You are on page 1of 11

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Pháp Luật đại cương

Chương 2: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam
Chủ đề 2.1: Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước

Chủ đề 2.2. Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCNVN

Slide Nội dung

1 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chuẩn đầu ra của chương

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước

- Phân tích được các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
CHXHCNVN;

- Trình bày được chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động
2 của từng hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN

Chủ đề

Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN

Chủ đề 1. Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước

3 Chuẩn đầu ra

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước
- Phân tích được các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
CHXHCNVN;

Nội dung

- Khái niệm và đặc điểm của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước

- Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCNVN

1.1. Khái niệm và đặc điểm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa
phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một
cơ chế đồng bộ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
- Bộ máy nhà nước mang tính hệ thống
Tính hệ thống thể hiện ở chổ: BMNN không phải là sự tập hợp ngẫu nhiên,
đơn thuần các cơ quan nhà nước mà là một chỉnh thể thống nhất các cơ quan,
được sắp xếp từ trung ương đến cơ sở, các cơ quan tồn tại và hoạt động trong mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề của nhau, cùng bị chi phối bởi những nguyên
tắc chung thống nhất, cùng nhau thực hiện chức năng chung của nhà nước
4
- Bộ máy nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị
Nhà nước ra đời khi xã hội phân chia giai cấp, nhà nước là kết quả của sự
đấu tranh giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị thực hiện sự thống
trị, sự chuyên chính của mình đối với giai cấp đối kháng bằng cách thiết lập nên
nhà nước. Như vậy, nhà nước là một bộ máy, một công cụ để thông qua đó mà
giai cấp thống trị thực hiện sự chuyên chính, sự thống trị của mình đối với giai
cấp khác trên tất cả các mặt về mặt kinh tế, chính trị và tư tưởng
- Bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của nhà nước
Chức năng là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, là công việc,
là những mặt hoạt động chính của nhà nước. Công việc, hoạt động ấy phải có
những chủ thể cụ thể thực hiện, chủ thể đó là bộ máy nhà nước với một hệ thống
những cơ quan cấu thành của nó. Như vậy, BMNN ra đời để thực hiện những
chức năng cụ thể của nhà nước

1.2. Cơ quan nhà nước


- Cơ quan nhà nước là một tổ chức có tính độc lập tương đối trong mối
quan hệ với các tổ chức khác
Cơ quan nhà nước là một tổ chức, mà tổ chức ở đây được hiểu là: một hệ
thống tập hợp của từ hai người trở lên, có mục tiêu chung, có lĩnh vực hoạt động
rõ ràng, có cơ cấu bên trong, có quy chế hoạt động riêng, hoạt động dựa trên một
nguồn lực riêng. Như vây, cơ quan nhà nước là một tổ chức với đầy đủ những
yếu tố như thế. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước là một tổ chức khác với các tổ chức
khác trong xã hội ở những điểm sau đây
- Cơ quan nhà nước là một tổ chức hoạt động dựa trên quyền lực nhà
nước
Tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở chổ: Chỉ có cơ quan nhà nước
5 mới có quyền ban hành luật, đặt ra những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,
buộc các chủ thể khác trong xã hội phải thực hiện; chỉ có cơ quan nhà nước mới
có quyền kiểm tra người khác trong việc thực hiện các văn bản của mình, và, khi
phát hiện có sự vi phạm thì có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với
các chủ thể đó
- Cơ quan nhà nước có chức năng và thẩm quyền riêng
Có hai khái niệm chúng ta cần phân biệt khi nghiên cứu cơ quan nhà nươc đó là
chức năng và thẩm quyền:
Chức năng của cơ quan nhà nước là hoạt động, là công việc cơ bản của cơ quan.
VD chức năng của QH là lập pháp, lập hiến, chức năng của Chính phủ là thực
hiện quyền hành pháp, chức năng của tòa án là xét xử. Chức năng của cơ quan
nhà nước cần phân biệt với chức năng của nhà nước nói chung. Chức năng của
từng cơ quan nhà nước chia sẽ một phần chức năng nhà nước, góp phần thực hiện
chức năng chung của nhà nước
Thẩm quyền là một tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho
cơ quan. Như trên chúng ta nói một đặc điểm của cơ quan nhà nước là, cơ quan
nhà nước được trao quyền lực nhà nước, nhưng quyền lực nhà nước đó phải được
pháp luật giới hạn một cách cụ thể. Quyền lực nhà nước phải được pháp luật mô
tả, được pháp luật minh định, và giới hạn một cách rõ ràng. Như vậy, quyền lực
nhà nước được trao cho mỗi cơ quan và được pháp luật quy định, giới hạn một
cách cụ thể thì goị là thẩm quyền. Mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng thì
điều đó có nghĩa là mỗi cơ quan chỉ được hoạt động, chỉ được làm những gì trong
giới
hạn pháp luật cho phép
Mối quan hệ giữa chức năng và thẩm quyền ở đây, chúng ta hiểu là :
chức năng là công việc, còn thẩm quyền là phương tiện pháp lý để thực hiện
công việc ấy. Do đó, trong việc xây dựng BMNN phải nghiên cứu thế nào để mỗi
cơ quan nhà nước cần phải được trao thẩm quyền phù hợp với chức năng. Nếu
trao
thẩm quyền không đủ, thì cơ quan khó có thể làm tốt công việc của mình. Nếu
trao thẩm quyền thừa, thì có thể dễ đi đến lạm quyền
- Nguồn lực hoạt động của cơ quan nhà nước
Khi nói đến nguồn lực hoạt động của cơ quan nhà nước tức là chúng ta
cũng nói đến phương tiện hoạt động của cơ quan, nhưng nói đến một loại phương
tiện khác: phương tiện vật chất và con người. Nói cách khác, nguồn lực hoạt
động của cơ quan nhà nước bao gồm nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất
+ Nguồn nhân lực: người làm việc trong cơ quan nhà nước chỉ là công dân
Việt nam. Hoạt động của họ tách rời khỏi lao động sản xuất, không trực tiếp làm
ra của cải vật chất cho xã hội
+ Nguồn lực vật chất: cơ quan nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước, tiền
của nhà nước để hoạt động. Do đó, việc sử dụng ngân sách nhà nước phải được
thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, từ việc dự toán, phân bổ, sử dụng và
quyết toán ngân sách nhà nước phải đúng luật
1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN
Nguyên tắc là những tư tưởng mang tính bắt buộc, bắt nguồn từ bản chất
của nhà nước ta, từ những quy luật khách quan trong hoạt động quản lý nhà nước,
được nghi nhận trong hiến pháp, chỉ đạo toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước. Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc này trong trong tổ chức
và vận
hành của BMNN giúp cho nhà nước thể hiện đúng được bản chất của mình; thực
hiện quản lý xã hội đạt hiệu quả nhất
- Nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước (Đ2 Hiến Pháp 2013): trong
nhà nước VN, quyền lực nhà nước được tập trung thống nhất trong một chủ thể
duy nhất là nhân dân. Nhân dân trao quyền lực của mình cho nhà nước thông qua
cơ chế phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng; có sự phối hợp nhịp nhàng thống
nhất trong việc thực hiện quyền lực được trao giữa các cơ quan; có cơ chế kiểm
soát quyền lực cụ thể để tránh sự lạm quyền

6 - Nguyên tắc tập trung dân chủ (Đ8 Hiến Pháp 2013)
Phải có sự kết hợp giữa tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước. Tập trung và dân chủ không phải là 2 nguyên tắc mà là 2
mặt của một nguyên tắc chung thống nhất. Tập trung trên cơ sở dân chủ, tập trung
mang tính chất dân chủ, nhằm hạn chế, loại trừ sự chuyên quyền độc đoán, lạm
dụng quyền lực. Dân chủ, nhưng phải trong sự dẫn dắt, lãnh đạo của tập trung,
nhằm hạn chế, loại trừ sư tùy tiện, tự do vô chính phủ, thiếu thống nhất trong
quản lý nhà nươc
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (K1.Đ 8 Hiến Pháp 2013)
Nhà nước ban hành pháp luật, nhưng nhà nước không được đứng bên ngoài pháp
luật. Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Do
đó, phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, để xác lập địa vị pháp lý của các
cơ quan nhà nước một cách rõ ràng minh bạch. Các cơ quan nhà nước, cán bộ
công chức nhà nước phải tuân thủ đúng pháp luật khi thực hiện công vụ của mình;
phải bị xử lý nghiêm minh khi thực thi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại cho
nhân dân
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo (Điều 4 HP 2013)
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân….là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước
là sự lãnh đạo chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, chính
sách của đảng; thông qua sự kiểm việc thực hiện chủ trương chính sách ấy; thông
qua công tác cán bộ. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, giác ngộ; bằng
sự gương mẫu của đảng viên
- Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc (Điều 5 Hiến pháp 2013).
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân
tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.Trong tổ chức và hoạt động của mình,
nhà nước luôn thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển giữa các dân tộc; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Thực hiện chính sách phát triển mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ đề 2 . Các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN

Chuẩn đầu ra

Trình bày được chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động
của từng hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN

Nội dung
- Cơ quan quyền lực nhà nước : Quốc Hội; HĐND
7
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Chính phủ; UBND

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân

- Cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân

- Chủ tịch nước

- Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước


2.1. Cơ quan quyền lực nhà nước
Quốc hội
Chương 5 HP 2013 + Luật Tổ chức Quốc hội 2014
♦ Vị trí pháp lý
Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định :“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước”.
- Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
8 Trong BMNN, Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân cả nước bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu trong
QH gồm nhiều thành phần dân cư khác nhau. QH đại diện cho lợi ích của mọi
tầng lớp nhân dân trong cả nước
- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
Sở dĩ, QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN là
vì QH được nhân dân cả nước trực tiếp trao quyền. Tính quyền lực nhà nước cao
nhất thể hiện ở chổ, QH được nhân dân trao quyền lập Hiến và lập pháp. Quyền
lập Hiến là quyền được xác lập và xây dựng nên BMNN. Quyền lập pháp là quyền
đưa ý muốn của nhân dân thành luật để rồi hiện thực hóa ý muốn đó trong cuộc
sống

♦ Chức năng của Quốc hội (3chức năng cơ bản)

9 - Chức năng lập hiến, lập pháp


- Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (quyết định về hoạch
phát triển kinh tế-xã hội, chính sách tài chính-tiền tệ; sách dân tộc, tôn giáo; quyết
định các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia như: chiến tranh, hòa bình, tình
trạng khẩn cấp…)
- Chức năng giám sát tối cao. Thông qua cơ chế:
+ Xét báo cáo của các của các cơ quan nhà nước trung ương
+ Thực hiện quyền chất vấn của đại biểu quốc hối
+ Tổ chức các đoàn kiểm tra thực tế tại địa phương
+ Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người do QH bầu hoặc phê chuẩn
♦ Thẩm quyền của Quốc hội
Là tổng thể những quyền và nghĩa vụ của QH được Hiến pháp và Luật tổ
chức QH quy định. Đây là phương tiện pháp lý để QH thực hiện các chức năng
của mình
♦ Cơ cấu tổ chức của QH
(Ủy ban thường vụ QH; Hội đồng dân tộc; Các Ủy ban, bô máy giúp
việc )
Ủy ban thường vụ QH: Chủ tịch QH, các phó chủ tịch QH, và các ủy viên
QH là cơ quan làm việc theo kỳ họp, hoạt động của QH không mang tính thường
xuyên. Do đó, QH thành lập cơ quan thường trực của mình là UBTVQH. Để đảm
bảo sự hiện diện liên tục của QH bên cạnh các cơ quan nhà nước khác; thực hiện
một phần chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của QH giữa hai kỳ họp
Hội đồng dân tộc
- Gồm chủ tịch Hội đồng, các phó chủ tịch, các thành viên khac. họ là đại
biểu quốc hội và là người dân tộc thiểu số, do QH bầu ra
- Là cơ quan của QH, thực hiện chức năng tham mưu cho QH giải quyết các
vấn đề về dân tộc.
Các Ủy ban
- Là cơ quan của QH, do QH thành lập, giúp QH thực hiện nhiệm vụ quyền hạn
trên các lĩnh vực của cuộc sống xã hội (nghiên cứu, kiến nghị, giám sát, thẩm tra)
- Có 9 UB
UB pháp luật;
UB Tư pháp; UB kinh tế;
UB tài chính, ngân sách;
UB quốc phòng và an ninh;
UB văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, và nhi đồng;
UB các vấn đề xã hội;
UB khoa học, công nghệ và môi trường;
UB đối ngoại
Văn phòng QH

Là bộ máy giúp việc của QH, có chức năng nghiên cưu, tham mưu, tổng hợp và
tổ chức phục vụ hoạt động của QH, UBTVQH

♦ Hình thức hoạt động của QH


QH là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, hoạt động thông qua hình thức
các kỳ họp, thông qua hoạt động của Ủy ban thường vụ QH, hoạt động của Hội
đồng dân tộc của các Ủy ban, của Đại biểu và đoàn Đại biệu QH. Trong đó, kỳ
10 họp là hình thức hoạt động cơ bản và chủ yếu của QH
- Mỗi năm QH họp 2 kỳ, có thể họp bất thường theo quyết định của
UBTVQH, theo đề nghị của chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ hoặc của ít nhất
1/3 số đại biểu QH

Hội đồng nhân dân


11 Chương 9 HP 2013 + Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
♦ Vị trí, tính chất pháp lý
Đ113, Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên”
Với quy định trên chúng ta thấy: Vị trí của HĐND trong BMNN thể hiện ở chổ:
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Ở vị trí này, HĐND mang
2 tính chất: Tính đại diện cho nhân dân địa phương và tính quyền lực nhà nước ở
địa phương

♦ Chức năng và thẩm quyền


Chứ năng: HĐND thực hiện 3 chức năng cơ bản:
- Quyết định các vấn đề quan trong có liên quan đến đời sống của nhân dân
đp
- Tổ chức thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên
- Giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở đp
12
Thẩm quyền:
- Là tổng thể những quyền và nghĩa vụ của HĐND quy định trong Hiến pháp,
Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003
- Hiện nay, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
để thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003. Luật Tổ chức chính quyền địa
phương có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016

♦ Cơ cấu tổ chức
Gồm: Thường trực HĐND; Các ban của HĐND
13 - Thường trực HĐND:
+ Cấp tỉnh và huyện gồm: Chủ tịch và Uy viên thường trực
+ Cấp xã gồm: Chủ tịch và Phó Chủ tịch
- Các ban của HĐND
+ Cấp tỉnh có 3 Ban: 1.Pháp chế; 2.KT – NS; 3.VH-XH; 4.Dân tộc
(có thể có ở tỉnh); 5.Ban Đô thị (ở TP. Trực thuộc TW)

+ Cấp huyện có 2 Ban: 1.Pháp chế; 2.KT – XH; 3.Ban Dân tộc (có thể
có ở huyện, thị xã, tp thuộc tỉnh);

+ Cấp xã có 2 Ban: 1.Pháp chế; 2.KT – XH


♦ Hình thức hoạt động
Hội đồng nhân dân hoạt động thông qua kỳ họp, thông qua hoạt động của
Thường trực HĐND; hoạt động của các ban của HĐND, hoạt động của Đại biểu
HĐND. Trong đó kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND. Mỗi năm
HĐND họp 2 lần; có thể họp bất thường theo sự đề nghị của chủ tịch HĐND,
chủ tịch UBND cùng cấp, hoặc ít nhất 1/3 số đại biểu

You might also like