You are on page 1of 8

1.

* Khái niệm nhà nước


Nhà nước là tổ chức quyền lực đặt biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được
tách ra từ xã hội chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội để phục vụ
lợi ích của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội
* Đặc trưng của nhà nước
- NN là tổ chức quyền lực đặt biệt của xã hội
- NN thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ
- NN nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia
- NN ban hành pháp luật và sử dụng pháp luật làm công cụ quản lí xã hội
- NN quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền

 Khái niệm các tổ chức xã hội khác


Là những tổ chức tình nguyện của một nhóm người có chung mục đích, chính
kiến, lứa tuổi, nghề nghiệp…, được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, hoặt động
theo mục đích nhất định và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong tổ chức.
Tiêu chí so Nhà nước Các tổ chức khác
sánh
Định nghĩa - Là tổ chức đặc biệt của - Là những tổ chức tình
quyền lực chính trị, một bộ nguyện của một nhóm người
máy chuyên làm nhiệm vụ có chung mục đích, chính
duy trì trật tự xã hội, thực kiến, lứa tuổi, nghề nghiệp,
hiện mục đích bảo vệ địa vị …, được thành lập theo
của giai cấp thống trị trong nguyên tắc tự nguyện, hoạt
xã hội. động theo một mục đích nhất
định và bảo vệ quyền lợi của
các hội viên trong tổ chức.
Đặc điểm - Nhà nước là tổ chức - Các tổ chức khác cũng
quyền lực công của quốc gia có quyền lực nhưng quyền
vì quyền lực nhà nước là lực này hòa nhập với hội
công khai, mọi tổ chức, cá viên.
nhân trong phạm vi lãnh thổ
quốc gai đều biết và phải
phục tùng.
- Quyền lực nhà nước - Không có bộ máy riêng
được thực hiện bởi các cơ để thực thi quyền lực nha
quan, tổ chức nhà nước nước.
- Nhà nước quản lí dân - Tổ chức và quản lí thành
cư theo lãnh thổ viên của mình theo giới tính,
lứa tuổi, chính kiến,…
- Nhà nước đại diện cho - Chỉ có quyền quyết định
xã hội thực hiện chủ quyền những vấn đề liên quan đến
quốc gia, có quyền quyết nội bộ tổ chức trong mối quan
định tối cao trong đối nội và hệ với các tổ chức, cá nhân
đội ngoại khác.
- Nhà nước ban hành ra - Ban hành ra các điều lệ
pháp luật và quản lí xã hội tổ chức, chỉ có tính bắt buộc
bằng pháp luật. đối với các thành viên trong
tổ chức đó.
- Nhà nước có quyền phát - Thu lệ phí để đảm bảo
hành tiền, công trái,… quy sinh hoạt và tổ chức các hoạt
định và thực hiện thu các động khác.
loại thuế theo quy định của
pháp luật để nuôi dưỡng bộ
máy nhà nước.

* Khái niệm kiểu nhà nước


Lý luận Mac- Lenin về NN và PL đã đưa ra khái niệm về kiể nhà nước trong
lịch sử: Kiểu NN là tổng thể những đặc điểm (dấu hiện) cơ bản, đặc thù của NN,
thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của NN trong
một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
* Khái niệm bản chất nhà nước
Tính giai cấp:
- Nhà nước là công cụ để bảo vệ cho các giai tầng trong xã hội, chủ yêu là
cho giai cấp thống trị để góp phần thực hiện những mục đích của họ.
- Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của cá nhân cho giai cấp
thống trị.
- Nhà nước là công cụ để giai cấp thống trị áp đặt hệ tư tưởng của mình lên
toàn bộ xã hội, buộc mọi giai cấp khác làm theo.
- Tính giai cấp thể hiện rõ ở nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản, song đã
bị kiềm chế ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, khi cơ chế quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân. Tính giai cấp giảm dần qua từng kiểu nhà nước.
Tính xã hội:
- Nhà nước là một tổ chức được sinh ra trong lòng xã hội với mục đích quản
lý xã hội một cách hiệu quả, giải quyết các vấn đề chung.
- Nhà nước quan tâm đến quyền lợi của mọi giai tầng trong xã hội, bảo vệ lợi
ích của quốc gia, dân tộc mình.
- Nhà nước bảo đảm về quyền lợi của mọi tầng lớp trong việc tham gia hoạt
động chính trị.
- Nhà nước thừa nhận hệ tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội với điều kiện
không mâu thuẫn với tư tưởng của giai cấp thống trị
- Tính xã hội thể hiện rõ nhất ở nhà nước xã hội chủ nghĩa và tăng dần qua
từng kiểu nhà nước.
* Khái niệm chức năng của nhà nước
Chức năng của NN là những mặt hoạt động cơ bản của NN phù hợp với bản
chất và mục đích nhiệm vụ của NN và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội
của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó.
* Khái niệm bộ máy nhà nước
- Dưới góc độ pháp lý có thể hiểu, bộ máy NN là hệ thống các cơ quan NN từ
trung ương tới địa phương, được tổ chức và hoạt động theo quy định cảu PL để
thực hiện các chức năng, NV của NN
* Khái niệm hình thức nhà nước
- Xem xét khái niệm hình thức NN theo hướng gắn với phương thức tổ chức và
thực hiện quyền lực NN ta có thể hiểu, hình thức NN là cách thức tổ chức quyền
lực NN và phương pháp thực hiện quyền lực NN.
* Khái niệm hệ thống chính trị
- Hệ thống chính trị được quan niệm là tổng thể các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội trực tiếp nắm giữ hpawcj tham gia thực thi quyền lực chính trị dưới sự
lãnh đạo của một đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền.
 Hệ thống chính trị có những đặc điểm cơ bản sau:
- Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước
tư sản.
- Các tổ chức thành viên hệ thống chính trị đều là những tổ chức hợp pháp,
được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ PL.
- Có sự phân định rõ ràng về nhiêm vụ cơ bản giữa các tổ chức thành viên vì
muc tiêu chung là thực thi quyền lực của giai cấp và các lực lượng thống trị
trong xã hội.
* Khái niệm nhà nước pháp quyền
- NN pháp quyền là NN đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống NN và XH,
được tổ chức, hoat động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và
các nguyên tăc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực NN nhằm
bảo đảm quyền cong người, tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong XH.
 Đặc trưng cơ bản của NN pháp quyền
- NN pháp quyền là NN được tổ chức và hoạt động trên cở sở một hệ thống
pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp và khả thi.
- NN pháp quyền là NN bảo đảm vị trí tối thượng của PL trong đời sống NN
và đời sống XH.
- NN pháp quyền là NN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của
nhân dân.
- NN pháp quyền là NN là NN thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các
quyền con người, quyền công dân.
- NN pháp quyền là NN được tổ chức và hoạt động theo cơ chế bảo đảm sự
phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan NN.
- NN pháp quyền là NN là NN gắn bó mật thiết với XH dân sự.
* Khái niệm PL
- PL là hệ thống quy tắc xử sự chung do NN đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện điều chỉnh các quan hệ XH theo mục đích, định hướng của NN.
 Đặc trưng cơ bản của PL:
- PL có tính quyền lực NN
- PL có tính quy phạm phổ biến
- PL có tính hệ thống
- PL có tính xác định về hình thức
* Khái niệm kiểu PL
- Kiểu PL là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm PL, qua đó phân biệt
với nhóm PL khác.
Kiểu PL luôn thống nhất với kiểu NN  có 4 kiểu PL
Sự phân chia kiểu PL chỉ mang tính tương đối (vì từ hình thái ktxh này sang
hình thía ktxk khác đều phải trải qua thời kì quá độ)
* Khái niệm điều chỉnh quan hệ XH
- Điều chỉnh quan hệ XH là sử dụng các công cụ tác động lên cá quan hệ XH, làm
cho chúng thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nằm
duy trì và bảo vệ trật tự XH.
Bản chất của mối quan hệ XH là sự tác động qua lại giữa các bên chủ thể
quan hệ xã hội đó
Công cụ điều chỉnh các mối quan hệ XH là các loại quy phạm XH

* Khái niệm bản chất của PL


- Bản chất của PL là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật
bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của PL.
+ Tính XH
+ Tính giai cấp
 Vai trò của PL đối với XH
- PL điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ XH
- PL là cơ sở để đảm bảo an toàn XH
- PL là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong XH
- PL là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền lợi con người
- PL là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ XH
- PL đảm bảo sự phát triển bền vững của XH
Vai trò giáo dục của PL
- PL vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục đích nhận thức PL
- PL giữ vai trò định hướng tư tưởng cho các thành viên trong XH
- PL định hướng hành vi của con người
 Vai trò của PL đối với lực lượng cầm quyền
- PL thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền
- PL là vũ khí chính trị của lực lượng cầm quyền để chống lại sự phản kháng
chống đối trong XH
 Vai trò của PL đối với NN
- PL tạo lập cơ sở pháp lí vững chắc cho sự tồn tại của NN
- PL là công cụ bảo vệ NN, bảo đảm an toàn cho các nhân viên NN
- PL là cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của bộ máy NN
- PL là cơ sở để xây dựng đội ngũ nhân viên NN “Vừa hồng, vừa chuyên”
- PL là công cụ kiểm soát quyền lực NN
- PL là công cụ để NN tổ chức và quản lí mọi mặt của đời sống XH
 Vai trò của PL đối với các công cụ điều chỉnh khác
- Tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… mà vai trò của
PL đối với các công cụ khác nhau là khác nhau.
* Khái niệm hình thức PL
- Hình thức bên trong của PL là cơ cấu bên trong của nó, là mối liên hệ, sự liên kết
giữa các yếu tố cấu thành PL
- Hình thức bên ngoài cảu PL là dáng vẻ bên ngoài, là dạng (phương thức) tồn tại
của nó.
-H
* Khái niệm cơ quan nhà nước
- Cơ quan nhà nước là các bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà
nước. Các cơ quan nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện
quyền lực nhà nước, các chính sách, pháp luật, các chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước
• Đặc điểm của cơ quan nhà nước:
- Cơ quan nhà nước là các tế bào, bộ phận cấu thành cơ bản bộ máy nhà
nước, do nhà nước thành lập và có thẩm quyền theo quy định Pháp luật. Thẩm
quyền của cơ quan nhà nước là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí được quy
định cho mỗi cơ quan nhà nước.
- Cơ quan nhà nước được quyền nhân danh nhà nước trong việc ban hành
các văn bản pháp luật.
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định cụ thể
về vị trí, tính chất, vai trò, cơ cấu tổ chức... trong bộ máy nhà nước. Điểm khác
biệt căn bản giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức nhà nước khác là ở thẩm quyền
quyền lực (thẩm quyền mang tính chất quyền lực nhà nước, phân biệt với thẩm
quyền của các tổ chức chính trị khác).
- Thẩm quyền quyền lực chỉ có ở cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước
được đại diện cho quyền lực nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
mình trên cơ sở và để thi hành hiến pháp, pháp luật.
- Các tổ chức khác được nhà nước thành lập không có thẩm quyền quyền
lực mà chỉ là bộ máy phục vụ cơ quan nhà nước, thực hiện các chức năng trên cơ
sở quyết định của cơ quan nhà nước và phụ thuộc và cơ quan nhà nước.
* Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội
- Điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên các quan hệ xã
hội, làm cho chúng thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất
định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội.
* Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật
- Điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật là hoạt động áp dụng pháp luật, vận
dụng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội đang và sẽ tồn tại
trong nhà nước đó

* Khái niệm bản chất pháp luật

* Khái niệm hệ thống pháp luật


- Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể các hiện tượng pháp luật có sự liên kết,
ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau để
thực hiện việc điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

 Lý thuyết chung về hệ thống


- Là một tập hợp các yếu tố, chi tiết, bộ phận cấu thành (tiêu chí toàn diện/đủ)
- Có sợ tổ chức, sắp xếp 1 cách logic
- Có sự tác động, ảnh hưởng qua lại thuận chiều giữa các yếu tố
- Có mục đích chugn, thống nhất
- Có khả năng thích ứng
 Đặc điểm cơ bản của hệ thống PL
- Hệ thống PL được hình thành 1 cách KQ, phục thuộc vào các đk kt-xh của
đất nước, các thành tó của hẹ thống PL là do chính các quan hệ XH mà
chúng điều chỉnh xác lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể ban
hành PL.
- Giữa các thành tố của hệ thống PL luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất
và phù hợp với nhau; tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong việc điều
chỉnh quan hệ XH.
- Hệ thống PL luôn là một tập hợp động, tính ổn định chỉ là tương đối, phát
triển từ thời kì này sang thời kì khác cho phù hợp với ngu cần điều chỉnh PL
và tiến trình phát triển của đất nước.

You might also like