You are on page 1of 13

1.

Khái niệm Nhà nước:


- Là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp
- Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính-lãnh thổ
- có bộ máy quyền lực công
- có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình
- có quyền quy định các loại thuế bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội
2. Đặc điểm NN:
- Trong xh có giai cấp, NN có vị trí đặc biệt vì NN có cơ sở kinh tế-xh rộng lớn nhất, có
quyền lực NN và có sức mạnh bạo lực. NN thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của NN trong hệ
thống chính trị
 NN thiết lập 1 quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư trong chế
độ thị tộc nữa mà hầu như tách rời khỏi xã hội. Quyền lực công cộng này là quyền lực
chung. Chủ thể là giai cấp thống trị chính trị, xã hội. Để thực hiện quyền lực quản lý
xã hội, nhà nước phải có một tầng lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, lớp người
này được tổ chưc thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy đại diện cho
quyền lực chính trị có sức mạnh cưỡng chế duy trì địa vị giai cấp thống trị, bắt giai
cấp khác phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị.
 NN phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào chính
kiến, nghề nghiệp, huyết thống, giới tính... Việc phân chia này quyết định phạm vi tác
động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến hình thành cơ quan quản lý
trong bộ máy nhà nước. Không một tổ chức xã hội nào trong xã hội có giai cấp lại
không có lãnh thổ riêng của mình. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của NN. NN thực thi
quyền lực trên phậm vi toàn lãnh thổ. Mỗi NN có một lãnh tổ riêng, trên lãnh thổ ấy
lại phân thành các đơn vị hành chính như tỉnh, quận, huyện, xã ... Dấu hiệu lãnh thổ
xuất hiện dấu hiệu quốc tịch
 NN có chủ quyền quốc gia: NN là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền
quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý thể hiện ở quyền tự quyết của NN về chính
sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia
có tính tối cao, k tách rời NN, thể hiện quyền lực NN có hiệu lực trên toàn đất nước,
đối với tất cả dân cư và tổ chức xã hội, không trừ một ai.
 NN ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Là lực
lượng đại diện xã hội, có phương tiện cưỡng chế. NN thực hiện sự quản lý của mình
đối với công dân của đất nước. Các quy định của NN đối với công dân thể hiện trong
pháp luật do NN ban hành. Mối quan hệ NN và pháp luật: Không thể có NN mà thiếu
pháp luật và ngược lại. Trong xã hội chỉ NN có quyền ban hành pháp luật, các tổ chức
khác không có quyền này và chính NN bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong
cuộc sống.
 NN quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc: quyết định và
thực hiện thu thuế để bổ sung nguồn ngân sách nhà nước, làm kinh phí xây dựng và
duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, trả lương cho cán bộ công chức. Dưới góc độ thuế nhà
nước gắn chặt với xh và dân chứ không tách rời. Cần phải xây dựng một chính sách
thuế đứng đắn, công bằng và hợp lý, đơn giản, tiện lợi.
=>>>> Những đặc trưng trên nói lên sự khác nhau giữa NN và các tổ chức chính trị-xh khác,
đồng thời cũng phản ánh vị trí và vai trò của NN trong xh
Liên hệ:
Đặc điểm cơ bản của NN CNXHCNVN:
- là NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- là NN của dân, do dân và vì dân
- ở NN CHXHCNVN, giữa NN với công dân có mqh bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của 2
bên
- là NN dân chủ, đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân
- là NN thóng nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN
- là NN của thời kỳ quá độ lên CNXH, 1 Đảng lãnh đạo - ĐCS
- là NN yêu hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới
3.Bản chất của NN
- Bản chất NN gồm tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những thuộc tính tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong của NN, quy định sự tồn tại, phát triển của NN
 Bản chất giai cấp: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát
triển cơ bản của NN (Thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xh có lợi cho giai
cấp thống trị, bảo vệ trước hết cho giai cấp thống trị)
 Bản chất xã hội: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động
cơ bản của NN (NN thực hiện các chính sách xh đáp ứng, bảo vệ lợi ích chung của xh)
=> Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của NN:
- Bản chất NN bao hàm sự tồn tại của cả hai tính chất này
- Sự đấu tranh và thống nhất giữa 2 tính chất này tác động đến xu hướng phát triển
và những đặc ddeierm cơ bản của NN
- Xu hướng phát triển là tính xã hội của NN ngày càng được mở rộng
4. Hình thức NN
Hình thức NN là cách thức và phương pháp tổ chức thực hiện quyền lực NN. Hình thức NN
là khái niệm chung được tạo thành bởi 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và
chế độ chính trị.
a) Hình thức chính thể là cách thức, trình tự thành lập cơ quan NN ở trung ương và xác lập
mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau và với nhân dân
 Chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao thuộc về 1 người; Thành lập theo nguyên tắc kế
thừa; Quyền lực k thời hạn
\ Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối): quyền lực trong tay 1 người (Sudan, Oman, Saudi
Arabia, Qatar; triều Nguyễn Gia Long ở Việt Nam)
\ Quân chủ lập hiến (hạn chế): tam quyền phân lập (ví dụ: mặc dù tên gọi là quân chủ nhưng
lại được đánh giá là nhà nước dân chủ: Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy
Điển, Nhật Bản)
 Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao thuộc về 1 cơ quan(thường là quốc hội, nghị
viện...); thành lập do bầu cử; quyền lực có thời hạn trong 1 thời gian nhất định gọi là
nhiệm kỳ
\ Cộng hòa quý tộc (Tồn tại ở NN chủ nô ngày xưa: Hy Lạp)
\ Cộng hòa dân chủ (Tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước, ngay trong 1 kiểu nhà nước,
chính thể cộng hòa dân chủ cũng có thể có những dạng khác nhau: cộng hòa tổng thống;
cộng hòa đại nghị và cộng hòa lưỡng tính)
=>>>> vừa có yếu tố của Quân chủ vừa có yếu tố Cộng hòa: hình thức chính thể của NN
Vatican
b) Hình thức cấu trúc: Là cách thức tổ chức quyền lực NN theo các đơn vị hành chính-lãnh
thổ và xác lập mqh giữa các cấp chính trị với nhau
Có 2 hình thức cấu trúc của NN cơ bản:
- Nhà nước đơn nhất: 1 NN duy nhất, có chủ quyền chung, có 1 hệ thống pháp luật, có hệ
thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ TW đến địa phương (VN, Trung
Quốc)
- Nhà nước Liên bang: Do nhiều tiểu bang hợp thành, cùng 1 ngôn ngữ chung, 1 hệ
thống cơ quan quyền lực chung cho toàn LB và 1 hệ thống riêng trong mỗi thành viên.
(Hoa Kỳ, Đức, Canada, Nga, Thụy Sĩ, Malaysia)
c) Chế độ chính trị: CĐCT là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn được giai cấp cầm quyền
sử dụng để tổ chức thực hiện quyền lực NN
Tiêu chí đánh giá: sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức, hoạt động của cơ quan NN,
bàn bạc, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng.
- Có 2 dạng: dân chủ và phản dân chủ
\ dân chủ: là phương pháp tổ chức và thực hiện quyền lực NN tuân theo quy định của
PL, các chủ thể PL hình đẳng với nhau khi tham gia vào cộng việc nhà nước. Đề cao
quyền lực thuộc về đông nhân dân, mở rộng khả năng tham gia của người dân vào đời
sống chính trị. Các phương pháp dân chủ được NN sử dụng: giáo dục, thuyết phục, trao
quyền, nhượng bộ, thỏa hiệp...
\ phản dân chủ: là phương pháp thực thi quyền lực NN, quản lý xh theo tư tưởng cực
đoan, phản tiến bộ, đi ngược lại các quyền tự do dân chủ của con người, lạm dụng bạo
lực
(NN Việt Nam: chế độ cộng hòa dân chủ; cấu trúc đơn nhất; chế độ chính trị: cộng hòa)
5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của NN CHXHCN VN
 Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân (tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân)
- Khoản 2, điều 2, Hiến pháp 2013
- Xuất phát từ nguồn gốc và bản chất của NN ta đó là NN do dân làm chủ.
- Nhân dân lập ra NN, ủy quyền cho NN thực hiện 1 phần quyền lực nhân dân. Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan NN chịu sự giám sát của nhân dân
 Nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất (thống nhất, có sự phân công, kiểm soát)
- Khoản 3, điều 2, Hiến pháp 2013
- Quyền lực thống nhất và có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan NN trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS VN (do ĐCSVN lãnh đạo)
- Điều 4, Hiến pháp 2013
- Đảng có vai trò to lớn, quan trọng đối với sự ra đời và phát triển của NN CHXHCN VN
- Trọng hệ thống chính trị hiện nay ĐCS VN là 1 tổ chức chính trị có nhiều ưu việt để thực
hiện công việc lãnh đọa đối với nhà nước và toàn thể xã hội
 Nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Điều 8, Hiếp pháp 2013
- Tập trung là sự thể hiện, sự đòi hỏi thống nhất quyền lực về 1 mối. Dân chủ là sự thể hiện
việc được tham gia của nhân dân vào việc thực hiện quyền lực NN
 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Điều 8, Hiến pháp 2013
- Đòi hỏi việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy NN phải tiến hành
theo đúng quyu định của PL. Mọi cán bộ, công chức NN phải nghiêm chỉnh tôn
trọng pháp luật khi thi hành công vụ, giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm minh mọi
hành vi vi phạm pháp luật
6. Hệ thống chính trị của nước CHXHCN VN
HTCT là 1 chỉnh thể thống nhất bao gồm bộ phận cấu thành và các thiết chế chính trị có vị
trí, vai trò khác nhau nhưng có mqh mật thiết với nhau trong quá trình tham gia thực hiện
quyền lực NN
Bao gồm:
- ĐCSVN: là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị (đưa ra đường lối chủ trương, chính
sách phát triển)
- NN CHXHCN VN: là bộ phận trung tâm của hệ thống chính trị (cụ thể hóa đường lối, chủ
trương của Đảng)
- Các tổ chức chính trị-XH: là tổ chức tập hợp quần chúng quan trọng và được giao thực hiện
1 số nhiệm vụ chính trị quan trọng
+ Mặt trận Tổ quốc VN
+ Công đoàn VN
+ Hội nông dân VN
+ Đoàn thanh niên cộng sản HCM
+ Hội liên hiệp phụ nữ VN
+ Hội cựu chiến binh VN
- Đoàn thể quần chúng
7. Nguồn gốc, đặc điểm của pháp luật
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do NN ban hành và thừa nhận, được NN
đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
a) Nguồn gốc ra đời của PL: PL có cùng nguyên nhân ra đời với NN (nguyên nhân ra đời
của NN cũng là nguyên nhân ra đời của PL) /NN ra đời không phải do ý muốn chủ quan của
con người và càng không phải là sự sáng tạo thuần túy của "lực lượng siêu nhiên" mà nó
mang tính khách quan và là quy luật của sự phát triển xh/
- Kinh tế: có xuất hiện tư hữu về sản xuất
- Xã hội : xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp
=> Dẫn tới hình thành NN, ban hành pháp luật để quản lý xh
Con đường hình thành PL:
+ NN thừa nhận phong tục tập quán (Giai cấp thống trị thông qua NN chọn lọc, thừa nhận
các quy tắc xử sự thông thường phổ biến trong xh như các quy tắc đạo đức, phong tục,
tập quán sau đó nâng lên thành các quy định PL
=> ưu điểm: tập quán ăn sâu vào thói quen của nhân dân -> tự giác tuân thủ -> nâng cao hiệu
quả
hạn chế: tồn tại dưới dạng bất thành văn -> phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp dần
+ NN thừa nhận sự giải thích, quyết định PL của các cơ quan trong quá trình xét xử các
vấn đề cụ thể (NN thừa nhận các cách xử lý được đặt ra trong quá trình xét xử các sự
kiện thực tế, thông qua các quyết định áp dụng PL <của tòa án hoặc cơ quan hành chính>
như những quy địnhh chung để áp dụng cho các trường hợp tương tự sau đó.
=> ưu điểm: hình thành từ những hoạt động thực tiễn -> linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực
tiễn cuộc sống -> khắc phục những lỗ hổng & thiếu sót của văn bản quy phạm PL
hạn chế: hình thành trong quá trình áp dụng PL -> tính khoa học 0 cao = văn bản quy
phạm PL; thủ tục phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết sâu rộng về PL
<Phổ biến ở PL phong kiến châu Âu và hiện tại ở hệ thống pháp luật Common Law(Anh-
Mỹ)>
+ NN ban hành văn bản quy phạm pháp luật : do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành
theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần
cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
=> ưu điểm: thể hiện trí tuệ của 1 tập thể và tính khoa học tương đối cao; văn bản nên rõ
ràng, cụ thể, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ -> dễ phổ biến, dễ áp dụng, thực hiện trên
phạm vi rộng
hạn chế: mang tính khái quát -> khó dự kiến được hết các tình huống xảy ra trong thực tế
-> tạo ra lỗ hổng ;
quy trình hình thành lâu dài -> tốn kém
**** Hiện nay, vb quy phạm PL là loại nguồn cơ bản,chủ yếu và quan trọng nhất của nhiều
nước, trong đó có VN

b) Đặc điểm của PL:


Tính quyền lực NN (tính cưỡng chế)
+ PL do NN ban hành hoặc thừa nhận, được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện
pháp như tuyên truyền, giáo dục, khen thưởng, cưỡng chế.
+ PL có giá trị bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thể trong xh, bất kì chủ thể nào
khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã dữ liệu đều phải thực hiện đúng theo yêu cầu
của PL, nếu k, hành vi của chủ thể bị coi là vi phạm PL
Tính quy phạm phổ biến:
+ Quy phạm: các quy định của PL là nguyên tắc, khuôn mẫu, chuẩn mực về quy tắc
xử sự chung cho mọi chủ thể, do NN ban hành và thừa nhận
+ Phổ biến: PL được áp dụng với toàn xh, bất kỳ ai ở vào điều kiện, hoàn cảnh PL đã
dữ liệu đều xử sự theo cách thức PL đã nêu ra
Tính hệ thống: PL là hệ thống các quy phạm PL có mối liên hệ nội tại thống nhất,
đồng bộ và chặt chẽ với nhau, được phân định thành các ngành luật, chế định luật và
được thể hiện trong các hình thức PL để điều chỉnh các quan hệ xh đa dạng trên tất cả
các lĩnh vực
Tính xác định chặt chẽ về hình thức:
 PL được xác định chặt chẽ về hình thức: quy cách chính xác, ngôn ngữ rõ ràng, cụ
thể
 Hình thức đa dạng: hiến pháp, luật, nghị định, nghị quyết...
=>>>>>>PHÂN BIỆT PL VỚI CÁC KIỂU QUY PHẠM XH KHÁC
Tiêu chí Quy phạm pháp luật Quy phạm xã hội

Khái niệm Quy phạm pháp luật là những quy Quy phạm xã hội là những quy tắc
tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra xử sự chung nhằm điều chỉnh các
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực mối quan hệ giữa con người với
hiện nhằm mục đích để điều chỉnh con người trong một cộng đồng,
các mối quan hệ xã hội theo những một khu vực nhất định.
định hướng và nhằm đạt được
những mục đích nhất định.

Nguồn gốc Do Nhà nước ban hành hoặc thừa Được hình thành từ thực tiễn đời
nhận sống xã hội, bắt nguồn từ các quan
niệm về đạo đức, lối sống.

Phạm vi Toàn lãnh thổ đất nước, đối với Phạm vi hẹp hơn, chỉ áp dụng
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong một tổ chức hay một cộng
đồng nhất định.

Mục đích Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội
dựa theo ý chí của nhà nước, phù giữa con người với con người
hợp với lợi ích chung của cộng
đồng

Hình thức Thông qua hệ thống các văn bản Bằng hình thức truyền miệng, quy
quy phạm pháp luật tắc ngầm trong cuộc sống

Nội dung - Là quy tắc xử sự (việc được làm, - Là các quan điểm chuẩn mực đối
việc phải làm, việc không được với đời sống tinh thần, tình cảm
làm) của con người

- Mang tính chất bắt buộc chung


đối với tất cả mọi người - Không mang tính bắt buộc

- Được thực hiện bằng biện pháp - Không được bảo đảm thực hiện
cưỡng chế của Nhà nước bằng biện pháp cưỡng chế mà
được thực hiện bằng 1 cách tự
nguyện , tự giác
- Mang tính quy phạm chuẩn mực ,
có giới hạn , các chủ thể buộc phải
xử sự trong phạm vi pháp luật cho - Không có sự thống nhất , không
phép rõ ràng , cụ thể như quy phạm
pháp luật
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền
lợi cho giai cấp thống trị - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền
lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả
mọi người

Đặc điểm - Dễ thay đổi - Không dễ thay đổi

- Có sự tham gia của Nhà nước , - Do tổ chức chính trị . xã hội , tôn
do Nhà nước ban hành hoặc thừa giáo quy định hay tự hình thành
nhận trong xã hội

-Cứng rắn , không tình cảm, thể - Là những quy tắc xử sự không có
hiện sự răn đe. tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối
với thành viên tổ chức.

Phương thức tác động Thuyết phục, cưỡng chế bằng Dư luận xã hội
quyền lực nhà nước
8. Kiểu PL, hình thức PL
8.1 Kiểu PL
Kiểu PL là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng của nhóm PL, phản ánh bản chất và điều kiện
tồn tại trong hình thái KT-XH nhất định, phân biệt với các kiểu PL khác
- Kiểu PL sau tiến bộ hơn kiểu PL trước, phản ánh phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn
- Kiểu PL có tính kế thừa. Ở các xh khác nhau, sự thay thế các kiểu PL cũng khác nhau
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tương ứng với 4 điều kiểu NN có 4 kiểu PL
a) PL chủ nô:
- cơ sở KT: sở hữu tuyệt đối giữa chủ nô với TLSX và nô lệ
- cơ sở XH: mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, tình trạng bất bình đẳng trong gia đình và xh
- quy định hình phạt và cách thi hành hình phạt tàn bạo hà khắc
- có tính tàn mạn và thiếu thống nhất
b) PL phong kiến:
- CSKT: sở hữu tư nhân của địa chủ pk về tlsx, đất đai, bóc lột tô thuế
- CSXH: mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ với nông dân, tình trạng bóc lột qua tô thuế
- quy định hình phạt và cách thi hành hình phạt tàn bạo hà khắc
- chịu ảnh hưởng củ tín điều tôn giáo, đạo đức phong kiến
c) PL tư sản:
- CSKT: sở hữu tư bản chủ nghĩa, bóc lột giá trị thặng dư
- CSXH: quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê
- thừa nhận và đảm bảo tính dân chủ, tự do , bình đẳng, quyền con người
- tiến bộ trong kĩ thuật lập pháp, phạm vi điều chỉnh, tính nhân đạo
d)PL xã hội chủ nghĩa:
- CSKT: quan hệ sản xuất XHCN, công hữu về TLSX
- CSXH: liên minh giai cấp công nahan với các giai cấp tầng lớp nhân dân lao động
- thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền
- Phạm vi điều chỉnh khá rộng, phản ánh ý chí toàn dân về các chuẩn mực đạo đức xh
- ngày càng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh xh
8.2 Hình thức PL
a) Tập quán pháp
Tập quán pháp là các quy tắc xử sự đã tồn tại trong xã hội dưới dạng phong tục tập
quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo phù hợp, không trái với đạo đức và ý chí của nhà nước
nên được nhà nước thừa nhận thành pháp luật
Là một nguồn luật bổ sung
Ví dụ 1: Theo khoản 2 Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Họ của cá nhân được xác
định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa
thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ
thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.”
Ví dụ 2: Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra
được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai
dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ
theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con
được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác
định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”.
b) Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp hay án lệ là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải
quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc
khác tương tự
c) Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm
quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và các hình thức theo pháp luật quy định, có chứa các
quy tắc chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước
Được nhà nước ban hành theo thẩm quyền trình tự thủ tục luật định. Đây là hình thức
pháp luật quan trọng nhất vì đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, minh bạch, dễ thống nhất, được
cập nhật thường xuyên theo sự thay đổi của xã hội
VD: Bộ luật dân sự 2015, Bộ Luật Hình Sự 2015, Bộ luật lao động 2019.
Hình thức Ưu điểm Nhược điểm
Tập quán Có sự gần gũi với đời sống hàng ngày, Tồn tại dưới dạng bất thành văn nên
pháp thuận lợi cho công tác tuyên truyền. thường được hiểu một cách ước lệ,
Phong phú, đa dạng, có khả năng bao không có tính hệ thống.
quát và phù hợp với rất nhiều mối Không mang tính quy phạm phổ biến,có
quan hệ xã hội khác nhau, góp phần sự khác biệt giữa các vùng miền, dòng
khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, họ, gia đình, dân tộc…, tản mạn và khó
lấp đầy các kẽ hở của pháp luật thành bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện
văn. thống nhất trong phạm vi rộng.
Đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân Thiếu cơ sở khoa học, có tính bảo thủ và
dân và được nhân dân tự giác tuân thủ khó thay đổi.
góp phần tạo nên pháp luật và nâng Phạm vi ảnh hưởng đang bị thu hẹp dần.
cao hiệu quả của pháp luật.
Tiền lệ Hình thành từ hoạt động thực tiễn của Được hình thành trong quá trình áp dụng
pháp các chủ thể có thẩm quyền khi giải pháp luật, là sản phẩm, kết quả của hoạt
quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở động áp dụng pháp luật nên tính khoa
khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ học không cao bằng văn bản quy phạm
phải… nên nó dễ dàng được xã hội pháp luật.
chấp nhận. Thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người
Có tính linh hoạt, hợp lý, phù hợp với áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một
thực tiễn cuộc sống. cách thực sự sâu, rộng.
Góp phần khắc phục những lỗ hổng, Thừa nhận án lệ có thể dẫn tới tình trạng
những điểm thiếu sót của văn bản quy tòa án tiếm quyền của nghị viện và
phạm pháp luật. Chính phủ.

Văn bản Hình thành do kết quả của hoạt động Mang tính khái quát nên khó dự kiến
quy phạm xây dựng pháp luật, thường thể hiện trí được hết các tình huống, trường hợp xảy
pháp luật tuệ của một tập thể và tính khoa học ra trong thực tế, có thể dẫn đến tình
tương đối cao. trạng thiếu pháp luật hay tạo ra những lỗ
Rõ ràng, cụ thể, dễ đảm bảo sự thống hổng, những khoảng trống trong pháp
nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, luật.
dễ phổ biến, dễ áp dụng, có thể được Những quy định có tính ổn định tương
hiểu và thực hiện thống nhất trên phạm đối cao, chặt chẽ nên đôi khi có thể dẫn
vi rộng. đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
Đáp ứng được kịp thời những yêu cầu, Quy trình xây dựng và ban hành các văn
đòi hỏi của cuộc sống vì dễ sửa đối, bổ bản quy phạm pháp luật thường lâu dài
sung… và tốn kém hơn sự hình thành của tập
quán pháp và án lệ.
9. Hình thức thực hiện PL
a) Tuân thủ pháp luật
- Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể kiềm chế, không thực hiện hành vi pháp
luật cấm
- Đặc điểm: Thực hiện dưới dạng không hành động
- Tính chất: thụ động
- Tương ứng với quy phạm pháp luật cấm đoán
- VD: không dừng xe đỗ xe ở lòng đường, không sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh
khi đang điều khiển xe
a) Thi hành pháp luật
- Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành
động tích cực
- Đặc điểm: Thể hiện dưới dạng hành động
- Tính chất chủ động
- Tương ứng với quy phạm pháp luật bắt buộc
- VD: Khai báo y tế, nộp thuế, tham gia nghĩa vụ quân sự
b) Sử dụng pháp luật
- Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể thực hiện hành vi mà pháp luật cho phép
- Đặc điểm: Thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
- Tính chất: linh hoạt
- Tương ứng với quy phạm pháp luật cho phép
- VD: có thể đăng ký kết hôn / kinh doanh khi đủ tuổi, đủ điều kiện…
c) Áp dụng pháp luật
- Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ
thể khác các thực hiện pháp luật hoặc ra các quy định làm phát sinh, thay đổi, điều
chỉnh, chấm dứt quan hệ pháp luật
- Đặc điểm
+ Chủ thể là các cá nhân tổ chức cơ quan có thẩm quyền
Đây là điểm khác biệt căn bản của ADPL với các hình thức khác
+ Là hành động cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành để điều chỉnh cá biệt cụ thể
+ Mang tính sáng tạo: từ quy phạm khái quát chung đưa ra xử lý cụ thể
ADPL vừa là hình thức thực hiện vừa đảm bảo việc thực hiện pháp luật
- VD: Xử phạt người vi phạm giao thông, vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh
10. So sánh ưu nhược điểm của 2 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN
BMNN là hệ thống cơ quan NN được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định
- Nguyên tắc tập quyền (Tập trung quyền lực): Quyền lực thuộc về 1 cá nhân cơ quan (vd:
NN phong kiến)
+ Ưu điểm:
 Đảm bảo quyền lực k bị phân tán
 Các hoạt động, đường lối chính sách được thực hiện xuyên suốt từ TW đến địa
phương, k có sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan
+ Nhược điểm:
 Chuyên chế, duy ý chí, độc tài
 Thiếu sự phân định phạm vi quyền lực NN nên k đề cao được trách nhiệm của
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
 Thiếu sự kiểm soát quyền lực NN giữa các cơ quan => lạm dụng quyền, quan
liêu
 Hạn chế tính năng động, hiệu quả của mỗi quyền
- Nguyên tắc phân quyền (Tam quyền phân lập): Quyền lực NN phải được phân chia thành
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Hoa Kỳ, Đức, Pháp)
+ Ưu điểm:
 Tránh sự chuyên quyền, độc tài trong việc thực hiện quyền lực NN
 Có sự phân định rõ ràng, rành mạch về phạm vi quyền lực NN nên đề cao được
tính trách nhiệm của mỗi nhánh quyền lực
+ Nhược điểm:
 Dễ xảy ra tranh chấp giữa các cơ quan với mục đích giành nhiều quyền lực hơn
về cơ quan mình
 Thiếu sự đồng bộ, thống nhất và gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan.
*** Hệ thống cơ quan NN cấp TW gồm: QH, CP, các bộ và cơ quan ngang bộ, TAND tối
cao, VKSND tối cao
*QH được coi là cơ quan quyền lực cao nhất trong NN, có quyền quyết định các vấn đề quan
trọng, là cơ quan lập pháp
*Cơ quan NN ở địa phương gồm: Hội đồng nhân dân, UBND, toàn án nhân dân các cấp,
VKSND các cấp
* BMNN được NN trao quyền để thay mặt NN giải quyết các công việc. Chức năng: đối nội
và đối ngoại

You might also like