You are on page 1of 11

TRIẾT HỌC MAC – LENIN

1. CNDV- CNDT
- Vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
+ Vật chất và ý thức là hai hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người
+ Là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học
+ Giải quyết mqh giữa vật chất và ý thức là cơ sở để phân định lập trường triết học của
các trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học
- Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt
+ Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận): trả lời câu hỏi trong mqh giữa tư duy và tồn tại, ý
thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết
định cái nào
+ Mặt thứ hai (nhận thức luận): trả lời câu hỏi tư duy con người có khả năng nhận thức
TG xung quanh hay không
- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
+ Chủ nghĩa duy vật: là trào lưu triết học cho rằng tồn tại (tự nhiên, vật chất) có trước
tư duy (tinh thần, ý thức) là cái có trước, cái quyết định
+ Chủ nghĩa duy tâm: là trào lưu triết học cho rằng tư duy, ý thức có trước vật chất; là
cái sinh ra và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có 2 hình thức duy tâm khách quan
(thế lực siêu nhiên tác động) và duy tâm chủ quan (ý thức con người)
2. Định nghĩa về vật chất:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
không lệ thuộc vào cảm giác.
Trong đó:
- VC là một phạm trù của triết học
- VC dùng để chỉ thực tại khách quan : VC ≡ là những thứ đang tồn tại không phụ
thuộc vào ý thức/cảm giác của con người.
- được đem lại cho con người trong cảm giác: VC ≡ TTKQ -> giác quan con người ->
ý thức. Vì thế: VC quyết định ý thức => Mặt thứ I được gq trên lập trường CNDV.
- Được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh: không có sv, ht nào là mãi
mãi huyền bí -> con người có thể nhận thức được TG => Mặt thứ II đã được gq trên lập
trường CNDV – thuyết khả tri.
- Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
*Ý nghĩa định nghĩa vật chất:
Giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường CNDV
biện chứng (khẳng định VC có trước, sinh ra và quyết định YT; con người có khả năng nhận
thức được TG); đồng thời khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan
niệm về vật chất của CNDV trước Mac (qui VC về một dạng vật thể cụ thể: nước, lửa,
nguyên tử,...): họ duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội vì họ không xác định được
trong lĩnh vực xh cái gì là vật chất nên ko biết cái gì quyết định cái gì => sa vào CNDT.
Còn định nghĩa của Lênin về phạm trù VC – xã hội là tồn tại XH (đk địa lí, tự nhiên,...)
3.Nguồn gốc và bản chất của ý thức

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
a. Nguồn gốc của ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội:
- Nguồn gốc tự nhiên: có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức nhưng
trong đó có 2 yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới
khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo
+ Bộ não người: Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất có trình độ tổ chức cao là bộ
não người
+ Mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh
năng động, sáng tạo: Thế giới khách quan tác động vào giác quan của con người để bộ não
phản ánh lại sự tác động đó
TGXQ -------tác động---------> Bộ não (giác quan) ----tạo ra----> Ý thức
Dạng vật
Hình thức phản ánh
chất
Bộ não Phản ánh năng động, sáng tạo (ý thức)
Động vật - Phản ánh tâm lý (tâm lý động vật): phản xạ có điều kiện
- Phản ánh sinh học (Tính cảm ứng): phản xạ không điều kiện
Thực vật Phản ánh sinh học (Tính kích thích) đã có sự chọn lọc trước tác động
của môi trường
Vd: Thay đổi chiều hướng sinh trưởng, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu
trúc,v.v,.. Hoa hướng dương hướng về phía mắt trời
Vật chất vô Phản ánh vật lý, hóa học (thụ động, chưa có định hướng lựa chọn)
sinh Vd: Nước biển bốc hơi khi phơi nắng
-Nguồn gốc xã hội: liên quan đến lao động và ngôn ngữ.
+Lao động:
 chỉ con người mới có lao động;
 nhờ có lao động mà con người có thể phát triển và bộ não cũng đc phát triển;
 hoạt động lao động tác động tác động vào sự vật, hiện tượng (TGXQ) làm bộc lộ ra
những tính chất, thuộc tính, đặc điểm => con người có thể nhận thức được về chúng.
 Lao động càng rộng thì ý thức càng phong phú và sâu sắc.
+Ngôn ngữ: Trong quá trình láo động, con người xuất hiện nhu cầu trao đổi tư tưởng,
trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Chính nhu cầu đó đã làm xuất hiện ngôn ngữ.
 Là hiện thực trực tiếp của ý thức
 Là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội – lịch sử.
Tuy nhiên, lao động vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
 Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức tồn
tại và phát triển.
b. Bản chất của ý thức

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào bộ não con người một cách năng động sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan
- Tính chất năng động, sáng tạo:
+ Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng
tiếp nhận, lưu trữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có, nó có thể tạo ra những
thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận.
+ Thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại,v.v
trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, tri thức,..
trong các hoạt động của con người.
- Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Ý thức là hình ảnh về TGKQ, bị TGKQ quy định cả về nội dung và hình thức biểu
hiện, nhưng nó không còn y nguyên như TGKQ mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ
quan của con người.
- Là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
+ Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối
không chỉ của riêng các quy luật tự nhiên mà còn của các quy luật xã hội; được quy định
bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội.
+ Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã
hội
4. Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
a) Khái niệm vật chất và ý thức:
* Vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Ý thức: ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư
tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống,…nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định.
b) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Vật chất và ý thức có mối quan hệ thống
nhất biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, vật chất là cái có trước, quyết định ý thức,
ý thức là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất, do vật chất quyết định.
- Vật chất quyết định ý thức
+ Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức
+ Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người.Ý thức
phản ánh thế giới hiện thực khách quan, các quy luật khách quan, hoạt động thực tiễn chính
là cơ sở cho sự hình thành các quan điểm, quan niệm, ý chí, tình cảm xã hội
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên
nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
+ Sự vận động, phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các yếu tố vật
chất quyết định (quy luật sinh học, quy luật xã hội, tác động mt sống). Nên vật chất không
chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi
của vật chất
+ Ý thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở
hoạt động thực tiễn của con người.
- Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
+ Trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan
+ Là cơ sở để con người xác đinh mục tiêu, lựa chọn phương pháp hoạt động
+ Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc
tiêu cực
Ý thức tiến bộ, con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, có ý chí, ý
thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì góp phần thúc đẩy hiện thực khách quan phát
triển
Ngược lại, ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan thì ní sẽ trở thành lực
cản ngăn cản sự phát triển của hiện thực khách quan
+ Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với vật chất phải dựa trên sự phản ánh thế
giới vật chất và các điều kiện khách quan nhất định
Như vậy, tri thức khoa học giúp con người hiểu biết được những mối liên hệ và quy
luật khách quan nhờ đó mà cải tạo được tự nhiên và xã hội. Trình độ nhận thức quy luật
càng cao thì khả năng cải tạo tự nhiên và xã hội càng lớn.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức
chỉ là sản phẩn, là sự phản ánh TGKQ. Trong nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực
tế khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan, chống chủ nghĩ duy tâm
và chủ quan duy ý chí.
- Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, vì vậy
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật
khách quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực thụ động.
- Ý thức của con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì
càng cải tạo TGKQ có hiệu quả. Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức,
phát huy vai trò của nhân tố con người, không ngừng học hỏi, tìm tòi để tác động, cải tạo
TGKQ. Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động và ỷ lại.
5. Phân tích nội dung 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
+ Khái niệm:
 Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất
định làm đối tượng kia thay đổi.

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
 Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
 Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các
đối tượng vật chất, mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa
chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng.
VD: “Xa mặt, xa lòng” - sự xa xôi, cách trở về không gian địa lí làm ảnh hưởng đến
tình cảm con người trở nên phai nhạt dần đi. Có câu: “Gần lửa rát mặt”, ngoài nghĩa đen,
ngụ ý của câu thành ngữ nói đến những người gần gũi với bề trên hay người có thế lực sẽ
chịu nhiều áp lực hoặc bị soi xét.
+ Tính chất:
 Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập, không
phụ thuộc vào ý thức của con người; con người chỉ có thể nhận thức sự vật thông qua mối
liên hệ vốn có của nó
 Tính phổ biến: có trong mọi không gian và thời gian
 Tính đa dạng, phong phú: Mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất
và vai trò khác nhau
+Ý nghĩa PPL: Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra được quan điểm
toàn diện khi xem xét sự vật, hiện tượng:
 Nhận thức SV trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự
tác động giữa vật đó với các sự vật khác.
 Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ
bản nhất của sự vật, hiện tượng.
 Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
 Tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể và tôn trọng quan điểm toàn diện.
VD: Chẳng hạn, phải nên: “Xem trong bếp biết nết đàn bà”, thậm chí cần đứng ở nhiều
góc độ, hệ quy chiếu khác nhau: “Có ở trong chăn mới biết chăn có rận, hoặc: “Có nuôi con
mới biết lòng cha mẹ” mới nhận thức được sự vật một cách toàn vẹn, và tránh: “Thầy bói
xem voi”
 Từ việc rút ra MLH bản chất của SV, HT, ta lại đặt MLH bản chất đó trong
tổng thể các MLH của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Nguyên lý về sự phát triển:
+ Khái niệm:
 Vận động: là mọi biến đổi nói chung, chưa nói len khuynh hướng cụ thể: đi
lên/xuống, tiến bộ/ lạc hậu
 Phát triển là một phạm trù triết học, một trường hợp đặc biệt của vận động, chỉ quá
trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
+ Tính chất:

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
 Tính khách quan: nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật khách quan chi phối
mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn
 Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng,
mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện
 Tính đa dạng, phong phú: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn
toàn giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều
yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể
+ Ý nghĩa PP luận:
 Khi xem xét SV, HT phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến đổi,
chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi
 Nhận thức SV, HT trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co, phức tạp
của sự phát triển
 Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến
 Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng
trong điều kiện mới
→Quan điểm lịch sử - cụ thể: được rút ra từ 2 nguyên lý trên, cụ thể là không gian
khác nhau thì khác nhau, khi nghiên cứu phải xem xét các SV, HT trong những điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà nó được sinh ra, tồn tại, liên hệ và phát triển
6. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:(Hay còn được gọi là quy luật
mâu thuẫn): là quy luật quan trọng nhất, là hạt nhân của phép biện chứng, vì nó vạch ra
nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển.
-Tóm tắt nội dung quy luật:
+ Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống nhất bao gồm những mâu thuẫn do các mặt
đối lập tạo nên, những mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. Sự
đấu tranh của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn phát triển và trong những điều kiện nhất
định thì các mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết.
+ Cùng với việc giải quyết mâu thuẫn, sự vật, hiện tượng lại chuyển sang một trạng
thái mới về chất. Chất mới lại chứa đựng những mâu thuẫn mới, những mâu thuẫn này lại
phát triển và lại được giải quyết để sự vật mới lại ra đời.
- Định nghĩa:
+ Các mặt đối lập: là sự khái quát những mặt những thuộc tính những khuynh hướng
trái ngược nhau trong một chỉnh thể tạo nên sự vật hiện tượng
+ Mâu thuẫn: là một chỉnh thể được tạo bởi hai mặt đối lập trong đó hai mặt đối lập
vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. Mâu thuẫn của các sự vật hiện tượng mang
tính khách quan phổ biến và riêng biệt.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập: có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau ràng
buộc với nhau và quy định lẫn nhau mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề tồn tại
cho mình.

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập: tức là các mặt đối lập phát triển theo những
khuynh hướng trái ngược nhau bài trừ nhau phủ định nhau
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến do vậy phải căn cứ vào chính bản thân sự vật
để phân tích các mặt đối lập, tìm ra mâu thuẫn của nó. Chỉ như vậy mới nhận thức được bản
chất của sự vật.
+ Mâu thuẫn có nhiều loại, mỗi loại có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của sự
vật. Do đó phải phân biệt các loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết cụ thể đối với từng
loại mâu thuẫn.
7. Định nghĩa và vai trò của thực tiễn:
a) Định nghĩa:
Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên xã hội và cải tạo chính bản thân con người.
*Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
- Hoạt động sản xuất vật chất: đây là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn có vai
trò quyết định và là cơ sở cho các hoạt động khác của thực tiễn
- Hoạt động làm biến đổi các quan hệ xã hội: đây là hình thức cao nhất của hoạt động
thực tiễn.
- Quan sát và thực nghiệm khoa học: nó được xem là khâu trung gian giữa người
nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào trong thực tế; đây là không quan trọng nhất trong các
khâu của hoạt động thực tiễn khoa học.
b) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận
thức, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con
người
- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Nhu cầu tất yếu khách quan của con người là
phải giải thích và cải tạo thế giới, thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận
phải giải quyết để trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Những tri thức kết quả của nhận thức chỉ có ý
nghĩa, chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức:
thực tiễn là thước đo đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận thức; đồng thời bổ sung,
điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
8. Quan hệ biện chứng giữa LLSX – QHSX và CSHT – KTTT:

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
a) LLSX – QHSX:

- Lực lượng sx: là cách thức con người tiến hành quá trình sxvc ở những giai đoạn lịch
sử nhất định của xã hội loài người. LLSX biểu hiện mqh giữa con người và tự nhiên trong
quá trình sx.
- Đối tượng lao động: là những vật mà lao động của người tác động vào nhằm làm
biến đổi nó theo mục đích của mình.
- Tư liệu lao động: là những vật có tác dụng truyền dẫn tác động của cong người lên
ĐTLĐ. Trong TLLĐ, quan trọng nhất là công cụ lao động. Và phương tiên lao động chủ là
yếu tố phụ.
- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người
trong quá trình sản xuất. QHSX bao gồm 3 mặt:
+Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sx (quan trọng nhất)
+Quan hệ trong tổ chức và quản lý sx.
+Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
*Quan hệ biện chứng giữa LLSX – QHSX:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất
tác động trở lại lực lượng sản xuất

- Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: Trong quá trình
sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất,còn quan hệ sản xuất là hình thức xã
hội của quá trình đó. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định
lẫn nhau,t thống nhất lẫn nhau.

- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:

+ Mối liên hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải tuân
theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
+ Lực lượng sản xuất là nguyên nhân, là nội dung sinh động đòi hỏi quan hệ sản
xuất hình thành, biến đổi và phát triển cho phù hợp bới trình độ phát triển, tính chất dủa
lực lượng sản xuất

- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển và tính chất
của lực lượng sản xuất: QHSX là hình thức xã hội mà LLSX dựa vào đó để phát triển,
do đó QHSX có tác động trở lại đối với LLSX, sự tác động này diễn ra theo 2 hướng:

+ Thúc đẩy sự phát triển của LLSX, nếu QHSX phù hợp với trình độ LLSX
+ Kìm hãm sự phát triển của LLSX, nếu QHSX không phù hợp với trình độ LLSX
Qui luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất:
 Trong quá trình sản xuất một điều tất yếu xảy ra là trình độ con người phát
triển ngày một cao hơn con người luôn muốn giảm nhẹ lao động, tăng năng suất lao động.
Muốn vậy phải cải tiến công cụ lao động và khi công cụ lao động được cải tiến thì thói
quen kinh nghiệm của người lao động cũng biến đổi theo. Sự tác động lẫn nhau giữa hai
mặt người lao động và công cụ lao động làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động
nhất và cách mạng nhất trong phương thức sản xuất.
 Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ mới, quan hệ sản xuất cũ
không còn phù hợp với nó nữa. Vậy nên, hai bên hình thành mâu thuẫn, để giải quyết
mâu thuẫn này quan hệ sản xuất cũ phải được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù
hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất và tạo địa bàn cho lực lượng sản xuất
phát triển. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lỗi thời
lạc hậu phải được tiến hành bằng cách mạng xã hội.
Ý nghĩa
Khi các quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì
nó trở thành động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Và ngược lại, khi quan hệ
sản xuất không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ như vậy vì quan hệ sản xuất quy định mục
đích của sản xuất quy định hệ thống quản lý và tổ chức sản xuất quy định phương thức
phân phối sản phẩm xã hội làm ra. Do đó, nó ảnh hưởng đến thái độ của người lao động,
tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế năng lực sản xuất của họ.

b) CSHT – KTTT
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã
hội nhất định
- Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm 3 loại QHSX: QHSX thống trị - tàn dư - mầm
mống. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản
xuất khác quy định xu hướng chung của đời sống xã hội.
- VD: trong xã hội phong kiến +chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất tàn dư

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
+phong kiến là quan hệ sản xuất thống trị
+tư bản chủ nghĩa là quan hệ sản xuất mầm mống
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, tư tưởng xã hội,... với những thiết chế xã hội tương ứng Nhà
nước, Đảng phái, giáo hội,... hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
* vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở cơ sở hạ
tầng nào thì sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, bảo vệ cơ sở hạ tầng đó
- Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng
- Khi cơ sở hạ tầng có những biến đổi cơ bản thì sớm hay muộn cũng dẫn đến sự biến
đổi cơ bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi này diễn ra trong từng hình thái kinh tế
xã hội cũng như chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác
*sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện chức
năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ duy trì củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng
sinh ra nó chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó
- Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai hướng:
+ Nếu kiến thượng tầng phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển
+ Ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế kìm hãm sự phát triển xã hội
*Ý nghĩa: Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh
tế và chính trị trong nhận thức và thực tiễn nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào
giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm.
9. Tồn tại XH và Ý thức XH:
a) Khái niệm:
Tồn tại xã hội
- là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
- Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội bao gồm phương thức sản xuất vật chất, điều
kiện tự nhiên - địa lý, dân số và mật độ dân số,... => Trong đó, phương thức sản xuất là yếu
tố cơ bản nhất và quan trọng nhất.

 Vì trong phương thức sản xuất có lực lượng sản xuất lực lượng sản xuất gồm
trình độ và người lao động phương thức sản xuất hiện đại tiên tiến thúc đẩy xã hội phát triển
vượt qua các khó khăn về địa lý tự nhiên, dân số,...

Ý thức xã hội

TRUONG THI MY TRUC


TRIẾT HỌC MAC – LENIN
- Là mặt tinh thần của đời sống xã hội là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của
xã hội | Ví dụ: Một sự nhịn chín sự lành; bánh chưng bánh giày; Dĩ Hòa Vi Quý

*Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

+Tồn tại xã hội như thế nào thì sinh ra ý thức xã hội như thế này

Ví dụ: tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” => Do thời xa xưa phương thức sản xuất vật
chất chủ yếu là lao động nặng.

+Tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi | Ví dụ: gả con xa

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội: Nhiều khi xã hội cũ đã mất đi nhưng
một vài yếu tố thuộc ý thức xã hội do nó sinh ra vẫn còn tồn tại dai dẳng thêm một thời gian
nữa

Ví dụ: xã hội phong kiến đã mất đi nhưng những quan điểm như Trọng nam khinh nữ
vẫn còn và tồn tại dai dẳng.

- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:Tính vượt trước của các tư tưởng khoa
học trong những điều kiện nhất định thì tư tưởng khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội
và dự kiến trước được tương lai.

Ví dụ: nhà khoa học dự kiến trước được nhật thực nguyệt thực vì các nhà khoa học
biết dựa vào tồn tại xã hội để tìm ra các quy luật vận động của các sự vật hiện tượng từ đó
dự kiến trước được tương lai.

- Ý thức xã hội có tính kế thừa (tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội) Lịch
sử cho thấy tư tưởng của các thế hệ sau bao giờ cũng kế thừa những thành tựu trong những
tư tưởng của đời trước

- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: Các hình thái ý thức xã hội tôn
giáo nghệ thuật, khoa học, chính trị,... =>Giữa các hình thái ý thức xã hội có sự tác động
liên hệ lẫn nhau.

- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

+Ý thức khoa học tiến bộ cách mạng thúc đẩy xã hội phát triển
+Ý thức lạc hậu  ngăn cản sự phát triển của xã hội

TRUONG THI MY TRUC

You might also like