You are on page 1of 12

CÂU 1: Các đặc trưng cơ bản của nhà nước.

1. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý đời sống xã hội, thực hiện
cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật.

2. Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ (dấu hiệu dân cư
và lãnh thổ).

- Phạm vi thực hiện quyền lực của nhà nước là trên toàn bộ lãnh thổ nước nhà

- Quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính.

- Mối quan hệ giữa người dân và nhà nước hể hiện qua chế định quốc tịch.

3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia.

- Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao, quyền tự quyết của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại.

- Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại.

4. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật.

- Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội. Chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và quản lý
dân cư, các hoạt động xã hội bằng pháp luật.

- Pháp luật có tính bắt buộc chung, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước với các biện pháp tổ chức, cưỡng
chế, thuyết phục tuỳ theo bản chất nhà nước và những điều kiện khách quan khác.

5. Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.

- Để duy trì bộ máy nhà nước

- Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và giải quyết các công việc chung của
xã hội.

- Chỉ có nhà nước mới được thu thuế, các tổ chức khác không phải là nhà nước không có đặc trưng này. CÂU
3: Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các hình thức và phương pháp thực hiện các chức năng
của nhà nước.

KHÁI NIỆM

- Các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của nhà nước trên các lĩnh vcự khác nhau của đời sống xã hội,
phù hợp với bản chất, vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội.

PHÂN LOẠI

(phân chia theo lĩnh vực hoạt động của nhà nước)

❖ Chức năng đối nội:

- Chức năng chính trị


1|Page
- Chức năng kinh tế

- Chức năng xã hội

- Chức năng môi trường

- Chức năng ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân

- Chức năng bảo vệ và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

❖Chức năng đối ngoại:

- Chức năng quốc phòng

- Chức năng bảo vệ trật tự, hoà bình thế giới, tham gia giải quyết các vấn đề có tính chất khu vực và quốc tế.

- Chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế.

HÌNH THỨC

❖ Hình thức pháp lý:

- Hình thức thực hiện các chức năng của nhà nước khi nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập các cơ
chế pháp lý và theo đó thưc hiện các chức năng của mình.

- Bao gồm:

+ Bằng hoạt động lập pháp.

+ Bằng hoạt động hành pháp

+ Bằng hoạt động tư pháp

+ Bằng các hình thức thoả thuận để thực hiện chức năng nhà nước.

❖ Hình thức khác: Là tất cả những hình thức mà không hoàn toàn gắn liền với các hoạt động ban hành, tổ chức
thực hiện và bảo vệ pháp luật.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

❖ Giáo dục: Là sự tác động có định hướng làm thay đổi nhận thức của chủ thể hoặc làm phong phú thêm
những nhận thức của chủ thể được tác động.

❖ Khuyến khích: Là sự tác động làm cho chủ thể khác nghe theo và thực hiện theo hướng dẫn, chỉ dẫn của nhà
nước trong thực hiện chức năng nhà nước.

❖Thuyết phục: Là sự tác động lên các chủ thể nhất nịnh với mục đích hướng họ theo những hoạt động mà nhà
nước mong muốn

2|Page
❖ Cưỡng chế: Là việc bắt buộc chủ thể nhất định phải dừng, chấm dứt hoặc thực hiện các hoạt động theo yêu
cầu của nhà nước.

CÂU 4: Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam.

Chức năng kinh tế Chức năng xã hội


Khái niệm Là những phương diện hoạt động cơ bản Là một trong những chức năng chủ
của nhà nước trong phương diện kinh tế yếu và quan trọng của nhà nước thể
nhằm quản lí, tổ chức, phát triển nền kinh tế hiện bản chất xã hội của nhà nước.
theo những định hướng chính trị của nhà
nước.

Hình thức thực hiện - Ban hành hệ thống pháp luật về quản lí Thiết lập cơ chế, chính sách tổ chức
kinh tế thực hiện các cơ chế chính sách về xã
hội
- Tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật

- Kiểm tra, quan sát và xử lí vi phạm

Nội dung - Có cơ chế để phát triển các quan hệ xã hội - Đảm bảo lao động, việc làm, bảo trợ
chủ nghĩa theo định hướng thị trường, có sự xã hội
điều tiết của nhà nước
- Xoá đói giảm nghèo và các vấn đề an
- Tạo lập môi trường kinh doanh lành sinh xã hội khác
mạnh, ổn định, cơ chế pháp lý và thực tế
cho các thành phần kinh tế làm giàu và thực - Giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ
hiện các hoạt động kinh tế khác nhân dân

- Có cơ chế để quản lí tài nguyên thiên - Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát
nhiên, sử dụng hữu hiệu các nguồn lực của triển các giá trị văn hoá, truyền thống
quốc gia trong tiềm lực kinh tế dân tộc
- Đảm bảo sự phát triển hài hoà trong
- Mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại các vấn đề dân tộc, tôn giáo...

- Sử dụng các chính sách và đòn bẩy kinh tế


trong những trường hợp cần thiết

- Bảo vệ quyền lợi của nhà nước, xã hội và


người tiêu dùng theo định hướng phát triển
kinh tế bền vững

- Giải quyết các vấn đề xã hội, phát sinh


trong quá trình phát triển nền kinh tế

Sự phát triển So với thời kì quan liêu bao cấp có sự thay Chức năng xã hội càng ngày càng
đổi cả về phương pháp, nội dung. được phát triển và nâng cao hơn cùng
với quá trình phát triển của xã hội.

3|Page
CÂU 5: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ quan nhà nước, vị trí, vai
trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước.

KHÁI NIỆM

Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương, được tổ chức
và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và các chức
năng của nhà nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

PHÂN LOẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

- Các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp

- Các cơ quan hành chính: CP và UBND các cấp

- Các cơ quan xét xử: các toà án dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, thương mại, hành chính,...

- Các cơ quan kiểm sát: các viện KSND và viên kiểm sát quân sự

- Các cơ quan khác: quân đội, cảnh sát, nhà tù…

- Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước

VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

CÂU 7: Các thuộc tính cơ bản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

KHÁI NIỆM

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý
chí của nhân dân, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng những cách thức nhất định trong đó có cưỡng chế nhà
nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội để bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và sự phát triển
của xã hội.

THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT

Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật, thể hiện ưu thế, vai trò của pháp
luật.

❖ Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung:

- Là cơ sở để phân biệt sự khác nhau của pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác (đạo đức, tập quán, luận
tục…)

- Áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật tương ứng

❖ Tính xác định chặt chẽ về hình thức:

4|Page
- Ngôn ngữ của pháp luật trong các quy phạm pháp luật phải rõ ràng, thể hiện trực tiếp, dễ hiểu, dễ vận dụng,
tránh việc hiểu theo đa nghĩa.

- Tính chính xác cao được thể hiện trong các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ pháp lý và chế tài pháp luật
đối với sự vi phạm.

❖ Tính đảm bảo thực hiện bằng nhà nước: Tất cả các quy tắc xã hội đều được bảo đảm bằng cách biện pháp,
cách thức nhất định xuất phát từ tính chất, đặc điểm, phạm vi,....

VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

❖ Vai trò pháp luật đối với việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người:

Pháp luật là phương tiện ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của con người.

❖ Vai trò của pháp luật đối với dân chủ, công bằng và bình đẳng

Pháp luật là phương tiện ghi nhận và bảo đảm thực hiện dân chủ với các hình thức dân chủ: dân chủ trực tiếp và
dân chủ đại diện.

❖ Vai trò của pháp luật đối với nhà nước

Pháp luật là phương tiện kiểm soát quyền lực nhà nước, hoạt động nhà nước, công cụ giới hạn quyền lực nhà
nước để bảo vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của con người, sự phát triển của xã hội.

❖ Vai trò của pháp luật đối với đạo đức, văn hoá, truyền thống, tập quán

Đạo đức là cơ sở của pháp luật và cũng là điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật. Pháp luật là phương tiện
ghi nhận, bảo vệ các giá trị, chuẩn mực đạo đức.

❖ Vai trò pháp luật đối với kinh tế và các vấn đề xã hội.

- Tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội

- Thúc đẩy, hỗ trợ, phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực vốn có của nền kinh tế - Công cụ điều
tiết đặc biệt quan trọng trong các vấn đề xã hội.

CÂU 8: Các loại nguồn pháp luật.

KHÁI NIỆM

- Nguồn pháp luật là nơi khởi pháp của pháp luật, là cơ sở để hình thành nên pháp luật, làm căn cứ để áp dụng
pháp luật trên thực tiễn cuộc sống.

- 2 dạng nguồn: nguồn hình thức & nguồn nội dung

5|Page
NGUỒN NỘI DUNG

- Nguồn nội dung là những căn cứ để có thể từ đó xây dựng nên các nội dung của pháp luật.

+ Chủ trương chính sách của Đảng cầm quyền

+ các học thuyết pháp lí, tư tưởng pháp lí

+ thực tiễn đời sống xã hội

+ những tranh luận của các nhà khoa học, thẩm phán, luật sư về vấn đề nào đó

- Ở Việt Nam nguồn nội dung là chủ trương chính sách của Đảng

NGUỒN HÌNH THỨC

- Nguồn hình thức là dạng tồn tại, là nền tảng, biểu hiện của pháp luật, là căn cứ để phân biệt dạng thức pháp
luật

+ tập quán, phong tục, các quy tắc xã hội, quy tắc của các tổ chức chính trị

+ các bản án của toà án, các quy định của cơ quan hành chính

+ các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Ở Việt Nam, nguồn hình thức là văn bản pháp luật, tập quán, án lệ, lẽ công bằng.

CÂU 9: Quy phạm pháp luật: khái niệm, cấu trúc, các loại quy phạm pháp luật.

KHÁI NIỆM

Quy phạm pháp luật là bộ phận cấu thành, cơ sở nền tảng hạt nhân của hệ thống pháp luật và được hiểu là
những quy tắc xử sự phổ biến có tính chất bắt buộc chung được nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để làm cơ sở
điều chỉnh các quan hệ xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN

- QPPL được thiết lập bởi nhà nước và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước

- QPPL có tính phổ biến và bắt buộc chung

- QPPL là cơ sở để xác định tính chất pháp lý của hành vi

- QPPL có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất nội tại - QPPL luôn được biểu hiện dưới một hình thức nhất định

CẤU TRÚC

❖ Giả định:

6|Page
- Là bộ phận cấu thành của QPPL ghi nhận trong văn bản pháp luật những dự liệu về tình huống, sự kiện, tình
tiết hoặc nhân vật…

- 2 loại giả định:

+ Giả định đơn giản (1 giả thiết)

+ Giả định phức tạp (> 1 giả thiết) : giả định phức tạp lựa chọn (1 vài giả thiết xảy ra) & giả định phức tạp bắt
buộc (tất cả giả thiết phải xảy ra)

❖ Quy định: là phần ghi nhận cách thức ứng xử, hành động khi các điều kiện nêu trong phần giả định đã xảy
ra, tồn tại ở 3 dạng phổ biến: Quy định cấm đoán, quy định bắt buộc và quy định cho phép

❖ Chế tài: là một bộ phần cấu thành của quy phạm pháp luật những hậu quả bất lợi đối với chủ thể thực hiện
không đúng hoặc không thực hiện các quy định đã nêu.

CÁC LOẠI QPPL

❖ Theo tính chất của các quan hệ xã hội và quy phạm đó điều chỉnh: QPPL tố tụng (thủ tục) và QPPL nội
dung (hay QPPL vật chất)

❖ Theo đối tượng điều chỉnh: QPPL hiến pháp, QPPL hành chính, QPPL hình sự, QPPL dân sự, QPPL lao
động, …..

❖ Theo tính chất của nội dung phần quy định: QPPL cho phép, QPPL cấm đoán, QPPL bắt buộc

❖ Theo vai trò, chức năng của QPPL trong cơ chế điều chỉnh pháp luật: QPPL chung và QPPL chuyển biệt

CÂU 10: Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: khái niệm, các loại văn bản quy phạm pháp luật,
hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng
pháp luật.

KHÁI NIỆM

Văn bản QPPL là văn bản có chứa đựng các QPPL do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu bắt buộc
chung được áp dụng nhiều lần và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

CÁC LOẠI VĂN BẢN QPPL

- Hiến pháp

- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội

- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội…

7|Page
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

- Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết liên tịch

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao

HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QPPL

❖ Hiệu lực về thời gian: Là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội từ thời điểm bắt đầu phát sinh
cho đến khi kết thúc có hiệu lực. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản thường được thể hiện trong văn
bản. Thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản QPPL là khi văn bản chấm dứt giá trị tác động lên quan hệ xã hội.

❖ Hiệu lực về không gian: Là giá trị tác động của văn bản đến đâu, trong lãnh thổ, khu vực, vùng hay đơn vị
hành chính cụ thể nào.

❖ Hiệu lực về đối tượng tác động: Là giá trị tác động của văn bản lên các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc
phạm vi điều chỉnh của Văn bản QPPL

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA 2 LOẠI VĂN BẢN

QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Văn bản QPPL Văn bản ADPL


Khái niệm Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, Là văn bản chứa đựng các quy tắc
các quy tắc ứng xử chung, được ban hành xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân
theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, có thẩm quyền ban hành.
thủ tục quy định của Pháp luật.

Phạm vi áp dụng Đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi Chỉ có hiệu lực đối với người từ
điều chỉnh một số đối tượng được xác định
đích danh trong văn bản

Thời gian có hiệu lực Lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi Ngắn, theo vụ việc
và đối tượng điều chỉnh

Cơ sở để ban hành Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản Thường dựa vào ít nhất một văn ản
quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quy phạm pháp luật hoặc dựa vào
quyền ban hành cấp trên. Văn bản QPPL là văn bản áp dụng pháp luật của chủ
nguồn của luật thể có thẩm quyền.

Hình thức và chủ thể ban Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành Được ban hành bởi cơ quan, cá
hành được do các cá nhân, tổ chức có thẩm nhân có thẩm quyển ban hành,
quyền; thường do tập thể ban hành nhiều nhưng thường là cá nhân ban hành
hơn. nhiều hơn

CÂU 14: Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
8|Page
Ý THỨC PHÁP LUẬT ĐẾN PHÁP LUẬT

❖ Ý thức pháp luật đối với các hoạt động xây dựng pháp luật

Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp đối với hoạt động xây dựng pháp luật

❖ Ý thức pháp luật đối với thực hiện pháp luật

Việc thực hiện pháp luật phụ thuộc vào trình độ nhận thức, sự hiểu biết pháp luật, thái độ, tâm lí, tình cảm pháp
luật của con người

PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT

❖ Pháp luật là cơ sở cho ý thức pháp luật, luật tác động đến ý thức cá nhân, định hướng hành vi của các cá
nhân phù hợp với các quy định, các nguyên tắc pháp luật.

❖ Sự tác động của pháp luật đến ý thức pháp luật có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực

CÂU 17: Khái niệm, vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội, các nội dung cơ bản của Hiến pháp
2013.

KHÁI NIỆM

Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực tối cao trong hệ thống các văn bản pháp của mối quốc gia quy định cơ
cấu tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân quyền.

VAI TRÒ

❖ Đối với người dân : Ngành Luật Hiến pháp tạo ra môi trường dân chủ thực sự, trong đó mọi người dân có thể
tự do bày tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và bản thân không sợ hãi bị đàn áp hay
trừng phạt. Là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ dân quyền và nhân quyền.

❖ Đối với nhà nước: Luật Hiến pháp đặt ra các quy tắc cơ bản điều chỉnh vấn đề tổ chức quyền nhà nước, bao
gồm các khía cạnh: nguồn gốc, bản chất quyền lực nhà nước; hình thức nhà nước. cơ cấu tổ chức, mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nước;....

NỘI DUNG HIẾN PHÁP 2013

❖ Lời nói đầu và chế độ chính trị: Lời nói đầu lần đầu tiên khẳng nịnh “Nhân dân VN xây dựng và thi hành
Hiến pháp này”, qua đó thể hiện rõ về tư tưởng về chủ quyền nhân dân đối với quyền lập hiến.

❖ Quyền con người và quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân: Vị trí quyền con người trong hiến pháp ngày
càng được củng cố, thể hiện ở chỗ các bản hiến pháp được xây dựng hoặc sửa đổi càng về sau, càng có xu
hướng quan tâm hơn đến việc ghi nhân và bảo vệ các quyền con người.

9|Page
❖ Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề
trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

❖ Chủ tịch nước: là người đứng đầu Nhà nước, có quyền thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
về đối nội, đối ngoại.

❖ Chính phủ: là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền hành pháp, là
cơ quan chấp hành của Quốc hội.

❖ Toà án: nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, thực hiền quyền tư pháp.

❖ Viện kiểm soát: Viện kiểm soát nhân dân ở Việt nam thực hiện 2 chức năng: công tố và hoạt động tư pháp.

❖ Chính quyền địa phương: có thể chia thành các nhóm: thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành các văn bản
pháp luật của cấp trên; thẩm quyền trong việc “quyết định các vấn đề của địa phương do luật định”; một số
thẩm quyền khi “được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên”

❖ Hiệu lực và việc sửa đổi Hiến pháp: Hiến pháp là luật cơ bản; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với
Hiến pháp; là cơ sở pháp lý cao nhất quyết định tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm cho sự hình
thành một trật tự nghiêm ngặt về thứ bậc hiệu lực giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

CÂU 19: Khái niệm tội phạm, năng lượng trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy nịnh trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách có lỗi (cố ý
hoặc vô ý) xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự xác lập và bảo vệ.

KHÁI NIỆM NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Năng lực trách nhiệm hình sự là khái niệm được dùng để chỉ khả năng hay trạng thái của con người, bằng hành
vi của mình, tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự. Nội dung của khả năng đó được thể hiện trên hai phương
diện: năng lực nhận thức hành vi và năng lực điều khiển hành vi.

ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

- Người dưới 14 tuổi không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của
pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm.
10 | P a g e
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

CÂU 20: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Là khả năng hưởng quyền và gánh chịu những nghĩa vụ mà pháp luật dân sự quy định

NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

- Cơ sở pháp lí: Bộ luật dân sự năm 2015

- Người từ dưới 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự.

- Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi có năng lực hành vi dân sự trong những giao dịch phù hợp với lứa tuổi

- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tham gia vào những giao dịch dân sự quan trọng nhưng phải có bảo
đảm

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên được tham gia vào mọi giao dịch dân sự.

CÂU 21: Quyền, nghĩa vụ và các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN

Là quy phạm pháp luật quy định về việc xác lập quan hệ giữa vợ và chồng; bao gồm các quy phạm pháp luật
quy định về điều kiện kết hôn; đăng ký kết hôn và xử lý các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn

CHẾ ĐỊNH QUAN HỆ VỢ VÀ CHỒNG

Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về thân nhân và quan hệ về tài sản gia đình

❖ Các QPPL quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng.

VD: nghĩa vụ của vợ, chồng thương yêu, chung thuỷ với nhau, quý trọng chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ….

❖ Chế độ tài sản của vợ chồng: Các quyền và nghĩa vụ bao gồm:

1. quyền và nghĩa vụ về sở hữu

VD: vợ, chồng quyền có quyền bình đẳng đối với tài sản thuộc sở hữu chung nhất; có quyền định đoạt đối với
tài sản riêng

2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng

11 | P a g e
VD: nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau cả khi đã ly hôn

3. Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ, chồng theo luật hôn nhân - gia đình Việt Nam.

CHẾ ĐỊNH QUAN HỆ CHA MẸ VÀ CON: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về việc xác lập
quan hệ pháp luật cha mẹ, con; quyền và nghĩa vu của cha mẹ và con.

CHẾ ĐỊNH LY HÔN: Điều chỉnh việc chấm dứt quan hệ vợ chồng ngay trong lúc vợ và chồng còn đang sống.

CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG: Bao gồm các QPPL quy nịnh mối quan hệ cấp dưỡng giữa các chủ thể và đảm bảo
cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể của quan hệ cấp dưỡng.

CHẾ ĐỊNH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA NÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

12 | P a g e

You might also like