You are on page 1of 15

CÂU HỎI ÔN THI MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Hình thức: Thi viết; Mỗi đề thi viết gồm có 2 câu bất kỳ trong số những câu dưới đây.
Đề thi không được sử dụng tài liệu. Cập nhật: 6/11/2020)
1. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước
2. Phân loại các hình thức chính thể và các hình thức cấu trúc của nhà nước.
3. Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các hình thức và phương pháp
thực hiện chức năng của nhà nước.
4. Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các chức năng xã hội của nhà
nước Việt Nam.
5. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ quan nhà
nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước.
6. Nhà nước pháp quyền: khái niệm và đặc điểm cơ bản.
7. Các thuộc tính cơ bản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống
xã hội.
8. Các loại nguồn pháp luật.
9. Quy phạm pháp luật: khái niệm, cấu trúc, các loại quy phạm pháp luật.
10.Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: khái niệm, các loại văn bản quy
phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, phân biệt văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
11.Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
12.Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật.
13.Ý thức pháp luật: khái niệm và các đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật.
14.Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
15.Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu
thành của vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
16.Trách nhiệm pháp lý: khái niệm, cơ sở của trách nhiệm pháp lý, các dạng
trách nhiệm pháp lý, cho ví dụ minh họa.
17.Khái niệm, vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội, các nội dung cơ bản
của Hiến pháp 2013.
18.Kể tên các nhóm quyền con người, quyền công dân cơ bản trong Hiến pháp
năm 2013.
19.Khái niệm tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự.
20.Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
21.Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia
đình.
22.Khái niệm trách nhiệm hành chính và các hình thức xử phạt hành chính.
23.Nội dung điều chỉnh cơ bản của Luật môi trường Việt Nam
Câu 1: các đặc trưng cơ bản của nhà nước
 NN là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy
quản lý đời sống XH, thưc hiện cưỡng chế trong những trường hợp
cần thiết trên cơ sở pl
 NN có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo các đơn vị
hành chính lãnh thổ
 NN có chủ quyền quốc gia
 NN là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pl và đảm bảo sự thực
hiện pl
 NN có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
Câu 2:
1. phân loại các hình thức chính thể
* chính thể quân chủ: người đứng đầu k do bầu cử mà do thế tập truyền
ngôi
- quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nắm trọn quyền lực NN. VD
Bruney, Oman, Qatar, Vatican, Ả rập xê út
- quân chủ hạn chế: quyền của nhà vua bị hạn chế, nhường quyền lực
cho các thiết chế khác của NN (quốc hội, nghị viện, chính phủ)
+ quân chủ nhị nguyên: quyền lực được chia đều cho nhà vua và nghị
viện. hình thức này chỉ tồn tại ở thời kỳ đầu của cách mạng tư sản
+ quân chủ lập hiến: quyền lực của vua bị hạn chế trong tất cả các lĩnh
vực, nhà vua chỉ có 1 số quyền mang tính chất hình thức. VD: Anh,
Nhật, Thái..
* chính thể cộng hòa: tồn tại 1 hoặc nhiều thiết chế quyền lực tối cao
được hình thành bằng cơ chế bầu cử
- cộng hòa quý tộc: quyền lực tập trung trong tay giai cấp quý tộc. VD
NN Xpac, NN Aten thời cổ đại. Ngày nay k còn quốc gia nào theo chính
thể này
- cộng hòa dân chủ:
+ cộng hòa đại nghị: quyền lực NN tối cao thuộc về nghị viện. Nguyên
thủ quốc gia do nghị viện bầu, k có nhiều thực quyền. Chính phủ chịu
trách nhiệm trước nghị viện. Nghị viện có quyền bất tín nhiệm chính phủ
và người đứng đầu chính phủ có quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải
tán nghị viện. VD: Miến điện..
+ cộng hòa tổng thống: hành pháp và lập pháp k chịu trách nhiệm lẫn
nhau và cả hai đều do dân bầu. Nguyên thủ quốc gia k những là người
đứng đầu NN mà còn đứng đầu hành pháp. VD: Mĩ, Indonexia,
Philippin..
+ cộng hòa lưỡng tính: có sự kết hợp của 2 hình thức trên. Tổng thống
do dân bầu nên vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa lãnh đạo nội các. Nội
các do thủ tướng đứng đầu, do nghị viện thành lập vừa chịu trách nhiệm
trước nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống có
quyền giải tán nghị viện.. VD: Pháp, Nga, Singapo..
2. phân loại các hình thức cấu trúc của NN
- căn cứ vào liên kết bên trong NN (theo luật hiến pháp) : nhà nước đơn
nhất, NN liên bang và liên minh các nhà nước
- căn cứ vào liên kết bên ngoài giữa các NN (theo luật quốc tế) : các tổ
chức quốc tế, các tổ chức siêu quốc gia và chế độ bảo hộ
Câu 3: Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các hình thức và
phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước.
1. Khái niệm chức năng NN: là các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của
NN trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH, phù hợp với bản chất, vai trò,
trách nhiệm của NN đối với XH
2. Phân loại chức năng NN:
- theo các lĩnh vực hoạt động cơ bản của NN: chức năng đối nội và chức năng đối
ngoại
- theo ý nghĩa của các chức năng: chức năng chủ yếu và chức năng phái sinh
- theo nguyên tắc phân chia quyền lực: chức năng lập pháp, chức năng hành pháp,
chức năng tư pháp
- theo kiểu NN: chức năng NN chiếm hữu nô lệ, chức năng NN phong kiến, chức
năng NN tư bản, chức năng NN XHCN
3. Hình thức thực hiện chức năng NN: NN dùng các hình thức pháp lý để thực hiện
chức năng của mình, đó là việc NN ban hành các văn bản PL thiết lập các cơ chế
pháp lý và theo đó thực hiện các chức năng của mình. Có các hình thức pháp lý
sau: bằng hoạt động lập pháp, bằng hoạt động hành pháp, bằng hoạt động tư pháp,
bằng các hình thức thỏa thuận để thực hiện chức năng NN. Ngoài ra còn có các
hình thức các mà k gắn với các hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện và bảo vệ
PL như tổ chức, sắp xếp cơ cấu lại các thiết chế, các hình thức tham gia của các
chủ thể XH khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng của NN
4. Phương pháp thực hiện chức năng NN: là các cách thức, phương tiện được sử
dụng để thực hiện các chức năng của NN. Đó là các phương pháp: giáo dục,
khuyến khích, thuyết phục, cưỡng chế
Câu 4: Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các chức năng xã
hội của nhà nước Việt Nam.
1. chức năng kinh tế
- NN đã thực hiện nhất quán chính sách kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập sâu
rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. NN đã thiết lập và đảm bảo sự bình đẳng giũa
cac hình thức sở hữu, tạo lập mt kinh doanh bình đẳng, lành mạnh theo định hướng
nền kt thị trường
- Đặc biệt, sau khi ban hành Hiến pháp 2013, VN đã XD và đổi mới hành lang
pháp lý tạo điều kiện phát triển nền kt thị trường mở, bình đẳng phủ hợp với các
chuẩn mực quốc tế.
- pl trở thành công cụ quan trọng bậc nhất trong quản lý, điều tiết nền kt
- Tuy vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, trong thời gian tới, NN cần phải thực
hiện quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế.
2. chức năng XH
- Lao động, việc làm đc cải thiện, hệ thống chăm sóc sức khỏe dù vẫn chưa đạt đc
các chuẩn mực quốc tế nhưng đã đc hoàn thiện và ngày một tốt hơn. Hệ thống an
sinh XH từng bước hoàn thiện. Gd tiểu học đã đc phổ cập và hướng tới phổ cập gd
trung học. Dù hệ thống đào tạo nghề và đào tạo đh còn nhiều bất cập nhưng cx đã
từng bước hoàn thiện và XH ghi nhận những nỗ lực cải cách trong những năm qua.
Để thực hiện chức năng này, hành lang pháp lý đã đc hoàn thiện và củng cố
- Để phát huy vai trò của NN trong lĩnh vực XH, NN cần đổi mới và hoàn thiện hệ
thống an sinh XH trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực XH. Không hướng đến xd
NN phúc lợi, nhưng NN cần phát triển mô hình NN XH . NN cần xác định chính
sách XH cơ bản là lấy con người và phát triển con ng lm trung tâm cho mọi chính
sách, đường lối phát triển
Câu 5: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại
các cơ quan nhà nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ
quan nhà nước.
1. Khái niệm bộ máy NN CHXHCN VN: là hệ thống các cơ quan NN từ trung
ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung,
thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của NN vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, XH dân chủ công bằng văn minh.
2. Phân loại các cơ quan NN và vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan
NN
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của ND, cơ quan quyền lực NN cao nhất,
thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
và giám sát tối cao
- chủ tịch nước là người đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội và đối ngoại
- chính phủ là cơ quan hành chính NN cao nhất, là cơ quan chấp hành của QH,
thực hiện quyền hành pháp
- Tòa án thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý
- Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp
- Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán NN là 2 thiết chế mới có nhiệm vụ tổ
chức bầu cử và kiểm toán tài sản công
- Chính quyền địa phương gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở 3 cấp:
tỉnh, huyện, xã.
Câu 6: Nhà nước pháp quyền: khái niệm và đặc điểm cơ bản.
1. Khái niệm NN pháp quyền là tư tưởng tiến bộ về tôn trọng, bảo vệ quyền con
người và các giá trị dân chủ, công bằng, công lý, bình đẳng trên cơ sở xác lập
những cách thức cầm quyền tốt cho người dân, thượng tôn PL, chống sự lạm quyền
2. Đặc điểm cơ bản
- Xác lập và củng cố chế độ Hiến pháp
- bảo đảm tính công bằng, minh bạch của PL và khả năng tiếp cận công lý cho
người dân
- thực hiện phân quyền trong tổ chức quyền lực NN
- bảo đảm sự độc lập của tư pháp
Câu 7: Các thuộc tính cơ bản của pháp luật và vai trò của pháp luật
trong đời sống xã hội. ( giáo trình)
2. Thuộc tính cơ bản của PL
- tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung
- tính xác định chặt chẽ về hình thức
- tính được đảm bảo thực hiện bằng NN
3. Vai trò của PL trong XH:
- vai trò PL trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người
- vai trò của PL đối với dân chủ, công bằng và bình đẳng
- vai trò của PL đối với NN
- vai trò PL đối với đạo đức
- vai trò PL đối với văn hóa, truyền thống và tập quán
- vai trò của PL đối với kinh tế và các vấn đề XH
Câu 8: Các loại nguồn pháp luật.( giáo trình)
Câu 9: Quy phạm pháp luật: khái niệm, cấu trúc, các loại quy phạm
pháp luật ( giáo trình)
Câu 10: Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: khái niệm, các
loại văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật, phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp
dụng pháp luật.
1. Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản có chứa các
QPPL do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực bắt buộc chung, được
áp dụng nhiều lần và được NN bảo đảm thực hiện
2. các loại VBQPPL
- Văn bản Luật: Hiến pháp, Luật của Quốc hội
- Văn bản dưới luật như Lệnh của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Thông
tư của bộ trưởng; Nghị quyết của HĐND các cấp; Quyết định của UBND các cấp..
3. hiệu lực của VBQPPL là giá trị tác động của VBQPPL lên các quan hệ XH về
mặt thời gian, không gian và đối tượng tác động
4. Phân biệt VBQPPL và VBADQPPL:
VBQPPL VBADQPPL
Về hiệu Được áp dụng nhiều lần Được áp dụng 1 lần
lực
Về tính Chức đựng những quy tắc xử Chức đựng những quy tắc xử sự
chất (nội sự chung riêng áp dụng cho cá nhân tổ chức
dung) cụ thể
Về chủ Ít hơn, được qđ ở trong Luật Nhiều hơn, là hầu hết các CQNN
thể ban như QH, CP, UBND.. và đa và đa phần là cá nhân (thủ trưởng
hành phần là cơ quan NN hoặc cán bộ công chức trong
CQNN)
Về hình Nhiều hơn như Hiến pháp, Ít hơn, thường là các QĐ, bản án..
thức (tên Luật, Lệnh, Pháp lệnh, Nghị
gọi) định, Thông tư..
Cơ sở VBQPPL cấp dưới căn cứ vào VB QPPL
ban hành VBQPPL của cấp trên, còn
VBQPPL của cấp cao nhất
(Hiến pháp) thì do QH ban
hành
VD Hiến pháp 2013, LHNGĐ Quyết định khởi tố và bắt tạm giam
2014, Nghị định số 105 về kinh Đinh La Thăng năm 2017
doanh rượu năm 2017 Quyết định xử phạt hành chính cty
Fomosa 560 triệu của UBND Hà
Tĩnh năm 2017
Câu 11: Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện
pháp luật.
1. Khái niệm thực hiện pháp luật: là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa
các quy định PL vào c/s, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể
PL
2. Các hình thức thực hiện pháp luật. VD
- Tuân thủ PL là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL kiềm chế k tiến hành
những hoạt động mà PL ngăn cấm. VD: không vứt rác, k vượt đèn đỏ..
- Thi hành PL (hoặc chấp hành PL) là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực. VD: nộp
thuế, đi đăng ký tạm trú..
- Sử dụng PL là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL thực hiện quyền chủ thể
mà PL quy định. VD: quyền tự do kinh doanh, quyền ứng cử..
- Áp dụng PL là hình thức thực hiện PL chỉ dành cho các cơ quan NN hay nhà
chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện các quy định của
PL, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của PL để tạo ra các quyết định làm phát
sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ PL cụ thể. VD: công an ra
quyết định xử phạt vi phạm giao thông. Tòa án ra bản án kết tội người phạm tội
Câu 13: Ý thức pháp luật: khái niệm và các đặc trưng cơ bản của ý
thức pháp luật.
* YTPL là những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá
của con người về hiến pháp, pháp luật, về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp,
PL, về tính công bằng hay k công bằng, đúng đắn hay k đúng đắn của các quy định
PL hiện hành, PL đã qua trong quá khứ, PL cần phải có, về tính hợp pháp hay k
hợp pháp trong các quyết định, hành vi của các cá nhân, tổ chức nhà nước và xã
hội; về quyền, nghĩa vụ của con người, về công bằng, bình đẳng, về trách nhiệm
NN đối với con người và XH (YTPL là những tư tưởng, tình cảm của con người về
tất cả các lĩnh vực của PL)
* Đặc trưng
- YTPL chịu sự quy định, tác động của tồn tại XH
- tính độc lập tương đối của YTPL :
+ sự lạc hậu của YTPL so với tồn tại XH, thực tiễn XH
+ tính kế thừa của YTPL trong quá trình phát triển XH
+ tính tiên phong của YTPL
+ sự tác động trở lại của YTPL đối với tồn tại XH
- tính dân tộc, tính giai cấp của YTPL
Câu 14 : Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
+ Một là, ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp
luật. Nếu những người có nhiệm vụ trực tiếp saọn thảo và ban hành pháp
luật và công dân - những người được hỏi ý kiến hoặc được tham gia hoạt
động xây dựng phápluật, đều có tư tưởng pháp luật đúng đắn thì đương
nhiên sẽ ban hành được pháp luật tốt; hoặc ngược lại.
+ Hai là, ý thức pháp luật là cơ sở cho sự thực hiện pháp luật, đặc biệt là
hoạt động áp dụng pháp luật. Bởi vì, mọi chủ thể, nếu có tư tưởng pháp
luật tiên tiến và thái độ, tình cảm (tâm lý) đúng đối với pháp luật, sẽ tự giác
và biết chấp hành tốt pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền biết áp dụng
các quy định của pháp luật vào các trường hợp cụ thể phù hợp với yêu cầu
của pháp chế, phát huy hết hiệu quả của quy phạm đó. Nếu ngược lại thì
chúng ta sẽ thấy tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng, kỷ cương và pháp
chế bị buông lỏng, pháp luật trở nên vô hiệu.
+ Ba là, pháp luật cũng tác động ngược trở lại tới ý thức pháp luật. Bản
thân pháp luật được xây dựng tốt sẽ chứa đựng trong đó những tư tưởng,
quan điểm, nguyên tắc pháp lý tiên tiến của ý thức pháp luật tiên tiến trong
xã hội, những giá trị xã hội cao quý như chủ nghĩa nhân đạo, lẽ công bằng,
tự do, bác ái và từ đó, với tư cách là công cụ quản lý có tính bắt buộc
chung, nó lan truyền rộng rãi thông qua không chỉ sự tuyên truyền, giải
thích pháp luật mà cả hoạt động áp dụng, thực hiện đúng đắn pháp luật, là
phương tiện truyền bá hiệu quả ý thức pháp luật xã hội tiên tiến tới từng cá
nhân, nâng tầm ý thức pháp luật cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật
xã hội.
Câu 15: Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật và
các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp
luật.
* khái niệm: là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi,do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
* dấu hiệu:
- Là hành vi xác định của con người;
- Trái pháp luật;
- Có lỗi;
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
* các yt cấu thành:
a.Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
- Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận
thức được bằngtrực quan sinh động.
- Mặt khách quan là của vi phạm pháp luật gồm:
+ Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động, trái
pháp luật gâythiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.
+ Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà
xã hội phải gánhchịu; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh
thần nếu hành vi trái pháp luậtkhông được ngăn chặn kịp thời.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội:
trong đó hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt
hại của xã hội đóng vai trò là kết quảtất yếu. 
Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi
phạm pháp luậtnhư: công cụ thực hiện hành vi vi phạm (dao, súng…), thời gian,
địa điểm thực hiện hành vi vi phạm v.v…
b.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
- Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu tố sau đây:
+ Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái
pháp luật củamình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Có các hình thức sau:.
+ Lỗi cố ý trực tiếp
+Cố ý gián tiếp
+Vô ý vì quá tự tin
+Vô ý do cẩu thả
+Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
+Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.
c.Khách thể của vi phạm pháp luật
Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm
hại tới. Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành
vi vi phạm pháp luật.
d.Chủ thể của vi phạm pháp luật
- Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về
hành vi của mìnhtrước Nhà nước.
* các loại vi phạm pl
- Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm
cho xã hội,được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện.
- Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nhưng mức độ nguy hiểm
cho xã hội thấphơn so với tội phạm, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật
hành chính quy định.
- Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, trái pháp luật, kỷ luật của đơn vị, cơ
quan nhà nước.
- Vi phạm dân sự: là hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Vi
phạm dân sự chủyếu được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Câu 16: Trách nhiệm pháp lý: khái niệm, cơ sở của trách nhiệm
pháp lý, các dạng trách nhiệm pháp lý, cho ví dụ minh họa.
* KN: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông quanhà chức
trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó,
Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được
quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể
đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậuquả bất lợi do hành vi của mình gây ra.
* cơ sở:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
- Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực
của cơ quan Nhànước có thẩm quyền.
- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước.
* các dạng:
Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý:
- Trách nhiệm hình sự: lê văn luyện 18 năm tù
- Trách nhiệm dân sự: lê văn luyện bồi thường 2 tỉ, nuôi bé ngọc bích đến năm 18t
- Trách nhiệm hành chính: Formosa bị phạt hành chính 560 triệu liên quan việc
chôn chất thải độc hại
- Trách nhiệm kỷ luật.
Câu 17: Khái niệm, vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội, các
nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
- Khái niệm hiến pháp (HP) : là đạo luật cơ bản có hiệu lực tối cao trong hệ thống
các VBPL của mỗi quốc gia quy định cơ cấu tổ chức NN để đảm bảo thực hiện
quyền con người, quyền công dân.
- Vai trò của Hiến pháp trong đời sống XH
+ tạo lập 1 thể chế dân chủ
+ bảo vệ dân quyền và nhân quyền
+ điều chỉnh tổ chức quyền lực NN
- các nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 : gồm 120 điều bao gồm lời nói đầu và
11 chương
- chương 1 : chế độ chính trị
- chương 2 : Quyền con người, quyền và nvụ cbản của cdân
- chương 3 : kinh tế văn hóa xã hội
- chương 4 : BV tổ quốc
- chương 5-10 : quy định về tổ chức BMNN: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ;
TAND và VKSND; Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm
toán NN
- chương 11: hiệu lực của HP và việc sửa đổi HP
Câu 18: Kể tên các nhóm quyền con người, quyền công dân cơ bản
trong Hiến pháp năm 2013.

- QCN là quyền được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu vốn có của con người mà
nếu k được hưởng thì người ta sẽ k thể sống như 1 con người.
- QCD là những quyền con người được ghi nhận và bảo vệ trong PL quốc gia
- Các nhóm quyền cơ bản của con người :
+ nhóm quyền chính trị : quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý NN và XH, thảo
luận kiến nghị với các CQNN..
+ nhóm quyền dân sự : quyền sống, quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp..
+ nhóm quyền về kte : quyền tự do kinh doanh tất cả những gì mà PL k cấm, quyền
sở hữu thu nhập hợp pháp..
+ nhóm quyền về VH : quyền sử dụng các cơ sở VH, hưởng thụ các giá trị văn hóa
+ nhóm quyền về XH : quyền hưởng an sinh XH, quyền được sống trong môi
trường trong lành..
Câu 19: Khái niệm tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.
* Khái niệm tội phạm : là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong BLHS
do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện 1 cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm đến các
quan hệ XH được luật hình sự xác lập và bảo vệ

* Năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

- Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng hay trạng thái của con người, bằng
hành vi của mình, tham gia vào quan hệ PL hình sự.

- độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự : từ đủ 14 tuổi – 16t chỉ phải chịu TNHS trong 1
số tội nặng được liệt kê trong BLHS, từ đủ 16t trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi loại tội phạm.
Câu 20 : Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân) có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
- NL HV DS là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự.
Câu 21: Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật
hôn nhân và gia đình.
* QHPL HN v GĐ là hình thức pháp lý của các QH HN v GĐ như QH kết hôn,
nhận nuôi con nuôi, ly hôn.. xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của các QPPL HN v

* Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
- Các chủ thể của L HNGĐ: NN, nhà trường, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia
đình
- Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình
- Xã hội (nhà trường, các tổ chức xã hội, cộng đồng) có tránh nhiệm giáo dục, vận
động, tuyên truyền thực hiện pháp luật hôn nhân gia đình
- Vợ chồng có trách nhiệm thương yêu, chung thủy, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có
nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc
do yêu cầu của nghề nghiệp, công việc. Có nghĩa vụ trong việc tạo lập tài sản
chung và đóng góp vào các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
- Cha mẹ : yêu thương, trông nom, chăm sóc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
con, tôn trọng ý kiến, chăm lo vc học tập, giáo dục để con pt lành mạnh về thể
chất, trí tuệ đạo đức để con trở thành ng hiếu thảo, có ích cho XH. Không phân biệt
đối xử giữa các con, ngược đãi hành hạ con, lạm dụng sức lao động của con chưa
thành niên, xúi giục ép buộc làm việc trái PL, đạo đức. Hướng dẫn con chọn nghề,
tôn trọng quyền chọn nghề và join hoạt động XH của con. Gặp khó khăn đề nghị
cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để thực hiện vc gd con. Đại diện và bồi thường
thiệt hại( nếu có) cho con chưa thành niên, hoặc con mất năng lực hành vi
- Con : yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe lời khuyên
bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Có
nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. cấm thực hiện hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
- Các thành viên khác của gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau
Câu 22 : Khái niệm trách nhiệm hành chính và các hình thức xử
phạt hành chính.
* KN: là loại trách nhiệm pháp lý đc áp dụng trong hành chính NN với cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính. Trách nhiệm hành chính là qh pl đặc thù,
trong đó ng( cá nhân, tổ chức) vi phạm pl phải gánh chịu hậu quả nhất định về vật
chất hoặc về tinh thần do vi phạm hành chính
* các hình thức xử phạt hành chính:
- Các hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo;+ Phạt tiền;
- Các hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
- cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: UBND các cấp, công an, hải
quan, kiểm lâm, thuế, quản lý thị trường, thanh tra nhà nước…
Câu 23: Nội dung điều chỉnh cơ bản của Luật môi trường Việt Nam
* KN: là tổng hợp các quy phạm pl điều chỉnh các qh XH phát sinh trực tiếp trong
hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ các yếu tố mt
* Nd điều chỉnh của luật mt VN
- quy hoạch bv mt nhằm khoanh vùng ô nhiễm, xác định chất lượng mt ở trừng khu
vực
- quy định quản lý dữ liệu thông tin để công khai minh bạch các vấn đề của mt
- quy định đánh giá mt, tác động mt, kế hoạch bv mt, xây dựng biện pháp giảm tác
động tiêu cực
- áp dụng hệ thống quy chuẩn kĩ thuật mt, xác định chính xác chất lượng mt
- quy định về quản lý chất thải, trách nhiệm của cơ quan NN và cộng đồng với bv
mt
- quy định chế tài xử lý VPPL về mt

You might also like