You are on page 1of 12

1. Đặc điểm của Nhà nước.

Khái niệm Nhà nước:


Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ
xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của
toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.
Vị trí của Nhà nước:
Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước có vị trí đặc biệt vì Nhà nước có cơ sở KT-XH rộng lớn
nhất, có quyền lực nhà nước và có sức mạnh bạo lực.
Đặc điểm của Nhà nước (dấu hiệu) là các yếu tố để phân biệt nhà nước với các tổ chức khác
trong xã hội.
Thứ nhất, Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt, thực hiện quyền lực thông qua bộ máy
quản lý nhà nước.
Thứ hai, Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản lý dân
cư theo lãnh thổ.
Thứ ba, Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia.
Thứ tư, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
Thứ năm, Nhà nước có quyền đặt ra các loại thuế và thực hiện các chính sách tài chính.
Nhà nước Tổ chức đoàn thể xã hội

 Có quyền lực công đặc biệt, thực hiện quyền lực  Có quyền lực trong phạm vi
thông qua bộ máy quản lý. cộng đồng nhỏ.
 Quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.  Không có quyền quản lý dân
 Có chủ quyền quốc gia. cư và lãnh thổ.
 Ban hành pháp luật.  Không có.
 Quy định thực hiện, thu các loại thuế.  Không có quyền.
 Không có quyền.
lOMoARcPSD|32765461

2. Các kiểu nhà nước, hình thức nhà nước.


Khái niệm Nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ
xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của
toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.
Khái niệm kiểu nhà nước:
Kiểu Nhà nước là là những dấu hiệu cơ bản, đặc thù thể hiện bản chất giai cấp, điều kiện tồn
tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái KT-XH nhất định.
Cơ sở lý luận: Học thuyết Mác – Lênin về hình thái KT-XH
Cộng sản nguyên thủy  Chiếm hữu nô lệ  Phong kiến  Tư bản chủ nghĩa 
Cộng sản chủ nghĩa
Các kiểu Nhà nước:
NN chủ nô NN phong kiến NN tư sản NN XHCN 2 điều kiện cho sự ra đời và tồn
tại của NN:
KT: chế độ tư hữu tư liệu sản xuất + XH: phân chia giai cấp
 (chỉ hình thái KT-XH có giai cấp mới có Nhà nước)
5 hình thái KT-XH  4 kiểu Nhà nước
NN chủ nô là kiểu NN đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ+
Nhà nước chủ nô là công cụ của giai cấp chủ nô dùng để áp bức, bóc lột nô lệ. .Xã hội xuất hiện
chế độ tư hữu, chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự phân chia giai cấp chủ nô – nô lệ. Bản
chất là NN bảo vệ tuyệt đối cho giai cấp chủ nô, Nô lệ là tài sản của chủ nô
NN phong kiến Phương thức sản xuất phong kiến+ Nhà nước phong kiến là công cụ bóc lột
của giai cấp địa chủ đối với nông dân, xuất hiện chế độ tư hữu của địa chủ phong kiến về ruộng đất
và các tư liệu sản xuất như nông cụ, súc vật. Xã hội phân chia giai cấp địa chủ phong kiến và nông
dân. Bản chất là NN (quyền lực, chính trị) thuộc về giai cấp phong kiến.
NN tư sản : phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa+ Nhà nước tư sản là công cụ bóc lột của
giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, là kiểu NN đã có nhiều điểm tiến bộ hơn hẳn so với NN
chủ nô và NN phong kiến. Xuất hiện chế độ sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Xã hội phân
chia giai cấp tư sản (chỉ chiếm thiểu số trong dân cư nhưng nắm giữ phần lớn tài sản, phần lớn tư
liệu sản xuất, là lực lượng nắm giữ quyền lực kinh tế) – vô sản (chiếm đa số dân cư nhưng chỉ nắm
giữ phần nhỏ tài sản). Bản chất là NN ưu tiên bảo vệ giai cấp tư sản.
NN XHCN là kiểu NN mới, tiến bộ, có bản chất khác với các kiểu NN trước đó. Xuất hiện chế
độ công hữu. Giai cấp công nông (lực lượng chiếm đa số trong xã hội làm chủ), tầng lớp khác. Bản
chất là NN của giai cấp công nông. Nhằm xoá bỏ giai cấp, áp bức, bóc lột và thực hiện công bằng
xã hội. Đây là kiểu NN cuối cùng.

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)


lOMoARcPSD|32765461

Khái niệm Hình thức nhà nước:


Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp thông
trị.
Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước
và xác lập mqh cơ bản của các cơ quan đó.
Gồm 2 hình thức chính thể. Hình thức chính thể Quân chủ: Quyền lực tối cao thuộc về một
người, Thành lập theo nguyên tắc kế thừa, Quyền lực không thời hạn. Hình thức chính thể Cộng
hòa: Quyền lực tối cao thuộc về một cơ quan, Thành lập do bầu cử, Có thời hạn.

Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính, lãnh thổ và xác lập
mqh giữa các cơ quan nhà nước, giữa các trung ương với địa phương.
Gồm 2 kiểu nhà nước. NN đơn nhất: Có chủ quyển chung. 1 bộ máy nhà nước thống nhất. 1 hệ
thống pháp luật. NN liên bang: Hai loại chủ quyền. Bộ máy nhà nước liên bang và bộ máy nhà
nước của bang. Pháp luật liên bang và pháp luật bang.

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà giai cấp cầm quyền sử dụng để thực
hiện quyền lực nhà nước.
Gồm 2 chế độ chính trị. Phương pháp dân chủ: là pp tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
tuân theo quy định pháp luật, các chủ thể bình đẳng với nhau khi tham gia vào các công việc của
nhà nước. Dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu. Phương pháp phản dân chủ: thực thi quyền lực nhà
nước theo tư tưởng cực đoan, phản tiến bộ, đi ngược lại quyền tự do dân chủ của con người, lạm
dụng bạo lực. VD: Phát xít Đức.

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)


lOMoARcPSD|32765461

3. Nhà nước CHXHCN VN. Khái niệm Nhà nước


Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ
xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của
toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
mỗi nguyên tắc đi kèm với ví dụ:

Nguyên tắc Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:

Ví dụ: Quyền quyết định chính sách và pháp luật của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của
nhân dân, là một minh chứng rõ ràng cho nguyên tắc này. Quốc hội được bầu cử trực tiếp bởi nhân
dân và là nơi thể hiện quyền lực chính trị của nhân dân.
Nguyên tắc Thống nhất và Phân công quyền lực:

Ví dụ: Chính phủ thực hiện quyền hành pháp trong việc thực thi các quyết định của Quốc hội,
trong khi Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đảm bảo sự thống nhất và phân công quyền
lực theo Hiến pháp.
Nguyên tắc Pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

Ví dụ: Các quyết định và hành động của các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật, đồng thời phải đảm bảo bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và quyền công dân.
Nguyên tắc Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và cả hệ thống
chính trị, đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất trong việc triển khai các chính sách và quyết định.
Nguyên tắc Tập trung dân chủ:

Ví dụ: Mặc dù có sự tập trung quyền lực, nhưng cơ quan nhà nước vẫn thực hiện dân chủ thông
qua các cơ chế như trưng cầu dân ý và giám sát của nhân dân đối với cơ quan đại diện.

Bản chất nhà nước bao gồm bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Bản chất của pháp luật Việt Nam:
- Tính xã hội: đảm bảo an ninh, an toàn cho mỗi người; là phương tiện tổ chức và quản lý hầu
hết các lĩnh vực của đời sống; là phương tiện liên kết mọi tầng lớp dân tộc, phát huy tinh thần đại
đoàn kết, chung lòng đưa đất nước phát triển; công cụ thực hiện chính sách bảo vệ quyền lợi cho
những tầng lớp yếu thế trong xã hội.
- Tính giai cấp: pháp luật bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bởi nhà
nước XHCN Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân
Chức năng của nhà nước:
Chức năng đối nội: Xây dựng những chính sách và tiến hành các hoạt động phù hợp để phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân: bảo vệ đất nước, giữ vững an ninh chính trị, ổn định
trật tự xã hội, tổ chức và quản lý giáo dục,...
Chức năng đối ngoại: Thực hiện chính sách hòa bình, hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn
trọng độc lập, hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, các bên bình đẳng đều có lợi.
(các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ,...)

Khái niệm bộ máy nhà nước


Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)
lOMoARcPSD|32765461

Tổ chức bộ máy nhà nước chia theo cấu trúc hành chính - lãnh thổ và theo chức năng,
thẩm quyền
Theo cấu trúc hành chính lãnh thổ gồm có trung ương và địa phương ( tỉnh, huyện, xã) Theo
chức năng thẩm quyển
Cơ quan quyền lực NN gồm Quốc hội và hội đồng nhân dân. Cách thức hình thành do nhân
dân trực tiếp bầu ra. Nhân danh ND thực hiện thống nhất quyền lực; chịu trách nhiệm trước nhân
dân. Tính chất là cơ quan quyền lực NN Trực tiếp/gián tiếp thành lập các CQNN khác; giám sát
hoạt động của các CQNN khác.
Cơ quan quản lý NN (Cq hành chính NN) và (Trung ương: Chính phủ - Địa phương: UBND).
Do cơ quan quyền lực NN thành lập (bầu ra người đứng đầu và phê duyệt DS thành viên). Tính
chấp hành là tuân thủ PL, thực hiện quyết định của CQ cấp trên. Tính điều hành là nhân danh NN
quản lý các lĩnh vực của XH. Nhiệm vụ, quyền hạn là CQ thực hiện quyền hành pháp. Quản lý các
lĩnh vực quan trọng của XH. Tổ chức, đảm bảo thi hành PL. Trình dự án Luật, Pháp lệnh
Cơ quan tư pháp là cơ quan xét xử (Luật tổ chức TAND 2014). Gồm tòa án nhân dân tối cao,
tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân tỉnh, tòa án nhân dân huyện. Góp phần giáo dục công dân.
Xét xử các vụ án. TA quân sự được tổ chức trong quân đội để xét xử những vụ án mà bị cáo là
quân nhân tại ngũ.
CQ kiểm sát là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam thực hiện quyền công tố. Bảo vệ
hiến pháp và luật pháp. Có quyền kiểm soát hoạt động tư pháp.

Hệ thống chính trị của nước CHXHCN VN Gồm: ĐCSVN, NN CHXHCN VN, các tổ chức
chính trị - xã hội, Đoàn thể quần chúng.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam: lãnh đạo, thực thi quyền lực nhà nước, quyết địnhchính sách quốc
gia, chủ trương định hướng đất nước.+ Nhà nước CHXHCNVN: được cấu thành bởi 3 cơ quan lập
pháp, hành phápvà tư pháp. Ba cơ quan này thực thi quyền lực nhà nước. Điều hành theo ĐCSVN.
+ Các tổ chức chính trị - xã hội: Là những tổ chức của công dân được lập ranhằm thực hiện một
mục tiêu nhất định, các tổ chức này thực hiện nhiệm vụ doĐảng và nhà nước giao cho.- Các tổ
chức chính trị - xã hội: + Đoàn TNCS HCM+ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam+ Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam+ Hội Nông dân Việt Nam+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)


lOMoARcPSD|32765461

4. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất của pháp luật


a) Nguồn gốc
-Khái niệm: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quanhệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước
-Pháp luật ra đời một cách khách quan, khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất
định
-Về cơ bản nguồn gốc của pháp luật giống hoàn toàn nguồn gốc của nhà nước. Chủ nghĩa Mác
– Lênin khẳng định: những nguyên nhân làm xuấthiện nhà nước cũng là những nguyên nhân làm
xuất hiện pháp luật.
-Con đường hình thành pháp luật:
+ Một là, giai cấp thống trị thông qua nhà nước chọn lọc, thừa nhậncác quy tắc xử sự thông
thường phổ biến trong xã hội (quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán....) nâng lên thành các quy định
pháp luật. phương thức hình thành tập quán.
+ Hai là, nhà nước thừa nhận các cách xử lý đã được đặt ra trong quá trình xử lý các sự kiện
thực tế, thông qua các quyết định áp dụng pháp luật (của tòa án hoặc cơ quan hành chính)
nhưnhững quy định chung (pháp luật) để áp dụng cho các trường hợptương tự sau đó.
+ Ba là, nhà nước thông qua các cơ quan để ban hành các quy phạm pháp luật mới
Khái niệm đặc điểm của pháp luật
Đặc điểm (thuộc tính, đặc trưng) của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng, riêng có của pháp
luật, là tiêu chí để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán, tôn
giáo, quy phạm của tổ chức chính trị - xã hội.

a. Tính quy phạm phổ biến:


- Gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, cókết cấu logic
rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụthể mà là sự khái quát hóa từ
nhiều trường hợp có tính phổ biến trong xã hội -> Cótính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu
để các chủ thể thực hiện theo khi gặpphải các tình huống mà PL đã dự liệu.
- Pháp luật mang tính bắt buộc chung, được áp dụng cho toàn xã hội.
- Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi
xe máy, xe đạp máy. Những người vi phạm đều bị xử phạt.. Quy định này được áp dụng đối với tất
cả mọi người,không phân định già trẻ, gái trai, độ tuổi.

b. Tính quyền lực nhà nước:- Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.- Nhà
nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm xã hội ->Có sức mạnh của
quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người. - Pháp luật quy định hành vi phải/
không được thực hiện.
- Pháp luật có tính bắt buộc thi hành.
- Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó cóbiện pháp
cưỡng chế như phạt tiền, phạt tù có thời hạn.
- Ví dụ: Pháp luật hình sự nghiêm cấm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của ngườikhác (tội hiếp dâm), nếu ai vi phạm sẽ bị
phạt tù theo quy định của pháp luật.
c. Tính hệ thống:
- Các quy định pháp luật được sắp xếp theo một hệ thống với các giấ trị pháp lí caothấp khác
nhau.
- Các quy định pháp luật có mối quan hệ nội tại, thống nhất.- Ví dụ: Mỗi bộ luật đều có bố cục
rõ ràng, rành mạch, sắp xếp các ý từ lớn đếnnhỏ.
d. Tính xác định về hình thức:
- Pháp luật được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định.- Pháp luật được chứa đựng
trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp,văn bản quy phạm pháp luật.
Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)
lOMoARcPSD|32765461

- Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật vớinhững quy định
không phải pháp luật.- Tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của Pháp
luật.
- Ví dụ: Quốc hội có quyền ban hành Hiến pháp, Bộ luật. Nhà nước có quyền banhành Nghị
định.

Vai trò của pháp luật


Là cơ sở để thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực NN Là phương tiện để NN quản lý XH
Góp phần tạo dựng những quan hệ mới. VD: quy định PL tạo môi trường kinh doanh cho các
lĩnh vực kinh doanh mới
Tạo môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao

Khái niệm bản chất của pháp luật


Bản chất của pháp luạt là tổng thể những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong
tương đối ổn định và có tính quy định đối với sự ra đời, phát triển cũng như nội dung của pháp luật.

Bản chất của pháp luật gồm bản chất giai cấp và bản chất xã hội
Bản chất giai cấp: PL luôn thể hiện ý chí của GC thống trị trong XH. PL luôn hướng đến bảo
vệ lợi ích của GC thống trị XH
Bản chất xã hội: Trong chừng mực nhất định, PL còn thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của các
giai cấp, tầng lớp khác trong XH.

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)


lOMoARcPSD|32765461

5. Kiểu pháp luật, hình thức pháp luật. Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của
nhà nước.

Khái niệm Kiểu pháp luật


Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu, đặc thù cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất giai
cấp và điều kiện tồn tại của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Các kiểu pháp luật


Kiểu pháp luật chủ nô. Điều kiện kinh tế: chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Điều kiện xã hội:
mâu thuẫn đối kháng gay gắt giữa chủ nô và nô lệ. Bản chất: củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất
chiếm hữu nô lệ, hợp pháp hóa sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. Đặc điểm: ghi nhận tình trạng
bất bình đẳng trong xã hội và gia đình; có tính tản mạn, thiếu thống nhất.
+ Tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, hợp pháp
hóa sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. + Quy định một hệ thống hình phạt và phương thức thi
hành hình phạt hết sức dã man.+ Ghi nhận tình trạng bất bình đẳng trong xã hội và gia đình.+ Có
tính tản mạn, thiếu thống nhất.
Kiểu pháp luật phong kiến. Điều kiện kinh tế: chế độ tư hữu tư nhân của địa chủ, quý tộc,
phong kiến về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất. Điều kiện xã hội: mâu thuẫn giữa quý tộc
phong kiến với nông dân. Bản chất: bảo vệ những đặc quyền và dung túng cho việc tùy tiện sử
dụng bạo lực của những kẻ nắm quyền trong xh. Đặc điểm: quy định hệ thống hình phạt và cách
thức thi hành hình phạt một cách dã man, hà khắc, pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo,
phong tục, đạo đức pk và không có tính thống nhất
+ Xác lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp, đồng thời bảo vệ những đặc quyền của các đẳng cấp trên
trong xã hội + Dung túng cho việc tùy tiện sử dụng bạo lực của những kẻ
nắm quyền trong xã hội.+ Quy định hệ thống hình phạt và cách thức thi hành hình phạt mộtcách dã
man, hà khắc.+ Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo, phong tục, đạo đức phong kiến và không có
tính thống nhất.
Kiểu pháp luật tư sản . Điều kiện kinh tế: chế độ sở hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa. Điều kiện
xã hội: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Bản chất: bảo vệ sự thống trị về chính trị và tư tưởng
của giai cấp tư sản. Đặc điểm: ghi nhận và bảo vệ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa; mang tính dân
chủ, thừa nhận về mặt pháp lý quyền tự do, binh đẳng của công dân; tính nhân đạo của hệ thống
pháp luật đã được đề cao.
+ Ghi nhận và bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.+ Pháp luật mang tính dân chủ,
thừa nhận về mặt pháp lý quyền tự do, bình đẳng của công dân.+ Bảo vệ sự thống trị về chính trị và
tư tưởng của giai cấp tư sản.+ So với các kiểu pháp luật trước đó, kiểu pháp luật tư sản đã có nhiều
điểm tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là tính nhân đạo của hệ thống pháp luật đã được đề cao. Nhiều quy
định của pháp luật tư sản có ảnh hưởng đến pháp luật quốc tế
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Điều kiện kinh tế: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Điều
kiện xã hội: sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Bản chất: thể chế hóa
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo. Đặc điểm: phản ánh các chuẩn mực đạo đức
xã hội đồng thời góp phần củng cố, bảo bệ các chuẩn mực đó
Đặc trưng: + Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo.+ Ngày một
hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh trong xã hội.+ Phản ánh các chuẩn mực đạo đức xã hội
đồng thời góp phần củngcố, bảo về các chuẩn mực đó

Hình thức pháp luật


Hình thức pháp luật là cách thức giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình lên thành
luật
Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)
lOMoARcPSD|32765461

Các hình thức pháp luật


Tập quán pháp luật là thừa nhận các tập quán có sẵn làm căn cứ pháp luật. Ưu điểm là phù hợp
với phong tục tập quán địa phương, dễ dàng được người dân chấp nhận. Hạn chế là tính hệ thống,
logic chưa cao; khó áp dụng trong các xã hội hiện đại.
Tiền lệ pháp (án lệ): NN thừa nhận các quyết định quản lý/ quyết định xét xử làm căn cứ pháp
luật. Ưu điểm là tính linh hoạt cao, có thể áp dụng cho các vụ việc tương tự; góp phần thống nhất
pháp luật. Hạn chế là khó áp dụng trong hệ thống pháp luật không có án lệ, phụ thuộc vào trình độ
và năng lực của thảm phán.
VD: bản án do toà án nhân dân tối cao đưa ra khi giải quyết một vụ án tranh chấp đất đai đã
được Nhà nước thừa nhận làm mẫu để các toà ấn kahcs phải tuân theo khi giải quyết các vụ án
tranh chấp đất đai xảy ra sau đó có nội dun tương tự.
Văn bản quy phạm pháp luật: NN ban hành các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật.
Ưu điểm là có tính phổ biến, ổn định và chính thức. Hạn chế là tính cứng nhắc và khó thích ứng kịp
thời với những thay đổi nhanh chóng của xã hội

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)


lOMoARcPSD|32765461

6. Quan hệ pháp luật Khái niệm pháp luật


Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của
nhà nước.

Khái niệm quan hệ pháp luật


QHPL là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được PL điều chỉnh là QH XH được PL điều
chỉnh (có nhiều QHXH: đạo đức, tôn giáo, pháp luật, nội quy, quy chế)

Đặc điểm của quan hệ pháp luật


+ Một là, quan hệ pháp luật mang tính ý chí. Lựa chọn các quan hệ xã hội để điều chỉnh quan
hệ xã hội đó như thế nào là ý chí của nhà nước. Mặt khác quan hệ pháp luật được hình thành, thay
đổi, chấm dứt còn phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia.
+ Hai là, quan hệ pháp luật xuất hiện và tồn tại trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Một quan
hệ xã hội nếu không được điều chỉnh bởi pháp luật thì chỉ là quan hệ xã hội đơn thuần mà không
thể trở thành quan hệ pháp luật.
+ Ba là, nội dung của quan hệ pháp luật biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của
các bên tham gia quan hệ. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo cho
các quan hệ pháp luật diễn ra theo đúng ý chí của nhà nước. Mặt khác, quyền và nghĩa vụ của các
bên cũng có thể do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật.

Một quan hệ pháp luật được cấu thành từ 3 bộ phận là chủ thể, khách thể và nội dung
Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức có đủ năng chủ thể tham gia vào các
quan hệ pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định
Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luât và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là là khả
năng của chủ thể có quyền và nghĩa vụ; do NN quyết định, tồn tại từ khi sinh ra – mất đi. Năng lực
hành vi (cá nhân) là khả năng thực tế để thực hiện quyền và nghĩa vụ; do điều kiện chủ quan của cá
nhân, tổ chức quyết định; tồn tại trong điều kiện nhất định về độ tuổi, nhận thức
Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật gồm cá nhân (công dân sở tại, người nước ngoài, người
không quốc tịch) và các tổ chức (pháp nhân: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại,
tổ chức không phải pháp nhân)
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Quyền chủ
thể là cách xử sự được pháp luật cho phép và bảo vệ
Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự bắt buộc phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ pháp luật để
đảm bảo quyền của bên kia
Khách thể của quan hệ pháp luật là nhứng lợi ích (vật chất, tinh thần) mà chủ thể hướng tới khi
tham gia quan hệ pháp luật. Các loại khách thể như là tàn sản, lợi ích tinh thần, uy tín,...

Sự kiện pháp lý là các sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật
gắn liền với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)


lOMoARcPSD|32765461

7. Thực hiện pháp luật


Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của
nhà nước.

Khái niệm thực hiện pháp luật


Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) thực tế hợp pháp của chủ
thể có năng lực nhận thức và điểu khiển hành vi

Các hình thức thực hiện pháp luật


Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể pháp luật kiềm chế, không
thực hiện hành vi mà pháp luật cấm. Quy phạm pháp luật cấm đoán, bắt buộc. Áp dụng cho tất cả
các chủ thể pháp luật (cá nhân, tổ chức, nhà nước). VD: công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, đóng
thuế theo quy định của nhà nước.
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể pháp luật thực hiện quyền
của mình theo quy định pháp luật. Quy phạm pháp luật cho phép. Chủ thể thực hiện là cá nhân tổ
chức. VD: công dân thực hiện quyền học tập, quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật.
Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể thể thể pháp luật thực hiện
nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hành động tích cực. Quy phạm pháp luật cấm đoán, bắt buộc.
Ví dụ: Pháp luật quy định đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Do đó, người đội mũ bảo hiểm khi đi
xe máy được xem là thi hành pháp luật.
Áp dụng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các
vụ án, tranh chấp cụ thể. Tất cả các loại quy phạm: quy phạm cấm, quy phạm bắt buộc và quy phạm
cho phép. Vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện
pháp luậ Ví dụ: cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đốivới người đi vào
đường ngược chiều. Theo đó cảnh sát giao thông đang áp dụng pháp luật

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)


8. Vi phạm pháp luật Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của
nhà nước.

Khái niệm vi phạm pháp luật


Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý,
xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vi phạm pháp luật có dấu hiệu sau:

Là hành vi xác định của con người. Những gì còn nằm trong ý nghĩ, tư tưởng của con người
mà chưa thể hiện ra bên ngoài thì không thể làm
biến đổi thế giới khách quan, không có khả năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nên
khôngđược coi là vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật. Là những hành vi xử sự trái với yêu cầu của pháp
luật: thực hiện những hành vi pháp luật cấm, không thực hiện những hành vi pháp luật bắt buộc
thực hiện
Vi phạm pháp luật là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách
nhiệm pháp lý là khả năng điều khiển hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi đó. Phụ thuộc vò độ
tuổi và khả năng nhận thức.
Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể. Là nhận thức được hành vi của mình và hậu
quả của hành vi đó.

Những yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật:


Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật
(hành vi trái pháp luật gây hậu quả nguyhiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm)
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm
pháp luật (lỗi, động cơ, mục đích)

Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.VD: hành vi
đánh người gây thương tích, đưa thông tin sai lệch trên mạng xã hội
Chủ thể của vi phạm pháp luật là các nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực
hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi.VD: một cá nhân vi phạm luật giao thông

Các loại vi phạm pháp luật:


Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): là loại vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội cao nhất.
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật
về quản lý nhà nước và bị xử phạt vi phạm hành chính
Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chể thể trái với quy chế, quy tắc của cơ quan, tổ chức
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự
xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.

Downloaded by Nguy?n Hu? (nguyenthihue266205@gmail.com)

You might also like