You are on page 1of 6

1. Phân tích định nghĩa nhà nước.

2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước.


3. Phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội khác.
4. Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân”.
5. Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước. Phân loại chức năng của nhà
nước. Trình bày hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà
nước.
6. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.
7. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho ví
dụ.
8. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
9. Phân tích nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật.
10. Phân tích khái niệm hình thức chính thể. Trình bày các dạng chính thể cơ
bản, cho ví dụ.
11. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước. Trình bày các dạng cấu
trúc nhà nước cơ bản, cho ví dụ.
12. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang, cho ví dụ.
13. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước. Trình bày các dạng chế
độ chính trị, cho ví dụ.
14. Xác định hình thức của Nhà nước Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao
xác định như vậy.
15.Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay.
16.Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được
tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân”.
17.Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền thừa
nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân”.
18.Phân tích định nghĩa pháp luật.
19.Phân tích các đặc trưng của pháp luật.
20.Phân biệt pháp luật với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
21.Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.
22. Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã
hội.
23. So sánh pháp luật với đạo đức.
24. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
25. So sánh pháp luật với tập quán.
26. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
27. Phân tích vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
28. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
29. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội.
30. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
31. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
32. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công
bằng trong xã hội.
33. Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật, trình bày khái quát các loại nguồn
cơ bản của pháp luật.
34. Phân tích khái niệm văn bản qui phạm pháp luật, cho ví dụ về 1 văn bản
luật và 1 văn bản dưới luật ở Việt Nam.
35. Phân tích những ưu điểm, hạn chế của văn bản qui phạm pháp luật so với
các nguồn khác của pháp luật.
36. Phân tích khái niệm tập quán pháp, cho 3 ví dụ về tập quán pháp ở Việt
Nam hiện nay.
37. Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (án lệ), cho một ví dụ về án lệ tạo ra qui
phạm pháp luật và một ví dụ về án lệ giải thích qui định trong pháp luật
thành văn.
38. Phân tích khái niệm qui phạm pháp luật, cho ví dụ.
39. Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật, cho ví dụ về từng bộ phận của qui
phạm pháp luật.
40. Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật.
40 CÂU HỎI ÔN TẬP

STT Câu hỏi Trả lời Chủ đề


1+2 Phân tích Định nghĩa: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao
định nghĩa gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền
nhà nước lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã
+ hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.
Phân tích Phân tích:
các đặc - Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội:
trưng của + Nhà nước là một trong các tổ chức của xã hội nhưng có quyền
nhà nước. quản lý xã hội. Để quản lý xã hội, nhà nước phải có quyền lực. Quyền
lực nhà nước là khả năng và sức mạnh của nhà nước có thể bắt các tổ
chức và cá nhân trong xã hội phải phực tùng ý chí của nhà nước.
+ Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữ nhà nước với
các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là
chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội là đối
tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước.
+ Quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữ nhà
nước với các thành viên cũng như các cơ quan của nó, trong đó thành
viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
+ Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới
mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh thổ và các lĩnh vực cơ bản của
đời sống: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
+ Để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao
động sản xuất để chuyên thực thi quyền lực nhà nước, họ tham gia vào
bộ máy nhà nước để làm hình thành nên một hệ thống các cơ quan nhà
nước từ TW tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng
chế như quân đội, cảnh sát, tòa án…
Quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó thì trong xã hội
chỉ một mình nhà nước có nên quyền lực nhà nước là đặc biệt, nhờ có
quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mà nhà nước có thể
điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ
và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích chung của lực
lượng cầm quyền.
- Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ:
+ Nhà nước lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất
phát. Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính…, chỉ
cần cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự quản lý của
một nhà nước nhất định, vì vậy, họ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo
nhà nước họ cư trú.
+ Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia mình cũng theo địa bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành
chính – lãnh thổ. Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành
chính và quản lý toàn bộ dân cư của mình theo từng khu vực đó. Vì vậy,
nhà nước là tổ chúc có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất
trong quốc gia.
- Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia
+ Chủ quyền quốc gia là khái niệm dùng để chỉ quyền quyết định tối
cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết của
quốc gia trong quan hệ đối ngoại.
+ Trong các xã hội không có dân chủ, chủ quyền quốc gia thuộc về
nhà nước. Trong điều kiện của xã hội dân chủ, quyền lực tối cao thuộc
về nhân dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước thay mặt nhân dân tổ
chức thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia
(Đối với câu 2: Trong quan hệ đối nội thì quy định của nhà nước có
giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá
nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức xã hội khác
được thành lập và hoạt động hoặc công nhận sự tồn tại và hoạt động
hợp pháp của các tổ chức ấy. Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có
toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối chính sách đội ngoại
của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào những quan hệ đối
ngoại mà nhà nước cho phép.)
- Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản
lý xã hội
+ Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Đồng
thời với tư cách là người có sứ mệnh tổ chức và quản lý mọi mặt trong
đời sống xã hội, nhà nước phải sử dụng và dựa vào pháp luật để tổ chức
và quản lý xã hội. Các tổ chắc và cá nhân có liên quan trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia ấy bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện.
+ Nhà nước bảo đảm cho pháp luậy được thực hiện bằng nhiều biện
pháp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện,
động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Bởi vậy, pháp luật được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn xã hội.
- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền:
+ Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho
nhà nước theo quy định của pháp luật. Nhà nước là một tổ chức tổ
chức quyền lực của xã hội bao gồm những người được tách ra khỏi xã
hội để thực hiện chức năng quản lý xã hội nên phải được nuôi dưỡng từ
nguồn thuế do dân xư đóng góp.
+ Thuế còn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển
các mặt khác của đời sống.
+ Nhà nước phát hành tiền làm phương tiện trao đổi trong sản xuất,
phân phối, tiêu dùng của cải trong đời sống.
3 Phân biệt Tiêu chí Nhà nước Tổ chức xã hội khác
nhà nước Nhà nước là tổ chức quyền lực Các tổ chức xã hội khác là các
với tổ đặc biệt của xã hội, gồm một tổ chức tự nguyện của những
chức xã lớp người được tách ra từ xã người có chung mục đích,
hội để chuyên thực thi quyền chính kiến, lý tưởng, nghề
hội khác. Khái lực, nhằm tổ chức và quản lý xã nghiệp, độ tuổi hoặc giới
niệm hội, phục vụ lời ích chung của tính… được thành lập và hoặt
toàn xã hội cũng như lợi ích của động nhằm đại diện và bảo
lực lượng cầm quyền trong xã việ lợi ích của các hội viên của
hội. chúng.
Nhà nước là tổ chức quyền lực Các tổ chức xã hội khác cũng
đặc biệt của xã hội. Quyền lực có quyền lực, song quyền lực
của nhà nước có tác động bao đó chỉ tác động tới các hội
chùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ viên trong tổ chức đó.
chức, các nhân, mọi lĩnh vực
Phạm vi
lãnh thổ quốc gia và các lĩnh
quyền
vực kinh tế cơ bản của đời
lực
sống. Mọi cá nhân, tổ chức
đang sống và hoạt động trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia đều
phải phục tùng quyền lực và ý
chí của nhà nước
Nhà nước thực hiện việc quản Các tổ chức xã hội khác
lý dân cư theo lãnh thổ. Người thường tập hợp và quản lý
Các tổ dân không phân biệt huyết dân cư theo mục đích, chính
chức – thông, dân tộc, giới tính… cứ kiến, lý tưởng, nghề nghiệp,
quản lý sống trên một khu vực lãnh thổ độ tuổi hoặc giới tính…
nhất định thì chịu sự quản lý
của một nhà nước nhất định.
Công cụ Nhà nước ban hành pháp luật Các tổ chức xã hội khác chỉ có
và dùng pháp luật làm công cụ quyền ban hành các quy định
quản lý xã hội. Nhà nước đảm dưới dạng điều lệ, chỉ thị,
bảo cho pháp luật được thực nghị quyết có giá trị bắt buộc
hiện bằng nhiều biện pháp: phải tôn trọng và thực hiện
quản lý tuyên truyền, phổ biến, giáo với các hội viên trong tổ chức.
dục, thuyết phục, tổ chức thực Các quy định được đảm bảo
hiện, động viên, khen thưởng, thực hiện bằng sự tự giác của
áp dụng các biện pháp cưỡng hội viên và các hình thức kỷ
chế nhà nước. luật của tổ chức.
Nhà nước quy định và thực Các tổ chức khác hoạt động
hiện việc thu thuế. Thuê là dựa trên cơ sở nguồn kinh phí
khoản tiền hay hiện vật mà do các hội viên đóng góp
người dân bắt buộc phải nộp hoặc từ nguồn tài trợ nhà
cho nhà nước theo quy định nước, tổ chức quốc tế.
Cơ sở của pháp luật. Nhà nước là là
kinh tế một tổ chức quyền lực đặc biệt
gồm một lớp người được tách
ra từ xã hội để thực hiện chức
năng quản lý xã hội nên cần
phải được nuôi dưỡng từ
nguồn của cải do dân đóng góp
Nhà nước nắm giữ và thực thi Các tổ chức khác chỉ được
chủ quyền quốc gia, đại diện thành lập, tồn tại cà hoạt
cho toàn xã hội động 1 cách hợp pháp khi
được nhà nước cho phép
Phạm vi
hoặc công nhận, đồng thời
đại diện
chỉ có thể nhân dân tổ chức
đó tham gia vào quan hệ đối
ngoại nào nhà nước cho
phép.
Giàu mạnh về cả về kinh tế, vũ Kinh phí nhỏ, do các thành
trang, quân đội… viên đóng góp hoặc nhà nước
Tiềm lực
hỗ trợ, không có quân đội, vũ
trang.
Quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích Tạo thành một cộng đồng
chung của xã hội và lực lượng nhằm đảm bảo quyền lực cho
Mục tiêu cầm quyền một nhóm người nhất định
(Cựu chiến binh, hội phụ nữ,
…)
4 Trình bày Bản chất nhà nước
sự hiểu
biết của
anh (chị)
về nhà
nước “của
nhân dân,
do nhân
dân, vì
nhân
dân”.
5 Phân tích
khái niệm
chức năng
của nhà
nước.
Phân loại
chức năng
của nhà
nước.
Trình bày
hình thức

phương
pháp thực
hiện chức
năng của
nhà nước.
6 Phân tích
khái niệm
bộ máy
nhà nước
7 Phân tích
khái niệm
cơ quan
nhà nước,
phân loại
cơ quan
nhà nước,
cho ví dụ.

You might also like