You are on page 1of 11

IV.

CƠ QUAN, BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU NHÀ NƯỚC

1. Cơ quan nhà nước


1.1.Khái niệm cơ quan nhà nước:

 Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước phải thiết lập một bộ
máy nhà nước gồm những đội quân tách ra khỏi xã hội để chuyên làm nghề
quản lý hoặc hầu như chuyên làm nghề ấy. Đội quân ấy được biên chế và
được tổ chức rất chặt chẽ thành những cơ quan nhà nước.
 Cơ quan nhà nước là một thiết chế quyền lực nhà nước gồm một số người
nhất định được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, có biên chế xác định với đội ngũ công chức được xếp theo
ngạch, bậc căn cứ vào nhiệm vụ си thể được phân công và năng lực, trình độ
thực tế của mỗi người để thực hiện quyền lực nhà nước.
 Việc thành lập hay giải thể một cơ quan nhà nước nhất định phải xuất phát
từ yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời
kỳ nhất định. Số lượng các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức nhiều
hay ít phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và chủ quan của đất nước,
năng lực làm việc của họ và cách nhìn nhận vấn đề từ phương diện tổ chức.
 Quyền lực nhà nước (thẩm quyền) được trao cho mỗi cơ quan nhà nước là
“chất keo liên kết giữa chúng, là cơ sở để từng cơ quan thực thi chức năng,
nhiệm vụ của mình và cũng là tiêu chuẩn để phân biệt cơ quan nhà nước với
các cơ quan không phải của Nhà nước.
 Thẩm quyền của mỗi cơ quan được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, rõ
ràng và công khai. Trong phạm vi thẩm quyền được trao, mỗi cơ quan độc
lập và chủ động thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quyền năng của
các cơ quan nhà nước thường được biểu hiện trên ba mặt cơ bản là:

o Ban hành các văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
cá biệt...);
o Tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật;
o Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật, khen thưởng
hoặc xử lý vi phạm pháp luật (nếu có).
 Những công việc quản lý và chỉ đạo cụ thể của cơ quan nhà nước đều dựa
trên cơ sở của pháp luật và suy cho cùng là bảo đảm cho mọi hoạt động
trong xã hội ổn định và được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật.
 Để thực hiện được việc quản lý toàn diện, thống nhất mọi mặt để sống xã
hội, hệ thống cơ quan nhà nước thường được tổ chức theo nguyên tắc kết
hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.
1.2.Phân loại các cơ quan nhà nước:

 Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại các cơ quan của bộ máy
nhà nước Dưới đây là một số cách phân chia:
 Căn cứ vào chức năng thực hiện quyền lực nhà nước thì các cơ quan nhà
nước được chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư
pháp.
 Căn cứ vào trình tự thành lập, các cơ quan nhà nước có thể được chia
thành các cơ quan do Nhân dân trực tiếp bầu ra và các cơ quan không do
Nhân dân trực tiếp bầu ra.
 Căn cứ vào tính chất thẩm quyền, các cơ quan nhà nước có thể chia thành
các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền riêng.
Loại cơ quan thứ nhất có quyền xem xét và quyết định bất cứ vấn đề gì
để bảo đảm lợi ích xã hội. Loại cơ quan thứ hai chỉ có thẩm quyền xem
xét và quyết định những vấn đề trong một phạm vi nhất định của đời
sống xã hội.
 Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền theo lãnh thổ, các cơ quan nhà nước được
chia thành các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các cơ quan nhà nước
ở các địa phương. Các cơ quan Trung ương có thẩm quyền bao trùm lên
toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Các cơ quan địa phương chỉ có thẩm quyền
trong giới hạn của địa phương mình.
 Căn cứ vào thời hạn thực quyền có thể chia thành các cơ quan hoạt động
thường xuyên và các cơ quan lâm thời.
 Căn cứ vào tính chất, chức năng, trình tự thành lập có thể chia các cơ
quan nhà nước thành các cơ quan quyền lực nhà nước; Nguyên thủ quốc
gia; các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan xét xử; các cơ quan kiểm
sát...

2. Bộ máy nhà nước


2.1.Khái niệm:

 Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới cơ
sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một
cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
 Bộ máy nhà nước được hình thành từ sự liên kết của các cơ quan nhà
nước từ Trung ương tới cơ sở. Mỗi cơ quan nhà nước cũng như cả bộ
máy nhà nước cần được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất
định để tạo thành một cơ chế thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện
quyền lực nhà nước.
 Bộ máy nhà nước hình thành từ sơ khai đến hoàn thiện, từ ít nhân viên
tới nhiều nhân viên, từ ít cơ quan đến nhiều cơ quan, các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động ngày càng hoàn thiện, khoa học, dân chủ và hiệu quả.
Khi nhu cầu khách quan của xã hội và những điều kiện chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, v.v. thay đổi thì bộ máy nhà nước cũng phải có những
cải cách hoặc đổi mới tương ứng. Sự phát triển bộ máy nhà nước phụ
thuộc vào sự phát triển các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
 Tính chuyên môn hoá ngày càng cao đòi hỏi sự chia tách của các cơ
quan nhà nước ngày càng nhiều, cũng vì thế sự phối hợp giữa chúng ngày
càng phức tạp và trở nên quan trọng hơn. Trong nhiều trường hợp, một
cơ quan nhà nước không thể tự mình giải quyết trọn vẹn một công việc
nào đó của Nhà nước (chẳng hạn, Toà án không thể xét xử được nếu
thiếu sự phối hợp hoạt động của Cơ quan điều tra, giám định...).
 Việc tổ chức và quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ và khoa học hơn dẫn đến
năng suất lao động quản lý cao hơn, nhất là khi các thành tựu về khoa
học - công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Tất cả những điều
đó càng làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả cao hơn, có khả
năng giải quyết được nhiều công việc to lớn hơn.

2.2.Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:

 Là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo, tạo thành cơ sở cho tổ chức
và hoạt động của từng cơ quan, bộ phận của Nhà nước nói riêng và toàn
thể bộ máy nhà nước nói chung
 Muốn tổ chức và hoạt động có hiệu quả, bộ máy nhà nước phải được tổ
chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, chứ không thể tuỳ
tiện được. Mỗi bộ máy, mỗi cơ quan nhà nước có những nguyên tác tổ
chức và hoạt động khác nhau xuất phát bản chất của Nhà nước, vị trí, tính
chất của cơ quan nhà hoàn cảnh lịch sử cụ thể và các yếu tố như truyền
thống dân tộc. điều kiện tự nhiên và xã hội, v.v. của mỗi nước trong từng
thời kỳ cụ thể

3. Cơ cấu nhà nước


3.1.Khái niệm cơ cấu nhà nước:

 Cơ cấu nhà nước là khái niệm để chỉ tất cả những bộ phận cấu thành nên
Nhà nước. Trong cơ cấu nhà nước ngoài các cơ quan (bộ máy) nhà nước
thì còn có các thành tố khác như các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ
chức kinh tế của Nhà nước, các tổ chức khác của Nhà nước mà dựa vào
đó thì bộ máy nhà nước mới có thể thực hiện được những chức năng,
nhiệm vụ của mình.
 Đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập rất đa dạng trong các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học...
Đó có thể là bệnh viện, trường học, trường đại học, viện nghiên cứu, nhà
hát, bưu điện...
 Các tổ chức kinh tế nhà nước như công ty, xí nghiệp... được Nhà nước
thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, phân phối nhằm thu lợi
nhuận, phục vụ lợi ích xã hội...
 Những tổ chức khác do Nhà nước thành lập như các lực lượng vũ trang,
các lực lượng cảnh sát, cơ sở cải tạo, trại giam giữ...

3.2.Quan hệ giữa cơ cấu nhà nước và chức năng của Nhà nước:

 Việc thiết lập cơ cấu nhà nước (bộ máy nhà nước, các đơn vị hành chính
sự nghiệp, các tổ chức kinh tế của Nhà nước, các tổ chức khác của Nhà
nước từ Trung ương xuống địa phương), bao gồm nhiều loại cơ quan như
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhiều đơn vị, tổ chức của Nhà
nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước. Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, các đơn vị, tổ
chức nhà nước đều nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, phục vụ
cho lợi ích của xã hội và của giai cấp thống trị (lực lượng cầm quyền).
Do vậy, không được tùy tiện thành lập các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà
nước mà phải xuất phát từ nhu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
nhà nước để thành lập. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước cũng
có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn
được giao. Do vậy, những người (được bầu, được cử hoặc tuyển dụng...)
làm việc trong mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước phải có những
năng lực nhất định về chuyên môn, sức khỏe, đạo đức, năng lực để có thể
thực hiện được chức năng được giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
 Các Nhà nước hiện nay đều mong muốn và hướng đến một bộ máy đơn
giản, gọn nhẹ ít tốn kém, nhưng hoạt động có hiệu quả cao để thực thi
những chức năng, nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. Muốn vậy, các Nhà
nước phải thường xuyên nghiên cứu để tinh giản biên chế; nâng cao năng
lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động sao cho phù hợp; giảm bớt các thủ tục
không cần thiết; ứng dụng nhiều hơn khoa học - công nghệ vào các hoạt
động nhà nước.
 Những cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước được Nhà nước thành lập có
thể thay đổi theo thời gian để có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất
những chức năng, nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước ở mỗi thời kỳ phát
triển của Nhà nước và xã hội.

V. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp
để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung
được hình thành từ ba yếu tố thể: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị.

Có học giả chỉ nêu hai thành tố là: hình thức chính thể và cu hình thức cấu trúc
nhà nước, còn chế độ chính trị không nằm trong hình thức nhà nước mà chỉ là
yếu tố có liên quan mật thiết tới hình thức nhà nước.

Hình thức chính thể là cách thức, trình tự để lập ra các cơ quan cấp cao của Nhà
nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau.

Khi xác định hình thức chính thể của một Nhà nước cần dựa vào những tiêu chí
sau:

Quyền lực tối cao của Nhà nước được trao cho ai (cơ quan quyền lực cao
nhất là một tập thể hay một cá nhân);

Trình tự, thủ tục trao quyền như thế nào; - Mỗi quan hệ giữa các cơ quan
cấp cao của Nhà nước với nhau như thế nào.

Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính
thể cộng hòa.

Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước
tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu Nhà nước
theo nguyên tắc thừa kế.

Trong chính thể quân chủ, người đứng đầu Nhà nước (vua, hoàng đế,
quốc vương...) thông thường, nắm quyền theo nguyên tắc thừa kế và
thường giữ chức vụ suốt đời (ngoài ra, cũng có trường hợp người đứng
đầu được suy tôn hay chỉ định... và cũng có trường hợp người đứng đầu
Nhà nước chỉ nắm quyền trong một thời hạn nhất định).
Chính thể quân chủ có hai biến dạng là quân chủ tuyệt đối và quân chủ
tương đối (hạn chế): Nếu người đứng đầu Nhà nước nắm giữ toàn bộ
quyền lực tối cao của Nhà nước, toàn quyền quyết định các vấn đề đối
nội, đối ngoại của Nhà nước mà không có bất cứ sự chia sẻ nào thì gọi là
chính thể quân chủ tuyệt đối; nếu quyền lực của người đứng đầu Nhà
nước bị hạn chế (cùng nắm giữ quyền lực tối cao với người đứng đầu
Nhà nước còn có các cơ quan khác) thì là chính thể quân chủ hạn chế.

Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước
thuộc về một tập thể (cơ quan) được bầu ra trong một thời gian nhất định
cao

Trong chính thể cộng hoà, cơ quan năm giữ quyền lực tối cao của Nhà
nước là một tập thể thường được bầu ra trong một thời hạn nhất định.

Chính thể cộng hoà có hai biến dạng quan trọng là cộng hoà quý tộc và
cộng hoà dân chủ: nếu quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan cao nhất
của Nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc, thì đó là chính thể cộng hoà
quý tộc, nếu quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan cao nhất của Nhà nước
thuộc về Nhân dân, thì đó là chính thể cộng hoà dân chủ.

1.1.Hình thức cấu trúc nhà nước:

là cách cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị lãnh thổ và mối quan hệ giữa các
đơn vị lãnh thổ với nhau cũng như mối quan hệ giữa Trung ương với địa
phương.

Cấu trúc nhà nước có hai loại cơ bản là: cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên
bang.

Nhà nước đơn nhất là Nhà nước được cấu tạo từ các đơn vị lãnh thổ
không phải là Nhà nước, có chủ quyền chung thống nhất chỉ do một cơ
quan quyền lực cao nhất của Nhà nước nắm giữ, có hệ thống cơ quan
quyền lực và quản lý thống nhất từ Trung ương xuống địa phương; một
hệ thống pháp luật thống nhất trong cả nước; tồn tại một loại quy chế
công dân.

Nhà nước liên bang là Nhà nước được cấu tạo từ các đơn vị lãnh thổ là
Nhà nước, bao gồm hai hay nhiều Nhà nước thành viên (bang) tạo thành.
Như vậy, trong Nhà nước liên bang, đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn (cấp bang)
của Nhà nước liên bang có những dấu hiệu nhất định của Nhà nước, có
chủ quyền quốc gia. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền
lực và quản lý; có hệ thống chung cho toàn liên bang và hệ thống riêng
trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của liên bang
và đồng thời, mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng. Do vậy, chủ
quyền quốc gia của liên bang vừa do Nhà nước liên bang nắm giữ, vừa
do các Nhà nước thành viên nắm giữ. Nhà nước liên bang có đặc điểm là
tồn tại nhiều hệ thống chính quyền, một hệ thống chính quyền liên bang
và mỗi bang có một hệ thống chính quyền riêng; tồn tại nhiều hệ thống
pháp luật, một hệ thống pháp luật liên bang và mỗi bang có một hệ thống
pháp luật riêng trên nguyên tắc pháp luật bang không được trái với pháp
luật liên bang.

Trong cấu trúc Nhà nước (kể cả Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên
bang) có yếu tố tự trị. Tự trị tức là trong lãnh thổ quốc gia, một khu vực
(địa phương) nào đó được tự quản lý lấy một số công việc nội bộ của
mình, Nhà nước Trung ương ít hoặc không can thiệp đến. Có hai loại tự
trị: tự trị về chính trị và tự trị về hành chính. Tự trị về chính trị là một
Nhà nước tự trị. Tự trị về hành chính là đơn vị hành chính tự trị, đây
không phải là Nhà nước nên không có dấu hiệu của một Nhà nước. Tuy
nhiên, nhà nước trung ương vẫn có thể tác động khi cần thiết.

Ngoài cấu trúc đơn nhất và liên bang còn tồn tại loại cấu trúc Nhà nước
liên minh. Đó là sự liên kết của nhiều Nhà nước thành viên nhưng không
tạo thành một Nhà nước chung mà chỉ tạo nên một số các cơ quan chung
để tiến hành một số những công việc chung vì mục đích chính trị hay
kinh tế, quân sự... Trong Nhà nước liên minh không hình thành chế độ
công dân chung. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các Nhà
nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt
được các mục đích đó, Nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thể
phát triển thành Nhà nước liên bang.

Nhà nước đế quốc là Nhà nước hình thành bằng con đường xâm chiếm
của Nhà nước này (đế quốc) đối với các Nhà nước khác nhưng không tạo
thành một Nhà nước chung mà chỉ tạo ra sự liên kết, phụ thuộc của các
Nhà nước bị xâm chiếm (thuộc địa) vào Nhà nước đế quốc.

1.2.Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp, thủ pháp trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước.
Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi Nhà nước mà có thể có nhiều
phương pháp khác nhau để thực hiện quyền lực nhà nước. Có rất nhiều
phương pháp và thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung chúng được phân
thành hai loại chính là: dân chủ và không dân chủ (phản dân chủ).

Chế độ chính trị dân chủ có đặc điểm là tổ chức bộ máy nhà nước bằng cách
bầu cử tự do, bình đẳng; mở rộng quyền tự do dân chủ cho Nhân dân; đề cao
giáo dục thuyết phục; công khai hoá các hoạt động của Nhà nước... Các
phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như những phương pháp dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ
rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp... Điều
này thể hiện ở những nguyên tắc quản lý nhà nước mang tính dân chủ; giải
quyết các công việc theo quyết định của số đông (cử tri, đại biểu, thành viên
cơ quan...); tự do chính trị cho tất cả và sự bình đẳng của công dân.

Chế độ chính trị dân chủ có thể là chế độ dân chủ cao; chế độ dân chủ hạn
chế. Chế độ chính trị không dân chủ có đặc điểm là việc tổ chức, thực hiện
quyền lực nhà nước bằng các biện pháp không dân chủ, thậm chí là phản dân
chủ như: lừa dối, hạn chế các quyền tự do dân chủ của công dân, sử dụng
bạo lực một cách phi pháp, che đậy, bưng bít các hoạt động cần phải công
khai, minh bạch của Nhà nước... Chế độ chính trị không dân chủ có thể là
chế độ độc tài; chế độ quân phiệt; chế độ phát xít; chế độ tôn giáo hà khắc...

Tóm lại, hình thức Nhà nước là vấn đề phức tạp, các nhà nước trên thế giới
có hình thức rất khác nhau về hình thức chính thể, hình thức cấu trúc Nhà
nước và chế độ chính trị .

2. Những yếu tố có ảnh hưởng tới việc hình thành các hình thức Nhà nước
khác nhau
2.1.Hình thức của các Nhà nước chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau
như:

Cơ sở kinh tế của Nhà nước gián tiếp ảnh hưởng tới hình thức Nhà nước
thông qua bản chất của Nhà nước. cơ sở kinh tế của Nhà nước khác nhau sẽ
dẫn đến hình thành những hình thức Nhà nước khác nhau. Vì vậy, với mỗi
kiểu Nhà nước thường có những hình thức Nhà nước đặc trưng nhất định.
Chẳng hạn, Nhà nước được xây dựng dựa trên chế độ công hữu chắc chắn
không thể tồn tại chính thể quân chủ. Hoặc cũng là chính thể quân chủ
nhưng quân chủ tư sản khác với quân chủ phong kiến vì cơ sở kinh tế của
hai kiểu nhà nước này là khác nhau
Tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội có ảnh
hưởng rất lớn tới hình thức Nhà nước, đặc biệt là hình thức chính thể (quân
chủ lập hiến hay cộng hoà; liên bang hay đơn nhất...).

Sự gay gắt của cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền đặc biệt là vào thời
điểm thành lập Nhà nước. Chẳng hạn, ở một số nước do khi tiến hành cách
mạng, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để có thể nắm chính quyền một mình
nên đành phải thỏa hiệp với giai cấp địa chủ phong kiến thành lập chính thể
quân chủ đại nghị

Đặc điểm lịch sử, truyền thống dân tộc cũng có ảnh hưởng đến hình thức
Nhà nước. Chẳng hạn, ở nhiều nước trên thế giới vẫn có quan niệm đất nước
phải có vua, bởi vua là biểu tượng của dân tộc, là người chèo lái và lãnh đạo
đất nước

Do hoàn cảnh quốc tế và các điều kiện khác có ảnh hưởng khi thành lập Nhà
nước. Chẳng hạn, sự hình thành hình thức của Nhà nước Cu Ba có ảnh
hưởng rất lớn bởi bối cảnh quốc tế

Trình độ dân trí (sự giác ngộ chính trị của Nhân dân) và các điều kiện khác.

Như vậy, hình thức Nhà nước được lựa chọn sao cho phù hợp với mỗi dân
tộc, mỗi đất nước là rất quan trọng và hình thức phù hợp với mỗi dân tộc,
mỗi Nhà nước là hình thức tốt nhất. Bởi, có những hình thức Nhà nước là
tốt, là phù hợp với dân tộc này nhưng sẽ là không tốt, không phù hợp với
dân tộc khác.

VI. KIỂU NHÀ NƯỚC

1. Phân loại Nhà nước


1.1.Phân loại Nhà nước thực chất là chia các Nhà nước ra thành từng nhóm dựa
vào những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng. Có rất nhiều tiêu chí
khác nhau để chia các Nhà nước thành các nhóm khác nhau như:
1.1.1. Căn cứ vào sự phát triển của văn minh kinh tế có thể chia các Nhà
nước thành các nhóm như: các Nhà nước của nền văn minh nông
nghiệp; các Nhà nước của nền văn minh công nghiệp; các Nhà nước của
nền văn minh hậu công nghiệp (kinh tế tri thức).
1.1.2. Căn cứ vào các thời kỳ phát triển của xã hội loài người có thể chia
Nhà nước thành các nhóm như: các Nhà nước thời kỳ cổ đại; Nhà nước
thời kỳ trung đại; Nhà nước thời kỳ cận đại; Nhà nước thời kỳ hiện đại.
1.1.3. Căn cứ vào mức độ phát triển dân chủ trong đất nước có thể chia Nhà
nước thành các nhóm như: các Nhà nước dân chủ; các Nhà nước không
dân chủ; các Nhà nước độc tài, phát xít...
1.1.4. Căn cứ vào sức mạnh của Nhà nước có thể chia các Nhà nước thành
các nhóm như: các Nhà nước siêu cường; các Nhà nước vừa; các Nhà
nước nhỏ.
1.1.5. Căn cứ vào tôn giáo (Nhà nước của người Hồi giáo; Nhà nước - của
người Thiên Chúa giáo...), căn cứ vào màu da (Nhà nước của người da
trắng; Nhà nước của người da đen...), căn cứ vào địa lý (Nhà nước ở bắc
bán cầu, Nhà nước ở nam bán cầu; Nhà nước châu Á; Nhà nước châu
Mỹ...) và nhiều cách phân chia khác. Chẳng hạn, ngoài các cách phân
loại Nhà nước như trên thì chủ nghĩa Mác - Lênin còn phân kiểu Nhà
nước (chia Nhà nước thành các nhóm theo hình thái kinh tế - xã hội).
2. Kiểu Nhà nước
2.1.Khái niệm và căn cứ phân kiểu Nhà nước: Kiểu Nhà nước là một nhóm
các Nhà nước tồn tại, phát triển trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định, nghĩa là chúng có những đặc điểm bản đặc thù giống nhau. Nói cách
khác, kiểu Nhà nước là một nhóm các Nhà nước có những đặc điểm cơ bản,
đặc thù giống nhau, thể hiện tập trung ở cơ sở kinh tế và tính giai cấp của
các Nhà nước đó
2.1.1. Nhờ khái niệm kiểu Nhà nước, chúng ta có thể nhận thức được một
cách ср thể và lôgích về bản chất và ý nghĩa xã hội của các Nhà nước
được xếp vào cùng một kiểu, về những điều kiện tồn tại và phát triển
của các Nhà nước đó. Những thông tin đó giúp ta thuận lợi trong việc
nghiên cứu, nhận thức, đánh giá về những đặc điểm cơ bản đặc thù của
một kiểu (nhóm) các Nhà nước như bản chất, chức năng, vai trò, điều
kiện tồn tại và phát triển của một Nhà nước nào đó.
2.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin dựa vào căn cứ là hình thái kinh tế - xã hội (cụ
thể hơn là Nhà nước ấy được xây dựng dựa trên kiểu quan hệ sản xuất
chủ yếu nào và Nhà nước ấy thuộc về giai cấp nào trong xã hội) để chia
các Nhà nước trong lịch sử thành các kiểu khác nhau. Với căn cứ phân
kiểu Nhà nước như trên tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội có
giai cấp (các Nhà nước trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội được
xếp thành một kiểu) chúng ta có bốn kiểu Nhà nước cơ bản. Đó là: kiểu
Nhà nước chủ nô; kiểu Nhà nước phong kiến; kiểu Nhà nước tư sản;
kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cũng cần chú ý là có những Nhà nước
không xếp được vào bốn kiểu Nhà nước cơ bản nói trên, do cơ sở kinh
tế và tính giai cấp của các Nhà nước đó không rõ ràng, do vậy, chúng
thuộc các kiểu không cơ bản (có xu hướng phát triển theo kiểu này hoặc
theo kiểu khác).
2.2.Những kết luận được rút ra từ việc phân kiểu Nhà nước
2.2.1. Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác - tiến bộ hơn
trong lịch sử là tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu Nhà nước phù
hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế -
xã hội. Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế này là do sự phát triển của
lực lượng sản xuất trong xã hội, dẫn đến quan hệ sản xuất phải thay đổi
cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất
mới được thiết lập, cơ sở hạ tầng thay đổi dẫn đến sự thay đổi của kiến
trúc thượng tầng và tương ứng là một kiểu Nhà nước mới ra đời thay thế
cho kiểu Nhà nước cũ đã bị diệt vong.
2.2.2. Kiểu Nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu Nhà nước trước bởi
vì nó được xây dựng trên một cơ sở kinh tế tiến bộ hơn, cơ sở xã hội
của Nhà nước rộng rãi hơn; xung đột giai cấp trong xã hội đó cũng đã
gay gắt hơn. Điều này thể hiện ở chỗ các chức năng xã hội của Nhà
nước ngày càng được mở rộng, giá trị con người được tôn trọng, địa vị
con người trong xã hội ngày càng được củng cố tốt hơn, tiến bộ hơn.
2.2.3. Có những Nhà nước có thể bỏ qua những giai đoạn phát triển. Những
Nhà nước ra đời sau hoặc phát triển muộn có thể bỏ qua những giai
đoạn phát triển. Chẳng hạn, từ xã hội nguyên thuỷ hình thành luôn Nhà
nước kiểu phong kiến bỏ qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ hay từ giai đoạn
phong kiến bỏ qua sự phát triển tư sản tiến lên chủ nghĩa xã hội... mà
không diễn ra tuần tự qua bốn kiểu trên. Tuy nhiên, việc bỏ qua những
giai đoạn phát triển luôn phải có những điều kiện nhất định.

You might also like