực tiễn Việt Nam
- Hình thức chính thể: là chính thể cộng hoà, cộng hoà xã hội chủ nghĩa và thuộc cộng
hòa dân chủ, được cụ thể thông qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực
tiếp và bỏ phiếu kín mà nhân dân bầu ra cơ quan đại diện quốc hội của mình, nhiệm
kỳ 5 năm.
- Hình thức cấu trúc: nhà nước đơn nhất
Câu 5: Nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước là gì? Việt
Nam có áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức bộ máy Nhà nước không? Tại sao?
1. Nguyên tắc tam quyền phân lập
a. Phân quyền ngang
- Quyền lực Nhà nước được phân chia do các cơ quan khác nhau nắm giữ để không
một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực Nhà nước.
- Mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh
hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.
- Quyền lực giữa các cơ quan cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn.
Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không
có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
- Biểu hiện:
+ Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể Cộng hòa Tổng thống,
đặc điểm CP phải chịu trách nhiệm trước nhân dân: Hoa Kỳ, Philipine
+ Phân quyền mềm dẻo được áp dụng trong chính thể đại nghị( Chính thể
quân chủ hạn chế ), chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội: Anh,
Nhật
+ Phân quyền trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp, chính phủ vừa phải chịu
trách nhiệm trước nhân dân vừa phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội: Pháp,
Nga
b. Phân quyền dọc
- Hệ thống các Cơ quan quyền lực Nhà nước do dân bầu ở các cấp địa phương, song
song với bộ máy Nhà nước trung ương.
- Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung
ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể
- Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền hạn của
mình là tương đối độc lập với nhau.
- Phương pháp:
+ Phân quyền theo lãnh thổ: Là cách phân quyền của chính quyền trung ương
cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính – lãnh thổ.
+ Phân quyền theo chuyên môn: Là cách phân quyền giữa các bộ chuyên môn
với chính quyền địa phương
2. Thực tiễn Việt Nam
- Tổ chức nhà nước pháp quyền ở Việt Nam không áp dụng “tam quyền phân lập” Vì
- Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân” nên “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp”. Do đó, mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền ở Việt Nam không phải và
không thể “tam quyền phân lập”.
Câu 6: Trình bày khái quát về bộ máy nhà nước và các loại cơ quan nhà nước ở Việt
Nam. Cho ví dụ minh họa.
1. Bộ máy nhà nước
- Là một hệ thống các cơ quan NN thuộc các lĩnh vực khác nhau từ trung ương xuống
địa phương, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung,
thống nhất, nhằm thực hiện các chức năng do bản chất của nhà nước quy định. Bộ
máy NN chịu sự chi phối của các nhiệm vụ NN, các yếu tố KT, CT, XH.
- Gồm 3 loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong, ngoài nước.
2. Các loại cơ quan NN ở Việt Nam
a. Quốc hội
- Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước CHXHCN Việt Nam
- Chức năng: lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước, tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước.
- Cơ cấu:
+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội
+ Hội đồng dân tộc của Quốc hội
+ Các uỷ ban của Quốc hội
- Hình thành và hoạt động:
+ Bầu cử trực tiếp
+ Tồn tại theo nhiệm kỳ và làm việc theo kỳ họp
+ Quyết định theo đa số
b. Chủ tịch
- Người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCN VN về đối nội, đối ngoại
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu (trong số đại biểu Quốc hội), miễn nhiệm và bãi
nhiệm
- Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước
- Nhiệm kỳ CTN theo nhiệm kỳ Quốc hội, khi QH hết nhiệm kỳ, CTN tiếp tục làm
nhiệm vụ cho đến khi QH khóa mới ra và bầu CTN mới
c. Chính phủ
- Là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính NN cao nhất của nước CHXHCN
VN
- Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ:
+ Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của NN
+ Bảo đảm hiệu lực NN từ TW đến cơ sở
+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành HP và PL
- Cơ cấu tổ chức: Thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành
viên chính phủ khác
- Hoạt động của
+ Tập thể Chính phủ
+ Thủ tướng chính phủ
+ Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
d. Hội đồng nhân dân các cấp
- Cơ quan quyền lực NN ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm
chủ của ND
- Do ND địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước NDDP và cơ quan NN
- Gồm 3 cấp, nhiệm kỳ 5 năm
+ Hội đồng ND cấp tỉnh
+ Hội đồng ND cấp huyện
+ Hội đồng ND cấp xã
- Hoạt động: họp mỗi năm 2 kỳ ngoài ra có thể họp bất thường do nhu cầu chính trị, xã
hội đòi hỏi
e. Uỷ ban nhân dân các cấp
- Chủ tịch UBND là người đứng đầu, lãnh đạo, điều hành
- Do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính NN ở địa
phương
- Chịu trách nhiệm chấp hành HP, luật, các văn bản của các cơ quan NN cấp trên và
NQ của HĐND
- Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch và uỷ viên
- Hoạt động: làm việc tập thể, tổ chức cuộc họp, thông qua các quyết định theo nguyên
tắc đa số
f. Toà án nhân dân các cấp
- Cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN
- Hệ thống gồm:
+ Toà án ND tối cao
+ Toà án ND cấp tỉnh, huyện
+ Các toà án quân sự và toà án khác do PL quy định
- TH đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập Toà án đặc biệt
g. Viện kiểm sát nhân dân các cấp
- Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
- Hệ thống gồm:
+ Viện kiểm sát ND tối cao, cấp tỉnh, cấp huyện, quân sự
Câu 7: Trình bày khái quát về chức năng và thẩm quyền của cơ quan lập pháp ở Việt
Nam. Cho ví dụ minh họa
1. Chức năng
- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
2. Thẩm quyền
3. Làm, sửa đổi Hiến pháp; làm, sửa đổi luật
a. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo HP, luật và NQ của QH; xét báo cáo
công tác CTN, UBTVQH, CP, TANDTC, VKSNDTC, HĐ bầu cử quốc gia, Kiểm
toán NN và cơ quan khác do QH thành lập .
b. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH
c. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ QG, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ
các thứ thuế
- Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách TW và ngân
sách địa phương
- Quyết định mức giới hạn an toàn nợ QG, nợ công, nợ CP; quyết định dự toán ngân
sách NN và phân bổ ngân sách TW, phê chuẩn quyết toán ngân sách NN;
d. Quyết định chính sách dân tộc, tôn giáo của Nhà nước
e. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội (1)
f. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm:
+ Chủ tịch (phó) nước, Chủ tịch Quốc hội (phó), Chủ tịch HĐ bầu cử, Chủ tịch
HĐ dân tộc, Uỷ viên BTVQH, Chủ nhiệm UBQH, Thủ tướng CP, Tổng kiểm
toán NN, người đứng đầu cơ quan khác do QH thành lập
+ Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC
- Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức:

+ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của CP


+ Thẩm phán TANDTC

- Phê chuẩn danh sách thành viên HĐ quốc phòng và an ninh, HĐ bầu cử QG.
- Sau khi được bầu, CTC, CTQH, TTCP, chánh án TANDTC phải tuyên thệ trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp
g. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
h. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của CP
- Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, TP trực thuộc
TW, đơn vị hành chính - KT đặc biệt
- Thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của HP và luật
i. Bãi bỏ VB của CTN, UBTVQH, TTCP, CP, TANDTC, VKSNDTC trái với HP, luật,
NQ của Quốc hội
j. Quyết định đại xá
k. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang ND , ngoại giao và NN khác
- Quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự NN
l. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình
- Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và
an ninh quốc gia
m. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại
- Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của
+ Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách
thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu
vực quan trọng,
+ Điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và
điều ước quốc tế khác khi trái với luật, nghị quyết của Quốc hội
n. Quyết định trưng cầu ý dân.

4. Ví dụ minh hoạ
- Quốc hội ban hành bộ luật dân sự 2015, số 911/2015/QH13
- QUỐC HỘI BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 83/2023/QH15 VỀ MIỄN NHIỆM
CHỨC VỤ CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM ĐỐI VỚI ÔNG NGUYỄN
XUÂN PHÚC nhiệm kỳ 2021-2026
Câu 8: Trình bày khái quát về chức năng và thẩm quyền của cơ quan hành pháp ở
Việt Nam. Cho ví dụ minh họa.
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
1. Chức năng:
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước;
- bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
- bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật…
2. Thẩm quyền:
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật,
+ nghị quyết của Quốc hội,
+ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
+ lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định
theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này;
+ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội;
+ trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ,
môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội;
+ Thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp
và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của
Nhân dân;
- Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ
- thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
+ trình UBTVQH quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị
hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia;
+ Thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà
nước;
+ tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan
liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;
+ lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân (UBND) các cấp;
+ hướng dẫn, kiểm tra UBND trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên;
+ tạo điều kiện để UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân;
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ
tịch nước;
+ quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế
nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại
khoản 14 Điều 70;
+ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở
nước ngoài;
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
- Ví dụ:
- Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các văn bản
luật, các nghị định; triển khai thực hiện các luật như Nghị định số 105/2015/NĐ-CP
để quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh cảnh sát môi trường.
Câu 9: Chức năng của Tòa án trong nhà nước Việt Nam. Kể tên một số chức danh
nghề luật trong hệ thống Tòa án nhân dân.
1. Chức năng
- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật;
- Xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong
quá trình tố tụng;
- Căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp
dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và
nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Chức danh nghề luật
- Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án
Câu 10: Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong nhà nước Việt Nam. Kể tên một
số chức danh nghề luật trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.
1. Chức năng
a. Chức năng thực hành quyền công tố
- Là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc
buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội
- Được thực hiện ngay từ khi
+ giải quyết tố giá
+ Tin báo về tội phạm,
+ kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình
sự
b. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
- Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong hoạt động tư pháp
- Được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết:
+ Vụ án hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động
+ Việc thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
+ Các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Một số chức danh nghề luật trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp
- Kiểm sát viên
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Điều tra viên

You might also like