You are on page 1of 4

22 BÀI TẠP CHÍ

TƯ DUY VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Đào Trí Úc
1. Tư duy về quản trị quốc gia
1.1. Những thách thức mới của quản trị quốc gia
Trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam, luôn tồn tại những hiện tượng
nan giải và mâu thuẫn của quá trình phát triển xã hội, tập trung nhất là yêu cầu
về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, hạn chế của công cụ điều tiết và
quản lý truyền thống. Ở mức độ vĩ mô, sự mâu thuẫn giữa hiệu quả thấp của sản
xuất, kinh doanh và nhu cầu mở rộng các chương trình kinh tế-xã hội chung của
quốc gia. Ở tầm vĩ mô là vấn đề quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết
các vấn đề xã hội.
Giải pháp thích hợp chỉ có thể tìm thấy trong việc đổi mới phương thức
quản trị - từ việc hoạch định chính sách, pháp luật, đến việc thực hiện chính sách
pháp luật theo hướng tạo cho nhà nước năng lực huy động và sử dụng các nguồn
lực xã hội - về vật chất, tinh thần, nhân tài, nhân lực,..
Công nghệ thông tin hiện đại đã làm cho quá trình chuyển giao, tiếp nhận
và xử lý thông tin cực kỳ nhanh chóng, thu hẹp khoảng cách chủ thể và đối
tượng quản lý.
Thứ nhất, nó phá vỡ thế độc tôn các thiết chế nhà nước trong việc lý giải
các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nảy sinh.
Thứ hai, nó làm thay đổi nguyên tắc về nắm giữ thông tin. Chủ thể quản lý
thường là bên có lợi thế về thông tin và từ đó là lợi thế về tri thức, hiểu biết.
Từ đó, bài học về sự hình thành và hoàn thiện Nhà nước kiến tạo như sau:
-Một là, đổi mới hệ thống quản trị quốc gia theo hướng tạo các cấu trúc
linh hoạt, không cứng nhắc trong bộ máy để tiếp nhận, xử lý thông tin, nhu cầu
xã hội.
-Hai là, cần một đội ngũ công chức, nhà quản lý biết nắm bắt thông tin và
phải biết phân tích thông tin, nhạy bén trong nhận thức, biết sáng tạo những kiến
thức mới.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

Nhà nước kiến tạo có nghĩa Nhà nước là chủ thể quan trọng, nhưng không
là chủ thể duy nhất mà phải tự đặt mình trong mối liên hệ và các yếu tố khác của
hệ thống và cấu trúc xã hội, chia sẻ nguồn lực xã hội thật công bằng, bình đẳng,
phối hợp kiểm soát quá trình đó.
1.2. Những yếu tố mới trong nhận thức và chức năng của nhà nước
Xuất phát từ nhận thức về thử những thách thức mới của quản trị quốc gia
hiện đại và về nhà nước kiến tạo phát triển thì vấn đề mấu chốt có tính logic là
nhận thức lại chức năng của nhà nước.
Trong số các chức năng của nhà nước, nếu nhìn ở góc độ quản lý xã hội
chức năng bảo đảm ổn định và thuận lợi xã hội ngăn ngừa và hóa giải xung đột
xã hội được coi là chức năng quan trọng của nhà nước trong thời đại ngày nay.
Trong quá trình đổi mới Đảng và nhà nước đã chủ trương xây dựng, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Bảo đảm và bảo vệ quyền con người là một định hướng rộng lớn, nhiều
phương diện. Về mặt pháp lý, chức năng đó được thực hiện thông qua cơ chế Tài
Phán Hiến pháp và cơ chế thực thi, bảo vệ công lý của Tòa án. Quyền tiếp cận
công lý của người dân tương ứng với nghĩa vụ của Nhà nước mà đại diện là Tòa
án. Trong lĩnh vực hoạt động hành chính, chức năng của Nhà nước trong việc
bảo đảm hài hòa lợi ích, duy trì công lý bảo đảm quyền con người thể hiện ở
việc bảo đảm tính công bằng trong tiếp cận công vụ.
2. Tư duy về pháp luật và phát triển hệ thống pháp luật
2.1.Những yếu tố mới trong nhận thức về pháp luật
Trong lịch sử các học thuyết pháp lý, trường phái coi Nhà nước là cái có
trước, pháp luật là cái phái sinh ra từ Nhà nước được gọi là trường phái luật
thực định.
Thứ nhất, có một liên hệ gắn kết của pháp luật với Nhà nước, mà cụ thể
pháp luật được quy định bởi Nhà nước.
Thứ hai, pháp luật có tính bắt buộc, nên nguyên tắc “chỉ tuân theo pháp
luật” là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm cả Tòa án.
Thứ ba, pháp luật phải mang tính hình thức pháp lý cao.
Trong vài thập niên gần đây, chủ nghĩa thực chính pháp mới ở các nước
phát triển đã chủ trương “mềm hóa” bằng cách đề xuất hai điều kiện:
TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216
22 BÀI TẠP CHÍ

-Một: Đó là sự hạn chế và từ hạn chế của Nhà nước trong tư cách chủ thể
kiến tạo pháp luật;
-Hai: Mở rộng quan niệm về Nhà nước như một thực thể xã hội trong chức
năng kiến tạo luật của nó.
Trong khi đó, trường phái pháp luật tự nhiên là một trường phái học thuyết,
một hệ thống những quy tắc không xuất phát từ Nhà nước, không phải do nhà
làm luật “làm ra”.
Ngày nay, học thuyết và quan niệm pháp luật tự nhiên đã chuyển sang một
hình thức mới, theo đó, pháp luật được coi là hệ quả của việc Nhà nước thừa
nhận, ghi nhận các đòi hỏi tự nhiên của con người và được cá nhân tự thực hiện
như là quyền tự nhiên của mình.
2.2. Định hướng mới phát triển hệ thống pháp luật
Từ nhận thức mới về đặc trưng chủ yếu của pháp luật là tính công bằng,
phù hợp với lợi ích chính đáng của các chủ thể quan hệ xã hội, tư tưởng về sự
công bằng, công lý đã được coi là tư tưởng pháp luật nền tảng và thiên chức của
Tòa án là đưa ra những tư tưởng đó vào cuộc sống thông qua hoạt động xét xử.
Pháp luật cần được hiểu theo nghĩa rộng và cách hiểu rộng ấy sẽ làm cho
pháp luật có được nội dung phù hợp, sinh động gắn với thực tiễn thay đổi nhanh
chóng không xơ cứng, thiếu khả năng điều chỉnh.
Tòa án cần được quyền “có ý kiến” đối với những quy phạm pháp luật thực
định hiện hành trong những tình huống nhất định, nhằm tạo ra những bảo đảm
pháp lý vững chắc, minh bạch, dễ có được sự đồng thuận giữa các bên liên quan,
bảo đảm tối đa sự công bằng và công lý.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

3. Quan điểm của tác giả so với môn LLNN&PL về vấn đề trên:
Ở Việt Nam, luôn tồn tại những hiện tượng nan giải và mâu thuẫn của quá
trình phát triển xã hội, tập trung nhất là yêu cầu về tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội, hạn chế của công cụ điều tiết và quản lý truyền thống. Công nghệ
thông tin hiện đại đã làm cho quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin
cực kỳ nhanh chóng, thu hẹp khoảng cách chủ thể và đối tượng quản lý. Bảo
đảm và bảo vệ quyền con người là một định hướng rộng lớn, nhiều phương diện.
pháp luật được coi là hệ quả của việc Nhà nước thừa nhận, ghi nhận các đòi hỏi
tự nhiên của con người và được cá nhân tự thực hiện như là quyền tự nhiên của
mình. Tư tưởng về sự công bằng, công lý đã được coi là tư tưởng pháp luật nền
tảng và thiên chức của Tòa án là đưa ra những tư tưởng đó vào cuộc sống thông
qua hoạt động xét xử.
4. Quan điểm của em về vấn đề trên:
Theo em, thế giới ngày càng biến đổi qua từng ngày thậm chí là từng giây, và
đôi lúc có thể nhanh đến mức con người cũng chẳng thể bắt kịp sự biến đổi đó.
Vì vậy, em đồng tình với quan điểm của tác giả khi đề cập đến việc cần phải có
tư duy về nhà nước và pháp luật ngày đang dần biến đổi là một điều đáng được
quan tâm. Pháp luật thì được tạo ra để quản lí xã hội. Vì thế khi xã hội biến đổi
thì pháp luật của nhà nước cũng cần được thay đổi theo nhằm bắt kịp sự thay đổi
đó.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216

You might also like