You are on page 1of 6

22 BÀI TẠP CHÍ

BÀN VỀ TÍNH THỐNG NHẤT CỦA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ


SỰ PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP.
Lê Minh Tâm
Những năm gần đây, vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân
công và... phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp đã và đang được bàn luận nhiều. Bài viết này chỉ
đề cập một số vấn đề nhằm góp thêm tiếng nói vào việc tiếp tục nghiên cứu làm
sáng tỏ những vấn đề nêu trên.
1. Quyền lực
Quyền lực là khả năng được bảo đảm bằng sức mạnh để thực hiện những
hành vi hoặc buộc người khác phải thực hiện những hành vi nhất định theo ý chí
của người có quyền hoặc được trao quyền lực. Nói một cách khác, quyền lực là
sức mạnh có thể khiến người này phải phục tùng người kia; quyền lực biểu thị
mức độ kiểm soát và mức độ phụ thuộc của người này với người khác. Quyền
lực luôn có sự vận động, phát triển theo thời gian, không gian cùng với sự biến
đổi của các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
2. Quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là một dạng đặc biệt của quyền lực chính trị. Nói cụ
thể hơn, quyền lực nhà nước có những đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, quyền lực
nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến trình độ nhất định dẫn đến sự
ra đời của nhà nước. Thứ hai, cơ sở tồn tại của quyền lực nhà nước bao gồm
nhiều yếu tố: Được sự thừa nhận rộng rãi về mặt xã hội; được hợp pháp hoá
dưới các hình thức pháp lí; được bảo đảm bằng sức mạnh của của bộ máy nhà
nước và các tiềm năng kinh tế hợp pháp. Thứ ba, phạm vi tác động của quyền
lực nhà nước rất rộng lớn về thời gian, không gian và đối tượng. Thứ tư, quyền
lực nhà nước có tính thống nhất cao nhất đồng thời cũng có tính thứ bậc phức
tạp nhất. Thứ năm, quyền lực nhà nước được biểu hiện công khai với danh nghĩa
chủ quyền nhân dân, chủ quyền quốc gia và được thừa nhận về mặt quốc tế.
Với tính chất và những đặc điểm này, mặc dù quyền lực nhà nước là một
dạng đặc biệt của quyền lực chính trị nhưng ở các mức độ khác nhau, quyền lực
nhà nước luôn hàm chứa trong nó nhiều yếu tố của các loại quyền lực khác

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

nhau, được kết tinh bằng các phương pháp đặc thù, biểu hiện dưới các hình thức
hết sức phong phú, đa dạng, tinh tế và được hợp pháp hoá bằng các nguyên tắc
pháp lí.
3. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước
Thống nhất là một trong những thuộc tính cơ bản của quyền lực nhà nước.
Thuộc tính này xuất phát từ những cơ sở sau:
Về nguồn gốc, quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự thân mà bắt
nguồn từ quyền lực nhân dân, nhân danh quyền lực nhân dân và luôn chịu sự
kiểm soát của quyền lực nhân dân. Về bản chất và cội nguồn xã hội thì quyền
lực nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, không thể chia cắt thành các bộ phân
biệt lập.
Sự tương tác giữa quyền và lực, tính chất và đặc điểm của quyền lực nhà
nước tự nó đã đòi hỏi quyền lực nhà nước phải được tổ chức thống nhất. Vì thế,
trong bất cứ quốc gia nào bộ máy quyền lực nhà nước cũng được tổ chức với
mục tiêu bảo đảm tính thống nhất tối đa của quyền lực trong khả năng, điều kiện
cho phép. Cũng chính vì vậy mà bộ máy quyền lực đó thường do một lực lượng
mạnh nhất nắm giữ. Khi một đảng chính trị nắm giữ quyền lực nhà nước thì có
điều kiện để bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước.
Tính thống nhất quyền lực nhà nước hoàn toàn không phải là sự tập trung
quyền lực. Tính thống nhất là thuộc tính thể hiện bản chất quyền lực còn tập
trung quyền lực hay phân tán quyền lực là phương thức, cơ chế tổ chức và thực
thi nội dung quyền lực. Quyền lực nhà nước bao giờ cũng có tính thống nhất
nhưng cách thức và cơ chế tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước thì rất khác
nhau.
4. Sự phân định tương đối của quyền lực nhà nước
Nếu như tính thống nhất của quyền lực nhà nước là vấn đề tất yếu và xuyên
suốt quá trình tồn tại và phát triển của quyền lực nhà nước thì sự phân định
tương đối của quyền lực nhà nước cũng xuất phát từ nhu cầu có tính khách quan.
Có thể giải thích về điều này như sau:
Lúc đầu, khi quy mô nhà nước còn nhỏ, phương pháp dân chủ trực tiếp
được sử dụng một cách phổ biến thì quyền lực nhà nước rất gần với quyền lực
nhân dân, vì thế, vấn đề phân định và phân công quyền lực chưa trở thành nhu
TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216
22 BÀI TẠP CHÍ

cầu bức xúc. Tuy nhiên, phải đến khi chế độ phong kiến bị lật đổ thì tư tưởng về
phân định quyền lực để chống độc đoán, chuyên quyền mới có điều kiện để thực
hiện.
Việc phân định các bộ phận của quyền lực nhà nước để làm cơ sở cho việc
phân công lao động khoa học là hết sức cần thiết. Hiện nay, thuyết phân lập
quyền lực thành ba bộ phận quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp được
thừa nhận rộng rãi trên thế giới và nhiều nước đã vận dụng lí thuyết này để tổ
chức bộ máy quyền lực của nhà nước mình. Song, sự cần thiết phải xem xét sự
phân định quyền lực một cách đầy đủ hơn theo quan điểm kết hợp yếu tố truyền
thống và hiện đại.
5. Sự giới hạn, tương tác giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
và sự cần thiết phải có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện các
quyền
Quyền lập pháp theo nghĩa chung nhất là quyền làm ra pháp luật và là
quyền lực thiêng liêng. Quyền lập pháp được giao cho cơ quan đại diện cao nhất
do nhân nhân dân bầu ra (quốc hội, nghị viện - sau đây gọi chung là quốc hội) vì
quốc hội được thành lập ra bằng phương pháp dân chủ trực tiếp và rộng rãi nhất,
các đại biểu của quốc hội do cử tri bầu ra và bãi miễn, quyền lực của quốc hội là
sự tiếp theo gần nhất của quyền lực nhân nhân dân và do đó quốc hội được xác
định là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước.
Quyền hành pháp được hiểu là quyền thi hành (chấp hành) pháp luật và
quyền này được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước (chính phủ, các
bộ...). Chính vì thế, quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước mặc dù bị giới
hạn bởi những khuôn khổ pháp luật do cơ quan lập pháp đề ra nhưng phạm vi
các quyền của bộ máy hành pháp lại rất rộng lớn và đòi hỏi bộ máy đó phải là cơ
cấu lớn nhất của bộ máy nhà nước, được tổ chức theo những nguyên tắc đặc thù,
bảo đảm thực hiện một cách thống nhất, thông suốt và rộng khắp trên toàn lãnh
thổ
Quyền tư pháp, nghĩa chung nhất là quyền tài phán và quyền này được giao
cho toà án. Cơ quan thực hành quyền tư pháp đặc trưng tính độc lập của toà án,
khi xét xử thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhưng nguyên tắc này tự
nó đã giả định rằng pháp luật mà cơ quan lập pháp đề ra là đúng và đủ.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

Tóm lại, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là những bộ phận quyền
lực nhà nước. Vì vậy, giải pháp tốt nhất và có ý nghĩa tực tiễn nhất là trên cơ sở
xác định rõ tính chất, đặc điểm, nội dung, hình thức và phương pháp biểu hiện
đặc thù của mỗi loại quyền lực để xây dựng cơ sở khoa học cho việc tìm ra mức
độ hợp lí trong việc phân công và phối hợp thực hiện có hiệu quả cao nhất mỗi
loại quyền lực đó nói riêng và quyền lực nhà nước nói chung.
2.So sánh giữa tác giả Lê Minh Tâm và tác giả Nguyễn Minh Đoan về “quyền
lực nhà nước”
*Sự giống nhau:
- Về tính thống nhất: Thống nhất là một trong những thuộc tính cơ bản của
quyền lực nhà nước, xuất phát từ nhu cầu khách quan. Quyền lực nhà nước được
sinh ra do nhu cầu phân công lao động xã hội, nhu cầu quản lý xã hội từ phía nhà
nước. Đồng thời, bộ máy nhà nước vẫn luôn phải là một cơ chế thống nhất nắm giữ
và thực hiện quyền lực nhà nước.
- Về sự phân công: Sự phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước cũng chỉ mang tính chất tương đối (không phân công
tách biệt một cách tuyệt đối). Sự phân định tương đối của quyền lực nhà nước
cũng xuất phát từ nhu cầu có tính khách quan. Quyền lực nhà nước cơ bản bao
gồm ba thứ quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc phân biệt các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp, không đơn thuần chỉ là sự phân công lao động
quyền lực mà còn có ý nghĩa quyền lực kiềm chế quyền lực (giám sát, kiểm
soát, chế ước lẫn nhau giữa các quyền lực).
- Về sự phối hợp: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước là để bảo đảm thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chung của cả bộ máy nhà nước. Sự phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước có tác dụng
chế ước, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước để tránh nguy cơ lạm
dụng quyền lực. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là những bộ phận
quyền lực nhà nước. Mỗi bộ phận đều có sự độc lập nhất định nhưng giữa chúng
luôn có sự tác động qua lại, đan xen và hoà quyện với nhau.
*Sự khác nhau:
Lê Minh Tâm Nguyễn Minh Đoan
Sự phân công quyền lực diễn ra theo Việc phân định quyền lực nhà nước
TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216
22 BÀI TẠP CHÍ

nhiều chiều khác nhau: theo chiều thành các bộ phận, nhánh, chủ yếu là
ngang, theo chiều dọc. theo chiều ngang giữa các cơ quan
cùng cấp.
Nguyên nhân cử sự phối hợp quyền Xuất phát từ tinh thống nhất của
lực nhà nước: Không được đề cập rõ. quyền lực ở mục đích, chức năng
cũng như nhiệm vụ từ đó yêu cầu phải
có sự phối hợp chặt chê.
Sự phối hợp và tương tác giữa các Giữa các cơ quan nhà nước có sự chế
quyền được đề cập nhưng chưa rõ ước, kiểm soát lẫn nhau. Có sự phối
ràng và chi tiết hợp giữa nhiều cơ quan để cùng thực
hiện một nhiệm vụ, công việc.

3. So sánh quan điểm về chủ đề trên với môn LLNN&PL:


So với môn học thì tác giả Lê Minh Tâm đã khẳng định rõ quyền lực nhà
nước luôn có tính thống nhất. Song quyền lực nhà nước bao giờ cũng có tính
thống nhất nhưng cách thức và cơ chế tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước thì
rất khác nhau. Trong đó, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội; quyền hành pháp
được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước (chính phủ, các bộ...); quyền tư
pháp được giao cho tòa án giống như môn Lí luận. Song, cần đẩy nhanh công
cuộc xây dựng công cuộc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên tất cả các
mặt, trong đó cần tập trung làm tốt những công việc như về hệ thống thể chế chức
năng, nhiệm vụ; về tổ chức bộ máy; về cán bộ, công chức;...Qua đó, nhằm bảo đảm
nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp.
4. Quan điểm của em về vấn đề trên:
Theo em, quyền lực nhà nước là một vấn đề vô cùng phức tạp và cần được
nghiên cứu nhằm làm rõ ràng và cụ thể hơn. Qua hai quan điểm trên đã một
phần nào đó lam rõ hơn về vấn đề này và trong đó, em đồng tình với quan điểm
của tác giả của Nguyễn Minh Đoan hơn vì những lập luận của tác giả này có
phần thuyết phục hơn cũng như nghiên cứu sâu vào vấn đề này hơn. Nhưng bên

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

cạnh đó quyền lực nhà nước vẫn chưa được khắc họa một cách tỉ mỉ nhất vì thế
cần được nghiên cứu nhiều hơn.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216

You might also like